Bạn đang xem bài viết Viên Ngọc Xanh Của Vùng Đất Quảng Ninh được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đảo Cái Chiên ở đâu?Đảo Cái Chiên là một huyện đảo thuộc huyện Hải Hà, Quảng Ninh, nằm cách Hà Nội khoảng 330km. Nơi đây thu hút khách du lịch bằng vẻ đẹp hoang sơ, trong lành và vô cùng vắng vẻ. Biển ở đây sạch và nguyên vẹn, chưa có nhiều dấu chân của du khách.
Bờ biển Cái Chiên (Ảnh: fb. Du Lịch Cái Chiên – HomeStay)Biển Cái Chiên (Ảnh: fb. Luong Tien Dat)(Ảnh: fb. Phạm Oanh)
Đảo Cái Chiên sở hữu vẻ đẹp núi rừng uốn lượn, cát trắng trải dài, biển xanh và nhiều đảo nhỏ khác bao quanh, cùng những cánh đồng lúa bạt ngàn, đàn cò trắng bay lượn kết hợp với không khí trong lành, dễ chịu. Tất cả sự kết hợp đó đã tạo nên một vẻ đẹp riêng mang đến cho Cái Chiên một vẻ đẹp giản dị và tươi mới.
Du lịch đảo Cái Chiên vào mùa nào?(Ảnh: fb. Phạm Oanh)Câu cá và ngắm hoàng hôn trên đảo Cái Chiên (Ảnh: fb. Du Lịch Cái Chiên – HomeStay)
Cảnh sắc trên Cái Chiên đẹp và thay đổi theo mùa, mỗi mùa đảo lại có một vẻ đẹp riêng. Tuy nhiên thời gian bạn nên đi vào tháng 4-6 hàng năm. Lúc này thời tiết ở đảo có nắng ấm, ít mưa, phù hợp để tắm biển.
Lưu ý nhỏ cho bạn là nên hạn chế đi Cái Chiên từ tháng 6 đến tháng 10, vì đây là thời kỳ mưa và bão xảy ra nhiều. Vì vậy, nếu muốn đến Cái Chiên vào thời điểm này, bạn cần xem kỹ thời tiết. Trong những tháng này, tháng 7 có thể rất mưa gây ảnh hưởng đến chuyến đi của bạn.
Hướng dẫn đi đảo Cái Chiên từ Hà Nội Từ Hà Nội đi Hải HàTừ Hà Nội (hoặc nơi bạn ở), bạn có thể đi xe khách đến Móng Cái, xuống ngã tư tại Ngân hàng Hà Cối trên đường Lý Thường Kiệt, thị trấn Quảng Hà. Từ đây bắt taxi hoặc xe ôm đến bến Ghềnh Võ (khoảng chục km), là bến phà đi Cái Chiên.
Nếu bạn sử dụng phương tiện cá nhân để di chuyển đến Hải Hà thì có thể di chuyển đến bến Ghềnh Võ theo cung đường sau:
Từ Hải Hà ra đảo Cái ChiênPhà khởi hành hàng ngày từ cảng Ghềnh Võ (xã Quảng Điền, Hải Hà), có 3 chuyến phà xuất phát từ hai đầu bến, từ Ghềnh Võ lúc 7h, 11h30 và 17h30 6h, xuất bến từ Cái Chiên lúc 10:30 và 16:30. Nếu bạn đi vào thứ 7 và chủ nhật thì có thể số lượng chuyến tăng tần suất theo nhu cầu thực tế.
Lưu trú ở đảo Cái ChiênKhi đến du lịch đảo Cái Chiên bạn có thể lựa chọn Homestay hoặc ngủ lều là 2 hình thức lưu trú phổ biến nhất hiện nay. Mặc dù các dịch vụ ở Cái Chiên chưa quá phát triển như những địa điểm du lịch khác nhưng Cái Chiên đang ngày một cải thiện và phát triển để đáp ứng nhu cầu của các lượt khách du lịch ngày càng nhiều.
HOMESTAY Phạm Thị Hài
Địa chỉ: Thôn Cái Chiên, Cái Chiên, Hải Hà, Quảng Ninh
Điện thoại: 0979 206 198
HOMESTAY Chu Thanh Minh
Địa chỉ: Thôn Cái Chiên, Cái Chiên, Hải Hà, Quảng Ninh
Điện thoại: 0388 982 896
HOMESTAY Nguyễn Đức Chương
Địa chỉ: Thôn Đầu Rồng, Cái Chiên, Hải Hà, Quảng Ninh
Điện thoại: 0976 869 349
HOMESTAY Lê Thị Đền
Địa chỉ: Thôn Đầu Rồng, Cái Chiên, Hải Hà, Quảng Ninh
Điện thoại: 0388 499 935
Cai Chien Camping Outdoor
Sở hữu những chiếc lều được đặt dưới tán cây phi lao views sát mặt biển, ăn uống và vui chơi với bạn bè thì còn gì tuyệt vời hơn đúng không nào.
Chơi gì khi đến Cái Chiên? Bãi tắm Đầu RồngView nhìn ra biển tuyệt đẹp (Ảnh: fb. Cai Chien Camping Outdoor)
Bãi biển Đầu Rồng là bãi tắm nổi tiếng to và đẹp nhất của đảo Cái Chiên. Với vẻ đẹp thoáng đãng của những bãi cát trắng mịn trải dài và hàng phi lao thẳng tắp xanh mướt, bãi tắm ở đây luôn là điểm thu hút nhiều khách du lịch đến ghé chơi. Có một con đường dài phía trên bãi biển dài hơn 1km dành cho du khách đi dạo. Ngoài ra, bạn có thể mắc võng nằm thư giãn trong cánh rừng phi lao.
Bãi tắm Cái Chiên 1 & 2(ẢNh: fb. Du Lịch Cái Chiên – HomeStay)
Bãi tắm Cái Chiên là bãi tắm chính có tại đảo. Bạn có thể thoải mái hòa mình vào trong dòng biển mát rượi, vui chơi cùng với bạn bè và người thân với những dải cát trắng mịn, những con sóng nhấp nhô vỗ mạnh vào bờ cùng với dòng nước biển trong xanh.
