Xu Hướng 9/2023 # Tổng Hợp Kinh Nghiệm Trạm Tấu Yên Bái Cảnh Đẹp Bình Dị Vùng Tây Bắc # Top 14 Xem Nhiều | Bvta.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Tổng Hợp Kinh Nghiệm Trạm Tấu Yên Bái Cảnh Đẹp Bình Dị Vùng Tây Bắc # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tổng Hợp Kinh Nghiệm Trạm Tấu Yên Bái Cảnh Đẹp Bình Dị Vùng Tây Bắc được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trạm Tấu Yên Bái nằm ở đâu?

Địa điểm du lịch vùng cao nguyên cực hot

Nhiều bạn trẻ yêu thích xê dịch cũng chọn Trạm Tấu Yên Bái là điểm đến cho hành trình đi phượt và trải nghiệm của mình. Nơi đây hội tụ cảnh sắc thiên nhiên cũng như văn hóa ẩm thực hấp dẫn. Hứa hẹn sẽ là một chuyến đi tạo nên những kỷ niệm thật đáng nhớ.

Cách di chuyển đến Trạm Tấu Yên Bái

Theo kinh nghiệm đi  du lịch Trạm Tấu Yên Bái thì có rất nhiều sự lựa chọn để di chuyển đến đây. Trước tiên là vấn đề phương tiện, xe máy sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận Trạm Tấu nhất. Vì đường đến đây khá hẹp và đèo dốc. Nếu bạn xuất phát từ Hà Nội, có thể đi theo cung đường theo hướng đại lộ Thăng Long. Sau đó đi qua Quốc lộ 21 đến Sơn Tây. Từ đây bạn tiếp tục đi qua đèo Khế tới huyện Văn Chấn sau đó rẽ vào đường Nghĩa Lộ là tới Trạm Tấu.

Những cung đường lên Trạm Tấu uốn lượn tuyệt đẹp

Khí hậu ở đây mát mẻ quanh năm, vô cùng dễ chịu. Nhưng mùa thu, vào tháng 9 – 10 là thời điểm thích hợp nhất để khám phá vẻ đẹp nơi này. Đây cũng là lúc những ruộng lúa chín ngả vàng óng ả. Còn vào mùa đông, bạn không thể bỏ qua trải nghiệm săn mây mơ màng, hệt chốn bồng lai tiên cảnh.

Đi chơi đâu khi ở Trạm Tấu Yên Bái?

Du khasch thường hay thắc mắc Trạm Tấu Yên Bái có gì để ăn chơi hay không? Đến với Trạm Tấu không thể không khám phá các địa điểm trứ danh nơi đây như bản Cu Vai; rừng nguyên sinh Tà Xùa (xã Bản Công); đỉnh Tà Chì Nhù (xã Xà Hồ); thác Háng Tề Chơ (xã Làng Nhì) cũng như những trải nghiệm tắm suối khoáng nóng; ngắm đồi thông (thị trấn Trạm Tấu)…

Đỉnh Tà Xùa

Nằm tại một xã vùng cao cùng tên tại huyện Bắc Yên, Yên Bái. Núi Tà Xùa gồm ba đỉnh núi hùng vĩ gộp lại. Quanh năm được bao phủ bởi mây ngàn trắng xóa, tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp như chốn bồng lai. Vì lẽ đó, giới trẻ và dân chuyên đi phượt gọi là “thiên đường săn mây”.

Một trong những địa điểm săn mây cực HOT tại Tây Bắc

Đứng trên đỉnh núi, ngắm mây vờn và cảm nhận trời và đất như đang gần sát vào nhau. Hãy đến đây trong khoảng tháng 11 đến tháng 3 của năm để “săn” được những làn mây đẹp nhất. Ghi lại những tấm ảnh check-in cực kỳ ấn tượng.

Đỉnh Tà Chì Nhu

Xếp thứ 7 trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam với độ cao 2.979m. Được xem là nóc nhà của tỉnh Yên Bái. Với cảnh quan hùng vĩ cùng hệ sinh thái đa dạng. Đỉnh núi Tà Chì Nhu được dân leo núi, trekking cực kỳ yêu thích chinh phục.

Đỉnh Tà Chì Nhu cao 2979m so với mực nước biển

Để chinh phục đỉnh núi này, bạn sẽ phải vượt qua chặng đường tuy gian nan nhưng khi chắc chắn lên đến đỉnh sẽ có được cảm giác vô cùng thỏa mãn. Khi được phóng tầm mắt ra xa để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một đại dương mây bồng bềnh trôi.

Tắm suối nước nóng ngắm cảnh Tây Bắc

Thiên nhiên ban tặng cho Trạm Tấu Yên Bái những dòng nước nóng thiên nhiên giữa núi rừng bạt ngàn. Những bể bơi suối khoáng nóng rộng hơn 600m2, nằm sát bên nương lúa xanh rì.

Ngâm mình trong làn suối nước nóng ngắm nhìn thiên nhiên Tây Bắc

Du khách nhất định sẽ bị mê hoặc khi bắt đầu trầm mình trong dòng nước và thả mắt ngắm nhìn ra đất trời rộng lớn. Nguồn nước ở đây hoàn toàn tự nhiên 100%, từ mạch nước ngầm sạch và rất tốt cho sức khỏe.

Bản làng Cu Vai người H’mông

Không gian yên bình đặc trưng của bản làng vùng cao Tây Bắc. Bản Cu Vai tọa lạc trên một đỉnh núi được san bằng. Với những mái nhà san sát nhau, song song với con đường thẳng tắp.

Bản Cu Vai với mái nhà san sát nhau của người H’mông

Đến thăm Cu Vai, hòa mình vào đời sống thường nhật bình dị của đồng bào dân tộc H’Mông. Ngắm nhìn những miền đồi trải dài, điểm tô bởi những loại hoa dại rực rỡ.Cùng với đó là những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp.

Ăn đặc sản gì ở Trạm Tấu Yên Bái

Ngoài khám phá những địa điểm được giới thiệu ở trên. Du khách còn có cơ hội tìm hiểu và thưởng thức những món ăn đặc sản nổi tiếng nơi đây.

Xôi ngũ sắc

Món xôi ngũ sắc Mường Lò gồm có 5 màu là đỏ, tím, xanh, trắng và vàng được tạo ra từ màu của các loại rau, củ, quả quen thuộc. Các màu này tượng trưng cho sự đoàn kết hay ý nghĩa về âm dương ngũ hành.

Đặc sắc xôi ngũ sắc của người Dao Thái

Không chỉ có màu sắc đẹp mắt, mà món ăn này còn hấp dẫn du khách với hương vị thơm ngon của gạo nếp dẻo trứ danh Tây Bắc. Ăn kèm với các loại rau rừng, hòa quyện với nhau vô cùng đặc sắc. Nhiều bạn cũng chọn đặc sản này để mua về làm quà cho người thân.

Cá sỉnh Nậm Thia

Đây là món ăn vô cùng quý giá trong bữa cơm thường ngày của đồng bào dân tộc Thái sống tại Tây Bắc. Cũng là đặc sản đắt giá đối với người dân Mường Lò, Yên Bái. Chúng xuất hiện chủ yếu ở lưu vực sông Thia. Hình dáng nhỏ nhắn của cá Sỉnh khá giống cá trôi Ấn Độ. Phần xương của chúng khá mềm và ít, phần thân vừa dài vừa thon. Thịt của chúng đặc biệt ngọt đậm và chắc nịch.

Thịt mắm cơm đỏ

Đây là món ăn dùng để dự trữ để ăn quanh năm. Nên được lựa chọn nguyên liệu và khâu chế biến khá cầu kỳ. Phải tuân theo một quy trình nhất định được người dân tộc Tày vùng Tây Bắc truyền từ đời này sang đời khác.

Thưởng thức đặc sản thịt mắm cơm đỏ của người dân tộc Tày

Thịt mắm cơm đỏ bao gồm những nguyên liệu là thịt lợn, lá cơm đỏ, củ giềng, muối, rượu…Tất cả được trộn đều và cho vào chum đậy kín. Sau 30 ngày để chỗ thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời thì sẽ thu được thành phẩm. Nếu bảo quản kỹ, món ăn này có thể để được khoảng từ 5 đến 6 tháng.

Rau dớn

Chỉ có ở khe suối vùng núi, dưới các tán rừng, nơi có độ ẩm ướt cao. Rau dớn giúp cải thiện chất lượng bữa ăn hằng ngày của các gia đình cùng cao. Cũng là một trong những món đặc sản để đãi khách quý trong các lễ hội.  Có thể chế biến thành món xào, luộc, dùng để nấu canh, làm nộm, muối chua…  Món ăn từ loại rau này rất nhiều chất dinh dưỡng, hương vị tươi mát, giòn sần sật.  Vừa có vị ngọt lại có thêm vị chua chát của núi rừng.

Rêu suối

Rêu suối Mường Lò được thu hoạch vào mùa xuân là loại ngon nhất. Những đám rêu bám vào đá tại khu vực sông Thia (Yên Bái). Khi đã mọc dài chúng sẽ tự rụng và trôi theo dòng nước chảy siết.

