Bạn đang xem bài viết Tác Dụng Của Quả Cà Tím, Tốt Cho Tim Mạch Và Trí Não được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tác dụng của quả cà tím 1. Cà tím dùng làm thực phẩmCà tím trước nay vẫn được biết đến là một loại rau củ quả được bán phổ biến trên thị trường. Nếu nói về tác dụng thực tế của cà tím thì tác dụng lớn nhất chính là làm thực phẩm. Cà tím có thể làm được nhiều món từ món nấu với canh cà tím nấu đậu, món nướng với cà tím nướng, món hấp với cà tím nhồi thịt hấp cách thủy, … Từ xưa, cà tím đã là một trong những loại rau củ quả được người Việt Nam rất ưa chuộng. Theo một số thống kê, cà tím là loại quả chiếm 0,4% rau củ quả trên cả nước và kim ngạch xuất khẩu khoảng 5,6 triệu đô.
2. Cà tím dùng làm thuốcTrong y học cổ truyền thì các loại rau củ quả, thậm chí là rau dại, cỏ dại đôi khi cũng có thể dùng để làm thuốc. Cà tím cũng là một loại rau củ được y học cổ truyền Việt Nam liệt vào một vị thuốc trong đông y. Trong một bài viết khác, NNO sẽ nói rõ hơn về vấn đề cà tím dùng làm thuốc để các bạn hiểu hơn về tác dụng của cà tím.
3. Ăn cà tím tốt cho hệ tim mạchRất nhiều thực nghiệm lâm sàng đã chỉ ra việc cà tím tốt cho hệ tim mạch giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu, cải thiện sức khỏe hệ tim mạch. Tuy mới chỉ dừng lại ở các nghiên cứu lâm sàng nhưng không thể phủ nhận rằng cà tím có tác dụng tốt đối với sức khỏe tim mạch.
4. Ăn cà tím tốt cho trí nãoNhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra màu tím của quả cà tím là do một chất gọi là nasunin tạo ra. Chất này có tác dụng rất tốt đối với não bộ giúp chống lại quá trình lipid peroxidation, bảo vệ màng não khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Nhờ vậy, bạn sẽ giữ được sự minh mẫn và trí nhớ tốt hơn theo năm tháng.
5. Ăn cà tím cũng hỗ trợ giảm cân hiệu quảCà tím là một loại rau xanh với hàm lượng calo thấp, hàm lượng chất xơ cao, ít đường. Vì thế nên cà tím cũng là một trong những thực phẩm giúp hỗ trợ giảm cân rất tốt. Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân, béo phì thì có thể cân nhắc ăn thêm các loại rau xanh có hàm lượng calo thấp như cà tím sẽ giúp hỗ trợ giảm cân tốt hơn.
6. Ăn cà tím giúp ngăn ngừa ung thưCác loại rau củ thông thường đều có các hợp chất giúp chống lại quá trình oxy hóa tế bào là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư. Cà tím cũng được chứng minh có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa ung thư dạ dày, tuyến tụy, trực tràng, bàng quang, vú, buồng trứng, cổ tử cung và niêm mạc tử cung. Tuy chưa có những nghiên cứu khoa học chuyên sâu về vấn đề này nhưng các nhà khoa học đều khuyến khích ăn nhiều rau xanh như cà tím để giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây ung thư bên ngoài.
Kết luậnCà tím là một loại rau củ rất quen thuộc, ngoài tác dụng làm thực phẩm thì loại rau củ này còn có thể dùng làm thuốc trong y học cổ truyền. Bên cạnh đó, cà tím cũng được y học hiện đại chứng minh là một thực phẩm tốt cho tim mạch, tốt cho trí não, giúp ngăn ngừa ung thư và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Tác Dụng Của Cà Tím Cực Thần Kì Khi Ăn Thường Xuyên Giúp Bạn Có Vẻ Đẹp Từ Trong Ra Ngoài
Cà tím – vừa là thực phẩm vàng vừa là bài thuốc quý
Trong Đông Y, cà tím được ghi nhận là loại trái có tính năng cực hàn, thanh can, giáng hỏa, lợi tiểu, nhuận tràng, chỉ huyết, hóa đàm, thanh nhiệt, giải độc. Bên cạnh đó, cà tím còn có vị ngọt, có tác dụng tiêu ung nên được sử dụng làm thuốc để chữa các chứng ung nhọt, lở loét…
Theo đó, ở Y học hiện đại, các nhà nghiên cứu tìm ra được cà tìm có chứahàm lượng vitamin P dồi dào – đây là chất có tác dụngtăng cường chất kết dính giữa các tế bào trong cơ thể, bảo vệ huyết quản và phòng ngừa các triệu chứng xuất huyết.
tác dụng của cà tím
Ngoài ra, cà tím còn giúp phòng ngừa các bệnh ung thưdo có hợp chất chống oxi hóa, có thể tiêu diệt các tế bào gốc tự do gây hại cho cơ thể. Không những vậy, cà tím còn chứa ít calo và sẽ là thực phẩm cực thích hợp cho những ai có nhu cầu giảm cân. Bên cạnh đó, magie, canxi cùng vitamin A, C dồi dào trong cà tím có tác dụng cải thiện cấu trúc xương, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Những công dụng của của cà tím 1. Cà tím giúp phòng ngừa bệnh ung thư– Cà tím chứahàm lượng chất xơ cao có tác dụng đặc biệt trong việc điều trị và phòng ngừa ung thư đại tràng. Chất xơ đi qua đường tiêu hóa giúp hấp thụ độc tố và hóa chất trong ruột có nguy cơ gây ung thư ruột kết.