Bãi tắm Vạn CảRảnh cồn đảo Cái Chiên (Ảnh: fb. Đức Chiến)Bãi tắm đảo Cái Chiên (Ảnh: fb. Nguyễn Văn Thịnh)
Bãi biển Vạn Cả cách đảo Cái Chiên 2 khoảng 3 km. Bãi biển Vạn Cả hấp dẫn du khách bằng vẻ đẹp hoang sơ, lấp lánh của những viên đá cuội. Hiện tại, ở Vân Ca chưa có nhiều dịch vụ du lịch vì ít người đến tắm.
Hồ Khe DầuHồ Khe Dầu là hồ chứa nước ngọt lớn nhất ở Cái Chiên, có diện tích 18 ha. Tại đây bạn sẽ hòa mình vào khung cảnh lung linh và kỳ dị hiện ra trước mắt. Đồng thời, sự kết hợp giữa núi rừng hoang sơ và mặt nước phản chiếu ánh sáng dưới bầu trời xanh cũng là điểm nhấn nơi đây.
Đảo Thoi Xanh(Ảnh: internet)
Đảo Thoi Xanh có nhiều bãi cát trắng nằm cách đảo Cái Chiên khoảng 3km. Đây là một hòn đảo khác của xã Cái Chiên, như một viên ngọc xanh mát rượi tại vùng đất này. Từ đảo Thoi Xanh du khách có thể nhìn ra đảo Cô Tô, Hòn Vĩnh Thực (Móng Cái), Hòn Trụi, Núi Sậu (Vân Đồn). Với vị trí địa lý đắc lợi ấy, nơi đây có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong an ninh quốc phòng bảo vệ biển đảo.
Khu nhà container(Ảnh: fb. internet)
Khu nhà Container trước đây là một khu nhà nghỉ sau đó đã được dừng hoạt động. Hiện đang được bỏ trống và trở thành một địa điểm sống ảo của các bạn trẻ. Với màu sắc rực rỡ trên nền đất trống. Đây là địa chỉ thú vị cho bạn nào thích khám phá.
Lịch trình du lịch đảo Cái ChiênNGÀY 1: HÀ NỘI – HẢI HÀ – ĐẢO CÁI CHIÊN
06h00: Xuất phát từ Hà Nội đi Hải Hà – Quảng Ninh
Trưa: Ăn trưa và chuẩn bị lên phà để ra đảo Cái Chiên
Chiều: nghỉ ngơi và tắm biển tại bãi biển gần nơi lưu trú, và tham gia các hoạt động ngoài trời, đón hoàng hôn trên biển.
Tối: ăn tối trên đảo Cái Chiên và các hoạt động giao lưu
NGÀY 2: HỒ KHE DẦU – ĐẢO THOI XANH – Hà Nội
Sáng: dậy sớm ngắm bình minh trên biển, sau đó di chuyển đến hồ Khe Dầu
Trưa: ăn trưa và nghỉ ngơi sau đó tiếp tục di chuyển đến đảo Thoi Xanh
Chiều: bạn có thể tắm tại bãi tắm Đầu Rồng đến khoảng 18h thì di chuyển trở về Hà Nội
Lưu ý khi đi du lịch đảo Cái Chiên
Do du lịch tại đảo Cái Chiên chưa được phát triển mạnh vì vậy có thể một số dịch vụ du lịch còn chưa đáp ứng được tối đa nhu cầu của du khách
Đảo Cái Chiên còn là một hòn đảo chưa có nhiều dấu chân của du khách vì vậy hãy giữ gìn vẻ đẹp hoang sơ này
Đăng bởi: Bính Nguyễn Xuân
Từ khoá: Khám phá du lịch đảo Cái Chiên – viên ngọc xanh của vùng đất Quảng Ninh
Xứ Sở Xanh Bình Yên Của Đất Quảng
Theo dòng thời gian trải qua bao biến cố thăng trầm, mảnh đất Quảng Nam vẫn luôn giữ được những giá trị truyền thống đất Việt cùng nét đẹp hoài cổ, giản dị, mộc mạc và yên bình biết bao. Sau những điểm dừng chân hấp dẫn ở phố cổ Hội An, lần này Mytour sẽ đưa bạn về khám phá ốc đảo xanh của đất Quảng. Đó chính là làng Triêm Tây nồng hậu, tươi đẹp và thanh bình.
Làng Triêm Tây là một trong những vùng quê mộc mạc và bình yên của đất Việt, được mệnh danh là ốc đảo xanh của xứ Quảng. Làng Triêm Tây nằm bên dòng sông Thu Bồn duyên dáng và được bao bọc bởi những hàng tre xanh mướt, thuộc xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Dòng sông Thu Bồn mềm mại, hiền hòa – Ảnh: Hai Sontra
Để về làng Triêm Tây, du khách du lịch Quảng Nam có thể rong ruổi theo đường bộ từ thị trấn Nam Phước, qua xã Duy An, Duy Phước và Duy Vinh để đến Cẩm Kim rồi theo con đường nhựa về làng. Đi đoạn đường này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những thửa ruộng lúa bao la và cánh đồng cói xanh rì.
Làng quê Triêm Tây – điểm du lịch sinh thái tuyệt vời – Ảnh: Diệu Vũ
Bên cạnh đó, từ bến cá Hội An du khách cũng có thể ngược dòng Thu Bồn để cập bến làng Triêm Tây gần hạ nguồn. Lênh đênh trên dòng nước hiền hòa hẳn sẽ là một trong những trải nghiệm đáng nhớ của bạn trong chuyến du lịch Quảng Nam đấy!
Hàng chè xanh dọc những con đường quanh làng – Ảnh: Khánh Hiền
Hàng tre già phủ xanh lối đi – Ảnh: Hai Sontra
Bước vào làng Triêm Tây, du khách du lịch Quảng Nam sẽ được đi trên những cung đường xanh rợp bóng cây, đôi chỗ ngoằn nghèo, quanh co. Quanh những con đường ấy, du khách hẳn sẽ tha hồ hít hà hương đồng gió nội và cảm nhận được bầu không khí trong lành thân thiện.