Món ăn đặc biệt được làm từ rêu lấy từ suối tự nhiên

Ruốc tôm

Từ các nguyên liệu phổ biến như thịt lợn thăn, tôm nõn kết hợp với các loại gia vị đặc trưng của Mường Lò. Qua bàn tay chế biến người đồng bào đầy kinh nghiệm đã cho ra đời món Ruốc tôm Mường Lò đặc trưng. Vị ngậy của thịt, vị ngọt của tôm cùng với hương vị đậm đà của gia vị. Khi bạn có thể kết hợp ăn kèm với xôi ngũ sắc hay cơm lam của Yên Bái vô cùng hòa quyện.

Các Homestay đẹp để dừng chân ở Trạm Tấu Yên Bái

Tại Trạm Tấu Yên Bái không khó để bắt gặp những kiến trúc homestay gỗ đặc trưng. Ẩn mình cùng thiên nhiên núi non, mây ngàn và dòng suối nước nóng. Du khách sẽ được nghỉ ngơi trong không gian đậm chất mộc mạc nhưng đảm bảo đầy đủ tiện nghi.

Những homestay hòa mình vào thiên nhiên Trạm Tấu

Homestay suối khoáng nóng Trạm Tấu

Lavie Vũ Linh

Mu Cang Chải Ecolodge

Homestay Tông Pọong

Homestay Nghĩa Lộ

Đăng bởi: Chiển Công Trần

Từ khoá: Tổng hợp kinh nghiệm Trạm Tấu Yên Bái cảnh đẹp bình dị vùng Tây Bắc

Tổng Hợp Kinh Nghiệm Du Lịch Thái Bình Cập Nhật

Nếu bạn có ý định đi phượt, du lịch hay tham quan Thái Bình trong thời điểm tới thì hãy dắt lưng theo kinh nghiệm về du lịch Thái Bình 2023 của dulichfun với những thông tin về ăn uống, địa điểm đẹp, di tích hay lễ hội v.v, nó sẽ giúp ích được nhiều cho bạn đấy.

Du lịch Thái Bình

Kinh nghiệm du lịch Thái Bình 2023 Đi tới Thái Bình bằng cách nào? Hướng dẫn đường đi, phương tiện, cách di chuyển tới Thái Bình

Thái Bình là một tỉnh nằm viên biển thuộc đồng bằng sông Hồng. Cách Hà Nội chừng 110km về phía Đông Nam. Thái Bình giáp với 5 tỉnh thành của cả nước là: Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định. Từ Hà Nội bạn có thể chạy xe máy về Thái Bình theo 2 cung đường sau:

Đường từ Hà Nội tới Thái Bình

Hà Nội- Ql1 đến Đồng Văn rẽ trái qua cầu Yên Lệnh rồi tiếp tục lên quốc lộ 39 ở địa phận Hưng Yên qua cầu Triều Dương là sang tới đất Thái Bình.

Từ Hà Nội-QL1 chạy tới Phủ Lý rẽ trái để vào QL21, tới cầu vượt ở QL10 thì rẽ trái lên hẳn Ql10 chạy thẳng tới cầu Tân Đệ là về tới Thái Bình.

Lưu ý: Nếu chạy xe máy về Thái Bình bạn nên đi cẩn thận, vì đường ở cầu Thiều Dương tới Hưng Hà rất xấu, trên cao tốc Pháp Vân-cầu Giẽ hay có bắn tốc độ…

Ngoài ra bạn có thể dễ dàng bắt xe khách ở các bến xe lớn ở Hà Nội chạy thẳng về Thái Bình với giá vé khoảng 80.000đ/lượt.

Du lịch Thái Bình có gì hay? Các địa điểm tham quan nổi tiếng nhất ở Thái Bình

Biển Thái Bình

Biển Đồng Châu

Không chỉ nổi tiếng với quê lúa, với chị hai 5 tấn, mọi du khách tới đây đều nhớ tới 3 bãi biển nổi tiếng mở Thái Bình biển Đồng Châu, biển Cồn Thủ-Cồn Vành cùng biển Cồn Đen. Đặc điểm chung của những bãi biển ở Thái Bình đều là những triền cát trải dài mãi, sóng biển êm ả, những hàng phi lao rì rào trong gió lộng. Biển miền Bắc không trong xanh như biển miền Trung vì đặc điểm riêng của nước biển mỗi vùng. Tại các khu nghỉ dưỡng biển Thái Bình này bạn có thể tham gia các trò chơi, như lướt ván, bóng chuyền hay đi câu cá.

Chùa Keo (Duy Nhất, Vũ Thư, Thái Bình)

Di tích lịch sử nổi tiếng Thái Bình

Là ngôi chùa có tuổi thọ gần 400 tuổi, chùa Keo là một trong số ít những ngôi chùa ở Việt Nam còn được bảo tồn nguyên vẹn. Được xây dựng dưới thời nhà Lê chùa Keo được đánh giá là một kiệt tác nghệ thuật bằng gỗ. Hàng năm tại chùa nổi tiếng Thái Bình này mở hội 2 lần đó là hội Xuân và hội Nguyên Đán.

Đặc điểm thú vị của lễ hội tại chùa Keo là diễn ra đông vui tấp nập 3 ngày 3 đêm với các tục lệ cổ truyền cùng các hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian mang đậm màu sắc của văn hóa nông nghiệp Bắc Bộ.

Làng chạm bạc Đồng Xâm

Chạm bạc Đồng Xâm-Thái Bình

Đã tồn tại hơn 500 năm chạm bạc Đồng Xâm là làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Thái Bình. Với những sản phẩm tinh xảo và tính nghệ thuật cao nên càng ngày các sản phẩm ở làng càng được ưa chuộng trên thị trường. Về du lịch Thái Bình đến thăm làng chạm bạc Đồng Xâm bạn sẽ thấy được công đoạn cầu kỳ mà các người thợ phải vô cùng tỉ mỉ mới cho ra đời được các sản phẩm ưng ý. Nếu bạn tới đây vào ngày 1-5 tháng 4 âm lịch thì bạn sẽ được tham gia vào lễ hội đền Đồng Xâm. Ngày hội diễn ra vô cùng vui vẻ và thú vị với các trò chơi dân gian phong phú. Đây cũng là thời điểm lý tưởng nhất để du lịch Thái Bình.

Làng vườn Bách Thuận

Miệt vườn Bách Thuận

Làng Bách Thuận có tuổi đời hơn 100 năm nằm bên cạnh dòng sông Hồng nên đất đai màu mỡ, phì nhiêu. Đây là một làng nghề trồng cây cảnh lâu đời. Bên cạnh đấy ở đây trồng rất nhiều cây ăn quả như táo, chuối, nhót…đặc biệt là cây hòe loại cây đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân.

Nông dân Thái Bình thu 100 triệu nhờ cây hòe

Du lịch Thái Bình nên ở đâu? Nhà nghỉ, khách sạn đẹp giá rẻ ở Thái Bình

Khách Sạn White Palace Thái Bình 1: địa chỉ 245B Trần Thái Tông, TP Thái Bình, giá phòng từ 500k/đêm, có bữa sáng miễn phí, phòng rộng từ 25m2, là khách sạn 3 sao nổi tiếng tại Thái Bình.

Khách sạn Golden Thái Bình: địa chỉ 716B Lê Thánh Tông, TP Thái Bình, giá từ 350k/đêm, là khách sạn 3 sao ở Thái Bình có phòng thiết kế hiện đại và tiện nghi cùng bữa sáng miễn phí, phòng rộng từ 18m2.

Khách sạn Kim Long: địa chỉ 368 Lý Bôn, Phường Tiền Phong, giá từ 350k/đêm, là khách sạn bình dân ở Thái Bình có view đẹp, phòng rộng từ 30m2, có bồn tắm với mọi loại phòng và tiện nghi chuẩn 3 sao.

Du lịch Thái Bình nên ở khách sạn nào?

Du lịch Thái Bình nên ăn gì? Những món ăn ngon, đặc sản ở Thái Bình nhất định phải thử

Bánh Cáy (làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, Thái Bình)

Bánh cáy làng Nguyễn

Chuyện kể rằng ở làng Nguyễn- Thái Bình có một bà lão quanh năm làm ruộng tự chế biến được món ăn vô cùng độc đáo và lạ với nguyên liệu sẵn có như gạo nếp, gừng tươi…Một hôm bà lão nằm mơ thấy có con Cáy đến khóc. Không lâu sau thì bà qua đời, người làng mang xác bà xuống biển. Từ đó món bánh mà bà làm ra được gọi là bánh Cáy. Đây chính là nguồn gốc của loại đặc sản Thái Bình mang tên bánh Cáy.

Gỏi nhệch

Gỏi nhệch

Gỏi được làm từ con cá nhệch tương tự con lương. Sau khi sơ chế người ta đem thịt cá cắt lát mỏng, trộn thính. Còn phần da cá được đem chiên giòn tan. Người ta pha chế loại nước chấm ăn gỏi cầu kỳ từ xương cá, pha gừng, tỏi, ớt…băm nhỏ. Khi thưởng thức món ngon nổi tiếng Thái Bình này người ta ăn kèm với lá sung, rau húng và tía tô. Vị bùi bùi của lá sung quyện cùng thịt và da cá làm nên hương vị độc đáo của món ngon này.

