Xu Hướng 9/2023 # Thắng Cố Là Gì? Bạn Có Dám Thử Đặc Sản Tây Bắc Này? # Top 17 Xem Nhiều | Bvta.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Thắng Cố Là Gì? Bạn Có Dám Thử Đặc Sản Tây Bắc Này? # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Thắng Cố Là Gì? Bạn Có Dám Thử Đặc Sản Tây Bắc Này? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tìm hiểu món thắng cố Sapa là gì?

Nguồn gốc món thắng cố

Theo nhiều nguồn tham khảo, Thắng Cố là món ăn có nguồn gốc xuất phát từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Cách đây gần 200 năm, món thắng cố đã du nhập vào Việt Nam theo những người dân du nhập, khi người dân tộc H’mông, Tày, Nùng di trú về Bắc Hà.

Thắng cố là gì? Tên gọi ban đầu là “thoảng cố” nhưng sau được đọc lái thành “thắng cố” có nghĩa là “nồi nước” trong tiếng Mông. Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng thắng cố trong tiếng Mông được hiểu là “khấu tha” nghĩa là “canh thịt”. 

Nguồn gốc món thắng cố truyền thống

Món thắng cố của người H’mong truyền thống được nấu từ thịt ngựa. Về sau, các dân tộc đã có sự cải biến, biến tấu món ăn này bằng cách cho thêm thịt trâu, thịt bò hoặc thịt lợn. Mặc dù có nhiều cách chế biến, sự biến tấu món ăn nhưng thắng cố được đánh giá ngon nhất, chuẩn vị nhất vẫn là ở Tây Bắc Việt Nam. 

Thời tiết Sapa cuối tuần được dự báo mát mẻ, nắng ráo rất thích hợp cho 1 chuyến đi nghỉ dưỡng. Còn chần chờ gì mà không xách balo lên để đi khám phá cảnh đẹp thơ mộng tại Sapa cũng như thưởng thức ẩm thực độc đáo nơi núi rừng mờ sương này. 

Cách làm món thắng cố vùng Tây Bắc

Cách nấu thắng cố ngựa

Nguyên liệu:

Thịt ba chỉ, da, xương sụn, nội tạng ngựa: 1,5kg

Hoa hồi, quế chi, sả, gừng, lá thảo quả

Kỷ tử, hạt sen, ngải cứu, đắng sâm, ký vĩ

Để món ăn được thơm ngon, dậy mùi bạn nên nướng qua thảo quả, muối, địa điền cho thơm rồi xay mịn. Sau đó đem đi ướp với thịt ngựa sẽ tạo nên mùi vị vô cùng hấp dẫn.

Cách nấu thắng cố ngựa đơn giản nhưng hương vị vô cùng hấp dẫn

Cách chế biến:

Bước 1: Nội tạng ngựa bạn đem đi làm sạch, có thể sử dụng muối, chanh hoặc giấm để khử sạch mùi hôi của nội tạng.

Bước 2: Thịt ba chỉ rửa sạch với nước, thái thành miếng dày khoảng 2-3cm. 

Bước 3: Ướp nội tạng ngựa, thịt ba chỉ với các gia vị đã chuẩn bị trong ít nhất 30 phút.

Bước 4: Đem đi xào sơ qua nguyên liệu vừa ướp cho đến khi thịt se cạnh thì đổ nước vào chảo để đun sôi.

Bước 5: Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa. Lưu ý bạn nên vớt bọt liên tục để giúp cho nước dùng được trong và ngọt. Đun sôi trong khoảng 1-2 tiếng là có thể thưởng thức món ăn. 

Cách nấu thắng cố bò

Ngoài món thắng cố ngựa, ở một số nơi, người dân biến tấu với cách làm lẩu thắng cố bò. Cách chế biến nấu thắng cố bò tương tự như thắng cố ngựa, bạn chỉ cần thay đổi nguyên liệu từ nội tạng ngựa, ba chỉ ngựa thành nội tạng và thịt bò.

Cách nấu thắng cố đơn giản nhưng hương vị độc đáo khó quên. Có 1 vài người sẽ cảm thấy khó ăn khi thưởng thức lần đầu. Tuy nhiên, ai đã ăn được món thắng cố sẽ cảm nhận được hương vị đặc trưng núi rừng, kích thích vị giác và khứu giác. 

Cách nấu thắng cố bò ngon miệng

Ăn thắng cố chấm với gì?

Thắng cố chấm với gì? Tương tự như bất kỳ món ăn nào ở dưới xuôi như phá lấu đều cần có 1 bát nước chấm bên cạnh để làm tăng hương vị cho món ăn. Về cơ bản, thắng cố đã có mùi vị và hương vị đặc trưng của nó nên nước chấm không cần quá cầu kỳ. Chỉ cần 1 chút muối trắng/ bột canh thêm chút ớt tạo hương vị cay cay cho món chấm. Hoặc nhiều người sẽ thích chấm với nước xì dầu tỏi băm nhỏ. 

