Xu Hướng 9/2023 # Tâm Lý Trẻ Mới Lớn Có Nhiều Đặc Điểm Ba Mẹ Cần Lưu Ý # Top 11 Xem Nhiều | Bvta.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Tâm Lý Trẻ Mới Lớn Có Nhiều Đặc Điểm Ba Mẹ Cần Lưu Ý # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tâm Lý Trẻ Mới Lớn Có Nhiều Đặc Điểm Ba Mẹ Cần Lưu Ý được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tâm lý trẻ mới lớn trải qua giai đoạn phát triển khá phức tạp, có nhiều thay đổi đột ngột khiến trẻ bỡ ngỡ và phải tập thích nghi. Trẻ mới lớn có thể trải qua một số khó khăn tâm lý nhất định, khiến cả ba mẹ cũng phải đau đầu theo.

1. Sự phát triển nhận thức và hành vi trẻ mới lớn 

Trẻ mới lớn thường xem mình là “cái rốn của vũ trụ”, tự đánh giá bản thân cao hơn hiện thực – Ảnh Internet

Tuổi mới lớn được xác định là trong khoảng từ 10 đến 16 tuổi, nghĩa là bao gồm cả giai đoạn dậy thì. Trong quá trình phát triển, các em độ tuổi này có xu hướng tự đánh giá mình cao hơn so với hiện thực và khả năng thật của mình, tự xem mình là “cái rốn của vũ trụ”. Khi gặp thất bại hay không hoàn thành được nhiệm vụ được giao, trẻ rất dễ đau khổ, dẫn tới trách móc và không chấp nhận bản thân. Từ đó, trẻ dễ mất bình tĩnh, nghi ngờ khả năng của bản thân mỗi khi không làm được việc, liên tục so sánh khả năng của mình với các bạn cùng lứa.

Động lực cố gắng của các em thường là do đi theo đám đông, phải giỏi hơn bạn của mình, chứ chưa thực sự xuất phát từ mục đích của chính bản thân. Do vậy, ba mẹ phải đồng hành cùng trẻ mới lớn để giúp con xác định mục tiêu phấn đấu, và nỗ lực hết mình để theo đuổi đam mê của chính mình, tránh rơi vào trạng thái hoang mang, xao lãng bởi sự so sánh năng lực giữa bản thân với bạn bè.

Trẻ mới lớn có xu hướng thần tượng các ca sĩ, diễn viên nổi tiếng – Ảnh Internet

Ở giai đoạn mới lớn này, hình mẫu lý tưởng của trẻ bắt đầu thay đổi, từ thần tượng ba mẹ ở tuổi nhi đồng chuyển sang thần tượng các ca sĩ, diễn viên, nhân vật mà trẻ yêu thích. Trẻ đơn giản thấy người nào đó đẹp, giỏi về khía cạnh này hay khía cạnh khác thì đều đánh giá cao người đó. Trẻ còn ít trải nghiệm, ít kiến thức xã hội, nên trẻ có cách nhìn nhận và đánh giá người khác theo chiều hướng khá cực đoan, cứng ngắc.

Những người được trẻ đánh giá cao thì sẽ được trẻ tin tưởng, yêu quý, thích hoàn thành nhiệm vụ người đó giao phó. Và ngược lại, đối với những người trẻ cho rằng hành vi, lời nói của họ không đúng, không tốt, trẻ sẽ tỏ thái độ chán ghét, không tin tưởng. Vậy nên, ba mẹ nên hướng dẫn trẻ mới lớn đọc sách báo, xem các chương trình truyền hình mang nhiều ý nghĩa để định hướng phát triển tâm lý trẻ mới lớn theo chiều hướng tích cực hơn. Trẻ sẽ học theo những hành vi, lời nói tốt đẹp của nhiều nhân vật đáng tin cậy, từ đó hướng đến hoàn thiện bản thân.

2. Sự phát triển tình cảm, quan hệ bạn bè – đặc điểm rất cần lưu ý trong tâm lý trẻ mới lớn

Tình cảm bạn bè tuổi mới lớn trở nên khăng khít hơn giai đoạn trước đó – Ảnh Internet

Với trẻ mới lớn, tình bạn là vô cùng quan trọng, và được trẻ quan tâm hàng đầu. Trẻ thích chơi với những người bạn giỏi như mình hoặc hơn mình, trẻ chú ý đến phẩm chất của bạn, sự thông minh, vốn kiến thức rộng về mọi mặt chứ không chỉ đơn thuần là kết quả cao trong học tập. Trẻ xem bạn như người thân của mình, khi đã thân với bạn nào đó, trẻ dễ dàng chia sẻ, tâm sự với bạn của mình.

Trẻ Em Có Đi Leo Núi Được Không? Leo Núi Cùng Trẻ Cần Lưu Ý Gì?

Khi bạn chưa có con, bạn liên tục chinh phục ngọn núi này đến ngọn núi khác dù cho đường đi có gồ gề, trơn trượt, dốc cao, mưa, gió, côn trùng,… vẫn chẳng là vấn đề với bạn.

Tuy nhiên, bỗng một ngày, một thiên thần nhỏ xuất hiện trong gia đình bạn, mọi thứ đổi thay.

Bạn “thèm đi”, nhưng lại vướng bận con nhỏ, thì nên làm gì? Câu trả lời rất đơn giản, hãy mang bé đi cùng bạn. Cho dù là trẻ sơ sinh hay trẻ mới tập đi, cũng đều có cách giúp bạn “một công đôi việc”. “Leo núi cùng trẻ” – nghe có vẻ lạ, nhưng tin tôi, bạn sẽ có những giây phút tuyệt vời khó có gì sánh bằng.