Nắng vàng rực rỡ – Ảnh: Goterest
Dạo quanh làng trong buổi sớm, bạn sẽ được những tia nắng sưởi ấm, như được nạp nguồn năng lượng mới tràn đầy. Từng bước chân bước đi trên mảnh đất Triêm Tây xứ Quảng, du khách lại có dịp khám phá bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của làng quê.
Một góc vườn tươi mát ở làng Triêm Tây – Ảnh: Hai Sontra
Khung cảnh xanh tươi hút hồn du khách – Ảnh: Lưu Hương
Bạn hẳn sẽ thích thú ngắm nhìn những rặng chè, hàng cau, vườn cây ăn trái, những bông hoa dại ven đường. Cây cối xung quanh làng Triêm Tây đều lấp lánh ánh vàng trên nền lá xanh mơn mởn.
Bụi hoa mười giờ rực rỡ ven đường – Ảnh: Hai Sontra
Bầu trời hầu như lúc nào cũng xanh ngắt một màu, bao la và mênh mông. Những đám mây lững lờ trôi nhẹ nhàng, êm đềm qua từng thời khắc.
Bầu trời xanh ngắt một màu – Ảnh: Goterest
Những buổi trưa hạ, du khách có thể dừng chân bên những gốc cây lớn, nằm võng đung đưa say giấc nồng. Đến chiều, những cơn gió lao xao thổi qua hàng cây xào xạc, đem đến làn gió mát lòng du khách. Khi đêm đến, du khách sẽ được dịp lắng nghe tiếng côn trùng râm ran trong những bụi cỏ, xóa tan không gian tĩnh mịch, lặng yên của màn đêm đen tuyền được điểm tô những vì sao lung linh.
Chiều muộn ở bến sông làng Triêm Tây – Ảnh: Goterest
Du khách du lịch Quảng Nam hẳn đều quen thuộc những ngôi nhà cổ Hội An có kiến trúc tinh tế, độc đáo phải không nào? Thế nhưng, về làng Triêm Tây du khách sẽ được nhìn thấy những ngôi nhà tre, gian nhà tranh đơn sơ nằm bên bờ sông và rải rác khắp nơi trong làng.
Những ngôi nhà đơn sơ bên dòng sông – Ảnh: Hai Sontra
Vùng quê mộc mạc Triêm Tây quá đỗi yên bình và thanh tịnh biết nhường nào! Đâu đâu du khách cũng được ngắm nhìn, quan sát những hình ảnh dân dã, giản dị đời thường, từ những người già trò chuyện trước hiên nhà, người dân ra đồng làm ruộng, những người phụ nữ đi chợ hay những đứa trẻ tinh nghịch, cười đùa rộn rã xóm làng.
Hình ảnh giản dị đời thường ở làng Triêm Tây – Ảnh: Hai Sontra
Triêm Tây là mảnh đất còn gắn liền với hình ảnh “bến nước sông quê” – nơi du khách có thể chứng kiến nếp sống sinh hoạt truyền thống của người dân đất Việt những tháng ngày trước. Những chiếc đò lênh đênh trên sông nước đưa người qua sông, người gánh nước, đám trẻ tắm sông,… đều là những hình ảnh quá đỗi thân thuộc.
Thưởng thức món đặc sản miền Trung cùng người dân làng Triêm Tây – Ảnh: Goterest
Bên cạnh đó, du khách du lịch Quảng Nam về thăm làng quê Triêm Tây còn được cảm nhận tình người nồng hậu, gần gũi thân thiện của người dân mảnh đất này. Du khách có thể cùng họ trò chuyện, tâm sự hoặc cùng thưởng thức những món đặc sản đất Quảng trên mâm cơm giản dị hoặc cùng họ ra đồng, ra sông bắt tôm, cá hay học hỏi cách dệt những manh chiếu.
Nghề làm chiếu thủ công truyền thống ở Triêm Tây được giữ gìn qua bao năm tháng – Ảnh: Goterest
Du khách du lịch Quảng Nam hẳn sẽ được phiêu bồng, lãng du cùng cảnh vật, con người nơi đây. Những giá trị văn hóa tinh thần mà mảnh đất này đem lại cho du khách sẽ là món quà vô cùng quý giá. Tất cả dường như đều mang đến cho người lữ hành những cảm xúc mới, những nỗi niềm xúc động khó tả trọn vẹn bằng lời.
Không gian xanh dành cho du khách du lịch Triêm Tây – Ảnh: Goterest
Làng Triêm Tây còn có riêng khu resort dành riêng cho du khách tận hưởng không gian xanh ở mảnh đất này và tận hưởng những tháng ngày thư giãn ở vùng quê mộc mạc, bình dị trong chuyến du lịch Quảng Nam.
Làng Triêm Tây – điểm du lịch xanh ở Quảng Nam – Ảnh: Goterest
Đăng bởi: Tiến Nguyễn
Từ khoá: Làng Triêm Tây – xứ sở xanh bình yên của đất Quảng
Khám Phá Chùa Ba Vàng Quảng Ninh – Vùng Đất Tâm Linh Tại Miền Bắc
Giới thiệu vài nét về chùa Ba Vàng Chùa Ba Vàng Quảng Ninh có lịch sử hình thành như thế nào?
Theo tìm hiểu, chùa Ba Vàng bắt đầu được khởi công xây dựng vào năm 1706 dưới thời vua Lê Dụ Tông. Có được sự khang trang như ngày hôm nay, ngôi chùa cũng đã trải qua bao giai đoạn lịch sử thăng trầm. Cụ thể, năm 1988 là năm đầu tiên chùa Ba Vàng được trùng tu, sửa chữa. Trước đó, nơi đây đã hứng chịu sự tàn phá ác liệt của chiến tranh lúc bấy giờ.
Sau khi được phê duyệt, ngôi chùa đã được xây dựng lại vào năm 1993. Bên cạnh đó, nhận thấy nhu cầu tu học của rất nhiều tăng ni, phật tử ngôi chùa lại quyết định xây dựng lại lần 3. Lần khởi công này vào đầu năm 2011 với quy mô cực kỳ lớn và uy nghi.