– Ngoài ra, cà tím còn có tac dụng ngăn ngừa các bệnh ung thư khác vì nó có chứa các chất chống oxi hóa, giúp tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Bạn nên ăn luôn cả vỏ của cà tím vì nó chứa hàm lượng chất xơ cao hơn cả phần thịt bên trong.
2. Cà tím tốt cho hệ tiêu hóa– Trong cà tím có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, khi phơi khô dùng làm nước uống có thể hỗ trợ điều trị các bệnh loét dạ dày, chữa đau bụng do rối loạn tiêu hóa. Không những vậy, cà tím cònchứa chất nightshare soda- một chất có tác dụng chống ung thư. Theo các nhà nghiên cứu của Nhật, nước ép cà tím có tác dụng phòng ngừa và chữa bệnh ung thư dạ dày.
– Bên cạnh đó, cà tím còn giúp lợi tiểu, hỗ trợ các bệnh về thận. Ăn cà tím thường xuyên giúp bạn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
tác dụng của cà tím
3. Cà tím giúp làm đẹp da, tóc mượt, phòng chống lão hóa– Cà tím rất giàu khoáng chất và các loại vitamin, điều này giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong và giúp cho bạn có được làn da đẹp, hoàn hảo từ bên ngoài. Cùng một máitóc chắc khỏe nhờ vào enzyme kích thích nang tóc và giúp tóc mọc nhanh.
– Cà tím chứa rất nhiều nước vì vậy chúng giúp cung cấp nước cho cơ thể và làn da của bạn. Đồng thời các chất như magie, sắt, kẽm, photpho, vitamin B1, B12.. giúp làn da mềm mại, mịn màng. Vỏ của cà tím có nhiều anthocianins, hoạt động như một chất chống oxi hóa cực kì hiệu quả.
tác dụng của cà tím
4. Cà tím tốt cho não bộ– Cà tím có tác dụng tăng cường hoạt động nhận thức và sức khỏe não bộ. Chúng không chỉ có giúp chống lại hoạt động của các tế bào gốc tự do gây hại cho não mà còn làm tăng lưu lượng máu lên não giúp thúc đẩy bộ nhớ và tăng tư duy phân tích.
tác dụng của cà tím
5. Cà tím giúp tăng cường sức đề kháng và hệ thống miễn dịch– Trong cà tím cực dồi dào các vitamin như A, B1, B3, B5, C, PP và chất sắt giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu. Đồng thời potassium có khả năng kích thích nhịp tim hoạt động tốt. Ngoài ra, magie, kali và canxi trong cà tím có tác dụng cải thiện cấu trúc xương, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch tối đa. Nhờ đó, ngăn ngừa một số bệnh từ bên ngoài vào cơ thể.
6. Cà tím giúp ngủ ngon– Lượng magie dồi dào trong cà tím có tác dụng điều trị chứng mất ngủ cũng như cảm giác bồn chồn, lo lắng một cách hiệu quả.
7. Cà tím giúp kiểm soát bệnh tiểu đường– Nhờ hàm lượng chất xơ cao và carbohydrate hòa tan thấp nên cà tím còn có công dụng giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Đồng thời, những khoáng chất và chất dinh dưỡng trong cà tím cũng giúp điều tiết, điều chỉnh hoạt động của glucose, insulin trong cơ thể từ đó ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
tác dụng của cà tím
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cà tím giúp phòng chống nhiều bệnh– Chữa táo bón: Dùng khoảng 100g đến 200g cà tím nấu thành các món ăn đơn giản ăn cùng cơm và dùng hàng ngày.
– Chữa bí tiểu, giúp lợi tiểu: Sử dụng hạt cà tím đem sắc nước uống.
– Viêm da, vàng da: Nấu cháo cà tím và ăn liên tục trong nhiều ngày có thể giúp bạn có làn da khỏe, loại bỏ sắc tố vàng da.
– Nám da: Cắt cà tím thành những lát mỏng, đắp lên vùng da bị nám, sau 30 phút rửa mặt lại bằng nước ấm. Duy trì đều đặn cách này sẽ giúp làm mờ vết nám trên da.
– Chữa viêm phế quản cấp: Cà tím 500g, gừng tươi 4 lát, tỏi 3 củ. Cà cắt dọc dài, gừng thái lát, tỏi nghiền trộn nước tương, dầu, muối, đường. Chưng cách thuỷ và ăn thường xuyên có thể chữa bệnh viêm phế quản
Tuy cà tìm tốt cho sức khỏe nhưng những người gặp vấn đề về lá lách hay bị hen suyễn, bệnh thận thì không nên ăn cà tím vì nó có tính hàn, lượng oxalate cao có thể gây bệnh sỏi thận.
