Xu Hướng 10/2023 # Sinh Học 10 Bài 12: Tế Bào Giải Sinh 10 Trang 76 Sách Cánh Diều # Top 15 Xem Nhiều | Bvta.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Sinh Học 10 Bài 12: Thông Tin Tế Bào Giải Sinh 10 Trang 76 Sách Cánh Diều # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Sinh Học 10 Bài 12: Tế Bào Giải Sinh 10 Trang 76 Sách Cánh Diều được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Câu 1 trang 76

Sự trao đổi thông tin qua điện thoại có thể diễn ra dưới những hình thức nào? Trong quá trình đó, thông tin được truyền như thế nào?

Lời giải

– Sự trao đổi thông tin qua điện thoại có thể diễn ra dưới hình thức: tin nhắn SMS, tin nhắn MMS, zalo, facebook, gmail, gọi điện, bản ghi âm,…

– Trong quá trình trao đổi thông tin qua điện thoại, thông tin dưới dạng chữ viết hoặc tiếng nói sẽ được mã hóa thành tín hiệu điện và được truyền đi nhờ mạng điện thoại đến người nhận.

Câu 2 trang 76

Điều gì sẽ xảy ra nếu các tế bào trong cơ thể chúng ta hoạt động độc lập và không có sự trao đổi thông tin với nhau?

Lời giải

Nếu các tế bào trong cơ thể chúng ta hoạt động độc lập và không có sự trao đổi thông tin với nhau thì tính thống nhất trong cơ thể bị phá vỡ, các chức năng trong cơ thể có thể rối loạn dẫn đến cơ thể không thể tồn tại, sinh trưởng và phát triển.

Câu 3 trang 76

Ý nghĩa sinh học của thông tin giữa các tế bào là gì?

Lời giải

Ý nghĩa sinh học của thông tin giữa các tế bào: Thông tin giữa các tế bào tạo ra cơ chế điều chỉnh, phối hợp hoạt động đảm bảo tính thống nhất của cơ thể, nhờ đó đảm bảo sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển, sinh sản của cơ thể.

Câu 4 trang 77

Quan sát hình 12.3, hãy:

a) So sánh hai kiểu thông tin giữa các tế bào: truyền tin cận tiết và truyền tin nội tiết.

b) Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào cần có sự tham gia của những yếu tố nào?

Lời giải

a) So sánh hai kiểu thông tin giữa các tế bào: truyền tin cận tiết và truyền tin nội tiết.

– Giống nhau:

+ Đều là quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào.

+ Đều có sự truyền tin của các phân tử tín hiệu từ tế bào tiết đến tế bào đích.

+ Tế bào đích đều thu nhận tín hiệu từ các phân tử tín hiệu thông qua các thụ thể tiếp nhận.

– Khác nhau:

Truyền tin cận tiết

Truyền tin nội tiết

Diễn ra trong phạm vi gần (truyền tin cho các tế bào liền kề).

Diễn ra trong phạm vi xa (truyền tin cho các tế bào ở xa).

Các phân tử tín hiệu được tiết vào khoang gian bào và truyền đến các tế bào xung quanh.

Các phân tử tín hiệu được tiết vào máu truyền đến tế bào đích ở xa.

b) Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào cần có sự tham gia của những yếu tố là:

– Tế bào tiết: Có chức năng tiết ra các phân tử tín hiệu.

– Tế bào đích: Tiếp nhận các phân tử tín hiệu thông qua thụ thể gắn trên màng tế bào.

– Các phân tử tín hiệu: Các tế bào thông tin với nhau chủ yếu bằng các tín hiệu hóa học.

Câu 5 trang 77

Quan sát hình 12.4 và nêu các giai đoạn của quá trình truyền thông tin giữa các tế bào.

Lời giải

Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào gồm 3 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: Tiếp nhận. Ở giai đoạn này, các phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể đặc hiệu ở tế bào đích.

– Giai đoạn 2: Truyền tin nội bào. Ở giai đoạn này, tín hiệu hóa học được truyền trong tế bào thông qua sự tương tác giữa các phân tử dẫn đến đáp ứng tế bào.

– Giai đoạn 3: Đáp ứng. Ở giai đoạn này, sự truyền tin nội bào dẫn đến những thay đổi của tế bào.

Câu 6 trang 78

Quan sát hình 12.4 và cho biết bằng cách nào tế bào đích tiếp nhận tín hiệu.

Lời giải

Tế bào đích tiếp nhận tín hiệu bằng cách phân tử tín hiệu sẽ liên kết với thụ thể đặc hiệu ở tế bào đích (mỗi loại phân tử tín hiệu chỉ liên kết với một thụ thể nhất định), làm thay đổi hình dạng của thụ thể dẫn đến sự hoạt hóa thụ thể:

– Đối với thụ thể bên trong tế bào: Phân tử tín hiệu đi qua màng và liên kết với thụ thể tạo thành phức hợp tín hiệu – thụ thể.

– Đối với thụ thể màng: Phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể ở bên ngoài tế bào.

Câu 7 trang 78

Quan sát hình 12.5, cho biết tế bào đích nào tiếp nhận được hormone A, hormone B. Vì sao?