Trẻ em mọi lứa tuổi leo núi như thế nào?

Nói về leo núi trẻ em, từng độ tuổi sẽ có những phương cách leo núi phù hợp. Ngoài những kiến thức chăm sóc trẻ ngoài thiên nhiên, bạn còn phải chuẩn bị thật tốt các dụng cụ leo núi hỗ trợ cho chuyến đi của trẻ.

Leo núi cùng trẻ sơ sinh (0-1 tuổi)

Leo núi cùng trẻ sơ sinh nghe có vẻ bất khả thi nhưng thực chất hòa mình vào thiên nhiên lại là một cách tuyệt vời để cha mẹ giảm bớt áp lực sau sinh.

Nên bắt đầu từ lúc trẻ còn nhỏ để không chỉ giúp trẻ thích nghi với nhiều loại môi trường mà còn để tinh thần và thể lực bạn dần quen với việc leo núi cùng em bé. Một chuyến đi dài 200 thước trên con đường bằng phẳng bên cạnh một con sông nhỏ sẽ là một khởi đầu tuyệt vời.

Qua những chuyến đi, hãy liên tục thay đổi từ thói quen leo núi đến vật dụng mang theo, dần dà, bạn sẽ có những chuyến đi thành công bởi đã kinh qua nhiều bài học quý giá.

Có một danh sách vật dụng để kiểm tra và sửa soạn cho chuyến đi từ đêm trước ngày khởi hành là rất hữu ích: Nước, đồ ăn nhẹ, quần áo, tã, khăn lau, kem chống nắng, mũ, và thậm chí là đồ chơi (hoa hoặc đá ve đường cũng có thể dùng làm đồ chơi). Nhớ canh trước lượng sữa thường pha cho bé (nếu bé có uống sữa bột pha) vì ngoài thiên nhiên thì không đầy đủ dụng cụ đo lường như ở nhà đâu đấy.

Leo núi cùng trẻ trong giai đoạn vàng (2-5 tuổi)

Giai đoạn vàng của mọi đứa trẻ (từ 2 đến 5 tuổi) là giai đoạn quan trọng để hình thành nên tính cách và sở thích tốt như leo núi cho trẻ. Ở giai đoạn này, hãy để trẻ tự đi và khám phá cung đường theo những cách khiến trẻ thấy thích thú và say mê nhất, dần dần hình thành được niềm đam mê khám phá thiên nhiên, leo núi của trẻ (một sở thích rất tốt).

Lúc này bạn có thể tiến vào giai đoạn nửa địu nửa leo của con, vì thế luyện tính thích nghi là chìa khóa quan trọng.

Đây cũng là thời điểm bạn có thể bắt đầu cho bé biết nơi sẽ đến và thu hút bé cùng sửa soạn cho chuyến đi. Tin tôi đi, đó là những khoảnh khắc rất tuyệt vời.

Trong giai đoạn trẻ mới biết đi, chúng ta nên xu hướng bắt đầu với quãng đường đi ngắn, nhưng cần phần thưởng to bự dành cho trẻ khi hoàn thành tuyến đường để động viên trẻ tiếp tục cố gắng những lần sau với nhiều thử thách khó hơn. Thú vị hơn nữa, trên đường đi rất có thể gặp nhiều người lạ, họ sẽ cùng bạn khích lệ ngợi khen bé, điều đó tiếp thêm động lực cho bé rất nhiều đấy.

Trẻ rất mau chán, nếu đột nhiên bạn thấy trẻ không còn nhiều hứng thú nữa mà thay vào đó là rên rỉ “Sắp tới chưa ba/mẹ” thì hãy cố gắng đánh lạc hướng chúng bằng cách hỏi chúng đã thấy những gì hay đố tìm được cái gì đó trên đường. Thông thường, trong vòng vài giây, chúng sẽ hoàn toàn quên rằng mình đang rên rỉ và bắt đầu hứng thú với điều bạn vừa nói.

Ngoài ra, phải luôn luôn có nhiều đồ ăn vặt bởi trẻ rất thích ăn vặt. Có nhiều loại đồ ăn nhẹ dùng vào những thời điểm khác nhau rất hữu ích. Khi chúng lớn hơn, hãy để chúng tự gói đồ ăn nhẹ và để chúng tự nói về thời điểm sẽ ăn những món đó.

Mẹo ăn nhẹ bổ sung: Để dành một món ăn đặc biệt khi xuống xe hoặc trong xe. Khi lên tới đỉnh, bạn sẽ có một đứa bé mệt mỏi và hết hứng thú để leo xuống. Nhưng nếu bạn có phần thưởng khi kết thúc chặng đường (hoặc thậm chí một nửa chặng), có thể tạo ra sự khác biệt lớn.

Trẻ tầm tuổi này cũng có thể chơi trò chơi leo núi trong nhà để giúp trẻ linh hoạt và gan dạ hơn. Có một vài đơn vị chuyên thi công tường leo núi trong nhà cho trẻ em rất phù hợp cho các bố mẹ cân nhắc.

Leo núi cùng trẻ tiểu học (7-10 tuổi)

Khi thoát khỏi những năm tháng chập chững mẫu giáo, khả năng phối hợp và sức bền khi leo núi của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể khi lên tiểu học. Bạn có thể cân nhắc những quãng đường dài hơn và bắt đầu xem xét các chuyến đi dài ngày ở vùng quê.