Ăn thắng cố chấm với gì?

Món thắng cố chuẩn vị Tây Bắc nhất là chảo thịt được đặt trên bếp nóng để thắng cố luôn được hâm nóng. Thưởng thức miếng thịt ngựa mềm, đậm vị chấm cùng nước chấm mặn mặn cay cay, nhấp chén rượu ngô cay nồng trong tiết trời Sapa lạnh mờ sương. Chắc chắn đây sẽ là 1 trải nghiệm thú vị mà không phải lúc nào bạn cũng có dịp tận hưởng. 

Khi ăn thắng cố, bạn nên lựa chọn uống rượu ngô để làm giảm bớt mùi vị ngai ngái của nội tạng ngựa. Bạn sẽ phải ngạc nhiên mà giơ bật ngón tay cái khen ngon sau khi uống 1 ngụm rượu và ăn thêm 1 miếng thịt thắng cố. Sự kết hợp hoàn hảo này sẽ khiến bạn muốn ăn mãi mà không ngừng được.

Tìm hiểu thêm: Cách ăn thịt trâu gác bếp ngon, chuẩn vị Tây Bắc

Kết luận

Hi vọng thông qua bài viết này bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc thắng cố là gì? Mặc dù món ăn kinh dị nơi núi rừng Tây Bắc này khiến nhiều người cảm thấy dè chừng khi thưởng thức, nhưng không thể phủ nhận sức cuốn hút, hấp dẫn của nó đem lại. Có lẽ chính vì thế, thắng cố là món ăn đặc sản nhất định nên thử 1 lần khi du khách đặt chân lên Tây Bắc. 

Chuyên mục: Ẩm thực 

Những Món Rau Đặc Sản Tại Sapa Bạn Đã Thử Chưa ?

Đến với Sapa  bạn không chỉ được hoà mình vào  những khung cảnh hùng vĩ , thơ mộng của núi rừng Tây Bắc hay cảm nhận về thời tiết mát mẻ dễ chịu hòa mình vào khung cảnh thơ mộng, giữa cảnh sắc thiên như hoa quyện vào nhau tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình, ngoài ra du khách còn được hòa mình vào không khí  lễ hội đặc sắc của người vùng cao,. Đặc biệt khi đến Sapa du khách còn được thưởng thức những món ăn ngon hấp dẫn như: Rau dớn, rau sắng, cải Mèo, rau bép …đây là đặc sản, hiếm có khó tìm, mọc hoang dại giữa núi rừng thiên nhiên.

1.Rau Chua

Rau chua cũng là một trong những món rau đặc sản Sapa quen thuộc trong những bữa ăn hàng ngày của những người dân địa phương nơi đây. Đây là món rau gém đặc trưng của người dân Sapa, khi ăn lá có vị chua chua, mát mát ăn xong có vị ngọt. Rau chua Sapa thường được dùng ăn kèm cùng các món nhiều mỡ để giảm cảm giác ngấy khi ăn như món thịt ba chỉ luộc, thịt quay, lòng lợn….

2. Rau  Cải Mèo

Rau Cải Mèo loại rau rất sạch, có sức sống mãnh liệt ở Sapa.Cải mèo dễ ăn , giòn giòn và ngon ngon vì vậy đây là loại rau chính trong các bữa ăn hàng ngày của người dân vùng cao Sapa. Loại rau đặc sản Sapa này thường được chế biến với nhiều món như: xào, nấu, luộc hoặc dùng để ăn lẩu. Rau cải mèo Sapa có thể nấu cùng với thịt gà băm rối bỏ thêm gừng vừa có vị ngọt của thịt gà lại có cái ngọt mát, ngăm ngăm đắng của rau cải. Rau cải mèo đặc biệt ngon khi xào với thịt bò, thịt hun khói với vị giòn dai của rau quyện với vị thơm ngon của thịt rừng Tây Bắc.

3. Rau Su Su

Rau su su ở đâu cũng có, nhưng những ngọn rau được trồng ở rừng núi phía Bắc thì bạn sẽ thấy có vị ngon hơn. Su su được trồng bạt ngàn bên các triền núi và sườn núi dọc đường tới thị trấn Sapa,  và trồng ở nơi cao và dốc song mà người dân Sapa vẫn làm giàn cẩn thận để ngọn su su cứ thế mà leo lên cùng với sự thuận lợi của thời tiết. Đó có lẽ là lý do mà ngọn su su hay quả su su ở Sapa mới giòn, ngọt và thơm hơn những ngọn su su được trồng ở những nơi khác. Đi du lịch Sapa, bạn đừng quên gọi món Su Su xào tỏi đảm bảo cực ngon đấy.

