Bạn đang xem bài viết Ý Nghĩa Cây Vạn Lộc Trong Phong Thủy, Tốt Có, Xấu Có được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cây vạn lộc là một cây thuộc họ ráy hiện được trồng khá nhiều ở nước ta. Cây vạn lộc phổ biến trên thị trường là loại vạn lộc đỏ với màu đỏ hoặc hồng ở trên lá. Còn một loại vạn lộc khác ít được biết đến hơn là vạn lộc xanh, loại vạn lộc này lại có những đốm trắng trên lá. Do màu sắc bắt mắt nên cây vạn lộc được khá nhiều người yêu thích trồng làm cảnh trong nhà. Thậm chí nhiều người còn dùng cây vạn lộc làm cây phong thủy vì loại cây này cũng có ý nghĩa tốt trong phong thủy. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về ý nghĩa cây vạn lộc trong phong thủy thì bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn.
Ý nghĩa cây vạn lộc trong phong thủyNhư vừa nói trên, cây vạn lộc có hai loại là vạn lộc đỏ và vạn lộc xanh. Cả hai loại cây này trong phong thủy đều mang mang ý nghĩa rất tốt đó là mang lại tài lộc, vận may, sự thịnh vượng, giàu có về cho gia chủ. Tên của cây cũng mang ý nghĩa chứa đựng tài lộc, hút kim tiền về cho người trồng. Chính vì thế nên nhiều người nói rằng, cây vạn lộc đặt ở đâu lộc chảy tới đó.
Ngoài ra, cây vạn lộc đỏ có màu đỏ rất bắt mắt nên được nhiều người yêu thích chọn mua. Trong phong thủy, màu đỏ (hồng) là màu của may mắn, của sự khởi sắc, thành công viên mãn. Chính lý do này nên khi chọn cây phong thủy đặt trong nhà, cây vạn lộc đỏ luôn là cây được nhiều ngươi ưu tiên chọn lựa hơn cây vạn lộc xanh.
Về ý nghĩa cây vạn lộc xanh, tuy loại cây này không có màu đỏ bắt mắt nhưng màu trắng trên lá cây là biểu trưng cho sự tinh khiết, trong sạch, thanh cao. Trồng vạn lộc xanh trong nhà luôn thể hiện được sự tao nhã, thanh cao của gia chủ mang lại sự hài hòa trong phòng và sự tán thưởng khi có khách tới chơi.
Ý nghĩa không tốt trong phong thủyÝ nghĩa cây vạn lộc trong phong thủy đúng là rất tốt nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Cây vạn lộc là cây phong thủy nên khi chọn cây để trồng thì loại cây này sẽ hợp với một số người nhất định chứ không phải ai trồng cũng được. Do đó, nếu không hợp cây vạn lộc mà cố trồng cây này làm cây phong thủy thì không những không nhận được những điều tốt lành mà còn khiến mọi việc trở nên trúc trắc, khó khăn trong công việc.
Một điểm cũng cần đặc biệt lưu ý, cây vạn lộc khi trồng làm cây phong thủy các bạn cần chăm sóc cây kỹ lưỡng để cây luôn xanh tốt quanh năm. Nếu cây vạn lộc bị tàn lụi hay chết đi thì đây chính là điềm không may trong phong thủy cần phải tránh. Nếu bạn trồng cây vạn lộc mà để cây bị chết thì ý nghĩa cây vạn lộc lúc này sẽ hoàn toàn trái ngược với ban đầu mang lại vận xui cho gia chủ, làm ăn lụi bại.
Với giải thích trên, chắc các bạn đã biết cây vạn lộc có ý nghĩa gì rồi phải không. Với những ý nghĩa tốt lành này, nếu bạn là người hợp với loại cây này thì nên trồng một cây trong phòng khách hoặc đặt một cây nhỏ trên bàn làm việc sẽ rất tốt và hợp phong thủy.
Ý Nghĩa Và Cách Bày Trí Cây Vạn Tuế Tốt Cho Phong Thủy
Cây vạn tuế hay còn gọi là cây chuối lửa, có nguồn gốc từ phía Nam của Nhật Bản. Cây vạn tuế có tên khoa học là Cycas revoluta thuộc họ Cycadaceae – Thiên Tuế. Cây chịu hạn tốt và thường được trồng trong vườn nhà.
Thân cây vạn tuế có hình trụ vàng, sần sùi và thường cao khoảng 2 – 4m. Lá cây mọc đối xứng. Phiến lá nhẵn có màu xanh đậm, cứng, cây vạn tuế thường sinh trưởng chậm, tuổi thọ cao. Với tên gọi và những đặc tính trên, cây vạn tuế thường được trồng với mong muốn mang đến ý nghĩa tốt cho gia đình.