Ổi Bo

Ổ Bo -Thái Bình

Loại ổi này được trồng ở nhiều nơi nhưng nức tiếng gần xa nhất vẫn là ổi Bo được trồng ở Thái Bình. Giống ổi này được trồng ở đây chỉ to bằng nắm tay nhưng rốn bé lại chua chua ngọt ngọt rất đặc biệt. Hiện nay để thưởng thức được giống ổi Bo gốc này rất khó do năng suất trồng không cao nên diện tích càng ngày càng bị thu hẹp.

Nộm sứa

Nộm sứa Thái Thuy

Nộm sứa là món ăn quen thuộc của nhiều vùng biển ở nước ta. Ở Thái Bình cũng vậy món ăn dân dã này cũng có một hương vị độc đáo riêng. Đặc biệt tại Thái Thụy-Thái Bình người dân có nói với nhau rằng tới đây mà không ăn nộm sứa thì coi như là chưa về. Bởi vậy nếu du lịch Thái Bình bạn nhớ thưởng thức món nộm này.

Những lưu ý chung khi du lịch Thái Bình

Mang kem chống nắng, váy maxi, mũ rộng vành để tắm biển

Mang thuốc chống muỗi, trị côn trùng cắn cùng các loại thuốc cơ bản

Mang lều nếu muốn ở lại cắm trại ngoài bãi biển

Mặc quần áo đơn giản nhưng lịch sự để đi lễ chùa

Bạn có thể mua những đặc sản tại những ngôi chợ và khu mua sắm ở Thái Bình như: Chợ Gú-Đông La, big C Thái Bình, chợ Thanh Nê…

Đặt phòng sớm trước chuyến đi khoảng 1 tuần.

Giờ đang là đầu hè, thời tiết rất thuận lợi để bạn thực hiện một chuyến du ngoạn miền đất lúa. Nhớ những thông tin mà kinh nghiệm du lịch Thái Bình 2023 của chúng tôi cung cấp để có một cuộc hành trình thuận lợi và suôn sẻ nhất.

Đăng bởi: Tuấn Ngọc Nguyễn Thị

Từ khoá: Tổng hợp kinh nghiệm du lịch Thái Bình cập nhật

Kinh Nghiệm Du Lịch Thiểm Tây, Trung Quốc Cảnh Đẹp, Đặc Sản

Kinh nghiệm du lịch Thiểm Tây, Trung Quốc 2023

Đặc sản Thiểm Tây ngon, nổi tiếng

Đến du lịch Thiểm Tây vào thời điểm nào hợp lý?

Thời tiết ở Thiểm Tây cũng mang những nét đặc trưng cơ bản của Trung Quốc với 4 mùa rõ rệt nhưng theo kinh nghiệm du lịch Thiểm Tây thì thời điểm tới Thiểm Tây tốt nhất là mùa Xuân và mùa Thu. Cao điểm du lịch Thiểm Tây là các tháng 3 và tháng 11 hàng năm khi thời tiết cực thuận lợi cho việc tham quan và ngắm cảnh ngoài trời.

Chắc chắn bạn sẽ cần:

Hướng dẫn phương tiện đến Thiểm Tây từ Hà Nội

Với những du khách muốn tới Thiểm Tây thì con đường nhanh chóng và thuận tiện nhất để bạn lựa chọn đó chính là đường hàng không. Bạn có thể dễ dàng đặt được vé của các hãng hàng không gồm: China Souhthern, Hong Kong Airlines, China Eastern, Nok Air, AirAsia. cung cấp đường bay tới đây.

Tuy nhiên điểm lưu ý cho các bạn là chặng bay tới Thiểm Tây thường dừng nghỉ ở các sân bay quốc tế Bạch Vân Quảng Châu hoặc sân bay quốc tế Hồng Kong, sân bay quốc tế tại Băng kok, Thái Lan. Tùy thuộc vào hạng vé, lộ trình, thời điểm mà bạn có thể cân nhắc để tìm được giá phù hợp nhất với mức giá thấp nhất khoảng 500USD.

Phương tiện di chuyển tới Thiểm Tây

Phương tiện đi lại tham quan tại Thiểm Tây

Thiểm Tây nằm trên nút giao thông thuận tiện tới các tỉnh như:  Hoa Bắc xuống các tỉnh ở Tây Nam như Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Vân Nam, Quý Châu…

Các tuyến đường sắt trọng yếu trên địa bàn Thiểm Tây: Đường sắt chuyên vận chuyển hành khách Trịnh-Tây, đường sắt Lũng-Hải, đường sắt Bảo-Thành, đường sắt Bảo-Trung, đường sắt Ninh-Tây, đường sắt Tây-Khang. Hệ thống đường sắt thuận lợi kéo dài từ bắc xuống nam và từ đông sang tây nổi Thiểm Tây với các tỉnh thành lân cận.

Dah lam cảnh đẹp Thiểm Tây

Du lịch Thiểm Tây có gì hay? Cảnh đẹp du lịch Thiểm Tây

Tỉnh này có ngành kinh tế tương đối phát triển, chiếm tỷ lệ cao trong các ngành công nghiệp của Trung Quốc, sản xuất nhiều tài nguyên khoáng sản phong phú. cùng điểm qua các điểm tham quan du lịch tại Thiểm Tây đẹp, độc đáo nhất.

+ Hoa Sơn

Vị trí: Dãy núi này thuộc thành phố Hoa Âm, cách khoảng 120 về thành phố Tây An, Thiểm Tây.

Giá vé: Giá vé lên núi là 180 nhân dân tệ vào mùa cao điểm, vào dịp bình thường là 100 nhân dân tệ.

Bạn nên du lịch Hoa Sơn vào mùa xuân và mùa thu là hợp lý nhất.

Hoa Sơn là một trong 5 núi lớn nhất của Trung Quốc, là đất thánh cho Đạo giáo. Nơi đây có hơn 20 đền thờ Đạo giáo, trong đó Jade Xuân Zhenyue Palaces là nổi tiếng nhất. Có 5 đỉnh núi nằm ở phía đông, tây, nam, bắc và trung ương, trong đó cao nhất là đỉnh Nam sở hữu độ cao 2154.9 m.

+ Quảng trường cổ Tây An

Vị trí: Quảng trường này nằm tại trung tâm thành phố Tây An.

Giá vé: Giá vé vào thăm là 40 nhân dân tệ.

Thời gian:  Thời gian tốt nhất để tham quan là vào mùa xuân và mùa thu.

Quảng trường này dài 11,9 km và chiều dài các bức tường phía đông, phía tây, phía nam và phía bắc lần lượt là 2590 mét, 2.631,2 mét, 3441,6 mét và 3241 mét.

+ Tang Paradise

Vị trí: nằm bên cạnh chùa Big Wild Goose ở Tây An.

Vé tham quan: là 90 nhân dân tệ áp dụng từ 1 tháng ba – 30 tháng 11, giá vé bình thường là 45 nhân dân tệ áp dụng từ 01 tháng 12 đến tháng 28/29 tháng 2.

Toàn khu rộng khoảng 1.000 mu (66,7 ha), trong đó có 300 mu là nước, đây được coi là công viên lớn nhất ở khu vực phía tây bắc của Trung Quốc. Trong quần thể tự hào với nhiều tòa nhà nguy nga, quảng trường rộng, và các khu vườn thanh lịch.

+ Đội quân đất nung

Giá vé: Giá vé vào thời kỳ cao điểm nhất là 150 nhân dân tệ, vé bình thường là 120 nhân dân tệ.

Bạn có thể mua vé online để tham quan đội quân đất nung Tại Đây chắc chắn rẻ hơn giá niêm yết và không mất thời gian chờ đợi.

Bảo tàng có diện tích lên đến 22.780 m2 bao gồm ba hố khổng lồ cũng như hội trường đặt hai chiếc xe ngựa bằng đồng và ngựa. Số lượng binh sĩ terra cotta và ngựa là hơn 8000, hơn 10.000 vũ khí bằng đồng, được phát hiện trên ba hố khác nhau. Bảo tàng này là một kho tàng quân sự, khoa học và công nghệ triều Tần, nghệ thuật và văn hóa. Nó được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

Cảnh đẹp Thiểm Tây

+ Suối nước nóng Hoa Thanh Trì

Vị trí: Nằm ở chân phía bắc của núi Lisha, cách thành phố Tây An 30 km

Giá vé: Giá vé áp dụng từ 1 Tháng Ba – 31 tháng 11 là 110 nhân dân tệ, từ 1 Tháng Mười Hai – 28 Tháng 2 là 80 nhân dân tệ.

Thời gian tốt nhất để tham quan nơi đây là vào mùa xuân và mùa thu.

Hoa Thanh Trì nổi tiếng với những phong cảnh tuyệt vời vào mùa xuân và những câu chuyện tình yêu lãng mạn của Hoàng đế Đường Huyền Tông (685-762) của triều đại nhà Đường (618-907) và người ông yêu thích – Dương Quý Phi.

+ Big Wild Goose Pagoda

Vị trí: Chùa nằm ở phần phía nam ngày nay tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây, nơi từng là phố Trường An Thành trong thời nhà Đường.

Giá vé: Giá vé vào thăm quan chùa là 25 nhân dân tệ; vé lên các bậc thang ngắm cảnh chùa là 20 nhân dân tệ.