Lời giải

– Tế bào đích 1 chỉ tiếp nhận hormone A vì tế bào đích 1 chỉ có một loại thụ thể đặc hiệu với hormone A.

Advertisement

– Tế bào đích 2 chỉ tiếp nhận hormone B vì tế bào đích 1 chỉ có một loại thụ thể đặc hiệu với hormone B.

– Tế bào đích 3 tiếp nhận được cả hormone A và hormone B vì tế bào đích 3 có cả hai loại thụ thể đặc hiệu với cả hormone A và hormone B.

Câu 8 trang 78

Quan sát hình 12.4 và mô tả quá trình truyền tin nội bào đối với thụ thể màng. Điều gì sẽ xảy ra nếu một loại phân tử trong chuỗi truyền tin nội bào không được hoạt hóa?

Lời giải

– Quá trình truyền tin nội bào đối với thụ thể màng: Khi thụ thể màng được hoạt hoá, sẽ hoạt hoá các phân tử truyền tin nội bào như enzyme, protein,… thành các chuỗi tương tác liên tiếp tới các phân tử đích trong tế bào.

– Nếu một loại phân tử trong chuỗi truyền tin nội bào không được hoạt hoá thì quá trình truyền tin nội bào sẽ bị ngưng trệ và sẽ không gây được đáp ứng tế bào.

Câu 9 trang 78

Tại sao nói quá trình truyền thông tin từ phân tử tín hiệu là quá trình khuếch đại thông tin?

Lời giải

Quá trình truyền thông tin từ phân tử tín hiệu là quá trình khuếch đại thông tin vì: Từ một phân tử tín hiệu bên ngoài tế bào có thể hoạt hoá một loạt các phân tử truyền tin bên trong tế bào.

Soạn Bài Câu Cá Mùa Thu – Cánh Diều 10 Ngữ Văn Lớp 10 Trang 49 Sách Cánh Diều Tập 1

Soạn bài Câu cá mùa thu

Mời các bạn học sinh lớp 10, tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

– Câu cá mùa thu (Thu điếu) cùng với Vịnh mùa thu (Thu vịnh) và Uống rượu mùa thu (Thu ẩm) là chùm thơ thu chữ Nôm rất nổi tiếng của Nguyễn Khuyến.

– Nguyễn Khuyến (1835 – 1909):

Hiệu là Quế Sơn, tên lúc nhỏ là Nguyễn Thắng, sinh tại quê ngoại là xã Hoàng Xá (nay thuộc Yên Trung), huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo.

Năm 1864, ông đỗ đầu trong kỳ thi Hương. Nhưng mấy kì thi sau lại trượt, cho đến năm 1871, ông mới đỗ đầu cả kỳ thi Hội và thi Đình. Ông được người đời gọi là Tam Nguyên Yên Đổ (do đỗ đầu cả ba kỳ thi).

Tuy vậy, ông chỉ làm quan có hơn mười năm, còn lại cuộc đời đều sống thanh bạch bằng nghề dạy học tại quê nhà. Nguyễn Khuyến là một người tài năng, có tấm lòng yêu nước thương dân.

Sáng tác của ông bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với hơn 800 bài gồm nhiều thể loại: thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ.

Thơ ông thường viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước, bạn bè, gia đình; phản ánh cuộc sống của những con người thuần hậu, chất phác; châm biếm đả kích bọn thực dân xâm lược…

Một số tác phẩm tiêu biểu: Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ, cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng. Trong đó, chùm thơ về mùa thu của ông là đặc sắc nhất, bao gồm: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh.

Câu 1. Chú ý cách gieo vần và sử dụng từ láy, từ chỉ màu sắc và âm thanh.

Cách gieo vần: vần chân (eo – teo – vèo – teo – bèo)

Cách sử dụng từ láy giàu sức gợi hình: lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng,

Từ chỉ màu sắc: trong veo, sóng biếc, làng vàng, xanh ngắt; âm thanh: vèo.

Câu 2. Những câu thơ nào diễn tả trạng thái tĩnh và động của cảnh vật?

Những câu thơ nào diễn tả trạng thái tĩnh: ao thu lạnh lẽo, khách vắng teo

Những câu thơ nào diễn tả trạng thái động: sóng biếc theo làn hơi gợn tí, lá vàng trước gió khẽ đưa vèo, cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Câu 1. Từ những thông tin mà em tìm hiểu được, hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ Câu cá mùa thu. Xác định bố cục của bài thơ.

– Bài thơ được sáng tác khi nhà thơ về ở ẩn ở quê nhà.

– Bố cục:

Phần 1. Sáu câu thơ đầu: Khung cảnh làng quê vào mùa thu.

Phần 2. Hai câu cuối: Tâm trạng của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên.

Câu 2. Chủ thể trữ tình đã quan sát cảnh vật từ những góc độ nào? Phân tích các hình ảnh và từ ngữ trong bài thơ để thấy được nét đặc trưng của mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

– Chủ thể trữ tình quan sát cảnh vật từ những góc độ: từ gần đến xa (từ “một chiếc thuyền câu bé tẻo teo” trong ao thu đến “tầng mây lơ lửng”), rồi lại từ xa đến gần (từ “trời xanh ngắt” quay trở về với “thuyền câu” và “ao thu”).