Với dáng đứng uy nghi cùng với sự sống mãnh liệt, cây vạn tuế trong phong thủy tượng trưng cho sự kiên trì, bền bỉ để vươn đến sự thành công trong cuộc sống.
Ngoài ra, cây vạn tuế còn tượng trưng cho sự trường thọ, vĩnh cửu, bởi cây có tuổi thọ rất cao. Cây vạn tuế thường được sử dụng để tặng cho người thân với mong muốn người thân được sống lâu, đắc đại thọ.
Cây vạn tuế hợp với mệnh gì?Hai mệnh hợp nhất để trồng cây vạn tuế là mệnh Mộc và mệnh Thuỷ. Những người thuộc hai mệnh này khi trồng cây sẽ tăng vượng khí, làm ăn gặp nhiều sự may mắn, thuận lợi.
Cây vạn tuế hợp với tuổi nào?Tất cả các tuổi đề có thể trồng cây vạn tuế, nhưng tuổi Sửu là hợp nhất. Cây vạn tuế giúp gia chủ tuổi Sửu tài vận hanh thông, sự nghiệp công danh trong cuộc sống được viên mãn.
Cây vạn tuế nên đặt ở những vị trí thông thoáng, rộng rãi và nên tránh xa tầm với của trẻ nhỏ bởi cây có lá nhọn và chứa các độc tố gây tổn thương đến trẻ nhỏ.
Những nơi thích hợp để đặt cây như phòng khách, đại sảnh, hành lang,… có vị trí thông thoáng thường được chọn để đặt cây vạn tuế. Không đặt cây ở những không gian kín như phòng ngủ vì chúng sẽ gây cản trở cho lối đi cũng như không tốt trong phong thuỷ.
Cách trồngCây vạn tuế thường được trồng theo 3 cách phổ biến:
Phương pháp gieo hạt
Sau khi mua hạt giống về, bạn nên ngâm trong nước ấm khoảng 50 độ C trong 12 giờ và vớt ra để cho ráo nước. Sau 1 giờ lại ngâm với nước ấm pha 0,1% FeSO4 và KH2PO4 rồi mang đi ủ. Sau khoảng 12 giờ, hạt bắt đầu nảy mầm thì đem gieo ở vào chậu.
Phương pháp giâm củ
So với phương pháp gieo hạt, phương pháp giâm củ ít tốn thời gian hơn, cây vạn tuế trưởng thành khi cắt bỏ có thể sử dụng đoạn thân cưa thành từng miếng nhỏ dài 10 -20cm.
Cạo hết phần tủy, dùng Benlat 0,4% để làm khô và IBA ngâm trong 2h. Khoảng 4 tháng sau cây sẽ bắt đầu ra rễ, mỗi miếng củ có thể mọc 1 hoặc nhiều cây con và sau 2 năm giống sẽ mọc lá. Và lúc này thì bạn có thể đem đi trồng vào chậu.
Phương pháp nhân giống bằng chồi hút
Lựa chọn những cây đường kính từ 5cm, chồi hút mọc trên 2cm (không nên cắt chồi chưa lớn trưởng thành).
Khi cắt chồi thì nên ngâm ngay vào dung dịch kích thích mọc rễ IBA 0.1% trong 2 giờ, sau đó lấy ra để khô và cắm xuống luống. Phủ thêm một lớp mùn để giữ ẩm và sau khoảng 4 tháng thì cây sẽ nảy chồi, khoảng 1 năm là bạn có thể đem trồng.
Cách chăm sóc– Bạn nên tưới nước cho cây khoảng 2 – 3 lần/ ngày trong 1 tháng đầu tiên. Khi cây đã phát triển bạn có thể tưới nước khoảng 3 – 7 ngày/ lần.
– Khi trồng cây bạn nên lưu ý không trồng cây gần những nơi như công trình hay những nơi chật hẹp sẽ ảnh hưởng đến việc ra lá, xòe tán và phát triển của cây.
Advertisement
– Bạn không cần quá lo về chất dinh dưỡng cho cây bởi cây vạn tuế sinh trưởng rất chậm. Bạn chỉ cần bón một lượng phân NPK hòa với nước vừa đủ để cây được xanh mướt.
– Sử dụng các loại thuốc chuyên dụng như Dichlorophos 0.1%, Rogor, Monocrotophos để diệt trừ sâu bệnh cho cây khi cây bị tấn công bởi các loại sâu bệnh, rệp sáp, bệnh bò nóng.