4. Nấm Hương

Nấm ương Sapa là một trong những loại rau đặc sản Sapa mà bạn không nên bỏ qua khi đi Sapa. Nấm hương Sapa có một hương vị rất đặc trưng khác hẳn các loại nấm khác. Nấm hương có thể được chế biến thành nhiều món ngon như: xào, các món canh, làm nhân nem, ăn lẩu…. Nấm hương Sapa rất được du khách yêu thích để mua về quà trong chuyến đi du lịch Sapa của mình.

5. Rau Đậu Hà Lan

Rau đậu Hà Lan khá hiếm, được trồng và mọc theo giàn, ngọn rất nhỏ nhưng mềm mang màu xanh nhạt mà non tơ ở Sapa. Loại rau đặc sản Sapa này thường dùng để nấu canh với thịt băm, xương… hoặc đơn giản chỉ là nấu suông nhưng ngon ngọt vô cùng.

6. Rau củ khởi Sapa

Cái tên rau củ khởi vừa lạ lại vừa khó nhớ nhưng nếu nếm thử một lần rồi đảm bảo bạn sẽ chẳng thể nào quên được hương vị hấp dẫn của thứ rau dại (mọc ở hàng rào) này

Rau có vị hơi đắng ngòn ngọt và mùi thơm đặc trưng và là món đặc sản của các nhà hàng ở Lào Cai. Rau củ khởi Sapa thường nấu với nước xương hầm hoặc thịt băm. Khi mới ăn, món rau đặc sản Sapa này sẽ khiến bạn có cảm giác hơi đắng ở đầu lưỡi, nhưng sau có vị ngọt bùi đọng lại, khiến người ăn không chán. Đặc biệt, đây là một loại rau rất tốt cho sức khỏe phụ nữ, trẻ em, là vị thuốc chữa say rượu rất hiệu nghiệm.

7.Rau Dớn

Là loại hình dạng gần giống cây dương sỉ. Nó chỉ thích hợp trong những môi trường hoang dã như khe suối, dưới các tán rừng thấp có độ ẩm cao, nên ít khi trồng được, loại rau này hầu như không xuất hiện trên các hàng quán ở phố thị, nhưng lại là món ăn quen thuộc của một số dân tộc thiểu số, như Cơ Tu, H’mông… Cuối năm, người Cơ Tu thường vào rừng hái rau dớn về để dành ăn trong dịp Tết. Nó không những được xem là vua của các loại rau mà còn là món đặc sản để đãi khách trong các dịp lễ hội.

8.Rau Sắng

9. Rau Ngồng

Có thể hiểu đơn giản, rau ngồng là những cây rau đã già, phần thân cây đã có hoa, nhiều nơi sẽ nhổ bỏ khi hết vụ thu hoạch nhưng người dân nơi đây lại tận dụng, nuôi tiếp để làm nên một loại đặc sản rau Sapa. Có rất nhiều loại rau ngồng tại Sapa, trong đó có một số loại thường được mang ra giới thiệu du khách là ngồng tỏi, ngồng, su hào, ngồng su su…..

Những loại rau này mang rửa sạch, xào với tỏi và thịt. Nếu ăn được đắng, bạn có thể mua về luộc sau đó chấm với mắm có dằm quả trứng luộc. Vị ngọt ở ngọn và cuống pha lẫn chút vị đắng sẽ mang đến sự thú vị trong khi thưởng thức món rau đặc sản này.

10. Rau mầm đá

Rau mầm đá hay còn gọi là rau cải mầm đá nổi tiếng ở Sapa. Rau mầm thường mọc trên các ngọn núi cao, nơi có nhiệt độ thấp. Rau mọc nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 Dương lịch. Rau mầm đá có hình thù gần giống với cải ngồng nhưng to hơn, xung quanh chia ra làm nhiều nhánh có hình tháp nhọn. Rau không nhiều lá, trông khá cứng nhắc, có lẽ chính bởi vậy mà loại rau này được đặt tên là mầm đá.

Cách đơn giản và thường thấy nhất để chế biến nguyên liệu này chính là rau mầm đá luộc. Bởi rau mầm đá rất nhanh nhũn, nên sau khi nồi nước sôi bùng lên thì thả rau vào khoảng 30 giây là chín. Rau mầm đá có thể chấm cùng nước mắm tỏi ớt, nước mắm dầm trứng gà luộc, hay chấm với muối vừng lạc cũng rất ngon. Rau mầm đá thái vát rồi xào với thịt bò, thịt trâu, thịt lợn đều được.

Đăng bởi: Nguyễn Tiến Toàn

Từ khoá: Những Món Rau đặc Sản Tại Sapa Bạn đã Thử Chưa ?