– Phân tích:

Ao thu với làn nước trong veo, cùng với chiếc thuyền “bé tẻo tẹo”.

“Sóng gợn biếc”: Mặt nước trong xanh phản chiếu được màu sắc của trời thu.

“Lá vàng khẽ đưa vèo”: chuyển động tinh tế của chiếc lá.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt: gợi cảm giác thanh nhẹ, quen thuộc gần gũi, yên bình, tĩnh lặng; sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng.

Hình ảnh “ngõ trúc quanh co”: con đường làng quen thuộc với bóng tre đã đứng đó từ bao đời.

– Không gian được khắc họa các chuyển động, màu sắc, hình ảnh, âm thanh:

Chuyển động: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng.

Màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, lá vàng, trời xanh ngắt.

Hình ảnh: ao thu, bầu trời, ngõ vắng.

Âm thanh: đớp động dưới chân bèo.

– Không gian góp phần diễn tả tâm trạng buồn bã, cô quạnh trong lòng nhà thơ. Nỗi lòng của một con người luôn lo lắng cho đất nước.

Câu 4. Qua bài thơ Câu cá mùa thu, em hiểu gì về tình cảm, nỗi lòng của nhà thơ với thiên nhiên, đất nước?

Tình yêu thiên nhiên, đất nước sâu sắc, cùng với nỗi lo lắng cho cảnh ngộ đất nước ngay cả khi đã cáo quan về ở ẩn.

Câu 5. Tìm đọc hai bài thơ Vịnh mùa thu và Uống rượu mùa thu của Nguyễn Khuyến, từ đó, chỉ ra một số nét chung của chùm thơ và nét riêng của mỗi bài.

– Giống nhau:

Tả cảnh mùa thu, với bức tranh thiên nhiên nơi làng quê.

Bộc lộ tình yêu thiên nhiên, nỗi lòng của một người luôn lo lắng cho đất nước.

Thể thơ thất ngôn bát cú.

– Khác nhau: Thu ẩm (Uống rượu mùa thu), Thu điếu (Câu cá mùa thu), Thu vịnh (Mùa thu làm thơ).

Câu 6. Em hãy chuyển các câu thơ tả cảnh mùa thu trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến thành một đoạn văn miêu tả (khoảng 8 – 10 dòng).

Gợi ý:

Bức tranh thu nơi thôn quê thật đẹp. Ao thu lạnh lẽo với làn nước trong veo. Trên ao có một chiếc thuyền câu bé tẻo tẹo. Từng đợt sóng nhỏ gợn lăn tăn trên mặt ao. Làn gió khiến chiếc lá vàng khẽ rơi. Trên cao, bầu trời xanh ngắt. Tầng mây đang lơ lửng. Ngõ trúc quanh co vắng bóng người qua.

– Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) hiệu là Quế Sơn, tên lúc nhỏ là Nguyễn Thắng, sinh tại quê ngoại là xã Hoàng Xá (nay thuộc Yên Trung), huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

– Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo.

– Năm 1864, ông đỗ đầu trong kỳ thi Hương. Nhưng mấy kì thi sau lại trượt, cho đến năm 1871, ông mới đỗ đầu cả kỳ thi Hội và thi Đình.

– Ông được người đời gọi là Tam Nguyên Yên Đổ (do đỗ đầu cả ba kỳ thi).

– Tuy vậy, ông chỉ làm quan có hơn mười năm, còn lại cuộc đời đều sống thanh bạch bằng nghề dạy học tại quê nhà.

– Nguyễn Khuyến là một người tài năng, có tấm lòng yêu nước thương dân.

– Sáng tác của ông bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với hơn 800 bài gồm nhiều thể loại: thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ.

– Thơ ông thường viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước, bạn bè, gia đình; phản ánh cuộc sống của những con người thuần hậu, chất phác; châm biếm đả kích bọn thực dân xâm lược…

– Một số tác phẩm tiêu biểu: Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ, cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng…

a. Xuất xứ

– “Câu cá mùa thu” nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến.

– Xuân Diệu nhận xét: “Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm”.

Advertisement

– Trong đó, chùm thơ về mùa thu của ông là đặc sắc nhất, bao gồm: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh.

b. Bố cục

Gồm 2 phần:

Phần 1. Sáu câu thơ đầu: Khung cảnh làng quê vào mùa thu.

Phần 2. Hai câu cuối: Tâm trạng của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên.

c. Thể thơ

Thất ngôn bát cú Đường luật.

a. Khung cảnh làng quê vào mùa thu

– Điểm nhìn: từ gần đến xa (từ “một chiếc thuyền câu bé tẹo teo” trong ao thu đến “tầng mây lơ lửng”), rồi lại từ xa đến gần (từ “trời xanh ngắt” quay trở về với “thuyền câu” và “ao thu”).

– Những hình ảnh đặc trưng của mùa thu:

Ao thu với làn nước trong veo, cùng với chiếc thuyền “bé tẻo tẹo”.

“Sóng gợn biếc”: Mặt nước trong xanh phản chiếu được màu sắc của trời thu.

“Lá vàng khẽ đưa vèo”: chuyển động tinh tế của chiếc lá.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt: gợi cảm giác thanh nhẹ, quen thuộc gần gũi, yên bình, tĩnh lặng; sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng.