Vừa rồi là những chia sẻ của chúng tôi về ý nghĩa cũng như cách trồng và chăm sóc cây vạn tuế. Hy vọng các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Cây Ngọc Ngân Có Độc Không? Đặc Điểm Và Ý Nghĩa Phong Thủy Của Cây Ngọc Ngân
Cây ngọc ngân còn gọi là cây Valentine, có tên danh pháp là Dieffenbachia Picta, thuộc họ Ráy, thuộc loài thân thảo, có nguồn gốc ở Châu Mỹ nhiệt đới, Trung Mỹ, Brazil,… và ở Đông Nam Á thì cây được trồng nhiều Trung Quốc, Việt Nam,…
Cây có chiều cao 20 đến 60 cm, một dạng cây thường xanh, có lá hình bầu dục với cuống lá dài bọc quanh thân, màu trắng xanh với màu trắng chính giữa và viền xanh, một gốc thường có 5 đến 6 nhánh.
Cây có rễ chùm, hoa có màu trắng hoặc xanh, hình trụ, màu hoa tương tự màu lá tỉ lệ màu trắng hơn xanh. Ngoài màu xanh thường thấy thì còn có cây ngọc ngân đỏ chỉ khác nó có màu đỏ đan xen với xanh.
Cái tên ngọc ngân của loài cây này bắt nguồn từ màu sắc của nó, màu trắng chỉ ngân màu xanh chỉ ngọc, tổng thể ghép lại “ngọc ngân” là vừa sang vừa quý. Chữ “ngân” có nghĩa là tiền bạc nên cây mang ý nghĩa tài lộc.
Chữ “ngọc” ý chỉ con người, quan niệm xưa nghĩa ai mang ngọc bên người thì nhờ đó mà tụ lại những sinh khí, vận khí quanh đó về người mang ngọc nên mới có câu “ngọc dưỡng người” cũng như ngọc ngày xưa rất quý giá, không phải ai cũng có để mang và nhiều dạng trong đó có lục ngọc như màu xanh của cây này nên người ta dùng từ này ghép với từ “ngân” để ám chỉ sự giàu sang, phú quý.
Ngoài ra, cây còn mang ý nghĩa sự gắn bó trong tình yêu đôi lứa bởi màu sắc đan xen giữa trắng và xanh như “trong anh có em” hoặc “trong em có anh”, vì vậy nó mới có cái tên mỹ miều khác là cây valentine.
Xét về mặt cung mệnh thì cây ngọc ngân rất hợp hành Kim bởi màu trắng của loài cây này, mà trong thuyết ngũ hành thì thổ sinh kim, kim sinh thủy cho nên mệnh Thủy và Thổ cũng khá hợp khi trồng cây này trong nhà để giúp khắc chế tính xấu của bản thân và mang may mắn, danh vọng cho chủ mệnh.
Ngoài ý nghĩa phong thủy, cây ngọc ngân còn là loài cây có giá trị thẩm mỹ cao, thường được dùng để trang trí nhà cửa, vườn tược, các công trình cây quan để tạo không gian thoáng mát. Hơn nữa cây còn giúp lọc sạch không khí, loại bỏ bụi bặm, cây còn tỏa năng lượng tích cực giúp giải tỏa căng thẳng hiệu quả.
Cây ngọc ngân còn là món quà rất ý nghĩa cho các dịp lễ, sinh nhật, khai trương, thôi nôi hay các ngày kỷ niệm với ý nghĩa may mắn, tài lộc và thành công.
Tuy rằng cây ngọc ngân có nhiều ý nghĩa hay và tác dụng rất có ích cho đời sống nhưng cây lại mang chất độc chỉ có họ Ráy có là chất Calcium Oxalate ở tất cả các bộ phận của cây, đặc biệt thành phần này chứa nhiều trong nhựa cây.
Vì vậy, nếu bạn trồng cây này trong nhà nên tránh cho trẻ em hay thú nuôi khi vô tình bứt lá cho vào miệng, loại độc trên sẽ khiến người tiếp xúc trực tiếp bị các triệu chứng tê môi, sưng lưỡi, ngứa họng. Tóm lại, cây ngọc ngân chỉ để làm cây cảnh, không thể ăn.
Cây ngọc ngân rất dễ trồng và chăm sóc, hiện tại loài cây này có thể trồng trên cạn hay thủy sinh điều được.
Cách trồng cây ngọc ngânTrồng trong đất
Bạn chọn vị trí trồng hay lựa chọn chậu cây vừa ý, cho đất vào. Chú ý dùng loại đất tơi, xốp, dễ dàng thoát nước. Sau đó, bạn chỉ cần đào hố và cho cây giống vào, lấp đất lại là xong. Lưu ý đặt cây vào hố đất nhẹ nhàng và nhớ tưới cây sau khi trồng.
Trồng thủy sinh
Cách này rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị chậu cây vừa ý, tốt nhất chọn chậu thủy tinh. Cho cây giống vào chính giữa dùng sỏi hay dây kẽm để cố định gốc, cho nước đã pha dung dịch thủy sinh vào là hoàn thành.