Một số lưu ý chính để trẻ có được trải nghiệm leo núi thú vị: Đảm bảo mang giày phù hợp, đeo một chiếc ba lô vừa vặn và đúng trọng lượng. Cũng như đối với người lớn, việc lựa chọn giày dép, balo và trọng lượng thích hợp sẽ phụ thuộc vào khả năng hiện tại của trẻ.

Bạn có thể tham khảo loại balo 10l quechua chỉ với giá 63k

Leo núi không chỉ giúp trẻ tăng cường sức khỏe, tận hưởng không khí trong lành, mà còn cho trẻ cơ hội học hỏi đa dạng kiến thức từ sinh vật cho đến thực vật, thời tiết, kỹ năng sống,… những thứ sẽ giúp ích rất nhiều trong tương lai. Cả bản thân bố mẹ cũng được học hỏi nhiều vì khi trẻ thắc mắc, chỉ biết hỏi bố mẹ mà thôi.

Ngoài ra, trẻ từ độ tuổi này trở đi có thể rèn luyện sức khỏe, luyện tập độ dẻo dai và lực tay chân thông qua tập luyện leo núi nhân tạo cho trẻ em tại các phòng tập.

Những lưu ý nho nhỏ khi leo núi cùng trẻ Balo càng nhẹ càng tốt

Là cha mẹ, bạn rất dễ rơi vào bẫy suy nghĩ rằng bạn và con bạn cần phải mang theo cả thùng đồ chơi. Thực tế thì, sau khi cuốc bộ một ngày dài với cái balo nặng trịch đồ không cần thiết, bạn sẽ rất dễ có ý niệm muốn quẳng hết chúng đi đấy.

Nếu không phải là dụng cụ sinh tồn thì nên cắt giảm mang theo, trên cung đường đảm bảo có nhiều hoạt động giải trí hơn cả một cửa hàng đồ chơi. Bạn cũng sẽ chẳng có thời gian mà chơi vì bạn còn phải hoàn thành chuyến đi trong khi giữ cho con bạn chăm chỉ theo đuôi nữa.

Sức khỏe và sức bền

Vấn đề thường gặp ở trẻ là chậm. Đôi khi chúng mất tận một phút chỉ để bước một bước; đôi khi chúng chạy vèo vèo, nhưng lệch đường; đôi khi chúng đòi dừng luôn, không chịu đi nữa trong khi bố mẹ thì sức khỏe vẫn tràn trề và tốc độ vẫn ổn định.

Tham khảo bài viết bí quyết khiến trẻ yêu thích leo núi.

Đồ ăn vặt là vị cứu tinh

Vào một ngày khó khăn, không có gì tốt hơn là ăn một thanh sô cô la hoặc một túi khoai tây chiên. Trẻ em cũng cảm thấy như vậy. Mặc dù ở nhà chúng luôn tuân thủ yêu cầu ăn uống lành mạnh, nhưng sau khoảng thời gian dài cố gắng, bạn sẽ thấy mắt chúng sáng lên khi nghe thấy có một cây bánh Oreo trong balo chẳng hạn.

Giữ vệ sinh sạch sẽ

Đánh một giấc ngắn ngon lành ở bất cứ đâu

Trẻ em rất nhiều năng lượng, nhưng sau một đêm ngủ ngoài trời và một buổi sáng di chuyển liên tục, cơ thể chúng vẫn cần được nghỉ ngơi. Chúng có thể lăn đùng lên trên một khúc gỗ rộng hoặc bên cạnh một con suối và bắt đầu ngủ ngon lành. Một chút nghỉ ngơi sẽ giúp trẻ khôi phục lại năng lượng và tâm trạng rất tốt.

Mời bạn xem video về những dụng cụ leo núi cho trẻ cần thiết khi đi leo núi:

Trân trọng quãng đường đi hơn là đích đến

Khi bạn đang hướng đến đích là một phong cảnh như ở thế giới khác hay một hồ nước trên núi xinh đẹp, bạn sẽ dễ dàng đoán trước được điểm đến có gì. Nhưng hãy quan sát những đứa trẻ trên con đường và bạn sẽ thấy rằng chúng hầu như đều tìm thấy niềm vui thuần khiết trong những điều nhỏ nhoi nhất.

Lời khuyên lớn nhất là hãy chỉ đi leo núi cùng trẻ miễn là chính bạn vẫn còn cảm thấy nó thú vị và có ích cho con bạn. Từ đó, bạn mới có thể tận dụng những khoảnh khắc này để tận hưởng thời gian cùng con trên những cung đường tuyệt đẹp.

Đăng bởi: Xuyên Cẩm

Từ khoá: Trẻ em có đi leo núi được không? Leo núi cùng trẻ cần lưu ý gì?

8 Lưu Ý Giúp Mẹ Cắt Móng Tay An Toàn Cho Trẻ

Thời điểm

Có thể xem thời điểm lý tưởng nhất để mẹ cắt móng tay cho con là khi bé ngủ hoặc phân tâm trong lúc ăn. Thời điểm này bé sẽ không, ít cựa quậy nên hạn chế tối đa việc dụng cụ cắt làm tổn thương bé. Ngoài ra, mẹ có thể chọn thời điểm sau khi tắm vì móng tay mềm mại, dễ cắt hơn.

Không gian

Các mẹ nên chọn nơi cắt móng tay cho con có đầy đủ ánh sáng, nếu phòng tối thì mẹ nên bật đèn sáng để tránh cắt nhầm vào thịt con.