Hình ảnh “ngõ trúc quanh co”: con đường làng quen thuộc với bóng tre đã đứng đó từ bao đời.

b. Tâm trạng của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên

– Con người xuất hiện với một công việc thật thư thái: câu cá.

– “Tựa gối buông cần”: tâm thế nhàn nhã

– “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”: Có lẽ vì đang chìm đắm trong dòng suy nghĩ miên man của bản thân. Để rồi chỉ một âm thanh nhỏ bé của cá đớp động dưới chân bèo lại làm nhà thơ giật mình sực tỉnh.

Soạn Bài Tự Đánh Giá: “Phép Mầu” Kì Diệu Của Văn Học – Cánh Diều 10 Ngữ Văn Lớp 10 Trang 111 Sách Cánh Diều Tập 2

Soạn bài “Phép mầu” kì diệu của văn học

Các bạn học sinh lớp 10 có thể tham khảo nội dung chi tiết sẽ được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

1. Theo văn bản trên, một tác phẩm văn học được xem là hấp dẫn khi tác phẩm ấy khiến cho người đọc:

A. Mải mê đọc và quên hết nội dung của tác phẩm

B. Thích thú đi tìm những kiến thức ở ngoài tác phẩm

C. Cùng sống với thế giới do nhà văn sáng tạo ra

D. Thấy hiện ra trên trang sách cả một thế giới đương đại

2. Chiêm nghiệm của Nguyễn Đình Thi về việc “bừng thức tỉnh, tự nhận thấy rõ tâm hồn mình, thực sự tìm thấy mình” khi đến với văn học cho biết điều gì?

A. Vai trò của nhà văn đối với nghệ thuật

B. Sức mạnh của nghệ thuật vị nghệ thuật

C. Chức năng giải trí của văn học nghệ thuật

D. Khả năng thanh lọc tâm hồn của văn học

3. Hãy sắp xếp lại các ý sau cho đúng với trình tự: luận điểm, các lí lẽ, dẫn chứng mà tác giả đã trình bày ở phần 2.

A. Tác động thẩm mĩ có đặc điểm và quy luật riêng rất uyển chuyển.

B. Xin lấy một ví dụ, những suy nghĩ của Ta-go khi đọc Sếch-xpia.

C. Thường là trực tiếp, gần như bằng trực giác và bằng liên tưởng rất linh hoạt, chịu sự quy định của rất nhiều yếu tố.

D. Không nên nghĩ rằng tác động của tác phẩm cũng như sự liên hệ của người đọc bao giờ cũng phải thông qua con đường lô gích.

E. Rồi sau đó, ta mới có thể dùng tư duy logic để giải thích.

4. Nhận xét nào nêu đúng và đầy đủ những đặc điểm chung về ngôn từ trong các câu văn sau?

“Sự khô mòn của tình yêu thương, sự quen cho những cái không tốt, không đúng, không đẹp, sự lười biếng suy nghĩ, sự tính toán của mình – những cái đó làm cho con mắt người ta thường ngày mờ đi ít nhiều.”.

“Trong tình yêu thắm thiết của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, trong tiếng rên xiết điên dại của vua Lia, trong ngọn lửa ghen ngày càng bùng cháy của Ô-then-lô, có một cái gì làm cho chúng tôi hăng say và phấn khởi.”.

A. Giàu ẩn dụ, so sánh và nhạc tính

B. Giàu nhịp điệu, hình ảnh và cảm xúc

C. Giàu hình tượng và phong cách cá nhân

D. Giàu tính văn chương và tính thời sự

5. Phương án nào cho thấy đặc điểm của giọng điệu nghị luận trong đoạn văn sau?

“Không nên nghĩ rằng tác động của tác phẩm cũng như sự liên hệ của người đọc bao giờ cũng phải thông qua con đường lô gích. Tác động thẩm mĩ có đặc điểm và quy luật riêng rất uyển chuyển. Thường là trực tiếp, gần như bằng trực giác và bằng liên tưởng rất linh hoạt, chịu sự quy định của rất nhiều yếu tố. Rồi sau đó, ta mới có thể dùng tư duy logic để giải thích. Xin lấy một ví dụ…”.

A. Độc thoại nhẹ nhàng để chia sẻ thông tin mới

B. Mạnh mẽ, sôi nổi để tranh luận về quan điểm

C. Gay gắt, phủ nhận ý kiến của đối phương

D. Đối thoại, trao đổi nhằm thuyết phục

6. Ghép các lí lẽ, dẫn chứng ở cột B cho phù hợp với luận điểm ở cột A.

A. Chỉ ra câu văn cho biết quan điểm của tác giả về sự sáng tạo nghệ thuật trong văn bản trên.

B. Em hiểu ý kiến sau như thế nào: “Những vấn đề của tác phẩm nêu lên biến thành những vấn đề của chính người đọc tự đặt ra với mình mà suy nghĩ.”?

C. Theo em, tác giả muốn làm sáng tỏ luận điểm gì khi đưa ra ví dụ về “những suy nghĩ của Ta-go khi đọc Sếch-xpia” ở phần 2?