Kiến trúc độc đáo của chùa Ba VàngKiến trúc mà chùa Ba Vàng sở hữu mang đậm dấu ấn tâm linh của những ngôi chùa ngoài Bắc. Chùa được thiết kế với 3 gian bái đường cũng là các gian thờ. Gây ấn tượng nhiều nhất vẫn là tòa “Đại hùng bảo điển” rộng tới 4500m2 và có 2 tầng cực hoành tráng. Ngoài ra, chùa Ba Vàng còn gian thờ Tam Bảo được đánh giá là lớn nhất cả nước.
Ngoài ra, bên trong chùa Ba Vàng có các ban thờ Phật, Mẫu và Đức Ông. Bên cạnh đó, điểm thu hút du khách còn là những pho tượng chạm khắc bằng gỗ đầy tinh vi. Chẳng hạn như: tượng Phật Bà Quan Âm, Tam Bảo, Ông Thiện, Ông Ác,..
Chùa Ba Vàng ở đâu – Địa chỉ chi tiếtNếu những ai yêu thích chùa chiền, chắc hẳn đã ít nhất một lần đến đây. Chùa Ba Vàng nằm trên một mảnh đất an lành thuộc địa phận phường Quang Trung, Uông Bí. Được biết, chùa mang dáng vẻ đầy uy nghiêm ở độ cao 340 và nằm lưng chừng dãy núi Thành Đằng.
Hướng dẫn di chuyển tới chùa Ba Vàng tỉnh Quảng Ninh Phương tiện công cộngĐây sẽ là lựa chọn thích hợp hơn cho các gia đình có trẻ em hoặc người lớn tuổi. Theo đó, bạn có thể đặt xe khách theo chuyến Hà Nội đi Uông Bí với giá vé cho 1 người là khoảng 100k.
Có rất nhiều bến xe trên địa bàn Hà Nội phân theo khu vực cho bạn dễ dàng lựa chọn. Chẳng hạn như bến xe Gia Lâm, Mỹ Đình, Bát Giáp,… Tới bến cuối của thành phố Uông Bí ta chỉ còn cách chùa Ba Vàng vài km. Do vậy, bạn có thể gọi xe taxi hoặc xe ôm để đến nơi nhanh nhất.
Di chuyển bằng xe máyLựa chọn phương tiện này, du khách sẽ có cho mình những trải nghiệm “phượt” đầy thú vị. Hơn nữa, ta có thể thoải mái dừng chân nghỉ ngơi hay ngắm cảnh trên đường. Trung bình, di chuyển bằng xe máy từ Hà Nội đến Quảng Ninh sẽ mất khoảng 3 tiếng. Bạn có thể tham khảo một trong hai lộ trình dễ đi nhất như sau:
Theo tuyến quốc lộ 5
Di chuyển theo tuyến đường này ta sẽ bắt đầu xuất phát từ nội thành Hà Nội. Tiếp đến bạn chạy xe dọc theo hướng cầu Chương Dương để vượt hết đoạn sông Hồng. Đến đây ta tiến thẳng vào quốc lộ 5 đi theo hướng ra Hải Dương. Đường đi đến đó khoảng 55km nên bạn sẽ mất khoảng 1 tiếng chạy xe.
Tiếp theo, từ Hải Dương ta rẽ trái đi thêm 25km để tới được thị trấn Sao Đỏ, Chí Linh, Hải Dương. Từ đây ta tiếp tục di chuyển tới thị trấn Đông Triều cách khoảng 20km theo hướng quốc lộ. Di chuyển thêm khoảng 30km theo hướng tỉnh lộ 326 là bạn đã đến thành phố Uông Bí xinh đẹp rồi.
Đi theo quốc lộ 18
Nếu bạn chọn tuyến đường này ta vẫn chọn điểm xuất phát là nội thành thủ đô. Sau đó, ta di chuyển theo hướng quốc lộ 1A ra Bắc Ninh khoảng 30km. Sau đó, bạn rẽ phải đi theo hướng cầu vượt Bắc Ninh để tới phường Phả Lại, Hải Dương. Đoạn đường này dài tầm 25km với khoảng 30 phút chạy xe. Từ điểm này, ta tiếp tục di chuyển vào thị trấn Đông Triều và chạy vào quốc lộ 326 tương tự tuyến đường trên.
Giá vé tham quan chùa Ba VàngChùa Ba Vàng hoàn toàn không thu vé tham quan của bất kỳ du khách nào. Tuy nhiên vị trí lưng chừng núi có thể khiến du khách gặp khó khăn trong việc đi lên. Do đó, giải pháp tối ưu cho việc này là đi cáp treo. Theo tìm hiểu, giá cáp treo khứ hồi hai tuyến cho người lớn là 280k. Và sẽ là 200k cho một vé cáp treo khứ hồi cho trẻ em.
Vẻ đẹp nổi bật của chùa Ba VàngChùa Ba Vàng hiện lên đầy nổi bật giữa lưng chừng núi và có rừng thông xen đá bao quanh. Điểm thu hút khách du lịch nơi đây còn là sự nguy nga, tôn nghiêm của lối kiến trúc độc đáo với sắc vàng ấn tượng. Ngoài ra, không khí trong lành quang đãng mang đến cho du khách một cảm giác bình yên trong tâm hồn.
Đến đây, du khách còn được chiêm ngưỡng bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát khổng lồ.. Được biết, chất liệu chính làm nên bức tượng là đá granite nguyên khối. Đồng thời, chiều cao hơn 13m cùng trọng lượng 80 tấn cũng giúp bức tượng nổi bật hơn nhiều. Qua đây, ta càng thêm khâm phục bàn tay điêu khắc tài hoa của các nghệ nhân Việt.
Cần lưu ý gì khi tới tham quan và du lịch tại chùa Ba Vàng Cần chuẩn bị gì cho du lịch chùa Ba VàngTrước hết, đến với một điểm đến tâm linh như chùa Ba Vàng, du khách cần đặc biệt chú trọng đến cách ăn mặc. Theo đó, trang phục phù hợp phải sẽ là những set đồ lịch sự, kín đáo và gọn gàng.
Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị những đôi giày đế thấp hoặc giày thể thao để thuận tiện hơn khi di chuyển đường dài. Hơn nữa, để thuận tiện trong việc đi lễ, cúng cầu những người có kinh nghiệm luôn khuyên chúng ta nên đổi tiền lẻ trước ở nhà.