Cách chăm sóc cây ngọc ngânCây ngọc ngân là loài cây thân thảo ưa bóng mát nên tránh đặt cây hay trồng nơi có ánh sáng gay gắt. Đồng thời, cây rất ưa ẩm và có khả năng trữ nước nên lưu ý tưới cây 2 lần/ngày để duy trì độ ẩm và tránh tưới quá nhiều dễ gây thối rễ cây.
Chú ý cắt tỉa các lá bị hư, thối hay bị vàng, nếu cây bị sâu bệnh bạn có thể mua thuốc trừ sâu hữu cơ để diệt sâu. Bạn có thể bón phân hữu cơ cho cây khi vừa mới trồng hoặc 2 – 3 tháng thì bón 1 lần, tránh bón gần gốc vì dễ gây cháy gốc.
Hiện nay, bạn có thể tìm mua cây ngọc ngân ở bất cứ cửa hàng cây cảnh, vườn ươm nào. Tuy nhiên trong thời gian phòng chống dịch bệnh này thì bạn có thể tìm mua trên các trang thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki với mức giá dao động 86.000 đồng đến 250.000 đồng/cây và còn tùy mức phí vận chuyển.
Bên trên là các thông tin về cây ngọc ngân, mong bài chia sẻ trên giúp quý bạn đọc hiểu thêm về loài cây cảnh mang cái tên thanh cao, xinh đẹp này.
Cây Thủy Trúc – Ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Chăm Sóc Hiệu Quả
Giới thiệu về cây thủy trúc
Cây thủy trúc mang hình dáng độc đáo, giống chiếc dù nhỏ xinh xắn. Thân cây thẳng như cây dừa nhưng mảnh mai hơn, cứng và nhẵn, mọc hướng lên trên. Thủy trúc sinh trưởng khỏe, cực dễ trồng và chăm sóc.
Thủy trúc còn có tên gọi khác là cây lác thuộc họ Cyeraceae, xuất xứ từ Madagasca châu Phi. Đây là loài cây thân thảo, mọc thành bụi, sống lâu năm và cao khoảng 0.5-1.5m. Rễ thủy trúc là rễ chùm nên bám đất rất chắc và khỏe. Rễ còn bám chắc hơn trong môi trường bùn nước nên nhiều gia đình thích chơi thủy nước sinh hơn trồng cây bình thường.
Lá thủy trúc thường biến đổi thành các bẹ dưới gốc, trên đỉnh thì xếp vòng tròn. Tán lá thủy trúc đẹp, xòe rộng và dài, rủ xuống trông như những chiếc dù rất xinh và đẹp mắt, khiến không gian vườn hoặc nhà của bạn trở nên mát mẻ và sinh động hơn.
Không những vậy, thủy trúc còn có hoa nữa. Hoa của cây có cuống chung dài và thẳng, tập trung ở giữa và xếp tỏa xung quanh. Hoa sẽ chuyển từ màu trắng lúc còn non sang màu nâu khi đã già.
Ý nghĩa cây thủy trúcTrong phong thủy, thủy trúc với dáng đứng hiên ngang và sức sống bất diệt của mình có tác dụng xua đuổi tà ma, đuổi đi những điều xui xẻo, không may mắn. Nó thường được trồng trong sân vườn, với hình dạng tỏa ra như những chiếc dù, giống như chiếc lá chắn chấn phong thủy đem lại cho gia chủ nhiều tài lộc và may mắn.
Bên cạnh đó, thủy trúc trong điều kiện khắc nghiệt vẫn hiên ngang và có sức sống dẻo dai, bền bỉ giúp thúc đẩy, cân bằng nguồn năng lượng tích cực nên đem lại những thăng tiến, thành công trong cuộc sống và công việc cho gia chủ.
Công dụng của cây thủy trúcThủy trúc sống tốt trong môi trường nước nhờ bộ rễ chùm nên được chọn làm cây thủy sinh lọc nước bẩn, giúp nước trong và sạch hơn. Chính vì thế cây được trồng nhiều ở các ao, hồ cá, sông ngòi để thanh lọc những nguồn nước ô nhiễm.
Vẻ đẹp mảnh mai, giản dị của thủy trúc cùng đặc tính dễ trồng nên rất được ưu ái dùng để trang trí không gian nhà, vườn cho tươi mới, sáng sủa và xanh mát tạo cảm hứng làm việc và học tập.
Ngoài ra thì thủy trúc cũng có tác dụng như bài thuốc Đông Y mà ít người biết tới. Cây có hàn khí, vị hơi đắng nên được tận dụng làm thuốc chữa côn trùng hoặc rắn rết cắn.