D. Vì sao nói: Tác phẩm văn học tốt sẽ có tác dụng làm cho con người như “bừng thức tỉnh”?

Gợi ý:

1. C

2. D

3. Sắp xếp: D – A – C – B – E

4. C

5. B

6.

Ghép:

(1) – b,c

(2) – a, d

7. Câu văn:

Những vấn đề của tác phẩm nêu lên biến thành vấn đề của chính người đọc tự đặt ra với mình mà suy nghĩ.

Tác phẩm văn học tốt sẽ có tác dụng làm cho con người như “bừng thức tỉnh, tự nhận thấy rõ tâm hồn mình, thực sự tìm thấy mình”.

Tác động thẩm mĩ có đặc điểm và quy luật rất uyển chuyển. Thường là trực tiếp, gần như bằng trực giác và bằng liên tưởng rất linh hoạt, chịu sự quy định của rất nhiều yếu tố.

8. Người đọc có thể hiểu được nội dung mà tác giả muốn truyền tải.

9. Làm sáng tỏ luận điểm: Tác động thẩm mĩ có đặc điểm và quy luật riêng rất uyển chuyển.

10. Tác phẩm văn học sẽ có khả năng cảm hóa con người biết sống tốt đẹp hơn.

1. C

2. D

3. Sắp xếp: D – A – C – B – E

4. C

5. B

6.

Ghép:

(1) – b,c

(2) – a, d

7. Câu văn:

Những vấn đề của tác phẩm nêu lên biến thành vấn đề của chính người đọc tự đặt ra với mình mà suy nghĩ.

Tác phẩm văn học tốt sẽ có tác dụng làm cho con người như “bừng thức tỉnh, tự nhận thấy rõ tâm hồn mình, thực sự tìm thấy mình”.

Tác động thẩm mĩ có đặc điểm và quy luật rất uyển chuyển. Thường là trực tiếp, gần như bằng trực giác và bằng liên tưởng rất linh hoạt, chịu sự quy định của rất nhiều yếu tố.

8. Khi đọc một tác phẩm văn học, người đọc đóng vai trò người đồng sáng tạo khi đã tìm ra những tư tưởng được gửi gắm trong tác phẩm. Người đọc sống cùng với đời sống của nhân vật, thấu hiểu nhân vật và rút ra được những bài học cuộc sống cho bản thân.

9. Chúng ta không nên nghĩ rằng tác động của tác phẩm cũng như sự liên hệ của người đọc bao giờ cũng phải thông qua con đường lô gích. Tác động thẩm mĩ có đặc điểm và quy luật riêng rất uyển chuyển.

10. Một tác phẩm văn học tốt chứa đựng những giá trị nhân văn cao cả, hướng đến chức năng giáo dục nhận thức con người. Nó giúp con người nhận ra những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Soạn Bài Tự Đánh Giá: Kép Tư Bền Cánh Diều Ngữ Văn Lớp 11 Trang 98 Sách Cánh Diều Tập 1

Soạn bài Tự đánh giá: Kép Tư Bền

Các bạn học sinh lớp 11 có thể tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Soạn bài Tự đánh giá: Kép Tư Bền

Câu 1. Nhận định nào đúng về sự thay đổi điểm nhìn trong truyện Kép Tư Bản?

A. Chủ yếu chuyển từ điểm nhìn của người kể chuyện sang khán giả

B. Chủ yếu chuyển từ điểm nhìn của người kể chuyện sang kép Tư Bền

C. Chủ yếu chuyển từ điểm nhìn của người kể chuyện sang ông chủ rạp

D. Chủ yếu chuyển từ điểm nhìn của người kể chuyện sang người bạn hát của kép Tư Bền

Câu 2. Truyện Kép Tư Bản chủ yếu kể câu chuyện gì?

A. Kép Tư Bền là người hát bội rất giỏi ở Hà Nội đã ba năm nay

B. Kép Tư Bản hát bội rất giỏi nhưng anh phải nghỉ việc vì cha ốm

C. Cha của kép Tư Bền ốm, để có tiền mua thuốc và trả nợ, anh phải đi diễn hài

D. Cha của kép Tư Bền mất trong lúc anh đang đi hát để trả nợ cho chủ rạp hát

Câu 3. Nhân vật kép Tư Bốn không được khắc họa ở phương diện nào?

A. Ngoại hình

B. Hành động

C. Lời nói

D. Nội tâm

Câu 4. Qua tác phẩm, tác giả chủ yếu ca ngợi điều gì ở nhân vật kép Tư Bền?

A. Tài năng của nhân vật

B. Sự cống hiến của nhân vật

C. Lòng hiếu thảo của nhân vật

D. Lòng tự trọng của nhân vật

Câu 5. Phương án nào sau đây không phải là thành công về mặt nghệ thuật của tác phẩm?

A. Xây dựng tình huống truyện độc đáo

B. Kết hợp giữa cái bi với cái hài

C. Kết hợp giữa điểm nhìn của tác giả và nhân vật

D. Ngôn ngữ giàu chất thơ

Câu 6. Nêu hoàn cảnh, tính cách, phẩm chất của nhân vật kép Tư Bền. Ở mỗi đặc điểm, nêu một số dẫn chứng cụ thể.