Những điều lưu ý khi tham gia cúng báiTham quan ở một không gian đầy trang nghiêm, du khách nên giữ cách ăn nói lịch sự và nhỏ nhẹ. Tránh quát mắng hay sử dụng những ngôi từ bất lịch sự. Bên cạnh đó, hạn chế tối đa sự chen lấn xô đẩy và việc trêu đùa tán tỉnh nhau trong chùa. Ngoài ra, đến đây rồi du khách cần có ý thức giữ gìn vệ sinh chung cho nhà chùa.
Bên cạnh đó, du khách tuyệt đối không nên hái hoa, vẽ bậy ở không gian chung của chùa. Đặc biệt, không tự ý vào những khu vực cấm hay tự ý đánh chuông và các pháp khí khác. Duy trì cách cư xử đúng mực cũng là một điều quan trọng trong văn hóa tâm linh của dân tộc ta.
Các địa điểm gần chùa Ba Vàng Khu du lịch núi Yên TửKhu du lịch Yên Tử sẽ là điểm đến hấp dẫn tiếp theo mà bạn không nên bỏ qua. Di chuyển từ chùa Ba Vàng bạn chỉ cần mất thêm 30 phút là đến được nơi đây rồi.
Khu du lịch Yên Tử là điểm đến tham quan chứa đựng những giá trị văn hóa còn lưu giữ được của thiên phái Trúc Lâm. Ngoài ra, cứ độ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch nơi đây lại tổ chức lễ hội cực sôi động. Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp cùng núi non hùng vĩ chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.
Đền Cửa ÔngDi chuyển 30km từ chùa Ba Vàng là ta có thể tới ngay Đền Cửa Ông. Được biết, tại đền có thờ gia thất của Trần Quốc Tuấn và các vị cận thần của ngài. Được xây dựng từ thế kỉ 19 những những gì mà Đền đang còn lưu giữ vẫn khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
Đến đây, ngoài tham gia cúng bái, du khách còn được chiêm ngưỡng trọn khung cảnh xinh đẹp của Vịnh Bái Tử Long. Địa điểm 2 trong 1 như này hứa hẹn sẽ cho bạn một chuyến du lịch đầu ý nghĩa.
Chùa Cái BầuXa hơn một chút là bạn có thể tới được chùa cái Bầu. Đây là nơi ghi nhận bao chiến công hiển hách của những vị anh hùng hào kiệt. Họ đã chiến đấu anh dũng chống quân Nguyên Mông và bảo vệ thành công vùng đất Đông Bắc như hiện tại.
Một vài khách sạn cho bạn nghỉ chân Vinpearl Resort & Spa Hạ LongHotline: 094 333 3333
Đây là một trong những khách sạn 5 sao đẳng cấp và sang trọng bậc nhất tại Quảng Ninh. Nơi đây nằm trên một vùng đất rộng với địa chỉ tại đảo Rều, Bãi Cháy, thành phố Hạ Long.
Được biết, kiến trúc ở đây được lấy cảm hứng sáng tạo từ Nhà hát Rennes đầy hoa lệ của nước Pháp. Bên cạnh đó, nội thất tiện nghi và đủ đầy nơi đây nhất định sẽ khiến bạn ưng ý ngay từ lần đầu đặt chân tới.
Khách sạn Novotel Quảng NinhNằm tại số 180 Hạ Long, đây cũng là một khách sạn khá nổi tiếng tại mảnh đất xứ Quảng. Mang trong mình tiêu chuẩn 4 sao, Novotel trang bị đầy đủ nội thất phục vụ nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, bể bơi siêu rộng và trong mát cũng là điểm ấn tượng mà khách sạn này mang lại.
Khách sạn Royal Lotus Quảng NinhKhách sạn sang trọng này tọa lạc tại số A13 đường Hoàng Quốc Việt, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh. Nơi đây nổi tiếng với lỗi thiết kế hiện đại và thoáng mát. Bên cạnh đó, sự kết hợp của không gian xanh trong khuôn viên khách sạn cũng là điều mà nhiều người yêu thích.
Thời điểm nào trong năm là thích hợp đến lễ chùa và tham quan nhấtTheo các tín đồ tại Chùa, hàng năm nơi đây có tổ chức hai lễ hội lớn. Đó là hội khai chùa mùng 8 tháng Giêng và ngày 9/9 là lễ hội hoa cúc. Ngoài ra vào từng tháng, trụ trì Chùa Ba Vàng cũng tổ chức các khóa tu. Đây được coi là các hoạt động sám nguyện chùa Ba Vàng và góp phần giữ gìn văn hóa tâm linh.
Quá khứ bất hảo của trụ trì chùa Ba VàngTheo tìm hiểu, đại đức Thích Trúc Thái Minh đã về làm trụ trì của chùa ngôi chùa này từ năm 2007. Từ đó, đại đức đã ấp ủ lên kế hoạch xây dựng lại chùa khang trang hơn.
Khoảng 4 năm sau đó, qua phê duyệt, ngôi chùa được xây dựng lại lần thứ 4 với quy mô khủng. Đến năm 2014, trụ trì Thích Trúc Thái Minh đã bảo vệ luận án thành công. Giúp chùa được biết tới và công nhận là ngôi chùa có chính điện lớn nhất Đông Dương.
Đăng bởi: Trần Trịnh Minh Thư
Từ khoá: Khám phá chùa Ba Vàng Quảng Ninh – Vùng đất tâm linh tại Miền Bắc
Vùng Tây Giang Nơi Đất Quảng Nam Xinh Đẹp
Với diện tích rừng nguyên sinh rộng lớn và vị trí đặc thù, độ cao trên 1580 cm, khí hậu quanh năm mát mẻ, Tây Giang được ví như Đà Lạt ở miền Trung.