Top 5+ Nhà Hàng Mộc Châu Chuyên “Đặc Sản Tây Bắc” Cực Ngon

1. Nhà hàng Xuân Bắc 181

Vị trí: Quốc Lộ 6 – Chiềng Đi – Mộc Châu – Sơn La

Mở cửa: 9:00 – 23:00

Xuân Bắc 181 – cái tên đứng đầu trong số những nhà hàng Mộc Châu rất được lòng du khách. Quán tọa lạc tại một thung lũng xanh với địa thế lưng tựa núi và nhiều món nước cực kỳ mát mẻ. Đến nhà hàng Xuân Bắc 181 bạn sẽ có cơ hội dùng bữa trong không gian nhà sàn rất đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái.

Nhà hàng nằm trong một thung lũng xanh, có không gian nhà sàn rộng rãi và thoáng mát. Nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn từ gà đồi, lợn bản, cá hồi và các loại rau rừng. Nhà hàng còn có dịch vụ văn nghệ cộng đồng để du khách thưởng thức văn hóa dân tộc Thái.

Đặc điểm nổi bật Lưu ý

Không gian mát mẻ, rộng rãi, mang đậm phong cách đồng báo dân tộc Thái.

Thực đơn đa dạng các món Tây Bắc như: cá suối nướng, nậm pia, gà nướng mắc khén,…

Nhân viên phục vụ nhiệt tình, chuyên nghiệp

Có phòng riêng

Vì quán khá đông nên đặt bàn trước khi đến để được phục vụ nhanh nhất.

Thực đơn chuyên về ẩm thực Tây Bắc cũng là một điểm cộng khiến du khách tò mò khi đến đây. Ngoài những món ăn phục vụ tại chỗ như cá suối nướng, nậm pịa, gà nướng mắc khén, thì bạn cũng sẽ dễ dàng tìm thấy nhiều sản vật núi rừng để làm quà biếu như táo mèo, rượu dân tộc, trâu hun khói,… với mức giá phải chăng. Đến nhà hàng Xuân Bắc 181 thì bạn đừng quên thử món bê chao ngon nức tiếng và canh khoai mán thơm dẻo.

2. Nhà hàng Hoa Mộc Châu

Vị trí: Tiểu khu Bó Bun – Thị trấn nông trường Mộc Châu – Sơn La

Mở cửa: 09:00 – 22:00

Nhà hàng Hoa Mộc Châu tọa lạc trên QL6, rất gần với khách sạn Mường Thanh và khách sạn Thảo Nguyên nên vô cùng thuận tiện để bạn nghỉ ngơi và thăm thú những điểm du lịch đẹp nhất Mộc Châu. Quán nổi bật với phong cách nhà sàn cách điệu – vừa dung dị, gần gũi nhưng cũng không thiếu sự tiện nghi và hiện đại.

Điểm đặc sắc trong thiết kế của nhà hàng chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa chất liệu gỗ trầm ấm và ánh đèn vàng sang trọng. Trên vách tường còn được điểm xuyến thêm những món trang trí thổ cẩm cực kỳ sáng tạo.

Đặc điểm nổi bật Lưu ý

Nhà hàng thiết kế theo phong cách nhà sàn nhưng rất lịch sự, sang trọng và rộng rãi.

Vị trí nhà hàng gần các điểm du lịch nổi tiếng

Giá cả hợp lý, có phòng riêng

Nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp

Menu nhà hàng chủ yếu là các món cá hồi và cá tầm

Menu tại nhà hàng nghiêng về các món ăn được làm từ cá hồi và cá tầm là chủ yếu. Quán sử dụng nguyên liệu là những con cá hồi tươi ngon được nuôi trong môi trường nước lạnh tự nhiên nên thịt chắc, ngọt thanh và không có vị tanh như cá hồi biển. Chỉ với mức giá 250k là bạn có ngay suất cá hồi cực ấn tượng với nhiều món hấp dẫn như gỏi cá hồi, lẩu/cháo cá hồi, hoặc cá hồi hun khói.

3. Nhà hàng Tuân Gù

Vị trí: 244 Nguyễn Lương Bằng – Tiểu khu 13 – Mộc Châu – Sơn La

Mở cửa: 10:00 – 22:00

Du lịch Mộc Châu mà chưa check-in nhà hàng Tuân Gù thì chuyến hành trình khám phá rẻo cao sẽ không còn trọn vẹn. Việc khéo léo kết hợp các nguyên liệu tươi ngon như gà đồi, lợn bản, cá hồi,… với những loại gia vị đặc thù của vùng núi đá như hạt mắc khén, hạt dổi và các loại rau rừng theo công thức riêng đã tạo nên sức hút mãnh liệt níu chân các “thánh ăn” chính hiệu.