Vậy nên bạn cần thường xuyên bổ sung cà tím vào bữa ăn hàng ngày để luôn có một cơ thể khỏe mạnh, đẹp từ trong ra ngoài.
Có thể bạn chưa biết:
Đăng bởi: Kiên Cổ Minh
Từ khoá: Tác dụng của cà tím cực thần kì khi ăn thường xuyên giúp bạn có vẻ đẹp từ trong ra ngoài
Say Cà Phê: Cách Xử Trí Như Thế Nào Cho Hiệu Quả?
Ngày nay, cà phê trở thành một thức uống không thể thiếu đối với mọi người. Nó giúp chúng ta tỉnh táo hơn để làm việc, cảm thấy có năng lượng hơn trong các hoạt động. Tuy nhiên, có những lúc tác động động của cà phê làm cho chúng ta rất mệt mỏi. Tình trạng này là gì? triệu chứng ra sao? và chúng ta cần làm gì trong tình huống này?
Say cà phê hay trong thuật ngữ y khoa được gọi là ngộ độc. Đây là tình trạng mà hệ thống thần kinh trung ương bị kích thích quá mức. Gây ra bởi một liều lượng cao Caffeine. Caffeine thực chất là một gây nghiện và có thể gây suy giảm về thể chất, tâm thần và tâm thần vận động.
Cà phê là nguồn phổ biến nhất chứa một lượng lớn caffeine. Các nguồn caffeine khác có thể là trà, nước tăng lực, soda, sô cô la, thuốc giảm đau và thuốc chữa cảm lạnh. Caffeine thường được được sử dụng để cải thiện tâm trạng, sự tập trung, sự tỉnh táo và chức năng nhận thức. Mặc dù nhiễm độc caffeine thường không kéo dài hơn một ngày, nhưng liều rất cao có thể cần tới bệnh viện ngay lập tức vì dễ gây tử vong.
Tình trạng phổ biến nhất của nhiễm độc caffeine là ảnh hưởng vào giấc ngủ.
Một số loại triệu chứng xảy ra với tình trạng này. Các triệu chứng này có thể không quá nghiêm trọng và bạn có thể tự tìm cách cải thiện. Ví dụ: bạn có thể trải nghiệm:
Chóng mặt, cảm giác lâng lâng.
Nói nhanh, nói nhiều hơn, cảm giác chủ quan về các suy nghĩ đang chạy đua trong đầu.
Bồn chồn, bứt rứt.
Tăng nhịp tim.
Tiêu chảy.
Đi tiểu nhiều lần.
Cảm giác khát nước.
Mất ngủ.
Đau đầu.
Sốt nhẹ.
Dễ cáu gắt.
Các triệu chứng khác nghiêm trọng hơn và cần tới gặp bác sĩ ngay lập tức bao gồm:
Khó thở.
Nôn
Ảo giác.
Lơ mơ.
Đau hoặc tức ngực.
Nhịp tim không đều hoặc nhanh quá mức.
Cử động cơ bắp không kiểm soát.
Cơn co giật.
Em bé cũng có thể bị ngộ độc caffeine. Điều này có thể do mẹ uống nhiều caffeine và chất này vào sữa. Một số triệu chứng nhẹ bao gồm buồn nôn và cơ liên tục căng giãn. Các dấu hiệu nghiêm trọng hơn có thể bao gồm nôn mửa, thở nhanh và sốc. Nếu một đứa trẻ đang gặp phải những triệu chứng này, hãy tới bác sĩ ngay lập tức để chẩn đoán và điều trị.
Thời gian bán hủy của một loại thuốc là mất bao lâu để một nửa lượng thuốc rời khỏi cơ thể. Thời gian bán hủy của caffeine là 3 đến 5 giờ. Đối với những người xuất hiện các triệu chứng không đáng lo ngại, chẳng hạn như cảm thấy bồn chồn hoặc mất nước. Những tác dụng này thường sẽ biến mất trong vòng 3 đến 5 giờ.
Trong trường hợp các triệu chứng nhẹ, có thể thực hiện các bước sau tại nhà:
Không uống thêm caffeine.
Uống thêm nước để bù nước.
Đi bộ để sử dụng bớt năng lượng và giảm cảm giác bồn chồn.
Đối với những người quá khó chịu với tác dụng của cà phê, có thể sử dụng thêm than hoạt tính. Than hoạt tính có thể ngăn không cho hấp thụ thêm caffeine vào ruột. Và trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng như lơ mơ, co giật,… thì phải nhập viện ngay lập tức.
Tiêu thụ thường xuyên liều cao caffeine có thể gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài, bao gồm:
Những người tiêu thụ caffeine thường xuyên phát triển khả năng dung nạp một số tác dụng phụ của nó. Uống cà phê điều độ cũng có thể có lợi cho sức khỏe. Nhưng điều quan trọng phải biết uống cà phê một cách hợp lý.
Nên sử dụng cà phê nguyên chấtLựa chọn loại cà phê nguyên chất và không lẫn phụ gia. Như các loại tạp chất như đậu rang, bắp rang, cơm cháy rang hay các phụ phẩm khác. Việc uống phải loại cà phê có các loại phụ gia này gây hại cho sức khỏe.