Du khách nên tham quan vào mùa xuân và mùa thu.

Tên chính thức của chùa là chùa Ci’en Temple, nhưng đổi tên lại thành Big Wild Goose Pagoda. Chùa được xây dựng theo kiến trúc của một kim tự tháp và bền vững, chắc chắn. Có những bậc thang bằng gỗ đi lên và ngắm toàn bộ khung cảnh của Tây An, Thiêm Tây.

+ Lăng mộ hoàng đế

Giá vé: Giá vé thăm quan du lịch là 91 nhân dân tệ vào mùa cao điểm, thấp nhất là 51 nhân dân tệ.

Thời gian tốt nhất để tham quan là tháng ba đến tháng mười một.

Lăng mộ của Hoàng Đế, cao 3,6 mét và chu vi là 48 mét. Có một tấm bia đá được dựng vào năm 1776 dưới thời trị vì của Hoàng đế Càn Long nhà Thanh, ghi các ký tự “Tomb cổ Hoàng Đế về Qiaoshan”.

+ Bảo tàng Tây An Bi Lâm

Giá vé: là 45 nhân dân tệ vào mùa cao điểm.

Thời điểm thích hợp:  Thời gian tốt nhất để tham quan là vào tháng ba đến tháng mười một.

+ Chùa Famen

Vị trí:  nằm ở Famen Town, cách 10 km về phía bắc Fufeng, tỉnh Thiểm Tây.

Giá vé tham quan: là 120 nhân dân tệ.

Thời điểm tham quan: Thời gian tốt nhất bạn nên đi thăm quan là mùa xuân và mùa hè, đặc biệt từ tháng ba đến tháng mười một.

+ Lăng Qianling

Vị trí: trong thành phố Qian, tỉnh Thiểm Tây

Giá vé tham quan: là 70 nhân dân tệ áp dụng từ tháng ba đến tháng mười một; 40 nhân dân tệ áp dụng từ tháng mười hai đến tháng 2.

Thời gian tốt nhất nên ghé: Thời gian tốt nhất để tham quan là vào tháng ba đến tháng mười một.

Nó được xây dựng vào năm 684, chôn cất một số thành viên gia đình hoàng gia, bao gồm cả Hoàng đế Cao Tông của triều đại nhà Đường và vợ ông, hoàng hậu chỉ quản của Trung Quốc, Võ Tắc Thiên. Nơi đây được bảo tổn tốt nhất từ trước đến nay. Những bức tượng bằng đá thời nhà Đường khắc họa bức bích họa trang trí trên tường ngầm của ngôi mộ. Giá vé vào thăm quan

Đặc sản Thiểm Tây

Đến du lịch Thiểm Tây ăn gì? Món ăn ngon đặc sản Thiểm Tây

Các món ăn nổi tiếng tại Thiểm Tây có thể kể đến như:

Mì Liuxiang (Mỳ Liễu Hương),

Mỳ Mã Hổ, Mỳ thủ công Mã Lợi Á,

Mỳ rau bó xôi sợi xanh Laoyanjia

Mỳ BiangBiang

Vụn bánh mì chan canh thịt cừu, ….

Nên đi mua sắm ở đâu khi du lịch Thiểm Tây?

chợ Muslim nổi tiếng với các món ăn, thực phẩm

chợ đêm Beiyuanmen, chỉ bày bán vào buổi tối bán các loại chim quý, thực phẩm, món ăn quý hiếm,…

Tòa nhà Wanda, là khu trung tâm mua sắm các mặt hàng như thời gian, thực phẩm, điện tử

Parkson mall là trung tâm mua sắm lớn tại thiểm tây

Tian yi Jade factory bán các loại tượng bích ngọc, đồ cổ quý hiếm; Parkson Mall, trung tâm mua sắm lớn tại Thiểm Tây

Và còn nhiều địa điểm mua sắm, shopping khác tại Thiểm Tây, hãy đến và khám phá.

Lưu ý đổi tiền khi đi du lịch Trung Quốc

Để đổi tiền Nhân Dân Tệ nhanh và thuận lợi các bạn nên qua Hà Trung là nơi đổi tiền tập nập nhất Ở Hà Nội với tỷ giá khá thấp hoặc hàng đổi tiền số 1 phố Trần Phú rất uy tín, hiệu vàng Phú Vân phố Lương Ngọc Quyến.

Cách phân biệt tiền Nhân dân tệ thật hay giả: nên lấy tiền mới, khi nghiêng ra ánh sáng có các hình chìm rõ, nét. Tiền không bị nhòe hình, cảm giác ráp khi chạm vào phần cổ áo của Mao Trạch Đông.

Thông tin quan trọng về đại sứ quán khi du lịch Trung Quốc

1. Đại sứ quán Việt Nam tại thành phố Bắc Kinh đường Guang Hua Lu, No 32, Beijing.100600, SĐT: 65 321 155, 65 321 125

2. Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu tại Hotel Landmark B building north 2nd floor, Qiaoguang rd (Haizhu square), Guangzhou, SĐT: 83305916

3. Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh tại 1 floor Touzi Dasha 109 Minzu Avenue Nanning, SĐT: 551 0562

4. Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh, Trung Quốc: Room 507, Hong Ta Mansion, No 155, Beijing Road, Kunming, China, SĐT: 86-871-3522669; +868713515889

5. Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Hồng Kông, Trung Quốc tại 15/F, Great Smart Tower, 230 Wan Chai Road, Wan Chai, Hongkong, SĐT: 2591 4517. 2591 4510

6. Thượng Hải tại 3F, Huachen financial mansion. No 900, Pudong Ave, Shanghai. Postcode: 200135, SĐT: +86-21-68555871 / 68555872/13472652588

7. Văn phòng đại diện Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Loan tại Tầng 3, 65 đường Sung Chiang, Đài Bắc SÐT: (886-2) 2516 6626. Fax: (886-2) 2504 1761

Đăng bởi: Nghĩa Trần Hữu

Từ khoá: Kinh nghiệm du lịch Thiểm Tây, Trung Quốc cảnh đẹp, đặc sản

Kinh Nghiệm Du Lịch Hầm Hô, Bình Định: Cảnh Đẹp, Đường Đi

Đất võ Bình Định nổi lên với nhiều danh thắng cực đẹp và hấp dẫn như Quy Nhơn, Eo Gió…Để tiếp nối những ngày khám phá nơi đây thì hôm nay chuyên mục gửi tới bạn kinh nghiệm du lịch Hầm Hô Bình Định cụ thể: Cảnh đẹp, đường đi hi vọng sẽ giúp ích được nhiều cho bạn.

Kinh nghiệm du lịch Hầm Hô, Bình Định 2023

Du lịch Hầm Hô có gì chơi vui, thú vị?

Hướng dẫn đường đi tới Hầm Hô, Bình Định

Vị trí: Hầm Hô nằm tại xã Tây Phú huyện Tây Sơn của tỉnh Bình Định. Khu du lịch này cách thành phố Quy Nhơn chừng 49km về hướng bắc.

Từ thành phố Quy Nhơn bạn đi dọc theo hướng quốc lộ 1 về Tây Bắc, tới khi thấy được quốc lộ 19 thì rẽ trái, đi thêm về hướng Tây Sơn. Bạn đi tới khi thấy cầu bắt qua sông Kút thì rẽ trái là thấy biển chỉ dẫn vào khu du lịch Hầm Hô, Bình Định.

Cảnh đẹp Hầm Hô

Du lịch Hầm Hô có gì hay? Các điểm tham quan, vui chơi ở Hầm Hô

Du lịch Hầm Hô có gì hay? Hầm Hô cái tên còn khá lạ lẫm với mọi du khách trong và ngoài nước nhưng thực sự lại là một điểm sáng trong du lịch Bình Định với vô vàn các điểm tham quan tuyệt đẹp. Hầm Hô là một khung cảnh không gian hùng vĩ với sự kết hợp hài hòa của sông, nước, núi, non. Bạn chắc sẽ bị hút hồn nếu như đã đặt chân tới đây dù chỉ một lần.

Về bản chất thì Hầm Hô là một đoạn sông dài khoảng 3km chạy men theo dãy núi Trường Sơn huyền thoại với những tảng đá có kích thước lớn nhỏ khác nhau với muôn hình vạn trạng. Cộng với đó là hệ sinh thái hai bên vô cùng phong phú và kỳ bí hoang sơ.

Đá tiếp đá trùng trùng điệp điệp dựng thành hàng cao chót vót. Khi được những tia nắng chiều vào, những khối đá trở nên lung linh, ánh lên nhiều màu sắc rực rỡ trông tựa như những viên kim cương lấp lánh dưới làn nước trong xanh.

Đường tới Hầm Hô

Khi ra đến vùng hồ trên những chiếc thuyền nhỏ lãng đãng thì một khung cảnh tuyệt vời hiện ra trước mắt. Những tán lá cây phủ xuống dòng nước mát lạnh trong vắt dưới bầu trời xanh ngút ngàn, thoang thoảng cơn gió thổi mùi hương của hoa rừng và cỏ cây thơm ngọt, tất cả tạo nên một cảm giác vô cùng yên bình và nên thơ. Bạn sẽ cảm nhận được sự tĩnh lặng, thanh bình của tự nhiên, thỉnh thoảng vang vọng lên đâu đó tiếng chim rừng thánh thót.