Có rất nhiều thứ để kể về sự đặc biệt của vùng đất Tây Giang, nhưng có lẽ điểm đặc biệt nhất mà bất kỳ ai “vô tình” lạc đến đây đều không khỏi bỡ ngỡ, đó là khung cảnh không khác gì Tây Bắc mấy.Mùa hè, nhiệt độ xuống thấp hơn các vùng đồng bằng miền xuôi từ 8 – 10 độ, mỗi sáng sớm hoặc chiều muộn núi rừng luôn được bao phủ bởi một lớp sương mù nhẹ, khiến không gian thêm bảng lảng trong cái se sắt của núi rừng. Điểm nhấn đầu tiên khi người ta nhắc đến vùng Tây Giang hẳn phải là đỉnh Quế cao 1.369m so với mực nước biển. Dù không phải là điểm cao nhất trên đường lên xã biên giới A Xan, nhưng có lẽ do địa hình đồi dốc ngoằn ngoèo kiểu lòng chảo nên ở đỉnh Quế dường như quanh năm mây phủ.
Có ruộng bậc thang mùa lúa chín vàng ươm
Đỉnh Quế được xem là ngọn núi đẹp nhất tỉnh Quảng Nam bởi quanh năm sương mù bao phủ trắng xóa. Đứng trên cao nhìn xuống, bạn có thể thấy biển sương rất rõ hệt như cảnh trần tiên như trong câu ca: “mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều” trong bài thơ Việt Nam Quê Hương Ta của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Ở đây, buổi sáng bạn sẽ được đón bình minh và buổi chiều sẽ được ngắm hoàng hôn. Bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng, ưu ái cho vùng đất này. Ánh bình minh từ từ nhô lên khỏi tán lá cây rừng hoặc cảnh hoàng hôn từ từ khép lại phía xa mờ trong biển sương được vẽ ra trước mắt bạn hoàn toàn thật và đầy sự trải nghiệm.
Phong cảnh nhìn từ đỉnh Quế
Ở phía trên đỉnh Quế là thác suối dựng đứng Ra-ai đổ từ đỉnh A Rùng (giáp Lào), quanh năm nước trong vắt, tung bọt trắng xóa. Bên cạnh đó, thác Rơ Cung sẽ khiến bạn ngạc nhiên trước vẻ đẹp lộng lẫy của thiên nhiên và sự kỳ công của tạo hóa. Cách đỉnh Quế 10km đường nhựa là khu rừng nguyên sinh Pơ mu, trong đó có 725 cây Pơ mu vừa được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản. Chinh phục rừng di sản Pơ mu chính là thách thức đầy hấp dẫn cho bất kỳ du khách nào du lịch Tây Giang. Giữa không gian rộng lớn của núi rừng, của những thân cây to đến vài vòng tay, cao ngút ngàn, phủ đầy rêu mốc, con người bỗng trở nên bé nhỏ. Ngoài ra, còn hàng loạt tầng sinh thái gồm các cây gỗ và dược liệu quý như dổi, sến… chưa từng được khai thác.
Nhiều lễ hội văn hoá độc đáo
Ngoài những thắng cảnh đẹp tuyệt vời không khác gì vùng Tây Bắc, Tây Giang còn là nơi sinh sống của cộng đồng người Cơ Tu. Những ngôi nhà Gươi, nhà Moong, nhà Dài độc đáo với kiến trúc và chạm trổ đặc trưng chỉ có ở người Cơ Tu nơi đây. Nếu có dịp qua đêm, bạn sẽ nghe giọng trầm khàn “ô..ô, a..a” từ điệu lí Cơ Tu của những già làng hay ngà ngà say bên ché rượu cần vây quanh đống lửa sân Gươi, ngắm nhìn những chàng trai, cô gái Cơ Tu tạo thành vòng tròn nghiêng mình trong điệu múa truyền thống.
Còn là nơi sinh sống của cộng đồng người Cơ Tu
Tây Giang có rất nhiều món ăn, thức uống độc nhất vô nhị mà không nơi nào có được. Uống có rượu nếp than, rượu Tr’din, Tà-vạt… Ăn có bánh sừng trâu, cà- đang (sùng đất), zará (món thịt cộng với rau rừng thọc nhuyễn trong ống lồ ô)… Tây Giang vẫn còn là một vùng đất rất hoang sơ và ít người biết nhưng nhờ vậy mà nơi này vẫn giữ được vẻ bí ẩn thu hút những ai đam mê khám phá. Nếu miền Nam có Đà Lạt, miền Bắc có Sapa thì miền Trung đã có Tây Giang.
Cung đường đèo của Tây Giang
Một số lưu ý khi đến đến với Tây Giang: – Trước khi đến Làng truyền thống Cơ Tu tại trung tâm huyện Tây Giang ở Quảng Nam, bạn nên gọi điện hỏi trước để Già Làng sắp xếp thời gian thuyết trình cho bạn hiểu thêm về văn hóa Cơ Tu. Số điện thoại: 0166 999 21 57 gặp anh Pơ Lênh. – Bạn nên gọi điện đặt phòng và cơm trước một ngày nếu có nhu cầu khi đến đỉnh Quế vì nơi này thức ăn không có sẵn. Số điện thoại: 0974 289 777 gặp chú Hạnh. – Tây Giang có thời tiết mát mẻ, buổi tối và sáng sớm hơi se lạnh nên các bạn nhớ mang theo áo ấm và mang giày thuận tiện cho việc đi lại. – Mạng Viettel sóng đầy và ổn định, những mạng viễn thông khác thì chập chờn.
Đăng bởi: Bảo Châm
Từ khoá: Vùng Tây Giang nơi đất Quảng Nam xinh đẹp
Hồ Thanh Lanh Ở Đâu? Khám Phá Viên Ngọc Xanh Vĩnh Phúc
Hồ Thanh Lanh
I. Giới Thiệu Về Hồ Thanh LanhHồ Thanh Lanh nằm ở khu vực phía bắc của làng Thanh Lanh khoảng 200m nằm tại xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Hồ này được hình thành nên từ sự kết hợp của vùng thung lũng cùng với các đồi núi nhỏ, được xây dựng năm 2000 nhằm phục vụ cho mục đích điều tiết nước tưới cho 1200ha diện tích đất canh tác và còn điều hoà khí hậu cả một vùng Bắc huyện, góp một phần chống lũ cho vùng đồng bằng Vĩnh Yên và Phúc Yên.