Hạn chế thêm đường khi uống cà phêNghe có vẻ khó khăn cho những người không thích vị đắng. Nhưng thực chất, khi thêm đường vào cà phê, thì sẽ làm hấp thu đường nhanh hơn cả cà phê.
Uống một li cà phê mỗi ngàyCác chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày chỉ nên sử dụng 400mg cà phê. Việc sử dụng đều đặn lượng cà phê như vậy sẽ mang lại một lợi ích cho người sử dụng.
Uống cà phê sau ănRất nhiều người có thói quen uống cà phê vào buổi sáng trước khi ăn. Tốt nhất là uống cà phê sau ăn khi bụng đã có thức ăn lót dạ. Caffeine có thể kích thích cơ thể giải phóng đường vào máu. Nó kích thích tuyến tụy xuất ra insulin. Dạ dày trống có thể làm giảm lượng đường trong máu và khiến bạn thèm đường nhiều hơn. Chưa kể việc uống cà phê khi dạ dày trống dễ làm tăng nguy cơ loét dạ dày.
Tuy nằm trong nhóm chất gây nghiện, nhưng thực chất không có hại nếu biết sử dụng đúng cách. Việc sử dụng cà phê đều đặn và đúng cách không những mang lại một tinh thần sảng khoái, năng lượng tràn trề để làm việc. Mà nó con mang lại những lợi ích đang kể cho sức khỏe đã được khoa học chứng minh.
Ô Liu Chứa Chất Béo Tốt Cho Não
Chọn thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh như chất béo không bão hòa, thay thế cho béo bão hòa và chất béo chuyển hóa sẽ tốt hơn cho sức khỏe.Chế độ ăn uống với nhiều chất béo lành mạnh giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và chức năng của não bộ. Phần lớn thành phần của ô liu là chất béo lành mạnh, 74% trong số là axit oleic. Axit oleic là một chất béo không bão hòa đơn có tác dụng giảm viêm.
Các nhà nghiên cứu Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan và một số đơn vị nhận thấy, tiêu thụ dầu ô liu hơn 0,5 muỗng canh (7 g) mỗi ngày giúp giảm 29% nguy cơ tử vong sớm do thoái hóa thần kinh. Nghiên cứu được thực hiện trên hơn 90.000 người trong 28 năm.
Dầu ô liu và các loại hạt trong chế độ ăn Địa Trung Hải dựa trên thực vật có khả năng duy trì chức năng nhận thức ở người lớn tuổi. Đây là kết quả nghiêu cứu của Tây Ban Nha trên gần 500 người dưới 67 tuổi, được công bố trên JAMA Internal Medicine năm 2023.
Hàm lượng chất béo không bão hòa đơn cao trong ô liu còn tốt cho sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu của Đại học Vienna (Áo) năm 2014 trên 841.210 người, công bố trên Lipids in Health and Disease, cho thấy, chất béo không bão hòa đơn giúp giảm nguy cơ tử vong, đột quỵ và bệnh tim mạch ở những người tham gia nghiên cứu. Chất béo không bão hòa đơn cũng giảm “cholesterol xấu” (LDL) và tăng “cholesterol tốt” (HDL), góp phần giữ cho trái tim khỏe mạnh.
Advertisement
Ô liu và dầu của loại quả này chứa chất béo lành mạnh, vitamin E, chất chống oxy hóa… Ảnh: Freepik
Ô liu rất giàu chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin E và các hợp chất phenolic. Những chất chống oxy hóa này còn góp phần ngăn chặn tổn thương tế bào gây ra bởi các gốc tự do. Một cách khác mà ô liu hỗ trợ sức khỏe tế bào là tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể.
Ngoài dầu ô liu, quả ô liu còn là món ăn vặt được nhiều người lựa chọn. 100 g ô liu xanh có chứa 145 calo, 15,3 g chất béo, chất béo bão hòa: 2,03 g. Trong khi, 100 g ô liu đen chứa 116 calo, chất béo là 10,9 g, 2,28 g chất béo bão hòa… Các thành phần khác như đường, chất xơ, chất đạm, tinh bột, natri… Ăn 10 quả ô liu xanh hoặc 8 quả ô liu đen tương đương khoảng 4 g chất béo lành mạnh. Mọi người nên lưu ý lượng natri khi ăn loại quả này. Bởi hấp thụ quá nhiều natri có thể dẫn đến huyết áp cao và tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và các vấn đề về thận.
Một khẩu phần ô liu (khoảng 5-6 quả ô liu cỡ trung bình) chứa khoảng 230-250 mg natri. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị tiêu thụ không quá 2.300 mg natri mỗi ngày. Ăn quá nhiều ô liu có thể nạp vào cơ thể một lượng natri đáng kể, nhất là khi ăn thêm các loại thực phẩm giàu natri khác. Loại quả này có hàm lượng calo tương đối cao nên ăn nhiều gây tăng cân. Một khẩu phần ô liu chứa khoảng 35-50 calo, tùy thuộc vào kích cỡ và chủng loại.
85 g ô liu còn chứa 3,2 g chất xơ, phù hợp trong các bữa ăn nhẹ. Ăn đủ chất xơ (khoảng 25 g) mỗi ngày góp phần giúp trái tim khỏe mạnh, cholesterol ở mức tiêu chuẩn, tiêu hóa tốt và kéo dài tuổi thọ.