Một số hoạt động ở Hầm Hô:

Tham quan các di tích lịch sử như: hang Bảy Cử, Dinh Tiên Hiền,…

Đi kayak, câu cá,…

Đốt lửa trại, xem văn nghệ, hát bài chòi

Thưởng thức các món ăn đặc sắc như: Chim mía rô ty, cá mương chiên cuốn bánh tráng, bánh ít,…

Đăng bởi: Nguyễn Lê Khánh Nhi

Từ khoá: Kinh nghiệm du lịch Hầm Hô, Bình Định: Cảnh đẹp, đường đi

Kinh Nghiệm Du Lịch Mùa Hoa Ban Tây Bắc Từ A

Nội dung chính

Hoa ban Tây Bắc nở khi nào?

Ban Tây Bắc hay còn có tên gọi khác là hoa ban, hoa ban trắng Tây Bắc, ban sọc,…là một loài hoa thuộc họ Đậu, có nguồn gốc từ đông nam Châu Á. Phát triển thành cây bụi lớn hoặc cây thân gỗ có chiều cao từ 10-12m. Hoa có màu trắng xen lẫn các sọc màu hồng đậm, nhạt. Hoa ban khi nở thường có 5 cánh rõ rệt. Nếu nhìn xa bạn sẽ có cảm giác những cánh hoa này có hình giống như hình cánh bướm. Loài cây này cũng có quả và quả của chúng có hình dáng giống như những quả đậu dài. Lá cây có hình thù độc đáo, giống như hai hình trái tim ghép vào nhau. Mặt dưới lá cây thường có lông trắng, mặt trên thì nhẵn nhụi. Vào mùa đông, cây hoa ban Tây Bắc thường rụng hết lá để dồn nhựa sống cho cây phát triển trong mùa xuân. Ban Tây Bắc là một trong những loài cây có sức sống mãnh liệt. Dù sống trong điều kiện thời tiết vùng cao khắc nghiệt hay trên những vách đá nhấp nhô thì loài hoa này vẫn vươn mình khoe sắc giữa đất trời. 

Hoa ban Tây Bắc thường nở rộ vào khoảng tháng 3 đến đầu tháng 4 hàng năm

Ý nghĩa của hoa ban Tây Bắc

Không chỉ là loài hoa biểu trưng cho núi rừng Tây Bắc mà hoa ban còn mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt, gắn liền với người con gái tên Ban. Ban là một cô gái xinh đẹp, sinh ra trong một gia đình giàu có. Cô nàng còn vô cùng đảm đang, khéo léo và có giọng hát hay nên được nhiều chàng trai đem lòng cảm mến. Sau đó, Ban đem lòng yêu một chàng trai nhưng không được ba mẹ đồng ý. Không chấp nhận cảnh chia ly, hai người quyết định bỏ trốn để được hạnh phúc bên nhau. Tuy nhiên, ước nguyện lại không thành, chàng và nàng chết khi câu chuyện tình yêu còn dang dở. Khi chết, nàng hóa thành loài cây có hoa màu trắng tinh khôi pha lẫn sắc hồng tím man mác. Từ đó, người dân Tây Bắc đặt tên cho loài hoa ấy là hoa ban – một loài hoa tượng trưng cho nét đẹp thuần khiết, tinh khôi và sự thủy chung của người con gái Tây Bắc. 

Hoa ban tượng trưng cho vẻ đẹp trong sáng, thủy chung của người con gái vùng cao

Những địa điểm ngắm hoa ban Tây Bắc đẹp không thể bỏ lỡ Điện Biên

Nhắc tới mùa hoa ban ở Tây Bắc thì Điện Biên là địa danh được nhắc tới đầu tiên. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với hoa ban nở trắng rừng Tây Bắc mà còn được biết tới với lễ hội Hoa Ban được tổ chức hàng năm với quy mô lớn. Tại Điên Biện, mùa hoa ban cũng là mùa đẹp nhất trong năm, thích hợp để du khách tới tham quan du lịch. Hoa ban Điện Biên thường nở rộng vào khoảng đâu tháng 3. Đi dọc những cung đường dẫn vào trung tâm thành phố hay trên các đỉnh đèo nhấp nhô bạn đều có thể chiêm ngượng vẻ đẹp tinh khôi của loài hoa này. 

Một số địa điểm du lịch khác tại Điện Biên để bạn khám phá như: đèo Pha Đin, tháp Chiềng Sơ, vườn anh đào Mường Phăng, động Pa Thơm,….

Hoa ban nở ở Điện Biên

Mộc Châu

Mộc Châu cũng là một trong những điểm đến không thể bỏ lỡ vào mùa hoa ban Tây Bắc. Để có thể chiêm ngưỡng hình ảnh hoa ban Tây Bắc đẹp nhất bạn có thể lựa chọn một số địa điểm như: 

Đoạn đường chạy dọc theo quốc lộ 6. Bắt đầu từ ngã 3 đường mới cho tới cuối thị trấn. Đây là khu trung tâm thị trấn Mộc Châu do đó rất thuận tiện để ngắm cảnh đẹp Tây Bắc mùa hoa ban. 

Ngoài ra, còn có các địa điểm du lịch Mộc Châu khác để bạn ngắm hoa ban nở như: đoạn gần Chiềng Hắc (qua khách sạn Sao Xanh), khu vực công viên gần Động Sơn Mộc Hương hay đoạn gần với nghĩa trang liệt sỹ huyện Mộc Châu cũng trồng rất nhiều hoa ban để bạn có dịp chiêm ngưỡng. 

Ngoài ra, khi đi du lịch Mộc Châu mùa xuân, nếu may mắn bạn cũng có dịp chiêm ngưỡng những đồi hoa mận, hoa đào nở trắng còn sót lại. Bạn cần lên kế hoạch sớm để có thể check in được nhiều địa điểm du lịch khác tại Mộc Châu như: đồi chè, thác dải yếm, thung lũng mận Nà Ka,…

Mùa xuân hoa ban, hoa mận, hoa đào nở trắng Mộc Châu

Sơn La 

Tại Sơn La cũng có một cung đường ngập tràn ban trắng trong mùa xuân. Cung đường này nằm giữa xã Mường Thải và xã Huy Thượng, Phù Yên, Sơn La hay còn được gọi là đèo Ban. Ngay dưới chân đèo Ban còn có suối Ban, bản Ban 1, Ban 2 cũng có rất nhiều hoa ban được trồng du khách có dịp chiêm ngưỡng. Ngoài đèo Ban bạn cũng có thể di chuyển tiếp theo quốc lộ 37 để tới đèo Nhọt hay ngã ba Cò Nòi cũng có rất nhiều rừng hoa ban Tây Bắc nở rộ trong những ngày tháng 3. 

Đến Sơn La những ngày tháng 3 bạn cũng có thể tranh thủ ghé qua thị trấn Bắc Yên để săn mây trên đỉnh Tà Xùa. Đây là một trong những mùa săn mây đẹp nhất. Khả năng xuất hiện biển mây thường rất lớn, chính vì vậy mà bạn không nên bỏ lỡ chúng trong lịch trình tới Sơn La mùa hoa ban của mình.

Dọc các cung đường hay trên các sườn núi tại Sơn La đều có sắc trắng của hoa ban

Phương tiện di chuyển

Có nhiều hình thức di chuyển để bạn lựa chọn như đi xe máy, xe khách, xe ô tô,…Trong đó, việc di chuyển bằng xe máy sẽ thuận tiện nhất. Bạn có thể dễ dàng ngắm và quan sát hoa ban dọc đường đi cũng như chủ động hơn về thời gian và lịch trình của mình. Tuy nhiên, nếu tay lái không đủ chắc các bạn có thể lựa chọn việc di chuyển bằng ô tô, xe khách xuất phát từ Hà Nội lên Điện Biên, Mộc Châu, Sơn La sau đó thuê xe máy để di chuyển tới các điểm ngắm hoa. 

Một số lưu ý khi đi du lịch Tây Bắc mùa hoa ban

Tùy thuộc vào thời tiết mà thời điểm hoa ban có thể nở sớm hoặc muộn hơn so với bình thường. Bạn cần theo dõi thời tiết cũng như thường xuyên cập nhật những thông tin mới để lựa chọn thời điểm du lịch hợp lý nhất. Ngoài ra, trước chuyến đi hãy gọi điện hỏi chủ khách sạn hay homestay bạn thuê về thời tiết để có phương án dự phòng trong trường hợp thời tiết xấu. Bạn cũng nên đặt phòng khách sạn sớm để tránh tình trạng hết phòng, đặc biệt vào dịp cuối tuần hay những ngày lễ tết. 

Mùa ban Tây Bắc vào mùa xuân nên nhiệt độ tại vùng cao thường khá lạnh. Đi du lịch trong thời điểm này các bạn nên chuẩn bị quần áo, mũ, khăn ấm áp để bảo vệ cơ thể. Nếu di chuyển bằng xe máy thì áo phản quang, giáp gối, khuỷa tay và một chiếc mũ bảo hiểm chắc chắn là không thể thiếu trong chuyến đi của bạn. 