Mẹ nên cắt móng tay cho con nơi có đầy đủ ánh sáng

Tư thế

Mẹ ngồi, đặt bé nằm ngửa trên hai đùi mẹ. Nếu bé biết ngồi thì mẹ ngồi đối diện với con, trò chuyện để bé vui vẻ trong lúc được mẹ cắt móng. Tay phải của mẹ cầm bấm móng tay, trong khi tay trái nắm lấy một bàn tay của bé. Giữ chặt bàn tay của bé sao cho chừa phần móng tay và đầu các ngón tay để mẹ dễ cắt, bé không cựa quậy làm có thể làm mẹ cắt vào thịt của con.

Trong quá trình cắt móng tay cho bé, nên kéo hai chân của bé dựa vào ngực mẹ để hạn chế bé quẫy đạp.

Lưu ý: Giữ bàn tay cắt móng tránh xa mặt bé để tránh móng tay rơi vào mặt của con.

Hướng cắt móng

Cắt móng tay dọc theo đường cong của móng. Sau đó bạn dùng dũa để dũa nhẹ nhàng các cạnh thô, sắc nhọn. Các mẹ không nên cắt móng cho bé quá ngắn, sát chân móng vì sẽ làm lộ phần thịt dưới móng, làm bé đau đớn và khó chịu.

Đối với trẻ trong vài tuần đầu khi trẻ mới sinh vì móng lúc này rất mềm và các ông bố, bà mẹ trẻ thường có khuynh hướng cắt nhầm vào da bé nên bạn có thể dùng dũa để làm cho móng tay bé gọn gàng hơn.

Tạo sự thoải mái cho bé

Nếu bạn cắt móng tay cho bé trong khi trẻ đang thức, hãy tạo sự thoải mái cho con bằng cách hát cho bé nghe, kể chuyện, thủ thỉ với bé. Bé yêu của bạn sẽ rất ngoan ngoãn nằm yên để mẹ cắt móng tay cho.

Xử lý khi lỡ cắt trúng da bé

Nếu các mẹ vô tình cắt trúng da bé dẫn đến chảy máu, nên dùng gạc vô trùng đắp lên vết thương cho đến khi máu ngừng chảy. Sau đó bôi chút kem mỡ kháng sinh. Không nên băng bó vết thương vì sẽ gây khó chịu hoặc bé mút vào miệng. Đồng thời, các mẹ nên tránh đút ngón tay bị chảy máu của bé vào miệng để cầm máu vì dễ khiến bé bị nhiễm trùng.

Hãy dùng đồ cắt móng dành riêng cho trẻ để tránh làm tổn thương con

Cách cắt móng chân cho con

Khi mẹ cắt móng tay, trẻ dễ bị nhột, vì vậy hãy mát-xa bàn chân và ngón chân cho trẻ trước khi bạn bấm để giúp mẹ bớt ngọ nguậy hơn. Hãy đặt bàn chân trẻ lên lòng bàn tay bạn rồi lấy các ngón tay và ngón cái của bạn giữ cho ngón chân trẻ được cố định. Nên cắt móng chân nên theo hướng ngang để giảm khả năng móng bị mọc quặp vào trong.

chúng tôi

Bệnh Ghẻ Ở Trẻ Em Và Những Điều Phụ Huynh Cần Lưu Ý

Bệnh ghẻ là bệnh như thế nào?

Bệnh ghẻ là một bệnh da rất phổ biến ở Việt Nam. Do tác nhân là ký sinh trùng cái ghẻ (Sarcoptes scabiei hominis) gây ra. Một điều đặc biệt, đó là chỉ có ghẻ cái mới có khả năng gây bệnh. 

Bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp. Hoặc gián tiếp qua đồ vật mà người mắc bệnh tiếp xúc. Sau đó cái ghẻ sẽ xâm nhập vào da và gây bệnh. 

Triệu chứng đặc trưng nhất của ghẻ là bệnh nhân cực kỳ ngứa đặc biệt là về đêm (vì cái ghẻ đào hang và đẻ trứng vào ban đêm). Ngoài ra khi mắc bệnh các vùng da bị ghẻ xâm nhập sẽ có các tổn thương da là mụn nước rải rác, riêng rẽ ( nhiều nhất ở các vùng da mỏng). Chính vì quan sát thấy những mụn nước này nên người dân đã đặt cho tên gọi bệnh ghẻ là ghẻ nước. 

Trẻ em khi bị mắc bệnh ghẻ có gì khác so với người lớn?

Nhìn chung, việc điều trị bệnh ghẻ ở trẻ em cũng sẽ có đôi chút khác biệt. Do một số thuốc điều trị ghẻ sẽ không thể sử dụng được ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra thì trẻ em khi mắc bệnh ghẻ sẽ có những triệu chứng khá tương tự so với người lớn. Tuy nhiên trẻ sơ sinh thì những mụn nước trong bệnh ghẻ có thể xuất hiện ngay cả ở lòng bàn tay –  bàn chân. 

Khi con ghẻ xâm nhập vào da, trung bình sau khoảng từ 2 – 3 tuần. Trẻ bị bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu của ghẻ. 

Trong đó triệu chứng đặc trưng nhất là bệnh nhân cực kỳ ngứa. Các bậc phụ huynh có thể chú ý biểu hiện rằng trẻ hay quấy khóc nhiều hơn và không chịu ngủ vào ban đêm. 