Kim Uyên (Theo Livestrong)
Vài Điều Cần Biết Trước Khi Ăn Cà Tím Tránh Ngộ Độc Và Các Món Ăn Từ Cà Tím
Cà tím chưa nhiều chất dinh dưỡng, ăn lại ngon và không gây ngán như các món ăn dầu mỡ khác. Có nhiều cách chế biến món cà tím thành các món ăn nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên trước khi ăn cần biết vài điều về cà tím để tránh bị ngộ độc!
Cà tím hay còn gọi là cà dái dê, nó đặc biệt hữu ích trong nấu ăn, nhờ đó nó có khả năng hấp thụ nhiều dầu ăn/mỡ hơn, tạo điều kiện để chế biến được các loại thức ăn giàu dinh dưỡng hơn. Cùi thịt của quả cà tím trơn mượt; các hạt mềm và (giống như hạt cà chua) có thể ăn được cùng với các phần còn lại của quả. Vỏ quả cũng có thể ăn được, mặc dù nhiều người thích gọt bỏ nó đi.
Không nên bỏ vỏ khi chế biến cà tímVỏ cà tím chứa vitamin nhóm B và vitamin C. Tuy nhiên, nhiệt độ nấu ăn cao có thể làm hao hụt đến 50% lượng vitamin trong cà tím.
Do đó, trong tất cả các cách chế biến thì chỉ có món salad là giữ được gần như nguyên vẹn hàm lượng dinh dưỡng trong cà tím. Bạn nhớ thêm chút giấm khi trộn để món ăn vừa miệng lại tránh được ngộ độc solanine.
Ăn cà tím có dễ bị ngộ độc không?Cà tím, kể cả khi bạn ăn tươi sống, cũng không gây ngộ độc. Dù loại cây này có một chất khá độc là solanine, nhưng chất này chủ yếu nằm ở hoa và lá. Theo Huffington Post, đối với người trưởng thành, tiêu thụ một lượng 400mg solanine có thể gây đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, chất này trong quả cà tím lại không nhiều, một quả chứa nhiều lắm là 11mg solanine. Do đó, bạn phải ăn tới 36 quả cà tím tươi sống thì mới gặp vấn đề.
Dĩ nhiên để cho an tâm, bạn nên thêm giấm như đã nói ở trên để trung hòa solanine.
Những người không nên ăn cà tím– Cà tím là thực phẩm có tính hàn, nếu ăn nhiều có thể làm cho dạ dày cảm thấy khó chịu, gây ra tiêu chảy nặng. Vì vậy, những người đang gặp vấn đề ở dạ dày đặc biệt không nên ăn.
– Những người yếu mệt hay thể trạng kém cũng không nên ăn cà tím thường xuyên.
– Những người mắc bệnh thận cũng không nên ăn cà tím bởi quả này chứa lượng oxalate cao, dễ gây sỏi thận.
– Cà tím ít calo nên người cao tuổi và béo phì có thể ăn, tính hàn nên cũng thân thiện với những người bị rôm sảy, ung nhọt. Tuy nhiên, những người hen suyễn, bệnh dạ dày, lá lách không nên ăn.
– Theo các nhà khoa học Ấn Độ, những người quá mẫn cảm và dị ứng với cà tím thì có thể gặp hiện tượng ngứa ngoài da và miệng sau khi ăn. Nguyên do được xác định là trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao. Tuy nhiên, nếu nấu chín cà tím trước khi ăn thì hiện tượng dị ứng sẽ không xuất hiện.
Cách món ăn chế biến từ cà tím Cà tím kho nấm mỡNguyên liệu
Cà tím 2 trái
Nấm mỡ 500 gr
Hành lá 1 cây
Nước tương 4 muỗng canh
Giấm 1/2 muỗng canh
Dầu ăn 1 muỗng canh
Cà tím nhúng bột chiên giòn
Nguyên liệu
Cà tím 1 trái
Bột chiên giòn 1 gói
Dầu ăn 200 ml
Cà tím cuộn sốt cà chua
Nguyên liệu
Cà tím 2 trái
Đậu hũ non 2 miếng
Nấm hương 15 cái
Ngò rí 5 gr
Cà chua 2 trái
Nước mắm chay 1 muỗng canh
Hạt nêm chay 1/2 muỗng cà phê
Đường trắng 1 muỗng cà phê
Dầu ăn 1 muỗng canh
St
Tác Dụng Của Mật Ong Được Ví Như Thần Dược Cho Da Và Cơ Thể
Contents
1. Mật ong là gì?
Mật ong là gì?
Một số người sử dụng qua và biết được vô vàn tác dụng của mật ong, nhưng mật ong được tạo ra như thế nào thì ít ai biết được trừ khi có tìm hiểu. Mật ong là một loại chất ngọt tự nhiên không qua quá trình lên men. Chất ngọt này được tạo ra bằng các con ong đi lấy dịch hoa hoặc lấy dịch tiết từ bộ phận trên cây để tạo ra một chất. Sau đó ong sẽ chế với chất liệu đặc biệt và bảo vệ chất đó trong tổ. Sau một thời gian chất vừa tạo thành sẽ được khai thác và đưa vào sử dụng. Chất đó gọi là mật ong.