Câu 7. Chỉ ra những biểu hiện tâm trạng của nhân vật kép Tư Bền trong đoạn trích từ “Một hồi chuông vừa dứt.” đến hết.

Câu 8. Em thích nhất điều gì trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Công Hoan ở tác phẩm Kép Tư Bền? Lí giải cụ thể.

Câu 9. Có thể rút ra triết lí nhân sinh nào từ truyện ngắn Kép Tư Bền?

Câu 10. Viết một đoạn văn (khoảng 12 – 15 dòng) nêu suy nghĩ của em về một vấn đề xã hội đặt ra từ truyện Kép Tư Bền.

Gợi ý:

Câu 1. A

Câu 2. C

Câu 3. D

Câu 4. C

Câu 5. D

Câu 6.

– Hoàn cảnh: Kép Tư Bền là một diễn viên hài kịch nổi tiếng. Các buổi kịch có anh biểu diễn rất đông khách. Nhưng hơn tháng rồi, anh không đi diễn do cha bị bệnh nặng. Ông chủ rạp kịch đến đòi tiền đã cho anh vay và dồn kép Tư Bền vào thế buộc phải nhận vai diễn mới. Trong khi đó, bệnh của cha anh ngày càng nặng hơn.

– Phẩm chất, tính cách của kép Tư Bền:

Tấm lòng hiếu thảo: Cha bị ốm phải nghỉ diễn để ở nhà chăm sóc, vay tiền ông chủ rạp kịp để chữa bệnh cho cha; Khi bị đòi nợ, anh phải đến diễn hài dù trong lòng như lửa đốt, lúc được nghỉ lại nghe tin tức của cha, kết thúc vai diễn mau chóng trở về…

Trách nhiệm với công việc: Dù lo lắng cho cha vẫn cố gắng diễn xong vở diễn.

Câu 7.

Những biểu hiện tâm trạng trong đoạn văn:

– Anh Tư Bền lững thững bước ra, cúi đầu chào rồi đứng thần người ra như phỗng một lúc.

– Suốt buổi diễn, anh phải cố rặn ra mà cười ha hả, nhưng trong lòng đầy lo âu. Khi được nghỉ một chốc thì nhờ người về thăm xem tình hình của cha anh ra làm sao.

Advertisement

– Vừa thắt dải áo, vừa sụt sịt mếu máo, ông chủ rạp xiếc bắt im đi, chùi nước mắt diễn tiếp. Anh lại phải hò, hét, ngâm, cười, múa, nhảy, để mua gượng lấy những tràng pháo tay.

– Cảnh cuối kết thúc, anh tưởng được về phen này quyết hết nợ, quyết được về cạnh giường của cha, nhưng khán giá lại bắt diễn lại. Anh lại phải giấu bộ mặt rầu rầu để vui vẻ diễn lại cảnh cuối lần nữa.

– Kết thúc, khán giả vây quanh để khen ngợi, bắt tay… khiến lòng anh như lửa đốt…

Câu 8.

Câu 9.

Câu 10.

Soạn Sinh 9 Bài 50: Hệ Sinh Thái Giải Bài Tập Sinh 9 Trang 153

I. Khái niệm hệ sinh thái

1. Khái niệm

– Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh).

– Trong hệ sinh thái các sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng xác định, biểu hiện các mối quan hệ của các quần thể loài trong quần xã và các chu trình tuần hoàn vật chất giữa các sinh vật trong quần xã và các nhân tố vô sinh.

+ Các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường → 1 thể thống nhất tương đối ổn định.

2. Các thành phần của hệ sinh thái

+ Thành phần vô sinh: đất, đá, nước, nhiệt độ, mùn hữu cơ…

+ Thành phần hữu sinh:

Sinh vật sản xuất: thực vật

Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt hoặc kí sinh trên động vật

Sinh vật phân giải

II. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn

Các sinh vật trong hệ sinh thái có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng tạo nên các chuỗi và lưới thức ăn.

1. Thế nào là một chuỗi thức ăn

– Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.

– Mỗi loài trong chuỗi thức ăn là 1 mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.

– Có 2 dạng chuỗi thức ăn:

+ Mở đầu bằng sinh vật sản xuất: cỏ – sâu – chim sâu – cầy – đại bàng – vi khuẩn.

+ Mở đầu bằng sinh vật phân hủy: mùn bã hữu cơ – giun đất – gà – quạ – vi khuẩn.

2. Thế nào là lưới thức ăn

– Trong tự nhiên, 1 loài sinh vật không chỉ tham gia vào 1 chuỗi thức ăn mà đồng thời tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.

– Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành 1 lưới thức ăn.

– Vai trò của các sinh vật trong lưới thức ăn:

+ Sinh vật sản xuất: tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ (thực vật, tảo…).

+ Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn hoặc kí sinh trên thực vật, động vật ăn hoặc kí sinh trên động vật: sử dụng các chất hữu cơ.

+ Sinh vật phân giải: gồm vi khuẩn, nấm … phân giải các chất hữu cơ (xác động vật, thực vật…) thành các chất vô cơ.

-Có sự tuần hoàn vật chất kèm theo năng lượng trong hệ sinh thái.

Hãy cho ví dụ về một hệ sinh thái, phân tích các thành phần chính trong hệ sinh thái đó.