Chi tiết hơn, các bậc phụ huynh có thể chú ý các vùng da bị ghẻ xâm nhập sẽ có các tổn thương da như sau: 

Mụn nước rải rác, riêng rẽ ở vùng da mỏng như:

Kẽ ngón tay

Mặt trước cổ tay

Nếp dưới vú

Quanh thắt lưng, rốn, kẽ mông,..

Mặt trong đùi

Bộ phận sinh dục

Ở trẻ sơ sinh mụn nước có thể xuất hiện ở lòng bàn tay –  bàn chân.

Đường hầm do con ghẻ đào còn gọi là “luống ghẻ”. Luống ghẻ do con ghẻ đào thành dài 3 – 5 mm phía trên mặt da, thường là một mụn nước nhỏ. Lấy kim chích dịch chảy ra, dùng kim khêu sẽ bắt được cái ghẻ bám trên đầu kim. Đường hầm thường tìm thấy ở kẽ ngón tay, đường chỉ lòng bàn tay, nếp gấp cổ tay.

Trên da có thể có các vết xước, vảy da, đỏ da, dát thâm. Có thể có mụn mủ, chàm hóa.

Ở cả trẻ em và người lớn bệnh ghẻ đa phần ít gây ra những biến chứng nghiêm trọng có hại cho sức khỏe. Chủ yếu là bệnh rất ngứa gây cho người bệnh vô cùng khó chịu, ảnh hưởng cuộc sống. 

Tuy nhiên ở trẻ em do tuổi còn nhỏ, nên trẻ sẽ có xu hướng cào gãi rất nhiều. Điều này làm cho những vết “ghẻ nước” ở trẻ tăng nguy cơ bị bội nhiễm và chàm hóa, lichen hóa. Một số ít trường hợp ghẻ bị bội nhiễm thậm chí còn có thể dẫn đến biến chứng viêm cầu thận cấp, vô cùng nguy hiểm. 

Mặt khác ở một số trẻ còn chưa biết nói. Nên việc phát hiện bệnh ghẻ và chữa sớm tương đối khó khăn hơn nhiều so với người lớn.  

Chẩn đoán

Để có thể chẩn đoán một trường hợp bệnh ghẻ ở trẻ. Các bác sĩ có thể dựa vào một số triệu chứng đặc hiệu như: 

Thương tổn cơ bản như sẩn mụn nước rải rác. Tập trung ở các vùng da non như kẽ ngón tay, mặt trong cổ tay, quanh rốn, mặt trong đùi, bộ phận sinh dục.

Cơ năng: Ngứa nhiều về đêm.

Có tính chất dịch tễ: Trong gia đình, tập thể, nhà trẻ …có nhiều người cùng bị bệnh ghẻ.

Tìm thấy luống ghẻ.

Tìm được cái ghẻ.

Nguyên tắc điều trị bệnh ghẻ

Chẩn đoán sớm và điều trị ngay để tránh biến chứng và lây lan cho cộng đồng.

Điều trị cả những người trong gia đình và người xung quanh nếu phát hiện bị bệnh ghẻ.

Bôi thuốc phải đúng cách (Lưu ý nên được bôi thuốc lúc bé đã ngủ, đặc biệt là đôi bàn tay. Vì trẻ hay có thói quen đưa tay lên mắt mũi miệng.)

Thuốc bôi ghẻ để vị trí an toàn, xa tầm tay của trẻ.

Phải thực hiện vệ sinh quần áo, đồ dùng cá nhân để tránh lây lan cho cộng đồng và tái nhiễm.

Thuốc giúp loại bỏ cái ghẻ ở trẻ 

Đối với trẻ em có thể sử dụng Permethrine,

Trẻ nhỏ hơn 2 tháng có thể sử dụng lưu huỳnh 

Ivermectin ko dùng cho trẻ có cân nặng nhỏ hơn 15kg

Để có thể diệt được con ghẻ là nguồn lây bệnh. Các bạn có thể đun sôi quần áo, chăn màn, các vật dụng tiếp xúc nghi có chứa ghẻ,…. ở nhiệt độ 80 đến 90 độ C trong 5 phút (do ghẻ chết ở nhiệt độ 60 độ C) 

Ngoài ra cái ghẻ cũng sẽ chết khi ra khỏi ký chủ 24-36h. Do đó các bạn cũng có thể dùng cách để quần áo sạch trong tủ 1 tuần sau mới mặc lại để ghẻ tự chết. 

Các bậc phụ huynh đã thấy bệnh ghẻ ở trẻ em có thể đưa đến rất nhiều sự ảnh hưởng cho sức khỏe của bé. Chính vì vậy cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế có uy tín để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Du Lịch Mùa Hè Với Nước Cần Lưu Ý Điều Gì Cho Trẻ?

Những ngày cuối tháng 5, Lễ bế giảng năm học vừa kết thúc cũng là lúc Quốc tế thiếu nhi 01/6 rục rịch chạm ngõ. Quốc tế thiếu nhi 01/06 là ngày lễ thường niên hằng năm dành cho trẻ em. Vào dịp này, các bậc phụ huynh thường tổ chức những chuyến du lịch mùa hè như một món quà khích lệ tinh thần học tập cho các bé đã nỗ lực hết mình suốt 9 tháng qua. Công viên nước với nhiều trò chơi thú vị hay bãi biển mịn dập dờn sóng vỗ là nơi được các bé yêu thích hơn cả. Song chúng luôn tồn tại những mối lo ngại mà khi đi tour du lịch với trẻ, các bậc phụ huynh cần hết sức đề phòng.