Trước khung cảnh thiên nhiên thơ mộng thì đừng quên mang theo máy ảnh, pin dự phòng, sạc điện thoại để lưu lại những bức ảnh đẹp hoa ban Tây Bắc đem về làm quà cho bạn bè, người thân của mình. 

Hoa ban Tây Bắc không chỉ đẹp mà còn là thứ “đặc sản” không thể thiếu của vùng cao. Đã có biết bao những tác phẩm nghệ thuật ra đời để mô tả về vẻ đẹp của loài hoa tinh khôi này. Mùa ban Tây Bắc đến rồi, bạn đã có kế hoạch gì cho chuyến du lịch Tây Bắc của mình chưa? Nếu chưa, thì hãy mau mau chuẩn bị hành lý và lên đường thôi nào!

Đăng bởi: Phúc Nguyễn

Từ khoá: Kinh nghiệm du lịch mùa hoa ban Tây Bắc từ A-Z

Yên Tử Quảng Ninh – Kinh Nghiệm Du Lịch “Đất Thiêng” Tiên Cảnh (2023)

Núi Yên Tử

Kinh nghiệm du lịch Yên Tử chi tiết nhất 2023

Đỉnh thiêng Yên Tử là một trong những ngọn núi có thảm thực vật phong phú nhất Việt Nam. Dần dà, núi Yên Tử trở thành địa điểm được nhiều du khách lựa chọn cho chuyến du lịch của mình. Nhiều ngôi chùa cổ kính với lịch sử lâu đời hòa cùng làn sương mây huyền ảo như chốn bồng lai khiến lòng người lắng đọng. 

Đỉnh Yên Tử

Trong các nguồn giới thiệu về Yên Tử thì nơi đây nằm trong cánh cung Đông Triều. Với độ cao trung bình khoảng 600m. Nơi cao nhất của đỉnh thiêng Yên Tử thì đạt đến độ cao 1068m. Đỉnh Yên Tử được xem là trung tâm cội nguồn của Phật giáo Thiền Tông thuần Việt do chính người Việt sáng lập. Nơi đây hội tụ các công trình kiến trúc cổ từ thời phong kiến Lý – Trần – Lê – Nguyễn. Những công trình văn hóa phật giáo này thể hiện rõ sự phát triển của mỹ thuật, kiến trúc và điêu khắc theo chiều dài sử Việt. 

Du lịch Yên Tử

Video phượt núi Yên Tử Núi Yên Tử ở đâu?

Núi Yên Tử ở đâu? Quần thể khu di tích Yên Tử là hệ thống di tích văn hóa thiền phái Trúc Lâm tại Việt Nam. Thuộc khu vực ranh giới giữa 3 tỉnh Bắc Giang – Hải Dương – Quảng Ninh. Cách Hà Nội 140km, Hải Phòng 43km. Khu du lịch Yên Tử được phân thành các khu vực riêng biệt. Gồm: 

Khu di tích danh thắng Đông Yên Tử, thuộc TP. Uông Bí, Quảng Ninh.

Khu di tích danh thắng Tây Yên Tử, huyện Yên Dũng, Bắc Giang.

Khu di tích lịch sử nhà Trần, thuộc địa phận Đông Triều, Quảng Ninh.

Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc – Thanh Mai, thuộc huyện Chí Linh, Hải Dương.

Bản đồ du lịch Yên Tử

Hướng dẫn du lịch Yên Tử cho bạn

Yên Tử Quảng Ninh

có địa hình núi rừng bao quanh. Vì vậy, muốn đến

khu du lịch Yên Tử

, bạn phải trải qua nhiều chặng đường khác nhau.

Du lịch Yên Tử

bằng máy bay: Tại sân bay Cần Thơ, TP. HCM, Hà Nội… có các tuyến bay đến Hải Phòng với giá vé khá rẻ (khoảng 500.000 – 1.000.000đ). Từ TP. Hải Phòng, bạn bắt xe đến chân núi để lên Cáp treo đi

đỉnh Yên Tử

Yên Tử ở đâu?

Hoặc từ Hà Nội và các thành phố lân cận, bạn cũng có thể tự phượt hoặc thuê xe du lịch. Tuyến gần và dễ đi nhất là theo hướng QL18. Đến đoạn Chùa Trình thì rẽ trái khoảng 10km nữa sẽ đến

Yên Tử

(yêu cầu bạn phải có kỹ năng phượt và tay lái vững để đi được đường núi).  Bạn cũng có thể bắt xe khách đi Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí để đến chùa Trình. Từ đây ngồi xe buýt đến núi cũng là một lựa chọn không tồi (giá vé chỉ 10.000đ).

Check-in khu du lịch Yên Tử

Đặt tour du lịch cho chuyến đi của bạn thì càng tốt. Chỉ cần đưa ra yêu cầu du lịch của bạn, các địa điểm bạn muốn đến tham quan, thời gian và mức giá bạn mong muốn. Công ty du lịch Nụ Cười Mê Kông sẽ giúp bạn có một chuyến hành trình tuyệt vời nhất. 

Đi bằng xe điện du lịch

Đi cáp Treo đến đỉnh Yên Tử

Chiêm ngưỡng cảnh rừng núi nguyên sinh từ trên cao là một trải nghiệm đáng nhớ đối với nhiều du khách. Khi xe đến núi, bạn cần đi bộ hoặc ngồi xe điện tầm 1km để đến trạm cáp treo. Chỉ mất tầm 15.000 – 20.000đ để ngồi xe điện. Tuyến cáp treo Yên Tử sẽ đưa bạn từ độ cao 50m đến độ cao 450m so với mực nước biển. Tổng độ dài cáp treo là khoảng 2.104m với 2 tuyến tương ứng: 

Tuyên 1: Thung lũng Giải Oan đến Chùa Hoa Yên. Một chiều 200.000 đồng/người – Khứ hồi 280.000 đồng/ người

Tuyến 2: Chùa Một Mái đến Khu tượng An Kỳ Sinh. Một chiều 200.000 đồng/người – Khứ hồi 280.000 đồng/người

Thời gian cáp treo hoạt động:

Mùa lễ hội (tháng 1 – 3 âm lịch): phục vụ từ 5h – 20h hàng ngày.

Thời gian khác (tháng 4 – 12 âm lịch): phục vụ từ7h – 18h hàng ngày.

Các đối tượng được miễn vé cáp treo Yên Tử:

Tăng ni

Người già trên 70 tuổi (có giấy CMND / thẻ người cao tuổi)

Thương binh (có thẻ thương binh)

Trẻ em cao dưới 1,2m

Cảnh đẹp Yên Tử qua cáp treo

Ngắm cảnh đẹp Yên Tử vào mùa nào?

Đỉnh thiêng Yên Tử từ lâu đã được liệt vào danh sách thắng cảnh như chốn bồng lai. Vậy nên, muốn ngắm cảnh đẹp Yên Tử hòa cùng thiên nhiên núi rừng thì phải tránh những ngày lễ dâng hương lớn. Nơi càng ít người thì bạn mới có thể tận hưởng được vẻ đẹp huyền diệu của nó. Những ngày hạ đến hoặc đầu thu là lúc núi Yên Tử khoác lên mình chiếc áo đẹp nhất. Ít nắng, ít mưa, khí hậu tuyệt vời sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn.

Giới thiệu về Yên Tử

Lễ hội Yến Tử bạn nên tham gia

Đỉnh Yên Tử đón những ngày lễ hội nhộn nhịp nhất vào tháng Giêng hằng năm. Núi Yên Tử thường khai hội vào mùng 10/1 âm lịch. Các lễ hội sẽ kéo dài liên tiếp trong vòng 3 tháng. Vào những ngày này, lượng người đổ về khu du lịch Yên Tử trẩy hội thường rất đông và náo nhiệt.

Ngày 23/1 âm lịch: Giỗ Đệ Tam Tổ Huyền Quang

Ngày 18/2 âm lịch: Giỗ Thiền Sư Chân Nguyên

Ngày 03/3 âm lịch: Gỗ Đệ Nhị Tổ Pháp Loa

Ngày 15/4 âm lịch: Đại lễ Phật Đản

Ngày 15/7 âm lịch: Lễ Vu Lan

Ngày 1/11 âm lịch: Quốc giỗ Đệ Nhất Hoàng Nhân Tông

Lễ hội Yên Tử

Yên Tử có gì? Kinh nghiệm du lịch Yên Tử cho bạn 1. Chùa Đồng – Đỉnh thiêng Yên Tử

Chùa Đồng nằm trên đỉnh núi Yên Tử với độ cao 1068m so với mực nước biển. Đây là ngôi chùa bằng đồng lớn nhất Việt Nam được ghi nhận vào sách kỷ lục quốc gia và cũng được công nhận là “chùa trên đỉnh núi bằng đồng lớn nhất châu Á”. Vào thời hậu Lê thế kỷ 17, một bà phi của chúa Trịnh khởi dựng ngôi chùa làm bằng khung sắt mái đồng như một khám nhỏ. Sau nhiều lần trùng tu và xây dựng, ngày 30 tháng 01 năm 2007 là lần xây dựng chùa Đồng cuối cùng cho đến ngày nay. 