Gợi ý đáp án

Ví dụ hệ sinh thái dưới nước ở một ao, gồm có các thành phần chính

– Sinh vật sản xuất: rong, bèo, cây thủy sinh, tảo.

– Sinh vật tiêu thụ cấp 1: cá nhỏ, tôm, động vật nổi, tép, cua.

– Sinh vật tiêu thụ cấp 2: cá vừa.

– Sinh vật tiêu thụ cấp 3: cá lớn.

– Sinh vật phản giải: vi sinh vật.

Hãy vẽ một lưới thức ăn trong đó có các sinh vật: Cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái, rắn, châu chấu, diều hâu, nấm, vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ. Một số gơi ý về thức ăn như sau:

Gợi ý đáp án

Vẽ một lưới thức ăn trong đó có các sinh vật: Cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái, rắn, châu chấu, diều hâu, nấm, vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ.

– Cây cỏ là thức ăn của bọ rùa, châu chấu.

– Ếch nhái ăn bọ rùa, châu chấu.

– Rắn ăn ếch nhái, châu chấu.

– Gà ăn cây cỏ và châu chấu.

– Cáo ăn thịt gà.

– … (dựa vào kiến thức đã biết trong các lớp trước và trong thực tế, em hãy đưa ra thêm về quan hệ thức ăn có thể có của các loài còn lại và vẽ toàn bộ một lưới thức ăn).

Soạn Bài Người Đàn Ông Cô Độc Giữa Rừng – Cánh Diều 7 Ngữ Văn Lớp 7 Trang 15 Sách Cánh Diều Tập 1

Soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng

Hy vọng tài liệu trên sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

– Tiểu thuyết là tác phẩm văn xuôi cỡ lớn, có nội dung phong phú, cốt truyện phức tạp; phản ánh nhiều sự kiện, cảnh ngộ; thường miêu tả nhiều tuyến nhân vật, nhiều quan hệ chồng chéo với những diễn biến tâm lí phức tạp, đa dạng. Trong nhà trường phổ thông, học sinh chỉ đọc hiểu các đoạn trích từ tiểu thuyết.

– Truyện ngắn: Đã học chương trình Ngữ văn 6, tập 2.

– Tính cách nhân vật trong tiểu thuyết và truyện ngắn thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ của chính nhân vật, qua nhận xét của người kể chuyện và các nhân vật khác…

– Bối cảnh trong truyện chỉ hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung (bối cảnh lịch sử); thời gian, địa điểm, quang cảnh cụ thể xảy ra câu chuyện (bối cảnh riêng)….

Ngôi kể thay đổi giúp nội dung trở nên phong phú, cách kể linh hoạt hơn.

– Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam, vừa có tính thống nhất cao, vừa có tính đa dạng.

– Tính đa dạng được thể hiện ở mặt ngữ âm và từ vựng:

Ngữ âm: Một từ có thể được phát âm không giống nhau ở các vùng miền khác nhau.

Từ vựng: Các vùng miền khác nhau có những từ ngữ mang tính địa phương (từ ngữ địa phương).

– Tóm tắt nội dung văn bản: An được tía nuôi đưa đến gặp chú Võ Tòng. Mười mấy năm về trước, chú một mình bơi xuồng đến che lều ở nơi rừng hoang nhiều thú này và từng đánh bại một con hổ. Một lần, Võ Tòng bị tên địa chủ vu oan cho tội ăn trộm. Chú một mực cãi lại, bị tên địa chủ đánh. Chú vô tình chém bị thương tên địa chú, nhưng không trốn chạy mà đường hoàng đến chịu tội. Khi trở về thì nghe tin vợ đã lấy tên địa chủ kia, còn đứa con trai độc nhất thì đã chết, Võ Tòng liền bỏ làng đi.

– Nhân vật chính: Võ Tòng. Nhân vật được nhà văn thể hiện qua những phương diện: cuộc đời và tính cách.

– Truyện kể theo ngôi thứ nhất. Ngôi kể được thay đổi sang ngôi thứ ba, khi kề về cuộc đời của chú Võ Tòng.

– Truyện giúp hiểu thêm về cuộc sống và tính cách của con người mảnh đất phương Nam.

– Nhà văn Đoàn Giỏi (1925 – 1989), quê ở Tiền Giang. Các tác phẩm của ông thường viết về thiên nhiên, cuộc sống của con người Nam Bộ.

– Đất rừng phương Nam là một trong những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Đoàn Giỏi, được nhiều người yêu thích. Tác phẩm còn được chuyển thể thành phim.

Câu 1. Tiếng kêu và hình ảnh của con vượn bạc má trong phần (1) tạo nên cảm giác về một bối cảnh như thế nào?

Tiếng kêu và hình ảnh của con vượn bạc má trong phần (1) tạo nên cảm giác về một bối cảnh: Khu rừng hoang sơ, vắng vẻ.

Câu 2. Những chi tiết về nhà cửa, cách ăn mặc và tiếp khách… gợi lên ấn tượng gì về chú Võ Tòng?

Những chi tiết về nhà cửa, cách ăn mặc và tiếp khách… gợi lên ấn tượng về chú Võ Tòng là một người đàn ông từng trải, cô độc nhưng cũng rất chất phác, hào sảng và trọng tình nghĩa.