Cây thủy trúc hợp với mệnh nào? Tuổi nào?Với việc là một “lá bùa phong thủy” trong gia đình, thu hút vận khí tốt và đặc biệt là phát triển tốt dưới nước nên cây thủy trúc hợp mệnh Thủy. Cây càng trưởng thành và xanh mát là tín hiệu báo điềm lành càng lớn với những người mệnh Thủy, báo hiệu tài lộc và thịnh vượng.
Cách trồng và chăm sóc cây thủy trúc Kỹ thuật trồngTrồng trong chậu:
Đầu tiên, bạn tách bỏ các lá vàng hoặc lá thối ra, tỉa các rễ bị mềm nhũn. Bạn lưu ý làm nhẹ tay để không tỉa vào các của bên cạnh.
Đối với cây trồng chậu, bạn hãy chọn loại cây phù hợp và cung cấp đủ đất cho cây phát triển. Khi chọn giống, bạn chọn cây trưởng thành, thân cây cứng cáp, phát triển ổn định ngoài đất. Bạn tưới nước mỗi ngày 1 lần cho cây, 1 tuần cho cây ra nắng từ 2-3 tiếng.
Trồng trong nước:
Thủy trúc hợp nước nên sẽ dễ trồng và phát triển hơn. Bạn cần lưu ý, khi trồng cây dưới nước thì gốc cây cần cố định để nước không bào mòn gốc lúc chưa ổn định. Bạn có thể dùng sỏi hoặc đá, vừa để cố định và cũng trang trí cho cây luôn. Mực nước để vừa đủ không quá ngập, chừng nửa thân cây là tốt nhất. Không được để nước ngập tới lá vì cây sẽ bị dễ nhiễm bệnh.
Kỹ thuật chăm sócNhiệt độ: Cây thủy trúc có khả năng chịu nhiệt tốt, không bị rụng lá vào mùa đông. Nên nhiệt độ dù cao hay thấp thì cây vẫn có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên thời điểm tốt nhất gieo trồng cây vẫn là khoảng tháng 2 – tháng 4 với nhiệt độ ấm áp, thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển.
Tưới nước: Cây có hệ thống rễ chùm khỏe nên khả năng chịu hạn, chịu ngập tốt. Bạn chỉ cần duy trì độ ẩm vừa phải, tưới trung bình 2-3 lần/tuần tùy thời tiết là được.
Sâu bệnh: Thủy trúc sẽ có một số bệnh như vàng lá, đốm lá, sâu cuốn lá,… có thể do đất trồng chưa khử trùng hoặc quy trình chăm sóc chưa tốt. Có thể sử dụng thuốc trừ sâu, vôi khử trùng để giúp diệt hết vi khuẩn gây bệnh lây lan.
Dinh dưỡng: Thủy trúc sinh trưởng được trong cả những điều kiện khắc nghiệt và còn có sức sống bền bỉ dẻo dai nên không yêu cầu quá nhiều và dinh dưỡng. Bạn chỉ cần bón 1 lượng phân NPK vừa đủ khoảng 3-6 tháng cho cây là được.
Đối với thủy trúc sinh thì bạn cần thay nước thường xuyên, bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây phát triển là được.
Mua cây hoa thủy trúc ở đâu và giá bao nhiêu?Cây cao từ 30 – 40cm: 60.000 đồng
Cây cao từ 40 – 50cm: 90.000 đồng
Cây cao từ 50 – 70cm: 120.000 đồng
Cây cao từ 70 – 100cm: 150.000 đồng
Gợi ý các cách trang trí cây thủy trúc trong nhà
Cây thủy trúc với tán lá xòe trông giống như những chiếc ô cao lênh khênh, cây thường được trồng trong sân vườn, trước cổng nhà với ý nghĩa xua đuổi tà ma, quỷ giữ, che chở, bảo vệ và giữ cuộc sống bình an cho người sở hữu.
Với ý nghĩa xua đuổi tà ma, mang đến vẻ tươi mới tạo cho không gian làm việc thêm sức sống. Cây thủy trúc còn được nhiều người lựa chọn bày trên bàn làm việc với ý nghĩa phòng tránh những điều xấu, tránh tai ương, họa hại cho người sở hữu.Ngoài ra còn giúp người sở hữu tránh được những ganh tỵ, hiềm khích đối với đồng nghiệp chốn văn phòng
Cây Si: Ý Nghĩa Phong Thủy, Cách Trồng Và Cách Chăm Sóc
Đặc điểm cây si
Cây Si hay cây Cừa, cây Gừa theo cách gọi của một số nơi, là loại cây thuộc họ dâu tằm (Moraceae) chi ficus, có tên khoa học là Ficus microcarpa L.