Một số điểm nổi bật của nhà hàng được tóm tắt qua bảng sau:

Đặc điểm nổi bật Lưu ý

Thực đơn đa dạng, chuyên các món đặc sản Tây Bắc

Không gian nhà hàng rộng rãi, mát mẻ, thích hợp cho đoàn đông người

Món nhất định phải thử khi đến Tuân Gù là bê chao.

Best seller của quán có thể kể đến là món bê chao thơm nức mũi. Món này được biến tấu từ thịt bê non được chao vừa tới nên thịt mềm ngọt, thơm vị sữa mà không bị khô cứng. Bê chao kết hợp với tương bần thì ngon “số dzách”. Ngoài ra còn có gà đồi nướng chấm chéo hay sâu măng đảo lá chanh nếu làm mồi nhậu thì không gì sánh bằng.

4. Nhà hàng Đông Hải Mộc Châu

Vị trí: Tiểu khu 9 – Mộc Châu – Sơn La

Mở cửa: 07:00 – 23:30

Một số điểm nổi bật của nhà hàng được tóm tắt qua bảng sau:

Đặc điểm nổi bật Lưu ý

Vị trí thuận lợi đến các điểm du lịch nổi tiếng

Không gian nhà hàng thoáng đãng, có nhiều góc sống ảo

Có phòng riêng cho gia đình

Thực đơn đa dạng, chuyên các món đặc sản Tây Bắc như cá nướng, thắng cố, lợn mẹt,…

Thực đơn tại nhà hàng Đông Hải cũng phong phú không kém với nhiều món ăn được chế biến cầu kỳ. Từ món cá nướng Pa Pỉnh Tộp, thắng cố, lợn mẹt,… đến các set lẩu hoa quả thập cẩm ngập tràn rau rừng và topping chất lượng. Trong cái không khí se lạnh của vùng núi đá Mộc Châu, được quây quần cùng bạn bè bên nồi lẩu bê sôi xì xụp, nhâm nhi chút thịt bê non kèm rau cải mèo nhúng lẩu thật sự rất tuyệt.

5. Nhà hàng 75 – Trâu Tây Bắc

Vị trí: Đường Lê Thanh Nghị – Tiểu khu 3 – Mộc Châu – Sơn La

Mở cửa: 08:00 – 22:30

Nhà hàng 75 – Trâu Tây Bắc là điểm đến yêu thích của nhiều đấng mày râu khi muốn “sương sương” vài chai cùng chí cốt. Đặc sản của quán chính là các món ngon được làm từ thịt trâu như trâu nhúng mẻ, trâu nướng, nộm da trâu,… Trong đó nộm da trâu được đánh giá cao vì chúng có vị chua ngọt rất dễ ăn, lạp trâu giòn sần sật thấm vị.

Một số điểm nổi bật của nhà hàng được tóm tắt qua bảng sau:

Đặc điểm nổi bật Lưu ý

Không gian nhà sàn thoáng mát, rộng rãi

Nhân viên phục vụ nhiệt tình, nhanh chóng

Giá cả hợp lý

Menu của quán chủ yếu là các món được làm từ thịt trâu

Riêng những bạn là fan của đồ nướng thì thịt trâu nướng cũng rất đáng để thử. Món này được làm từ thịt bắp trâu ướp cùng gia vị trong nhiều giờ liền. Thịt trâu nướng thành phẩm sẽ có màu đỏ nâu và vị thơm khó cưỡng. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn hương vị nồng nàn của núi rừng Tây Bắc thấm đẫm qua từng thớ thịt.

Đăng bởi: Xuân Bảo Nguyễn

Từ khoá: Top 5+ nhà hàng Mộc Châu chuyên “đặc sản Tây Bắc” cực ngon

Ăn Gì Ở Quảng Ngãi? 5 Đặc Sản Phải Thử

1. Ăn gì ở Quảng Ngãi? Đặc sản don

Nếu may mắn đến Quảng Ngãi vào đúng mùa don, du khách hãy tranh thủ thưởng thức món ăn đặc biệt này. Vào những thời điểm khác trong năm, người Quảng Ngãi thường thay don bằng hến. Dù 2 loài này có cùng họ với nhau, nhưng nếu trong bát không phải con don có màu vàng với những tua hồng bào quanh thì món ăn dù có thêm bao nhiêu gia vị cũng chẳng thể nào đúng kiểu.