2. Thành phần và phân loại mật ong
2.1. Thành phần của mật ong
Thành phần trong mật ong có chứa hỗn hợp các loại đường và các thành phần dinh dưỡng khác. Chủ yếu gồm cacbonhydrat, nước, vitamin, chất chống oxy hóa, lượng calo,… Trong đó, cacbonhydrat chiếm đến 82%, gồm 2 thành phần chính là fructozơ (chiếm 38,2%) và glucozơ (chiếm 31%). Ngoài ra mantozo, saccarozo và các hỗn hợp carbohydrate cũng là những thành phần khác có trong mật ong.
Thành phần của mật ong
Trong mật chứa 2% khoáng chất, vitamin tốt cho sức khỏe và làm đẹp. Các vitamin bao gồm vitamin E, K, B2, B3, B6, B9, C,… và các khoáng chất như photpho, sắt, kẽm, canxi, magie,… Trong mật còn có chứa một ít lượng chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm. Mật ong có khối lượng riêng nặng hơn nước 36% tức là 1,36kg/ lít và chỉ số đường huyết từ 31 – 78. Các thành phần dinh dưỡng trong mật ong còn tùy thuộc vào mật hoa mà ong hút được.
2.2. Phân loại mật ong
Mật ong nguyên chất được chia thành 2 loại: Mật ong rừng và mật ong nuôi. Quá trình tạo ra 2 loại mật ong này giống nhau, nhưng đặc điểm của từng loại sẽ khác nhau.
Mật ong rừng Mật ong nuôi
– Mật được tạo từ các con ong sống hoang dã làm tổ tự nhiên trên cây. – Mật được tạo bởi con người, chăm sóc và điều hướng ong đi lấy mật.
– Thời gian khai thác mật chỉ một lần trong năm, từ tháng 3 đến tháng 6. – Được khai thác nhiều lần trong một năm.
– Màu sắc của mật biến đổi theo mùa: đầu mùa vàng nhạt, giữa mùa vàng sậm hơn, cuối mùa vàng đen. Độ loãng hay đặc tùy thuộc vào thời tiết hoặc thời gian thu hoạch. – Màu sắc và độ loãng tùy thuộc vào từng loại hoa mà ong đã lấy mật.
– Mùi thơm đặc biệt, vị ngọt đậm, có chút khe khé ở cổ họng khi dùng. – Mật ong nuôi hầu như không có mùi thơm, vị ngọt cũng không bằng mật ong rừng.
3. Cách phân biệt mật ong thật giả
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nơi bán mật ong gồm mật og rừng, mật ong hoa cà phê,… Tuy nhiên, vì mục đích trục lợi cá nhân mà nhiều người kinh doanh phân phối mật ong giả một cách tràn lan làm mất đi tác dụng của mật ong vốn có. Vậy làm sao để phân biệt được mật ong thật giả để không bị “rơi bẫy” những người bán hàng nhái, mật ong pha?
3.1. Nhận biết mật ong qua nước
Đây là cách nhận biết mật được nhiều người làm nhất. Bạn chỉ cần chuẩn bị một ly nước lọc, cho 1 giọt mật ong vào. Nếu mật ong rơi thẳng xuống đáy ly, sau đó tan dần thì đó chính là mật ong thật. Nếu mật tan luôn trong nước khi nhỏ xuống thì đó là mật ong giả.
Mật ong ở đáy và tan dần sẽ là mật ong thật
3.2. Nhận biết mật ong qua giấy
Mật ong trên giấy bị loang ra sẽ là mật ong “rởm”
3.3. Nhận biết mật ong qua trứng gà
Nhбєn biбєїt mбєt ong thбєt giбєЈ qua trб»©ng gГ
Cho 1 quả trứng gà lòng đỏ ra chén, đổ mật ong vào và chờ. Nếu lòng đỏ chín sau 6 – 8 tiếng thì đó là mật ong thật.
3.4. Nhận biết mật ong qua cọng hành
Dùng hành lá nhận biết mật ong thật
Sử dụng một cọng hành tươi nhúng trực tiếp vào chén đựng mật ong. Do tính oxy hóa, mật ong sẽ làm cọng hành bị héo sau 3 – 5 phút, lúc này thì chúc mừng bạn đã mua được mật ong thật rồi đấy.
3.5. Nhận biết mật ong qua sức lạnh
Đổ mật ong ra một cái ly, sau đó bỏ ly vào tủ lạnh. Quan sát hiện tượng mật sau 24h để phân biệt như sau:
– Nếu mật đông cứng, thì đó là mật ong giả.
– Nếu mật đông nửa cốc, nửa cốc loãng, đây là mật đã được pha tạp chất, mật kém chất lượng.
Mật ong thật sẽ bị đong keo lại khi bỏ tủ lạnh sau 24 tiếng
4. Tác dụng của mật ong
4.1. Hỗ trợ làm tốt hệ bài tiết, ngăn ngừa bệnh dạ dày
Chất glucose và các loại vitamin khác nhau như vitamin C, A, B1, B2,… có trong mật ong rất nhiều, điều này giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra dễ dàng hơn. Ngoài ra còn có chứa chất kháng khuẩn, kích thích ăn uống ngon miệng hơn, tăng khả năng miễn dịch nhờ kali và magie có trong thành phần.