Hồ nước rộng ngút ngàn và rất trong xanh đúng như cái tên gọi của nó – Hồ Thanh Lanh.
Hồ Thanh Lanh – nơi sơn thủy hữu tình .
Hồ Thanh Lanh có lòng hồ khá rộng khoảng 3,5 km2, là một thung lũng được tạo nên bởi các núi con cùng các yên ngựa có cao độ từ 67 đến 100m, nhờ có thành hồ dày và mái dốc sườn thoải nên đảm bảo ít phát sinh các hiện tượng sạt lở.
Đường vào hồ rất dễ đi.
Hồ Thanh Lanh mặt nước xanh thẳm, khung trời huyền ảo, mơ màng giữa một vùng núi non trùng điệp vây quanh cùng không khí mát lành, cảnh vật tuyệt mĩ, tĩnh mịch nhưng cũng chứa đựng những nét hoang sơ của tự nhiên.
Hồ Thanh Lanh thơ mộng, huyền ảo giữa núi rừng
Nơi đây cho ta cảm nhận như là một “nàng tiên của Tam Đảo” đầy chất thơ mộng nhưng cũng rất kiêu sa. Ngoài mục đích điều tiết, cung cấp nước tưới tiêu, với cảnh quan đẹp và đường đi thuận lợi, hồ Thanh Lanh còn hứa hẹn là một điểm du lịch sinh thái mới hấp dẫn. Đến đây, du khách có thể hòa mình với thiên nhiên, khám phá nét đẹp tự nhiên kỳ thú, tách biệt khỏi thế giới ồn ào của thành thị.
II. Tham Quan Hồ Thanh Lanh 1. Đường đến hồ Thanh LanhBản đồ đường đi hồ Thanh Lanh
Tuyến giao thông du lịch có thể đi từ Phúc Yên theo đường tỉnh lộ đi Xuân Hoà, qua hồ Đại Lải và nhập vào đường tỉnh lộ 302, theo đường 317 đi vào xã Trung Mỹ đến Hồ Thanh Lanh.
2. Giá vé III. Điểm Lôi Cuốn Hấp Dẫn Của Hồ Thanh LanhĐến đây, bạn như được hòa mình cùng với thiên nhiên, cùng khám phá những nét đẹp tự nhiên không kém phần kỳ thú, tách biệt hoàn toàn khỏi thế giới ồn ào của thành thị. Lạc mình vào những phút giây thư giãn, bước vào thế giới diệu kỳ ở hồ Thanh Lanh.
Hồ nước trong veo in bóng núi
Hồ Thanh Lanh mang dáng vẻ vừa yên
bình lại vừa tao nhã. Với mặt nước hồ trong xanh, soi bóng những núi xanh thăm thẳm, thấp thoáng xa xa những vờn mây trắng. Thỉnh thoảng, những chú cá ven hồ cắn câu khi những du khách thả hồn vào thú vui vào những ngày cuối tuần làm cho mặt hồ gợn sóng nhẹ. Bờ hồ thoai thoải, là điểm thú vị để giăng câu và thư giãn và đắm mình trong cảnh thiên nhiên tươi đẹp.
Nhiều du khách thả hồn vào thú vui tao nhã
Hoa mua bên bờ hồ vào dịp hè nở tím xinh đẹp
Trên những bãi cỏ xanh tươi mơn mởn ấy là những đàn trâu, đàn bò đang rong chơi gặm cỏ càng điểm tô thêm những nét yên ả, thanh bình cho vùng quê yên bình.
Khung cảnh yên bình đến lạ
Địa điểm lý tưởng để cắm trại
Bà con nhân dân nơi đây vẫn luôn sử dụng nước hồ cho sản xuất cũng như cho cuộc sống nhưng vẫn gìn giữ những gì tinh túy, nguyên sơ của tự nhiên ban tặng. Và dường như không có gì thay đổi hay có thể làm xáo trộn sự êm đềm của khu hồ, dù là trên bãi cỏ xanh tươi hay trên bờ hồ, những nhóm bạn trẻ đang cắm trại, dựng lều và vui chơi, những tiếng cười, tiếng nhạc bay xa cũng không làm cho không khí trở nên ồn ào, mà chỉ tăng thêm phần tươi mới cho cảnh vật.
IV. Những Lưu Ý Khi Đến Hồ Thanh Lanh
Nếu sử dụng thuyền phải đảm bảo thuyền đã bơm căng, không chỗ xì hơi, mặc áo phao khi lên thuyền và tuyệt đối không được đứng, nô đùa hay đổi chỗ chèo.
Không có sóng điện thoại, dịch vụ du lịch hay bất kì tiện ích nào ở khu hồ.
Hãy mang theo mũ rộng vành để tránh bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào và cùng các đồ y tế cần thiết.
Điều kiện khí tượng thuỷ văn khu vực hồ tương đối thuận lợi cho các hoạt động của con người. Nhiệt độ không khí trung bình là 23.7oC, cao nhất là 40,2oC, thấp nhất là 3,7oC, độ ẩm trung bình là 81.2%, những tháng có độ ẩm lớn nhất là tháng 8,9, khô hanh là tháng 11, 12, lượng mưa trung bình 100-700mm/năm, tại khu vực hồ có hai mùa rõ rệt là mùa khô (tháng 11 đến tháng 4) và mùa lũ (tháng 5 đến tháng 10).
Đi du lịch Hồ Thanh Lanh bạn không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng, kiêu sa của hồ, ngắm nhìn núi non hùng vĩ mà còn được thăm lại những dấu ấn lịch sử vang dội một thời của dân tộc ta. Hứa hẹn đây sẽ là một điểm du lịch sinh thái mới hấp dẫn bạn sẽ “trót yêu” nơi này ngay từ lần đầu tiên gặp gỡ. Còn điều gì làm bạn ngần ngại mà không xách balo lên cùng nhau trải nghiệm ngay nào!
Đăng bởi: Nguyễn Thuần
Từ khoá: Hồ Thanh Lanh ở đâu? Khám phá viên ngọc xanh Vĩnh Phúc
Những Đặc Sản Độc Lạ Của Vùng Đất Madagui – Lâm Đồng
Cá trèn suối, cá lăng thượng nguồn, gà sống trên cây cùng các loại rau lạ đã khiến rừng Madagui trở thành điểm du lịch ẩm thực thu hút khách.