Đặc sản Don Quảng Ngãi

Món don đặc sản chỉ gồm một tô nước có màu đùng đục, trong có chứa nhiều con don nhỏ xíu, ít hành tây và một cái bánh tráng gạo nướng. Đơn giản vậy nhưng món ăn đã đi sâu vào tâm trí của mỗi người con xứ Quảng khi xa quê hương

Don Quảng Ngãi

Don

Địa chỉ: Ngã ba Trần Hưng Đạo – Quang Trung

2. Ăn gì ở Quảng Ngãi? Đặc sản Ram bắp

Đặt một miếng bánh tráng lề lên lòng bàn tay, xếp lên đó một miếng ram bắp, một ít rau sống, dưa leo. Sau đó cuộn cả lại, chấm ngập vào chén nước mắm chua ngọt và tận hưởng vị bùi bùi, dẻo dẻo đặc trưng của bắp, mùi thơm của hành chín, giòn rụm của bánh tráng chiên… Tất cả hương – sắc – vị đều hài hòa, đồng điệu trong văn hóa “cuốn” rất đặc trưng của người miền Trung.

Ram bắp được chiên giòn

Ram bắp ăn kèm rau sống và nước chấm

Là món ăn chơi, ăn vặt, nhưng ram bắp cũng là món ngọt ngon, lạ miệng để đãi khách. Nhiều nơi ở Quảng Ngãi còn trang trọng đặt món ăn dân dã này lên mâm cúng, giỗ ông bà, tổ tiên.

Ram bắp

Địa chỉ: 124 Phan Đình Phùng, P. Nguyễn Nghiêm, Tp. Quảng Ngãi, Quảng Ngãi

3. Ăn gì ở Quảng Ngãi? Đặc sản Bún cá ngừ um

Món bún cá ngừ um này là một món ngon đơn giản chỉ có ở vùng biển như Quảng Ngãi, món ăn cũng nói lên sự đơn giản chất phát của con người nơi đây. Chỉ là vài lát cá ngừ tươi um với thơm, ăn cùng với bún tươi, rau sống cùng chén mắm ớt. Nếu đã ăn qua một lần thì bạn sẽ không bao giờ quên được hương vị này, đậm đà va cay nồng khó quên. Cá ngừ thì tươi ngon, thịt mềm được nấu cùng với nước lèo có thơm, có cà chua, củ hành thái mỏng.

Bún cá ngừ Quảng Ngãi

Bún cá ngừ ở Quảng Ngãi thường có màu rất trong, lại ngọt thanh đầy ấn tượng. Thường được bán với giá 15.000/tô.

Bún cá ngừ um

4. Ăn gì ở Quảng Ngãi? Đặc sản Cá niên nướng

Cá niên nướng không cần tẩm ướp cầu kỳ. Người dân chỉ đánh bắt ở suối rồi rửa sạch, dùng que tre vót nhọn xiên dọc thân cá, nướng trên bếp lửa rực hồng. Người chế biến phải thật khéo léo trở đều tay để cá chín được bên trong mà bên ngoài vẫn giữ được màu vàng óng, lớp vỏ giòn.

Đặc sản cá niên

Cá chín vàng, dậy mùi thơm nức. Khi ăn bạn có thể cầm cả con nóng hổi chấm cùng với muối ớt, cảm nhận vị ngọt của thịt, béo, bùi, dai cùng một chút vị đắng của ruột cá rất thú vị.

Cá niên nướng

Địa chỉ: Lô 164 KDC Bà Triệu – TP.Quảng Ngãi

5. Ăn gì ở Quảng Ngãi? Đặc sản Bò hít

Khá giống món gỏi đu đủ ở Sài Gòn, bò hít (vừa ăn vừa hít hà vị cay của ớt) là món ăn vặt được ưa thích ở Quảng Ngãi.

Đặc sản Bò hít

Từng sợi đu đủ xanh giòn trộn đều với tương ớt, gia vị, rau răm trở nên hấp dẫn lạ thường. Mùi cay của rau răm hòa quyện vào mùi thơm đậm đà của nước mắm được muối truyền thống, vị ngọt từ khô bò, độ giòn dai của đu đủ và cà rốt và đặc biệt là vị cay xè của ớt làm tôi chảy nước mắt liên tục, nhưng tay thì vẫn không ngừng gắp vì quá ngon.

Bò hít

Bò hít Quảng Ngãi

Địa chỉ: Góc ngã tư Trần Hưng Đạo – Phan Đình Phùng

Xe khách từ Sài Gòn đi Quảng Ngãi

Xe khách từ Quảng Ngãi đi Sài Gòn

Đăng bởi: Trần Thương

Từ khoá: Ăn gì ở Quảng Ngãi? 5 đặc sản phải thử

Đặc Sản Gia Lai Có Gì?

Với đặc điểm khí hậu thổ nhưỡng đặc trưng, Gia Lai có nhiều đặc sản ẩm thực nức tiếng gần xa. Cùng chúng tôi khám phá ngay những món đặc sản nổi tiếng của phố núi này.

Tác giả: chúng tôi Ngày đăng: 27/07/2023

Với đặc điểm khí hậu thổ nhưỡng đặc trưng, Gia Lai có nhiều đặc sản ẩm thực nức tiếng gần xa. Cùng chúng tôi khám phá ngay những món đặc sản nổi tiếng của phố núi này.