Pha mật ong với sữa và bột nghệ sẽ tốt cho dạ dày của bạn
Đối với dạ dày, tác dụng của mật ong là làm giảm tiết acid giúp xoa dịu cơn đau dạ dày, các acid này cũng hỗ trợ tiêu diệt hơn 65 loại vi khuẩn làm giảm áp lực dạ dày tăng chức năng hệ tiêu hóa, viêm loét dạ dày. Và để trị dứt điểm bệnh dạ dày, bạn có thể dùng kèm với tinh bột nghệ pha với sữa hoặc ăn kèm với sữa chua. Kết quả sẽ rõ rệt từ 1 – 2 tháng.
4.2. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Nghe thì rất khó tin, vì mật ong là chất ngọt, bệnh tiểu đường kiêng ngọt thì làm sao chữa được? Tuy nhiên, trong thành phần mật ong đúng là có chứa đường nhưng nó không giống như các loại đường tinh luyện mà chúng ta hay sử dụng. Nhờ sự kết hợp của glucose và fructose có trong thành phần, mật ong dễ dàng kiểm soát lượng đường trong máu. Mật ong trở thành chất làm ngọt lý tưởng để sử dụng mà không cần lo đến các nguy cơ gia tăng lượng đường trong máu ở các bệnh nhân tiểu đường.
Bên cạnh đó, mật ong còn cung cấp các vitamin thiết yếu, chất chống oxy hóa và khoáng chất đặc biệt tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.
4.3. Ngăn ngừa bệnh ung thư
Mật ong được xếp vào thần dược có đặc tính chống viêm nhiễm, kháng khuẩn, oxy hóa cực cao, cản trở sự phát triển của các mầm bệnh truyền qua thực phẩm như chúng tôi và salmonella, đồng thời chống lại một số vi khuẩn với các chất Staphylococcus aureus và Pseudomonas aeruginosa. Mật ong càng sẫm màu thì khả năng kháng khuẩn và chống oxy hóa càng tốt. Vì vậy, tác dụng của mật ong còn có thể chống lại các tế bào gây bệnh ung thư phát triển.
Mỗi cốc mật ong kèm chanh và nước ấm mỗi ngày giúp ngăn ngừa bệnh ung thư
Mỗi ngày bạn có thể pha một muống mật ong, nửa quả chanh, chút nghệ với nước ấm để uống mỗi sáng rất tốt cho sức khỏe.
4.4. Trị ho khan, đờm, khàn tiếng, viêm họng
Đa số mọi người thường mức phải các chứng bệnh về hô hấp thông thường như ho, khàn tiếng bởi sự ô nhiễm từ môi trường, thay đổi khí hậu,… Vì vậy, các liệu pháp trị bệnh dân gian thì không bỏ qua được tác dụng của mật ong.
Chữa ho, khàn tiếng với mật ong kèm lá hẹ, tỏi, nước ấm, hoặc chanh
Do thành phần bên trong mật ong chứa nhiều vitamin A, E, C, B… đồng thời cũng chứa các thành phần được xem như một chất kháng sinh tự nhiên, các loại acid amin và khoáng chất giúp kháng viêm, diệt khuẩn và làm dịu thanh quản, giúp hiện tượng khàn tiếng giảm một cách nhanh chóng hay trị viêm họng, amidan. Bạn có thể dùng mật ong kèm với nước ấm, chanh, lá hẹ, tỏi để tăng hiệu quả trị bệnh.
4.5. Chữa lành các vết thương bỏng, chàm, sát khuẩn
Từ xa xưa, tác dụng của mật ong luôn được xem là một sự thần kỳ giúp chữa lành vết bỏng, vết chàm, mẩn ngứa, ngăn ngừa sự nhiễm trùng vết thương, không để lại sẹo thâm nhờ đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và hạn chế sự sưng tấy.
Mật ong có tác dụng phục hồi tổn thương trên da
Bên cạnh đó, nhờ có lượng vitamin C trong mật ong, nên các vùng hay mô da bị tổn thường ở mức độ cao sẽ phục hồi nhanh chóng hơn. Vì thế, khi bạn bị thương, chỉ cần làm sạch vùng bị thương và bôi mật ong nhẹ nhàng lên vùng da đó và dùng băng khử trùng che lại sẽ giúp tăng hiệu quả làm lành vết thương một cách nhanh chóng.
4.6. Mật ong giúp trị mụn hiệu quả, làm đẹp da
Tác dụng của mật ong ngoài cho sức khỏe ra, mật ong còn hỗ trợ làm đẹp cho các chị em phụ nữ. Như trị mụn sưng, mụn viêm, mụn trứng cá nhờ công dụng chống viêm, kháng khuẩn giúp giảm sưng mụn và hạn chế sự kích ứng da.
Sử dụng mặt nạ nghệ, mật ong sẽ giúp đánh bay mụn, mịn sáng da
Bạn có thể thoa mật ong trực tiếp lên vết mụn để trong 20 phút, sau đó rửa lại với nước ấm. Hoặc pha kèm với bột nghệ, dâu tây, đường nhuyễn, các bột thiên nhiên để tăng hiệu quả đồng thời cho làn da sáng mịn, mờ thâm và không để lại sẹo mụn.