Du lịch mùa hè thì bãi biển – Ảnh: Gable Denims

Hay công viên nước là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho trẻ – Ảnh: hathuhuy2003

BẢO VỆ LÀN DA NHẠY CẢM CỦA TRẺ KHI VUI CHƠI DƯỚI NƯỚC

Sau những ngày tháng miệt mài với con số, con chữ và bài giảng trên lớp thì vào dịp Quốc tế thiếu nhi 01/06 của mình, các bé rất thích vùng vẫy dưới làn nước trong xanh của biển, của hồ bơi, của công viên nước cho thỏa thuê. Thế nhưng những triệu chứng dị ứng với nước, bị phồng rộp, đỏ rát do tiếp xúc quá lâu với ánh mặt trời sẽ khiến cho chuyến du lịch của trẻ lẫn cả gia đình không còn vui nữa. Ấy thế nên, các bà mẹ, các ông bố hết mực yêu thương con nhớ chăm sóc thật kỹ lưỡng làn da của bé vì chúng vô cùng nhạy cảm bằng cách thoa các loại kem dưỡng, kem chống nắng khi di tour du lịch mùa hè.

Bôi kem chống nắng ngày hè – Ảnh: Sasin Tipchai

Giúp trẻ vui chơi thoải mái mà không lo bị cháy da – Ảnh: Cristian Negroni

Vào những ngày nóng đỉnh điểm rơi trúng Quốc tế thiếu nhi 01/06 thì các mẹ nên sử dụng loại kem chống nắng có kẽm và titan, không thấm nước với SPF từ 30 trở lên. Bên cạnh đó, thuốc chống côn trùng, chống muỗi cũng quan trọng không kém, nhất là với chuyến du lịch mùa hè dài ngày qua đêm.

Nên sử dụng kem chống nắng không thấm nước, SPF từ 30 trở lên – Ảnh: Sưu tầm

BẢO VỆ MẮT, MŨI, TAI KHI TRẺ TIẾP XÚC VỚI NƯỚC

Tuy nhiên, trong nước biển hoặc ở các hồ không hoàn toàn sạch sẽ 100%, nếu không cẩn thận để vi khuẩn, vi trùng chui vào cơ thể qua tai, mũi, mắt sẽ rất nguy hiểm. Điều cần thiết mà các bậc phụ huynh nên làm chính là vệ sinh lại một lần nữa với nước sạch các bộ phận trên sau khi bé chơi xong và cũng tránh cho bé chơi quá lâu dưới nước.

Nên vệ sinh cho trẻ sau khi vui chơi – Ảnh: Paulina Sobczak

Và cũng không nên để trẻ ngâm trong nước quá lâu – Ảnh: hathuhuy2003

KHÔNG GIAN VUI CHƠI CỦA BÉ LUÔN AN TOÀN VÀ TRONG TẦM KIỂM SOÁT

Nếu như người lớn có thể tự tin vượt qua nhiều thử thách của tour du lịch trắc trở thì các bé với một cơ thể còn non nớt lại không hề chuẩn bị cho điều này. Chính vì thế mà khi đưa trẻ đi du lịch mùa hè ở các công viên nước hay bãi biển, các bậc phụ huynh nên kiểm tra sự an toàn của không gian mà gia đình dự định cho bé vui chơi về độ sâu, tốc độ dòng chảy cũng như các thiết bị xung quanh. Đồng thời, hãy đảm bảo rằng trẻ luôn nằm trong tầm kiểm soát của phụ huynh để khi có biến cố nào xảy đến thì vẫn có thể nắm bắt và hành động kịp thời.

Chỉ nên để trẻ chơi ở những vùng nước nông an toàn – Ảnh: David Sonnweber

Và trong tầm kiểm soát của cha mẹ – Ảnh: Cristian Negroni

TẠO CHO TRẺ CÓ THÓI QUEN TỐT VỚI NHỮNG NGUYÊN TẮC

Trẻ đang trong giai đoạn khôn lớn nên những điều mà bạn dạy sẽ hình thành nên thói quen và cả cách ứng xử, cách sống sau này của chúng. Khi đi tour du lịch xa hoặc ra ngoài, phụ huynh nên giúp trẻ làm quen với những nguyên tắc nên và không nên để bé có thể tự kiểm soát hành vi của mình theo lời cha mẹ một cách đúng đắn nhất.

Với chuyến du lịch mùa hè bãi biển, công viên nước thì một số nguyên tắc như: chỉ được phép chơi ở đâu, thời gian bao lâu, thông báo cho cha mẹ khi muốn đổi khu vực trò chơi,… là điều nên làm. Như vậy, bạn vừa giúp trẻ cách tự lập, chịu trách nhiệm với hành động của mình, vừa có thể tận hưởng kỳ nghỉ mùa hè cùng gia đình chứ không hẳn chỉ là trông nom các bé.

Cha mẹ nên đặt ra các nguyên tắc cho trẻ – Ảnh: Aleksandra Morozova Suzi

Nên chơi gì? Ở đâu? – Ảnh: Aaron Jenkin

Và không nên làm gì để đảm bảo an toàn cho trẻ – Ảnh: Dave Nunez-Delgado

Tại các khu vui chơi, công viên nước có sự quản lý và bảng nội quy thì các gia đình mỗi khi đưa trẻ đến chơi cũng nên chấp hành đúng cách. Chỉ còn vài ngày ngắn ngủi nữa thôi là Quốc tế thiếu nhi 01/06 sẽ đến, còn chần chừ gì nữa mà không lên kế hoạch để tận hưởng chuyến du lịch mùa hè mát lành và an toàn trong các công viên nước hay bãi biển cát vàng, sóng trắng, mây xanh đang dang tay chờ đón!