Đặc sản là một món ăn đặc sắc làm nên nét văn hóa ẩm thực của mỗi vùng đất. Gia Lai có nắng gió đại ngàn, những cánh rừng nguyên sinh tốt tươi đã cho ra đời các món ngon khiến du khách ăn một lần là nhớ mãi.

Top các đặc sản Gia Lai có tên trên bản đồ ẩm thực Việt Nam

Phở khô Gia Lai

Phở khô hay còn gọi là phở hai tô. Nghĩa là một phần ăn sẽ bao gồm hai tô: một tô đựng phở và một tô đựng nước lèo. Sợi phở khô Gia Lai làm từ bột gạo, sợi nhỏ, mềm, dai. Trong tô bánh phở sẽ có thêm thịt gà xé, thịt bò bắp, gân bò hoặc thịt heo bằm, rồi bò viên. Thêm hành phi thơm. Nước lèo đậm đà do ninh từ gà hoặc bò tùy theo bí quyết chủ cửa hàng chọn.

Cách thưởng thức phở khô Gia Lai đúng cách mới cảm nhận hết cái ngon của nó. Có thể gia giảm vị mặn nhạt bằng tương nâu làm từ đậu nành, cùng nước tương, chứ không dùng nước mắm. Dùng muỗng xắn tư để sợi bánh phở ngắn lại, trộn đều. Trộn đều cho bánh, thịt, nước béo, gia vị thành một hỗn hợp thắm đượm, giàu chất dinh dưỡng, rồi đưa lên nhai từ tốn … thêm một muỗng nước lèo, nhai thêm vài cái. Chỉ như vậy mới cảm thấy hết hương vị của phở khô Gia Lai.

Bò một nắng

Đứng đầu danh sách đặc sản Gia Lai có thể đem về làm quà đó là bò một nắng. Bò một nắng độc đáo ở chỗ khác hoàn toàn với khô bò vì còn nguyên vị ngọt, mềm của thịt bò tươi. Bò một nắng được người dân vùng núi Krông Pa sáng tạo nên. Từ nguyên liệu thịt bò nạc đùi lấy từ giống bò cỏ, được chăn thả tự nhiên trên những cánh đồng, người dân bản địa tẩm ướp với các gia vị gừng, xả, ớt xiêm xanh rồi đem phơi dưới nắng gắt. Thành phẩm bò một nắng chín khoảng 50-60%, vừa đủ để bảo quản lâu, vừa đủ để khi nướng lên ăn sẽ có vị mềm, ngọt thơm khó cưỡng.

Thịt bò một nắng được chấm với muối kiến vàng là tuyệt hảo!

Muối kiến vàng

Kiến vàng là một loại kiến sống trên cây ở vùng núi Ayunpa. Đây là loại kiến cho giá trị dinh dưỡng cao khi chứa nguồn chất đạm lớn và các axit amin tốt cho sức khỏe. Kiến bắt về được người dân rửa sạch, rang trên chảo rồi giã cùng muối hột, ớt và các loại lá rừng. Muối kiến vàng có vị chua, cay, ngọt chấm tuyệt hảo.

Bún mắm cua

Gây tò mò với du khách nhất là bún mắm cua vì bún này còn có cách gọi khác là bún cua thúi. Loại nước lèo nấu bún mắm cua có sử dụng một loại nước mắm ủ từ cua đồng. Mùi vị khá đặc trưng nhưng cuốn hút. Bún mắm của có thêm heo chiên giòn, thịt ba rọi, chả nem, bánh phồng tôm. Đừng e dè mùi vị mà bỏ lỡ việc thưởng thức món này vì ngay sau đó, vị giác của bạn sẽ bị chinh phục ngay.

Lẩu lá rừng

Lẩu lá rừng là một loại lẩu với nguyên liệu chính là các loại lá rừng. Nước dùng nhúng lẩu được hầm thì thịt, ngọt béo. Bên cạnh đó còn có thịt nướng, nem chua để nhúng vào nồi nước dùng ăn trực tiếp cũng rất ngon.

Lẩu lá rừng ngọt thơm mát cây cỏ, các topping ăn kèm đậm đà. Món ăn nay dù ai khó tính cũng thích.

Mật ong rừng

Nếu muốn mua mật ong rừng thì bạn nhớ note địa chỉ Gia Lai. Bởi lẽ, Gia Lai đặc trưng là rừng. Thứ hai đây là xứ sở của hoa cà phê, hoa rừng thu hút những chú ong tới làm mật. Hằng năm, Gia Lai khai thác được sản lượng mật ong rừng nguyên chất lớn. Mật ong rừng Gia Lai khác với các nơi khác là có màu sậm hơn, ngọt và thơm, sánh đậm, đặc quánh. Càng để lâu thì lại càng ngon.