4.7. Chăm sóc cho mái tóc óng mượt, dày hơn
Mái tóc là thứ chịu nhiều áp lực, bụi bẩn từ môi trường một cách trực tiếp nhất, đồng thời các tác động hóa chất như sấy, duỗi, uốn, nhuộm sẽ khiến tóc không còn khỏe được như ban đầu. Vì thế, các enzyme và chất dinh dưỡng trong mật ong nguyên chất sẽ khắc phúc được tình trạng này, giúp cho mái tóc trở nên bóng mượt và dày hơn. Ngoài ra, khi kết hợp với dầu dừa, nó cũng sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho mái tóc và làm mịn lớp biểu bì trên da đầu, mang lại cho chị em một mái tóc chắc khỏe và óng mượt như ý.
Mật ong giúp tóc dày, bóng mượn, chắc khỏe
Bạn có thể pha mật ong với dầu gội hàng ngày để gội đầu. Hoặc có thể pha kèm với dầu dừa, dầu xả để sử dụng như một loại mặt nạ tóc “chuyên nghiệp” để củng cố nang tóc mọc tốt hơn.
4.8. Cho đôi môi căng mọng
Bôi mật ong lên môi giúp môi căng mọng
Vào mỗi mùa lạnh, hay bạn là dân văn phòng suốt ngày ngồi trong máy lạnh sẽ khiến cho đôi môi dễ bị khô và nứt nẻ, chảy máu. Hãy pha 1 ít mật ong với tinh dầu oliu hoặc dầu dừa, sau đó bôi lên môi tầm 15 phút rửa lại với nước ấm. Hoặc có thể cho thêm 1 ít đường nâu hay đường cát trắng để tẩy da chết nhẹ nhàng cho môi, bạn sẽ sở hữu đôi môi căng mềm chỉ sau 5 phút thôi.
4.9. Mật ong có tác dụng dưỡng móng khỏe
Tác dụng của mật ong rất da đa dạng. Nếu bạn muốn sở hữu một bộ móng khỏe, cứng cáp, không dễ gãy thì hãy ngâm móng trong hỗn hợp mật ong với giấm táo, nhờ khả năng tạo ra nguồn canxi dồi dào từ hợp chất này, giúp cho mỏng luôn được khỏe đẹp.
4.10. Giảm cân, cải thiện thon gọn vóc dáng
Tác dụng của mật ong là giảm cân
Đối với việc giảm cân, giảm mỡ bụng, các “tips” cho vóc dáng thon gọn thì không thể không kể đến tác dụng của mật ong. Mật ong có vị ngọt tự nhiên, chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho làn da và sức khỏe cũng như vóc dáng. Bạn hãy dùng mật ong pha với nước ấm, chanh, gừng uống mỗi sáng trước khi ăn sẽ giúp đào thải, lọc những tạp chất trong cơ thể giúp đem lại làn da mịn màng, giảm mỡ thừa, cải thiện vóc dáng, sở hữu vòng eo như mơ ước.
5. Cách sử dụng mật ong đúng cách
Mật ong là nguyên liệu không kén người sử dụng. Tuy nhiên, không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong vì có thể dẫn đến những nguy hiểm ở đường tiêu hóa như ngộ độc ở trẻ sơ sinh, do tiếp xúc với bao tử Clostridium botulinum. Nhưng phụ huynh có thể cho trẻ ăn ngũ cốc có chứa mật ong, vì đây là sản phẩm đã được nấu chín.
Để tránh mắc phải các phản ứng nghiêm trọng với cơ thể, nguy hiểm hơn là gây tử vong thì không nên sử dụng mật ong nếu bạn là người dị ứng với phấn hoa. Những phản ứng của mật ong khi không tiếp nạp được vào cơ thể bao gồm: thở khò khè, hen suyễn, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, toát mồ hôi sống, ngất xỉu, nhịp tim loạn xạ,…
Sử dụng mật ong đúng cách sẽ tránh được các nguy cơ gây hại đến sức khỏe
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú vẫn có thể sử dụng mật ong. Tuy nhiên, chỉ được dùng với liều lượng hợp lý hoặc thông qua khuyến cáo của bác sĩ, không được dùng quá liều lượng sẽ dễ dẫn đến tiểu đường trong thai kỳ.
Dù trong những tác dụng của mật ong có thể trị được bệnh tiểu đường. Nhưng vẫn cần hạn chế sử dụng nhiều mật ong ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 1 vì sẽ làm tăng lượng đường trong máu ngay cả khi mật ong là tự nhiên. Trên thực tế, lượng carbohydrate và calo trong một muỗng mật ong nhiều hơn so với đường trắng hoặc đường nâu thông thường.
6. Lời kết
Đăng bởi: Thanhvân Trần
Từ khoá: Tác Dụng Của Mật Ong Được Ví Như Thần Dược Cho Da Và Cơ Thể
Cập nhật thông tin chi tiết về Tác Dụng Của Quả Cà Tím, Tốt Cho Tim Mạch Và Trí Não trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!