Đăng bởi: Hưng Nguyễn

Từ khoá: Du lịch mùa hè với nước cần lưu ý điều gì cho trẻ?

Phỏng Vấn Visa Mỹ Lần 2 – Những Lưu Ý Đặc Biệt Cần Biết

Tìm hiểu nguyên nhân rớt visa Mỹ lần 1 là gì?

Một số nguyên nhân khiến rớt visa Mỹ lần 1

Chưa đủ điều kiện và giấy tờ cần thiết

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến việc rớt visa Mỹ là hồ sơ chưa đủ điều kiện, và chưa chuẩn bị đủ giấy tờ cần thiết. Nhắc đến điều kiện để nhập cư vào Mỹ, do là quốc gia phát triển về nhiều mặt nên yêu cầu cũng phức tạp hơn.

Chưa chứng minh được mục đích chuyến đi

Để được cấp visa đi Mỹ, bạn cần phải liệt kê rõ ràng những hành động, và mục đích chuyến đi với Đại sứ quán. Quốc gia nào cũng rất thân thiện với bạn bè quốc tế, nhưng họ cần phải xác định được mục tiêu của bạn khi đến quốc gia họ làm gì. Khi đó, họ mới cân nhắc cấp visa cho bạn.

Trong trường hợp bạn muốn phỏng vấn visa du lịch Mỹ mà không ghi địa điểm và thời gian cụ thể, Đại sứ quán không xác định được hành trình của bạn tại quốc gia họ. Trong khi đó, hành trình di chuyển và động cơ nhập cư là một trong những điều quan trọng nhất để Đại sứ quán xem xét cấp visa. Do đó, khả năng hồ sơ của bạn được duyệt là rất thấp.

Tờ khai DS160 không chính xác

Mẫu đơn DS160 là một trong số giấy tờ cực kỳ quan trọng gửi kèm trong hồ sơ nộp đến Đại sứ quán để xin cấp visa Mỹ. Hoàn thành tờ khai DS160 không khó, tuy nhiên cần  tránh mắc một số sai lầm như:

+ Khai báo lịch sử du lịch quá dài dòng: Dù trong chuyến đi Châu Âu trước đó bạn đã đi khá nhiều nước, nhưng chỉ nên trình bày nước đầu tiên và cuối cùng bạn nhập và xuất cảnh. Không cần liệt kê quá chi tiết khi mà bạn không có bằng chứng cụ thể để xác nhận.

+ Khai báo sai thông tin công việc: Điển hình nhất là một số bà nội trợ muốn cùng chồng đi Mỹ nên xin thị thực đã khai báo không trung thực về công việc. Tuy nhiên, trong quá trình phỏng vấn Đại sứ quán sẽ đặt ra một số câu hỏi về công việc, và tỉ lệ họ phát hiện ra thí sinh nói dối về công việc là rất cao.

+ Khai báo sai lệch thông tin tiền lương: Trình bày chính xác mức lương và đưa ra con số cụ thể. Rất nhiều trường hợp vì e dè mức thu nhập thấp không xin được visa Mỹ mà khai khống dẫn đến không thể chứng minh một cách minh bạch.

Tài chính không đủ mạnh

Nhiều người có suy nghĩ rằng chỉ cần có một khoản tiền lớn là đủ để xin thị thực đi Mỹ. Thực chất đây là điều hoàn toàn sai lầm, bạn không chỉ phải chứng minh bạn có đủ tài chính để thực hiện các hoạt động đã liệt kê trong kế hoạch, mà còn cần phải chuẩn bị sẵn sàng chi trả cho các rủi ro có thể xảy đến.

Để chứng minh tài chính xin visa đi Mỹ, bạn cần chuẩn bị:

+ Sổ tiết kiệm: Bắt buộc phải có từ 100 triệu trong tài khoản, không quy định thời hạn lập sổ tiết kiệm trước đó.

+ Chứng minh thu nhập hàng tháng: Sao kê bảng lương và giấy nộp thuế trong 3 tháng gần nhất, …

+ Tài sản khác: Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, bất động sản, ô tô, cổ phiếu, …

Phỏng vấn xin visa không tốt

Dù có đạt điều kiện xin visa Mỹ, có một hồ sơ đẹp và đầy đủ giấy tờ cần thiết, bạn vẫn có thể bị từ chối cấp thị thực nếu không thể hiện tốt trong buổi phỏng vấn.

Quá trình phỏng vấn yêu cầu sự minh bạch, rõ ràng, bởi vậy nếu bạn tỏ ra lúng túng, nói vấp, hoặc mất bình tĩnh thì Đại sứ quán có thể cho rằng bạn đang khai báo sai lệch thông tin, hoặc cố tình che giấu động cơ. Ngoài ra, nếu ăn mặc lôi thôi, tác phong trả lời tự phụ cũng là điều khiến bạn bị rớt phỏng vấn visa Mỹ.

Rút được kinh nghiệm gì cho phỏng vấn visa Mỹ lần 2?

Từ những nguyên nhân dẫn đến rớt visa Mỹ lần đầu, chắc hẳn bạn đã rút ra được những kinh nghiệm phỏng vấn visa Mỹ lần 2 riêng cho bản thân. Bên cạnh đó, luôn có những quy tắc được xem là luật bất thành văn trong quá trình phỏng vấn.