Cây si phát triển có thể cao đến 30 mét, các rễ phụ sẽ thả rơi thành những thân phụ đâm sâu xuống đất giúp cây cố định thân chính. Cành nhánh mọc ngang rất nhiều hướng ra xung quanh, đa phần mọc ngang từ dưới gốc. Trên thân có thể có những sống gờ hay các cục bướu nổi lên do quá trình phát triển quá nhanh. Toàn thân có nhựa mủ màu trắng, lá màu xanh khá đậm rất đẹp.
Phân loại cây siBên cạnh giống cây si bản địa ở nước ta hiện nay được trồng để làm cây cảnh tạo bóng mát thì còn một loại cây si nữa đó là cây si Nhật có kích thước nhỏ hơn thích hợp dùng để làm cây si bonsai để bàn.
Giúp che mát, làm công trình
Trồng cây Si phát triển tốt có thân cao, tán rộng đường kính tán tạo bóng râm có thể lên đến 5-10 mét. Khi có ánh nắng mặt trời, lá cây si quang hợp hút CO2, nhả O2 làm những người đứng dưới tán cây dễ thở và giúp không khí trong sạch hơn. Chất diệp lục trong lá cây Si có tác dụng hút các tia điện tử từ các thiết bị điện tử, bảo vệ tốt cho mắt và não bộ.
Do có sức sống mãnh liệt, phát triển tốt ở tất cả các loại đất và không cần sự chăm sóc của con người, như ở các công trình công cộng như công viên, đền thờ, chùa chiền hay dọc các triền sông, đường phố… trồng cây Si có tác dụng tạo cảnh quan môi trường xanh mát, chống sa mạc hóa ở những vùng cằn cỗi.
Làm cây si bonsai
Do đặc điểm thân và cành cây si có độ mềm dẻo rát cao, tuổi thọ lại dài, thân thường có bướu hay cục gù rất đẹp nên nhiều nghệ nhân bonsai uốn cây si làm cây cảnh bonsai mà không sợ cây chết hay gãy. Cây si bonsai có thể trồng đứng một mình trong chậu hay, để bên cạnh hồ nước, hòn non bộ…cũng sống rất mạnh mẽ và rất ít bị chết khô.
Làm thuốc thảo dược trị bệnh
Theo Đông y, người ta thường lấy nhựa cây và cắt rễ phụ về chế biến để trị những bệnh sau:
Trị các vết thương bầm tím, lở loét hay ứ huyết do bị tai nạn hay đánh đập.
Chữa ho, viêm amidan, viêm phế quản, sốt cao.
Chữa các trường hợp viêm ruột cấp hay bị kiết lỵ.
Trong phong thủy, nhóm Tứ Linh (Đa – Sung – Sanh – Si) hay gọi là nhóm cát tường, trồng cây si mang đến cát tường và thịnh vượng cho ngôi nhà hay văn phòng chung khuôn viên. Thân cây cao lớn đại diện cho phúc lộc dồi dào, lá cây xanh tốt, bóng đẹp mọc xum xuê đại diện cho sức sống mãnh liệt. Phiến lá dày và xanh đậm tạo cảm giác đủ đầy và khỏe mạnh.
Cây si chỉ phát triển theo hướng cát tường nếu trồng đúng chỗ, tăng sinh khí, giúp trấn yểm những mảnh đất xấu hay hướng nhà mang tính sát khí.
Theo phong thủy, cây si hợp với mệnh Mộc do có thân cây màu nâu, lá màu xanh lục. Những người này trồng cây Si rất tốt, hợp mệnh mang lại phúc lộc cho bản thân và gia đình. Đó là những người thuộc các tuổi sau:
Tuổi Canh Dần: 1950
Tuổi Tân Mão: 1951
Tuổi Mậu Tuất: 1958
Tuổi Kỷ Hợi: 1959
Tuổi Nhâm Tý: 1972
Tuổi Quý Sửu: 1973
Tuổi Canh Thân: 1980
Tuổi Tân Dậu: 1981
Tuổi Mậu Thìn: 1988
Tuổi Kỷ Tỵ: 1989
Tuổi Nhâm Ngọ: 2002
Tuổi Quý Mùi: 2003
Theo phong thủy đây là nhóm cây mang tính âm, có thể là nơi trú ngụ của các linh hồn hay ma quỷ, không tốt cho vận khí trong nhà do sự phát triển rậm rạp của các nhánh cây đâm sâu xuống đất, tạo ra những hình ảnh âm u khi chiều tà và đêm tối. Vì thế theo quan điểm này không nên trồng cây si trước cửa nhà.
Cách trồng cây siNên nhân giống cây Si bằng cách chiết cành hay giâm hon từ cây trưởng thành đã phát triển đầy đủ và khỏe mạnh:
Đất trồng: Nên chọn loại đất thịt giàu mùn mặt vườn và trộn với phân chuồng đã ủ hoai mục.