Chè Shan Tuyết Hà Giang — Đặc Sản Tinh Túy Của Núi Rừng Tây Bắc

Điểm đặc biệt của chè Shan Tuyết

Cây chè Shan Tuyết cổ thụ

Khác với các loại chè trồng trên đồi cao. Loại chè Shan Tuyết này được hái từ cây chè cổ thụ vĩ đại, ở độ cao lên đến 1400m. Chắc chắn rằng khó có thể tìm ra cây chè nào to lớn, lâu năm như ở Hà Giang. Thân cây to đến nỗi một người lớn đứng dang rộng tay cũng ôm không xuể. Trên thân cho đến từng chiếc lá đều có phủ một lớp địa y trắng nhạt. Nhiều người lầm tưởng đây là tuyết bám vào sau một đêm dài sương lạnh. Cành cây lớn và chắc đến nỗi có thể giữ được gần chục người leo trên thân hái chè. Chè Shan Tuyết nằm phổ biến trên các vùng của Hà Giang như vùng núi cao đá vôi Lũng Phìn – Đồng Văn, vùng núi cao đất Phìn Hồ – Hoàng Su Phì,…

Mùa chè Shan Tuyết nhằm vào dịp nào trong năm?

Hái chè Shan Tuyết

Người ta thường thu hoạch chè Shan Tuyết vào 3,4 lần trong năm. Tuy vậy mỗi thời điểm thu hoạch trong nằm thì mỗi mẻ lại có một hương vị khác. Thường thì mẻ chè vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 thì sẽ có chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên đối với những người có kinh nghiệm thì họ lại chia sẻ rằng chè sẽ thu hoạch năng suất nhất vào khoảng tháng 5, tháng 6 hay tháng 8. Vào tháng 11 là khi vụ chè Shan Tuyết cuối được thu hoạch cùng thời điểm với cánh đồng hoa tam giác mạch nở rực rỡ sắc trời. Có hai loại chè Shan Tuyết, một loại nhỏ có tán hình mâm xôi hoặc nến có nhiều ở Lũng Phìn. Chè lá to thì nằm ở khu vực Bó Đuốt, Thượng Sơn.

Công dụng tuyệt vời của chè Shan Tuyết 

Chè Shan Tuyết

Thưởng trà từ xưa cho đến nãy đều giữ được nét văn hóa cổ điển của người Việt, đặc biệt là Hà Giang. Chè Shan Tuyết không thể thiếu ở mỗi nhà dân vùng địa phương và được uống hằng ngày. Uống trà đúng cách sẽ có tác động rất tốt đến sức khỏe cũng như sắc đẹp. Các nhà đông y còn cho rằng trà đắng có tính hàn, kháng lại tính hỏa. Mà hỏa thì sinh ra trăm thứ bệnh, vậy nên bệnh tất mới bị thanh trừ.

Thưởng trà như thế nào mới chuẩn vị?

Đặc sản chè Shan Tuyết Hà Giang

Người ta nói thưởng trà không phải chỉ để uống mà là cả một nghệ thuật. Tùy theo khẩu vị người, với độ tuổi trung niên cho đến người già họ đã quen uống thì sẽ để nhiều chè vị đậm. Còn nếu bạn chỉ mới thử thì có thể bỏ ít chè hơn vào ấm. Bỏ một ít nước nóng vào tráng qua để rửa sạch bụi bám. Sau đó đổ lượng nước vừa đủ vào để 5 phút là đã có một bình trà thơm ngon. Nhìn màu chè vàng quyện như màu mật ong. Nếm một ngụm trà từ đầu ta thấy được vị ngọt nhẹ rồi chuyển dần thành vị đắng trên đầu lưỡi.

Bảo quản chè Shan Tuyết để giữ được lâu hơn

Trà Shan Tuyết

Phần kết lại

Chè Shan Tuyết Hà Giang là đặc sản không thể thiếu đối với người dân địa phương. Mỗi ngày đông se lạnh kéo đến, được thưởng thức ấm trà thì không còn gì bằng. Hơn thế lại rất tốt cho sức khỏe, tránh khỏi việc bị cảm lạnh. Đây hoàn toàn là một món quà ý nghĩa mà bạn nên mua về để làm quà cho bạn bè, người thân.

Khám phá thêm: Đặc sản lạp xưởng Hà Giang thơm ngon khó cưỡng

Đăng bởi: Tâm Nguyễn Đức Băng

Từ khoá: Chè Shan Tuyết Hà Giang — Đặc sản tinh túy của núi rừng Tây Bắc

Cập nhật thông tin chi tiết về Thắng Cố Là Gì? Bạn Có Dám Thử Đặc Sản Tây Bắc Này? trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!