Luôn bám sát vào câu hỏi và thông tin đã khai báo trước đó.

Trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm là điều cần chú ý.

Giữ tinh thần thoải mái, bình tĩnh trong toàn bộ quá trình phỏng vấn visa lần 2.

Trang phục phải lịch sự, không qua loa, luộm thuộm.

Trả lời đúng sự thật, không dối trá.

Giữ thái độ khiêm tốn, không ngạo mạn.

Tránh ngắt lời người phỏng vấn.

Bao lâu thì được xin phỏng vấn visa Mỹ lần 2?

Thời gian mỗi lần xin phỏng vấn visa Mỹ

Nếu bạn không được duyệt Visa trong lần đầu phỏng vấn xin thị thực Mỹ thì chắc hẳn bạn đang mong muốn nhanh chóng có thể khai báo hồ sơ lần 2 và phỏng vấn. Vậy câu hỏi đặt ra là “Phỏng vấn visa Mỹ lần 2 cách bao lâu so với lần đầu?”. Đối với thời gian xin cấp visa lần 2, không có quy định nào về việc ấn định thời gian.

Thông thường, thời gian nộp hồ sơ xin cấp visa lần 2 cách lần đầu khoảng từ 3 tháng đến 6 tháng. Đây là thời gian đủ để bạn xem xét lại lý do dẫn đến thất bại, và cải thiện hồ sơ. Chú ý cần khắc phục được những thiếu sót ở lần phỏng vấn trước, và đảm bảo hồ sơ phải chính xác, đầy đủ hơn lần đầu. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể xin ngay trong vòng 2 đến 3 tuần sau khi rớt visa Mỹ nếu thấy rằng mình đã chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng cho lần tiếp theo.

Những chú ý khi phỏng vấn lại visa Mỹ lần 2

Một số chú ý khi phỏng vấn visa Mỹ lần 2

Sau khi biết được nguyên nhân dẫn đến rớt visa, thì bạn cần phải tập trung xem xét cách cải thiện, và chuẩn bị thật kỹ để tránh lãng phí thời gian trong lần xin phỏng vấn lại visa Mỹ lần tiếp theo.

Về thủ tục và hồ sơ

Chuẩn bị hồ sơ không kỹ lưỡng là một trong những lý do dẫn đến thất bại trong lần đầu xin visa Mỹ. Để tránh điều này thì bạn cần kiểm tra số lượng giấy tờ đã chuẩn bị so với yêu cầu từ Đại sứ quán.

Những giấy tờ yêu cầu trong hồ sơ bao gồm: Giấy tờ cá nhân, bằng cấp, bảng điểm, chứng chỉ tiếng anh, chứng minh tài chính,… Ngoài ra, tùy thuộc vào mục đích xin thị thực nhập cảnh vào Mỹ mà bạn cần nộp thêm những loại giấy tờ khác.

Ngoài ra, trong quá trình chuẩn bị hồ sơ xin phỏng vấn visa Mỹ lần 2 phải khớp với thông tin đã khai báo trong lần đầu. Trong trường hợp có bất kỳ sự lệch lạc nào thì Lãnh sự quán Mỹ sẽ thẳng tay đánh rớt hồ sơ của bạn.

Về quy trình phỏng vấn

Phỏng vấn xin visa là một cuộc tương tác giữa hai phía, một phía là Đại sứ quán Mỹ, và phía còn lại là người có nhu cầu xin cấp thị thực định cư Mỹ hoặc xin du lịch tại Mỹ. Đây là cơ hội để người xin visa thể hiện rõ nhu cầu và lí do để nhập cảnh vào quốc gia này. Do đó, có thể xem quy trình này như là một trong những bước có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả đậu hay rớt visa.

Trả lời đúng trọng tâm

Để phỏng vấn được thuận lợi, biết trước các câu hỏi là cần thiết. Sau khi đã rớt lần 1, thì việc chuẩn bị càng kỹ lưỡng, thì quá trình  phỏng vấn xin visa Mỹ sẽ càng thuận lợi hơn. Bạn có thể nghiên cứu một số câu hỏi mẫu, hoặc tìm hiểu từ kinh nghiệm đã được những người xin thành công khác chia sẻ lại.

Trong khi phỏng vấn xin visa Mỹ, bạn thường sẽ được hỏi một số câu hỏi về:

+ Thông tin cá nhân (tên, tuổi, sở thích, …)

+ Thông tin về gia đình (số thành viên, công việc từng người, …)

+ Dự định tương lai (công việc, nơi ở, …)

Tùy vào mục đích xin visa Mỹ mà bạn sẽ phải chuẩn bị thêm những loại giấy tờ khác. Cụ thể, trong trường hợp rớt visa du học trước đó, thì ở lần phỏng vấn xin visa du học Mỹ lần 2, bạn nên đặt trọng tâm vào chuẩn bị các giấy thể hiện được khả năng học vấn và mức tài chính như:

+ Kết quả học tập (GRE, GMAT, SAT, TOEFL, IELTS, …)

+ Dự định về tài chính du học (thu nhập hàng tháng, học bổng toàn phần, …)

Đăng bởi: Ngọc Huyền Nguyễn

Từ khoá: Phỏng vấn Visa Mỹ lần 2 – Những lưu ý đặc biệt cần biết

Cập nhật thông tin chi tiết về Tâm Lý Trẻ Mới Lớn Có Nhiều Đặc Điểm Ba Mẹ Cần Lưu Ý trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!