Du lịch Lâm Đồng nhớ thưởng thức những đặc sản độc lạ của vùng đất MadaguiNằm trên quốc lộ 20, Madagui cách TP HCM 152 km và là điểm giữa của cung đường từ Sài Gòn lên thành phố sương mù Đà Lạt. Tuy chỉ là một thị trấn nhỏ, thế nhưng đây lại là nơi đầu tiên khiến du khách cảm nhận được sự khác biệt giữa cái nóng của miền thấp với cái man mát nơi bậc thềm khí hậu miền cao. Madagui bắt đầu bằng những cánh rừng xanh bất tận, đồi núi trập trùng và những con suối cuồn cuộn chảy ven đường, nơi có nhiều người dân tộc Mạ sinh sống.
Tương truyền, cái tên Madagui của vùng đất này có gần trăm năm trước, khi những người Mạ đầu tiên đến đây, chọn con suối có dòng nước đỏ ngầu quanh năm chảy xiết thuộc thượng nguồn sông Đồng Nai làm nơi ăn chốn ở. Thức ăn thức uống của vùng đồi núi phía Nam Lâm Đồng cũng từ đó mà phong phú dần. Trong ảnh là loại cá trèn suối mà người Mạ xưa tự tìm thấy.
Đến Madagui dù mùa nào trong năm, ngoài mớ cá trèn, cá heo suối bắt từ con suối Tiên có dòng nước vàng ánh, thực khách còn được người địa phương đãi các món ăn làm từ cá lăng, một loại cá da trơn, nước ngọt. Nếu cá lăng miền xuôi được dùng để làm chả cá Lã Vọng, thì ở đây, cá thường được mang đi kho tộ ăn với cơm nấu từ gạo trồng trên đồi.
Cá lăng con to gần 5 kg cũng được mang đi chưng tương với bún tàu, nấm mèo, thịt ba rọi. Theo các đầu bếp của nhà hàng Muông Xanh thuộc khu du lịch rừng Madagui, cá lăng sống ở suối có thịt vừa thơm vừa chắc, phần mỡ giòn không ngấy như cá nuôi ở các hồ nước tĩnh lặng.
Bên cạnh cá lăng, cá chạch suối cũng là món ăn hiếm bởi không dễ tìm. Cá chạch suối thịt dai da mỏng, xương giòn như sụn, mang đi kho tộ, nấu canh chua lá giang, hay nấu lẩu măng rừng đều khiến người ăn hài lòng.
Cùng với các loại cá sống ở suối, gà nuôi trên cây cũng là một đặc sản. Do được nuôi thả trong các mé rừng, ăn thức ăn tự nhiên, vận động nhiều, gà ở đây có thịt chắc, da giòn. Chỉ cần luộc gà, lấy thân cây chuối rừng xắt khoanh trộn gỏi, đã có ngay món gỏi gà ít đâu sánh bằng.
Gà cũng được mang đi kho nghệ hay kho gừng. Dù lửa lớn hay hâm đi hâm lại nhiều lần, món gà ở đây vẫn giòn da và ngọt thịt. Món ăn phù hợp với cơm trắng, hoặc cũng có thể ăn cùng với các món rau.
Đến Madagui càng không thể bỏ qua món heo sinh thái, cách gọi của giống heo được lai giữa heo nhà và heo rừng, nuôi trong môi trường tự nhiên. So với heo nhà, loại heo này cho da giòn, thịt nhiều nạc ít mỡ, phù hợp với quay hoặc nướng.
Heo sinh thái còn được cắt miếng có cả da, ướp với gừng rồi mang đi hấp với củ hành tây và đầu hành chần. Chỉ cần chấm nước mắm hoặc chấm chao, món ăn đã đủ chinh phục người ăn khó tính bởi da giòn và mỡ không ngấy.
Thỏ nướng cũng là một trong những đặc sản của Madagui bởi miếng thỏ vừa giòn vừa thơm khi ướp muối sả rồi nướng trên bếp than hồng. Do thỏ ở đây được nuôi trong môi trường tự nhiên nên chất lượng thịt không thua gì thỏ rừng.
Các món ăn từ ếch như ếch xào lá lốt, ếch để da nướng mọi, ếch chiên giòn… cũng thu hút thực khách bởi ếch được bắt từ các khu vực ven suối nên thịt chắc và thơm.
Do khu vực này nhiều tre nứa, món cơm lam cũng được người Mạ dùng để đãi khách, tuy nhiên không giống món cơn nấu từ ống tre như ở miệt Gia Lai, cơm lam Madagui nấu bằng gạo nếp trồng trên đồi. Cơm nấu chín dẻo dẻo, rất ngon khi ăn cùng cá kho tộ hoặc gà nướng.
Cùng với các loài động vật, các loại rau rừng cũng góp phần làm cho ẩm thực của nơi đây thêm phong phú. Nhiều nhất và phổ biến nhất là rau nhiếp. Đây là loại rau có vị ngọt đăng đắng, mùi thơm đặc trưng. Người dân tộc thiểu số Madagui thường nấu canh hoặc luộc đãi khách. Loại cây rừng này vốn mọc khắp các cánh rừng trải dài từ cao nguyên Lâm Đồng xuống rừng Nam Cát Tiên thuộc tỉnh Đồng Nai. Theo các đầu bếp dân tộc, loại rau rừng này ăn rất tốt cho sức khỏe.
Đến Madagui, dù ngày trời hanh nắng hay ngày mưa rả rích, sẽ không còn gì thú vị hơn khi ngồi bên nồi lẩu cá lăng bốc khói hoặc bên vỉ thịt nướng than hồng, rồi vừa nhấm nháp chút rượu đặc sản nếp nương vừa nghe tiếng suối róc rách vọng lại từ phía thượng nguồn.
Theo Mr. True/Ngôi sao
Đăng bởi: Thân Hồng
Từ khoá: Những đặc sản độc lạ của vùng đất Madagui – Lâm Đồng
Cập nhật thông tin chi tiết về Viên Ngọc Xanh Của Vùng Đất Quảng Ninh trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!