Chùa Đồng trên đỉnh núi

Chùa Đồng tên chữ là Thiên Trúc Tự mang đến đất nước của phật tổ Như Lai và phù hợp với vị trí vô thượng nằm ở trên đỉnh núi Yên Tử. Tương truyền rằng trên đỉnh Yên Sơn nơi đặt chùa Đồng trước kia gọi là núi thiêng, đây là nơi có thể cầu mưa, hô phong hoán vũ trên đỉnh Yên Tử linh thiêng và hấp dẫn du khách cũng là vì thế. Từ trên đỉnh núi hướng mắt nhìn về 4 hướng là cả vùng Đông Bắc như dải lụa xanh thẳm và cảnh đẹp lạ thường. 

Check-in chùa Đồng

2. Chùa Trình chân núi Yên Tử

Chùa Trình hay chùa Bí Thượng, nằm trên sườn đồi ở làng Bí Thượng với lối kiến trúc “nội công ngoại quốc” cổ xưa lộng lẫy. Đây là nơi vua Trần Nhân Tông đã từng dừng chân nghỉ ngơi trước khi leo núi Yên Tử. Ngày nay, chùa Trình đã trở thành cửa ngõ linh thiêng khi du khách khám phá đỉnh thiêng Yên Tử. Và cũng là nơi mọi người gửi gắm hy vọng vào hành trình tới chốt huyền không. Nếu đi Yên Tử bằng xe khách thì chùa Trình là mốc chuyển xe quan trọng khi bạn bắt xe buýt lên núi.

Chùa Trình

3. Chùa Suối Tắm – Gột sạch bụi trần

Chùa Suối Tắm nằm trên thế đất như đầu rùa thiêng bên sườn dốc Cửa Ngăn. Trước chùa là dòng suối xanh mát tĩnh lặng. Tương truyền, hơn 700 năm trước, có lần vua Trần Nhân Tông và đệ tử đã xuống tắm mát ở suối này với ý nghĩa như gột sạch bụi trần trước khi vào cửa Phật. 

Chùa Suối Tắm

4. Chùa Cầm Thực núi Yên Tử

Ngôi chùa nằm trên một đỉnh núi hình “mâm xôi”. Tương truyền vào 700 năm trước, vua Trần Nhân Tông sau khi gột sạch bụi trần và chuẩn bị ăn trưa thì sực nhớ đã bố thí nắm cơm chay cho người hành khất ở Cửa Ngăn. Hai thầy trò nhà vua đã tiêu sái uống nước thay cơm rồi nghỉ trưa trên đỉnh “mâm xôi” này. Để ghi lại sự tích trên, người xưa dựng chùa đặt tên là: “Cầm Thực” (có nghĩa là “không ăn”) như thế khắc ghi đức bố thí cứu độ chúng sinh của Vua Trần Nhân Tông và đệ tử Bảo Sái.

Chùa Cầm Thực

5. Chùa Lân – Thiền viện Trúc lâm Yên Tử

Thiền viện Trúc lâm Yên Tử hay còn được gọi là chùa Lân nằm trong quần thể di tích thắng cảnh Yên Tử. Đây không chỉ là điểm du lịch nổi tiếng mà còn là chốn tâm linh nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành. Để lên tới đỉnh chùa bạn phải vượt qua hơn 6000 bậc đá, băng qua cánh rừng trúc và rừng thông xanh thẳm. Nổi bật nhất tại chùa là Quả cầu được đặt trên một bệ đá có tiết diện vuông. Quả cầu nặng 4 tấn, và được ghi nhận là Quả cầu Như ý lớn nhất Việt Nam.

Chùa Lân – Thiền viện Trúc lâm Yên Tử

6. Chùa Giải Oan – Suối Giải Oan

Chùa Giải Oan nằm ngay trước dòng suối Giải Oan. Đây là nơi mà nhà vua đã lập đàn giải oan cho các cung phi vô tội chịu phạt. Cũng có rất nhiều truyền thuyết xưa cũ ly kỳ xoay quanh ngôi chùa. Bạn cũng đừng ngần ngại ngắm cảnh trí nơi đây sơn thủy hữu tình, nâng bước hành hương “Thượng Sơn” chiêm bái chốn Tổ Thiền Trúc Lâm.

Chùa Giải Oan – Suối Giải Oan

7. Chùa Hoa Yên – Chùa Cả 700 tuổi

Chùa Hoa Yên là ngôi chùa to nhất nên còn được gọi là chùa Cả. Chùa vốn được khởi dựng từ thời nhà Lý, lấy tên là Phù Vân. Trên 700 năm trước, chùa chỉ là một thảo am rất nhỏ, là nơi để Phật hoàng Trần Nhân Tông giảng đạo, lấy tên là Vân Yên. Đến đời nhà Lê, khi Lê Thánh Tông đi qua chùa thấy hoa lá xanh tươi, sương khói la đà mới đổi thành Hoa Yên. 

Chùa Hoa Yên

8. Chùa Một Mái núi Yên Tử

Thời Trần, Chùa Một Mái vốn là Am Ly Trần với không gian tĩnh lặng, cách xa nơi trần tục. Vua Trần Nhân Tông thường sang đây đọc sách, soạn kinh. Chùa thường được gọi là Bán Thiên Tự hay Chùa Bán Mái. Vì nó nằm lưng chừng núi, một nửa ngôi chùa ở ngoài trời, còn một nửa trong hang động – “Thanh Long Động”. Ở vị trí địa thế độc đáo, không gian hẹp, đường vào chùa men theo vách đá chênh vênh. Kiến trúc chùa chỉ có bốn gian đơn giản nhưng chứa đựng nhiều chuyện xưa sâu sắc. 

Chùa Một Mái

9. Chùa Vân Tiêu – Vườn tháp Vọng Tiên Cung

Chùa Vân Tiêu nằm tại phía Tây núi Yên Tử. Khi xưa, Vân Tiêu chỉ là một am nhỏ gọi là Am Tử Tiêu. Sau khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông hiển Phật, Đệ Nhị Tổ Pháp Loa đã cho xây lại thành chùa lớn. Trước chùa là Vườn tháp Vọng Tiên Cung nằm trên thế đất giữa lưng chừng núi. Vườn tháp tựa như hòn ngọc nổi bật giữa cảnh đẹp xanh biếc của núi rừng. Tô điểm thêm hai cây tùng cổ thêm phần thanh tịnh, cổ kính. Xung quanh chùa được bao phủ tầng tầng, lớp lớp sương mây nhè nhẹ trôi. Tạo cảm giác thoắt ẩn thoắt hiện như chốn tiên cảnh. 

Vườn tháp Vọng Tiên Cung

10. Chùa Bảo Sái núi Yên Tử

Chùa Bảo Sái

11. Am Lò Rèn núi Yên Tử

Theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử, Am Lò Rèn là nơi đúc và chế tạo cuốc, xẻng, dao, kéo và các đồ dùng trồng trọt. Cách chùa Giải Oan chỉ khoảng 1km, du khách sẽ ngỡ ngàng với cuộc sống của các Thiền sư nơi đây.

12. Am Ngự Dược – Am Thung

Theo Đại Việt Sử ký Toàn Thư, trước khi tu hành, vua Trần Nhân Tông đã cho xây dựng hai Am này. Núi rừng Yên Tử có rất nhiều thảo dược quý nên Điều ngự đã cho các đệ tử, chúng tăng lấy thảo dược về luyện chế thuốc để cứu độ chúng sinh. Am Ngự Dược là nơi chế tạo thuốc. Am Thung là nơi sản xuất thuốc.

13. Thác Vàng – Thác Ngự Dội – Am Thiền Định 

Hành hương lên Thác Vàng vào khoảng tháng 4 là lúc khiến ai cũng nhớ mãi. Cảnh đẹp nơi đây vừa nên thơ lại huyền ảo làm say đắm lòng người. Trên đường đến Thác Vàng, du khách sẽ gặp Thác Ngự Dội. Tương truyền, đây là nơi Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông ngự tắm. Mùa khô, thác nước chảy róc rách. Đến mùa mưa (tháng 5-8), cả hai ngọn thác đều có nhiều nước và đẹp nhất trong năm. Gần đấy là Am Thiền Định – nơi tọa thiền của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Nhưng hiện nay, am xưa đã không còn, chỉ còn nền am, cỏ cây che phủ kín.

Cổng vào Thác Vàng

14. Đường Tùng – Rừng Trúc

Đoạn đường leo núi Yên Tử lên cõi Phật có một đoạn hai bên đường là những cây tùng lâu năm. Đi trên đoạn đường này, bạn như được hòa mình vào sự trong lành thanh nhã của đất trời. Ngay cạnh đó là một khu rừng trúc xanh mát nhẹ nhàng. Hàng trúc tươi xanh trải dài từ dưới chân núi Yên Tử lên tới đỉnh núi. Ngọn trúc cao vút, xào xạc trong gió như một bản giao hưởng tuyệt diệu của thiên nhiên.