Cách làm:
Chọn đoạn nhánh khỏe mạnh có độ dài khoảng 50-60cm, dùng dao sắc cắt lấy một đoạn ngọn dài khoảng 15-20cm (tính từ đầu ngọn vào), mỗi đoạn nhánh này là một hom.
Bầu bằng nilon (màu đen) có chiều cao 12cm, chiều ngang 10cm, dưới đáy có đục lỗ để nước có thể thoát ra ngoài. Đoạn hom giâm cứ để nguyên cả lá, sau đó cắm sâu khoảng 3-4cm.
Sau khi giâm cành khoảng hai tháng (cao khoảng 25-30cm) là có thể đem trồng vào chậu hoặc trồng ra vườn.
Kỹ thuật trồng cây
Đất trồng: Nên chọn đất tốt, giàu mùn, có thành phần cơ giới trung bình hay hơi nặng.
Cây trồng con: Sau khi nhân giống cây con nên lựa cây khỏe mạnh, có bộ rễ tốt, nhanh phát triển để dễ tạo dáng, thế
Với những yếu tố phong thủy trên, những người mạng Mộc nên trồng cây Si trước nhà theo các lưu ý sau:
Chỉ nên trồng cây Si bonsai với chiều cao không quá 1 mét, nên trồng theo cặp hay theo số lẻ 3.5.7 hoặc trồng chung với một số cây khác để tăng vượng khí.
Không đặt cây Si ở chính giữa hay tại các hướng Tây, Tây Nam là các hướng đại kỵ của mệnh Mộc.
Thường xuyên tỉa lá và nhánh cây tránh để cây phát triển rậm rạp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người trong nhà.
Cách chăm sóc cây siÁnh sáng: Do có kích thước lớn và lá mọc dày nên cây si rất cần ánh sáng mặt trời để quang hợp. Vì vậy, cần phải đặt cây si nơi nhiều nắng và thoáng để hấp thụ ánh sáng mặt trời tốt.
Phân bón: Nên thường xuyên bổ sung phân ủ mục và mùn cưa, vỏ trấu cho cây để cung cấp chất dinh dưỡng và giữ ẩm đất.
Chăm sóc: Sau khi trồng vào vị trí bonsai, phải thường xuyên tưới giữ ẩm cho đất, có thể bón thêm phân kích thích để phát triển bộ rễ giúp cây lớn nhanh và thường xuyên cắt bỏ các nhánh không cần, bấm ngọn để cây phát triển theo ý muốn.
Giá tham khảo cây si: Bạn có thể mua cây si cảnh tại các nhà vườn trồng cây cảnh hay tại các trang mạng điện tử. Cây có giá tham khảo khoảng từ 50.000 đồng đến 50.000.000 đồng tùy vào tuổi đời, hình dáng và kích thước của cây.
Đàn Ông Môi Mỏng Có Ý Nghĩa Gì? Tướng Số Tốt Hay Xấu?
Chúng ta thường thấy đàn ông môi mỏng ít hơn so với phụ nữ, vì đa số thường dày và to hơn. Do đó, các đấng mày râu sở hữu môi mỏng sẽ được chú ý, thu hút ánh nhìn nhiều hơn. Theo nhân tướng học đánh giá, họ là những người có tài ăn nói, sức hút lôi cuốn, thuyết phục cao. Không những thế, chàng rất biết cách nắm bắt tâm lý, đặc biệt ở phụ nữ.
Đàn ông môi mỏng rất thông minh, sở hữu nhiều tài năng nổi bật, ý chí cầu tiến mạnh mẽ, không bao giờ bỏ qua những cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Nhờ đó mà họ gặt gái được khá nhiều thành công trong cuộc sống.
Đàn ông môi mỏng có tài ăn nói, sức hút lôi cuốn, thuyết phục cao
Thùy thuộc vào hình dáng khuôn miệng mà đàn ông môi mỏng sẽ có vận mệnh tính cách, sự nghiệp và tình duyên khác nhau, cụ thể:
Trong nhân tướng học, những người đàn ông môi mỏng cả trên và dưới thường là kẻ bạc tình. Họ có tài ăn nói, giỏi nắm bắt tâm lý và thuyết phục người khác đứng về phía mình. Tuy nhiên, chàng rất dễ thay đổi, khi muốn tốt sẽ rất tốt, nhiệt tình nhưng sẽ luôn đem lòng ganh ghét, tìm thời cơ thích hợp để hại bạn.