Câu 3. Chỉ ra dấu hiệu về sự chuyển đổi ngôi kể.

Người kể không còn xưng “tôi” – gọi “chú”. Mà nhân vật Võ Tòng được gọi bằng “gã”.

Câu 4. Chuyện Võ Tòng đánh hổ hé mở điều gì về tính cách, cuộc đời nhân vật?

Chuyện Võ Tòng đánh hổ hé mở điều gì về tính cách, cuộc đời nhân vật: Một con người gan dạ, dũng cảm. Cuộc đời gắn bó với núi rừng, phiêu bạt và gian truân.

Câu 5. Liên hệ hành vi chống trả tên địa chủ ngang ngược với việc đánh hổ của Võ Tòng.

Hành vi chống trả tên địa chủ ngang ngược với việc đánh hổ của Võ Tòng đều là những việc làm dũng cảm.

Câu 6. Câu nói cảm ơn trang trọng của ông Hai và lời đáp của chú Võ Tòng thể hiện điều gì?

Câu nói cảm ơn trang trọng của ông Hai và lời đáp của chú Võ Tòng thể hiện họ đều là những con người trọng tình trọng nghĩa.

Câu 1. Văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng kể về việc gì? Đoạn trích có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhan đề văn bản gợi cho em những suy nghĩ gì?

– Văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng kể về: An theo tía nuôi sang thăm Võ Tòng.

– Những nhân vật trong đoạn trích: An, tía nuôi của An, Võ Tòng

– Nhan đề văn bản gợi về hình ảnh người đàn ông sống cô độc giữa rừng núi.

Câu 2. Đặc điểm tính cách nhân vật Võ Tòng được nhà văn thể hiện trên những phương diện nào? Hãy vẽ hoặc miêu tả bằng lời về nhân vật Võ Tòng theo hình dung của em.

– Đặc điểm tính cách nhân vật Võ Tòng được nhà văn thể hiện qua lời kể của An; lời nhận xét của má nuôi An; hành động, cử chỉ và lời nói.

– Hình dung về nhân vật Võ Tòng: Một người đàn ông đã đứng tuổi. Thân hình to lớn, khỏe mạnh. Chú thường cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt.

Câu 3. Nêu tác dụng của việc kết hợp giữa lời kể theo ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) với lời kể theo ngôi thứ ba trong việc khắc họa nhân vật Võ Tòng.

Việc kết hợp giữa lời kể theo ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) với lời kể theo ngôi thứ ba giúp cho việc kể chuyện trở nên linh hoạt hơn, nhân vật Võ Tòng được khắc họa dưới nhiều góc nhìn khác nhau.

Câu 4. Hãy nêu ra một số yếu tố (ngôn ngữ, phong cảnh, tính cách con người, nếp sinh hoạt,…) trong văn bản để thấy truyện của Đoàn Giỏi mang đậm màu sắc Nam Bộ.

Ngôn ngữ: Sử dụng các từ ngữ địa phương (tía, má, anh Hai, chị Hai, bá…)

Phong cảnh: Núi rừng, sông nước đặc trưng của Nam Bộ.

Tính cách con người: Mộc mạc, chất phác, thật thà.

Nếp sinh hoạt: Gắn bó với sông nước, núi rừng…

Câu 5. Qua đoạn trích, em hiểu thêm được gì về con người và thiên nhiên của vùng đất phương Nam? Hãy nêu một chi tiết mà em thích nhất và lí giải vì sao?

Con người và thiên nhiên vùng đất phương Nam: Sống gắn bó, hòa hợp.

Chi tiết thích nhất: Võ Tòng đánh hổ hé. Nguyên nhân: Chi tiết đã hé mở tính cách, cuộc đời nhân vật. Võ Tòng là một con người gan dạ, dũng cảm. Cuộc đời gắn bó với núi rừng, phiêu bạt và gian truân.

Advertisement

Câu 6. Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 câu) nêu lên những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng.

Đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi có nhiều nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Nhà văn đã miêu tả thành công nhân vật Võ Tòng bằng cách sử dụng sử dụng ngôi kể một cách linh hoạt (ngôi kể thứ nhất – cậu bé an, ngôi kể thứ ba). Cách kể này cho người đọc một cái nhìn đa chiều về Võ Tòng. Trong mắt cậu bé An, chú Võ Tòng là người cởi mở, phóng khoáng, vui tính. Trong mắt người kể chuyện và người dân, Võ Tòng là một người gan dạ, có phần ngang tàng, liều lĩnh nhưng vô cùng tốt bụng và đáng quý. Từ đó, người đọc thấy được phẩm chất của con người Nam Bộ: dũng cảm, chất phác. Cùng với đó, vẻ đẹp thiên nhiên của Nam Bộ cũng hiện lên với những cánh rừng hoang sơ, cảnh sông nước và con thuyền đặc trưng. Đoàn Giỏi cũng đã thành công trong việc thể hiện đặc trưng Nam Bộ bằng cách miêu tả tính cách nhân vật, quang cảnh thiên nhiên cùng giọng văn, từ ngữ đậm chất Nam Bộ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Sinh Học 10 Bài 12: Tế Bào Giải Sinh 10 Trang 76 Sách Cánh Diều trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!