Đường Tùng

15. Tượng An Kỳ Sinh – Khu di tích Yên Tử

Tương truyền, TK thứ III TCN, phương Bắc có một đạo sĩ tên An Kỳ Sinh đã đến đây tu Đạo. Ngài hái thảo dược, luyện đan sa chữa bệnh cứu người. Ngày sau, để tỏ lòng tôn kính với ngài mà người dân đã đổi tên núi An Tử thành Yên Tử và cho dựng tượng để thờ cúng Ngài. Tượng An Kỳ Sinh là một tảng đá tự nhiên có hình đạo sĩ đứng chắp tay cung kính hướng về Tây Phương cao 2,2m. 

Tượng An Kỳ Sinh

16. Cổng trời Bia Phật

Cái tên cổng trời bia Phật được tạo nên bởi lúc lên cổng trời có một mặt đá giống một chiếc oản dâng lên cúng phật. Mặt đá thiên nhiên tạo hóa này có một dòng chữ Hán mờ nhạt duy chỉ còn chữ “Phật” là rõ nét.

Cổng trời Bia Phật

17. Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông

Nhằm ghi nhớ và tưởng niệm công đức của vua Trần Nhân Tông. Toàn dân và đạo pháp đã cho xây dựng tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông. Tượng được đúc từ đồng nguyên chất và được đặt ở nơi cao, cách mực nước biển 1.100m. 

Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông

18. Chùa Hồ Thiên Yên Tử

Chùa Hồ Thiên được xây dựng vào năm 1327 ở độ cao 600m. Đây chính là nơi tu hành của các vua nhà Trần. Sở dĩ có tên là “Hồ Thiên” bởi trong truyền thuyết, đỉnh núi có hồ nước mà hằng năm đều có đôi hạc trắng thường xuyên bay về. Điều đặc biệt, chùa có 13 ngọn tháp cổ thời Trần và Lê – Nguyễn mang tính lịch sử to lớn.

Tháp chùa Hồ Thiên

19. Chùa Trung Tiết

Chùa Trung Tiếu hay chùa Tuyết là biểu tượng cho sự trung thành của Đặng Tảo và Lê Chung. Khi họ về sống và trông coi lăng tẩm của vua Trần Anh Tông. Chùa không chỉ là nơi lưu giữ giá trị văn hóa lịch sử mà còn là một dấu ấn về sự phát triển của Phật giáo Trúc lâm. Đây còn là nơi giáo dục thế hệ sau về đạo lý tốt đẹp của dân tộc – “Tam cương ngũ thường”. 

Chùa Trung Tiết

20. Chùa Quỳnh Lâm

Chùa Quỳnh Lâm nổi tiếng bởi là nơ từng có pho tượng Phật lớn đứng đầu trong An Nam tứ đại khí. Đây cũng là nơi đã làm chủ Phật giáo từ khoảng năm 1317 và là trung tâm đào tạo Thiền phái Trúc Lâm lớn nhất. Ngôi chùa được xây trên ngọn đồi thấp được bao phủ bởi hàng núi rừng hùng vĩ. Nó như một viên ngọc quý ẩn mình giữa chốn bồng lai. 

Chùa Quỳnh Lâm

21. Chùa Ngọc Thanh 

Chùa Ngọc Thanh hay quán Ngọc Thanh không chỉ là một ngôi chùa mà còn là một đạo quán. Chùa được xây trên lưng chừng núi Đạm và hiện thờ 3 vị vua – Trần Minh Tông, Trần Nghệ Tông và Trần Thuận Tông. Danh nhân Nguyễn Trãi cũng từng đến đây nhiều lần và đã làm bài thơ nổi tiếng về quán đạo này với tựa đề “Đề Ngọc Thanh quán”.

Chùa Ngọc Thanh

22. Am Ngọa Vân

Am Ngọa Vân là nơi dừng chân cuối cùng trong cuộc đời tu hành của vua Trần Nhân Tông. Vậy nên, đây được xem là một di tích quan trọng trong vùng địa linh Phật giáo tại Yên Tử. Không những thế, Ngọa Vân còn giữ được phong cảnh thiên nhiên nguyên sơ tuyệt đẹp cùng những cây thông trăm tuổi trải qua năm tháng lịch sử.

Chùa am Ngọa Vân

23. Am Cỏ 

Theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử thì Am Cỏ là nơi ở của vợ vua Trần Minh Tông. Khi chồng mất, bà đã rời khỏi kinh thành và về núi Yên Tử dựng nên Am Cỏ. Hiện nay, Am Cỏ chỉ còn là một dấu tích nền móng bị thời gian che lấp. 

24. Đền An Sinh

Đền An Sinh

25. Khu di tích Đá Chồng

Khu di tích Đá Chồng là một trong những khu di tích Yên Tử xưa cũ. Đây là cụm di tích nằm ở sườn Đông Nam của Đèo Voi. Cách am Ngọa Vân khoảng 3km. Các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều dấu vết của chùa tháp cùng với các tảng Đá Chồng.

Di tích Đá Chồng

26. Chùa Vĩnh Nghiêm

Chùa Vĩnh Nghiêm hay chùa Đức La là trường đại học Phật giáo đầu tiên tại Việt Nam. Đây là nơi ba vị “Trúc Lâm tam tổ” trụ trì và mở trường thuyết pháp. Ngôi chùa này nằm trên ngọn đồi thấp sát sông Lục sau dãy núi Cô Tiên.. Với kiến trúc từ trước đời nhà Trần, chùa có hệ thống tượng phật phong phú, linh thiêng. Đặc biệt là kho mộc bản kinh phật được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới.

Chùa Vĩnh Nghiêm

27. Chùa Am Vãi

Theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử thì chùa Am Vãi là một ngôi chùa linh thiêng. Tất cả bởi sự truyền tai của nhiều người sau khi viếng chùa cầu phúc. Bởi vậy đây được coi là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất miền Bắc. Thường vào dịp lễ hội, không chỉ những của người dân địa phương có nhiều du khách từ khắp nơi đổ về phúng viếng.

Chùa Am Vãi

28. Khu di tích – danh thắng Suối Mỡ

Khu di tích thắng cảnh Suối Mỡ là một cảnh đẹp Yên Tử nổi tiếng hấp dẫn nhiều du khách. Không chỉ sở hữu những con suối thiên nhiên róc rách quanh năm mà nơi đây còn có khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ được bao bọc bởi núi Yên Tử. Cảnh đẹp nhất tại suối Mỡ là đoạn suối có năm bậc thác trải dài từ đền Thượng xuống đền Trung. Tương truyền, đền Suối Mỡ là nơi thờ Công chúa Quế Mỵ Nương thời Hùng Vương, người có công mở rộng dòng suối, dạy dân làm ruộng trồng nương rẫy.

Suối Mỡ

29. Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử

Khi nghe giới thiệu về Yên Tử thì khu bảo tồn Tây Yên Tử cũng thường được nhắc đến. Dãy núi lớn này là một vị trí chiến lược quan trọng trong lịch sử lưu giữ nhiều giá trị văn hóa to lớn của đất nước. Đây còn là một khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất vùng Đông Bắc. Khu bảo tồn trải dài từ 200 – 1.000m so với mực nước biển và có địa hình đồi dốc khá phức tạp. 5 kiểu thảm thực vật: trảm cỏ cây bụi, câu gỗ nhỏ tre nứa, rừng phủ kín thường xanh, rừng lá rộng xen lá kim và rừng gỗ lá rộng. Khu bảo tồn đa dạng với các lớp thú, chim, bò sát và ếch nhái gồm: 27 bộ, 91 họ, 285 loài.

Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử

Những lưu ý khi đến du lịch Yên Tử Quảng Ninh

Nên đi giày mềm hoặc các loại giày có ma sát lớn phù hợp cho việc đi bộ và

leo núi Yên Tử

Trang phục tùy vào mùa, tuy nhiên, bạn nên mang theo dự phòng 1-2 áo do đi bộ leo núi dễ ra mồ hôi. 

Chuẩn bị thêm áo ấm để mặc lúc đi cáp treo.

Khi mua vé cáp treo, bạn nên mua vé khứ hồi thay vì lượt đi lượt về do phải xếp hàng rất lâu, giá vé lại mắc hơn. 

Không nên mua đồ linh tinh dọc đường do đã có nhiều trường hợp chặt chém, bịp bợm và có bảo kê.

Đồ dùng cá nhân, ví tiền, trang sức quan trọng cần phải cẩn thận do lỡ rơi mất hoặc bị móc túi không thể tìm được.

Giữ vệ sinh chung tại khu rừng núi thiêng nhiên.

Check-in cổng Tây Yên Tử

Mong rằng Top 29 điểm đến du lịch tại Yên Tử sẽ giúp bạn tích lũy được kinh nghiệm du lịch Yên Tử 1 ngày. Xuyên qua núi rừng hùng vĩ, trở về với không gian thiên nhiên tĩnh lặng thì quả là một điều tuyệt vời. Bên cạnh việc khám phá Yên Tử, các bạn có thể kết hợp tham quan Vịnh Hạ Long – một địa điểm du lịch nổi tiếng tại Quảng Ninh không thể bỏ qua.

Đăng bởi: Nguyễn Đạt

Từ khoá: Yên Tử Quảng Ninh – Kinh nghiệm du lịch “đất thiêng” tiên cảnh (2023)

Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Hợp Kinh Nghiệm Trạm Tấu Yên Bái Cảnh Đẹp Bình Dị Vùng Tây Bắc trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!