Đàn ông môi mỏng trên và dưới
Đàn ông môi trên mỏng, môi dưới dày
Đàn ông môi mỏng dưới, trên dày thuộc tuýp người trọng tình nghĩa, nhưng lại không giỏi trong vấn đề ăn nói, nên thường hay bị hiểu lầm. Trong chuyện tình cảm chàng rất hay ghén, đa nghi và không tin tưởng bạn đời, khiến cho đối phương cảm thấy khó thở trong mối quan hệ của cả hai. Tuy nhiên, họ ghét sự ràng buộc, xu hướng lựa chọn cách sống độc thân, hoặc yêu đương không lập gia đình.
Đàn ông môi trên dày, môi dưới mỏng
Đàn ông môi mỏng kết hợp với mắt một mí thường rất khôn khéo nhưng lại quan trọng vật chất, tiền bạc hơn là tình cảm. Thậm chí, chàng có thể bán đứng bạn bè, người thân để đạt được mục đích riêng. Ngay cả trong chuyện tình cảm, họ cũng tính toán với bạn gái, vợ như chi phí hẹn hò, nên không được phụ nữ yêu thích và lấy làm chồng.
Đàn ông môi mỏng, mắt một mí
Đàn ông môi mỏng mà còn răng thưa thường được đánh giá là kiểu người ưa thích mách lẻo, bàn tán chuyện bao đồng. Đa số họ không biết cách giữ bí mật, kể cả điều thầm kín riêng của bản thân nên thường hay gặp chuyện thị phi. Ngay cả ăn nói, ứng xử cũng rất tệ.
Đàn ông môi mỏng, răng thưa
Như chúng mình đã phân tích, đàn ông môi mỏng sở hữu trí tuệ,tài năng hơn người. Tuy nhiên, theo nhân tướng học, khi môi mỏng kết hợp với nhỏ thường có vận mệnh xấu và không tốt, cụ thể:
Đàn ông môi mỏng rất thích cảm giác chinh phục phái đẹp, khả năng thu hút nữ giới cao. Tuy nhiên lại hay nhanh chán, vì vậy tình cảm thường không đi đến đâu. Do đó, nhiều người nhận xét, họ trăng hoa, bạc tình và thiếu chung thủy.
Có tài ăn nói, tuy nhiên không xuất phát từ trái tim mà có sự tính toán riêng. Bên ngoài vui vẻ, thân thiện, hòa đồng nhưng đằng sau ẩn chứ sự ganh ghét, đố kị.
Đàn ông môi mỏng rất biết tính toán, biết suy nghĩ nên đạt được thành công nhưng lại bằng từ xảo trá, mưu mô, sẵn sàng dùng thâm kế để bản thân không bị thua thiệt.
Chàng có tài năng thiên bẩm, ăn nói giỏi giang nhưng lại hay hơn thua, đố kỵ, sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để đạt được điều mình mong muốn.
Đàn ông môi mỏng rất thích cảm giác chinh phục phái đẹp
Kết hôn là một trong những quyết định lớn của đời người, đặc biệt là ở phái đẹp. Người ta thường có câu “Phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng”. Vì vậy, việc bạn lấy ai cần phải cân nhắc một cách kỹ lưỡng nhất. Đồng thời, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, chắc chắn trong từng trường hợp sẽ có sự khác biệt.
Đặc biệt, đây cũng chỉ là dự đoán phần nào về vận mệnh dựa vào tướng số. Còn chàng có thực sự tốt, phù hợp với bạn hay không, còn phải thùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như cách hành xử, hành động, lời nói, qua những lần hai bạn tiếp xúc,.. Vì vậy, chỉ có bản thân nàng mới là người đưa ra quyết định đúng nhất.
Phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng
Thực tế, có rất nhiều cách điều trị tại nhà cho đàn ông môi mỏng nhưng những cách này cũng chỉ che đi khuyết điểm tạm thời. Do đó, cách làm môi mỏng đẹp chỉ có thể sử dụng phương pháp thẩm mỹ mới đạt hiệu quả cao.
Phun môi là một trong những phương pháp đem lại cho nam giới đôi môi chuẩn sắc và đẹp tự nhiên nhất, được đánh giá rất cao. Trong quá trình thực hiện, họ sẽ được định hình khuôn môi, có thể khắc phụ môi dày, mỏng hoặc lệch, giúp hài hòa khuôn mặt. Đồng thời đem đến tạo hình mềm mại, cuốn hút, quyến rũ hơn.
Phun môi cho nam
5.2. Phẫu thuật thu nhỏ môi dày thành môi mỏngPhẫu thuật thu nhỏ môi dày thành môi mỏng
Đăng bởi: Hồ Ngọc Thanh Trâm
Từ khoá: Đàn ông môi mỏng có ý nghĩa gì? Tướng số tốt hay xấu?
Cập nhật thông tin chi tiết về Ý Nghĩa Cây Vạn Lộc Trong Phong Thủy, Tốt Có, Xấu Có trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!