Bạn đang xem bài viết Quai Bị Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Lây từ đứa trẻ này sang đứa trẻ khác.
Trẻ em dễ bị nhiễm bệnh trước khi triệu chứng xuất hiện (khoảng 1 – 7 ngày).
Có thể phòng ngừa bệnh bằng vắc-xin.
Bệnh do virus gây ra. Hiện nay, chưa có cách điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng.
Việc phát hiện sớm giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
Quai bị ở trẻ xuất hiện bởi một loại virus gọi là paramyxovirus. Bệnh lây lan giữa những đứa trẻ với nhau thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi và họng.1 Loại virus này di chuyển từ đường hô hấp (mũi, miệng và cổ họng) vào tuyến mang tai (tuyến nước bọt nằm ở hai bên mặt). Tại đây, chúng bắt đầu sinh sôi nảy nở và làm các tuyến sưng lên.2
Virus này cũng có thể xâm nhập vào dịch não tủy (CSF) – chất lỏng bao quanh để bảo vệ não bộ và cột sống của người bệnh. Ngoài ra, nó có thể đi đến các cơ quan khác trên cơ thể, chẳng hạn như: não, tuyến tụy, tinh hoàn (nam giới) và buồng trứng (nữ giới).2
Trong giai đoạn đầu của bệnh:1
Sốt.
Đau đầu.
Giảm cảm giác thèm ăn.
Người mệt mỏi.
Trong vòng 24 giờ kể từ khi có các triệu chứng bên trên:1
Đau tai hoặc đau mặt.
Đau nặng hơn khi nhai.
Đau nặng hơn khi ăn thực phẩm kích thích tuyến nước bọt (đồ chua).
Trong 24 giờ tiếp theo:1
Sưng một trong các tuyến nước bọt nằm ở một bên mặt, gần bên ngoài tai. Thậm chí toàn bộ vùng má của người bệnh sẽ sưng lên.
Trẻ có thể bị sưng hai tuyến nước bọt khác, chúng nằm dưới lưỡi và cằm. Triệu chứng này ít xảy ra hơn.
Những biến chứng có thể xảy ra ở cả trẻ trai và trẻ gái bao gồm:1
Viêm màng não: là tình trạng sưng mô xung quanh não và tủy sống. Các triệu chứng như: nhức đầu, cứng cổ, buồn nôn và ói mửa, thay đổi trong hành vi, mắt nhạy cảm với ánh sáng,…
Viêm tụy: là một biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng. Các triệu chứng bao gồm: cơn đau dạ dày xuất hiện đột ngột, sốt, ớn lạnh, nôn mửa, yếu đuối.
Viêm vú: hay còn gọi là tình trạng viêm mô vú.3
Điếc: trẻ em có thể bị mất thính lực khi mắc quai bị.3
Các biến chứng có thể xảy ra ở trẻ trai: viêm tinh hoàn với các biểu hiện như: sốt, ớn lạnh, nhức đầu, buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày, sưng đau ở một hoặc cả hai tinh toàn.1
Các biến chứng có thể xảy ra ở trẻ gái: viêm buồng trứng với các triệu chứng như: sốt, đau bụng, buồn nôn, nôn, đau ở một bên vùng chậu hoặc cả hai bên.1
Những đứa trẻ có nhiều nguy cơ mắc bệnh quai bị khi chúng ở gần người bệnh quai bị. Đặc biệt là trẻ em chưa tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh quai bị.2
Quai bị thường được chẩn đoán dựa trên bệnh sử và quá trình khám triệu chứng lâm sàng.1 Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể tiến hành các xét nghiệm nước bọt hoặc nước tiểu để chẩn đoán quai bị ở trẻ em.3
Trên thực tế, việc điều trị bệnh quai bị ở trẻ là làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Bạn có thể tham khảo các cách chữa quai bị cho trẻ nhỏ như sau:1
Dùng thuốc acetaminophen để hạ sốt và giảm đau.
Nghỉ ngơi.
Bổ sung nước và dịch cho cơ thể.
Điều chỉnh chế độ ăn uống của bé phù hợp. Tránh những thực phẩm khiến bé bị tăng tiết nước bọt.
Khi bé bị quai bị, bố mẹ cần cho bé nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh. Bên cạnh đó, bố mẹ hãy cho con uống nhiều nước để đảm bảo cơ thể không bị mất nước. Nếu bé bị sưng đau, bố mẹ có thể chườm ấm hoặc chườm mát để giảm đau cho con.3
Về thực phẩm, bố mẹ hãy cho bé ăn uống đầy đủ. Có thể nấu thực phẩm thành dạng cháo loãng, ninh nhừ, nấu mềm thức ăn để bé dễ nhai, nuốt. Ngoài ra, bố mẹ nên hạn chế để trẻ ăn đồ chua, cay,…
Để bảo vệ trẻ em tránh khỏi virus quai bị, bố mẹ cần cho con mình tiêm vắc-xin. Đó là loại vắc-xin phối hợp phòng bệnh sởi, quai bị và rubella (MMR). Vắc-xin này cung cấp khả năng miễn dịch cho hầu hết chúng ta. Vắc-xin được tiêm hai liều:3
Liều đầu tiên: tiêm cho trẻ em từ 12 – 15 tháng tuổi.
Liều thứ hai: tiêm cho trẻ trong độ tuổi từ 4 đến 6. Liều này cần được tiêm ít nhất 4 tuần sau liều đầu tiên.
Để giúp ngăn ngừa sự lây lan bệnh quai bị cho người khác, phụ huynh có thể tham khảo các cách sau:3
Không cho trẻ mắc bệnh quai bị đến trường hoặc nhà trẻ đến khi các triệu chứng biến mất.
Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chăm sóc trẻ bị quai bị.
Dạy trẻ cách rửa tay đúng bằng xà phòng và dưới dòng nước sạch đang chảy. Rửa ít nhất 20 giây.
Đảm bảo các thành viên khác trong gia đình rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn.
Cho trẻ em che miệng và mũi khi hắt hơi hoặc ho.
Vệ sinh sạch sẽ các bề mặt cứng, đồ chơi và tay nắm cửa bằng chất khử trùng.
Viêm Cầu Thận: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Thận đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ quan trọng khác nhau. Chúng bao gồm: Lọc máu, tái hấp thu chất quan trọng, bài tiết chất thải, điều hoà cân bằng môi trường trong cơ thể.
Một đơn vị lọc cơ bản của thận gồm có: cầu thận, các mạch máu thận và ống thận. Máu sẽ đi trong các mạch máu đến cầu thận, được cầu thận lọc và tạo thành nước tiểu tại ống thận.
Viêm cầu thận do các phức hợp miễn dịch lắng đọng. Tuy nhiên nguồn gốc của phức hợp này có thể rất khác nhau:
Nhiễm
Thường nhất là sau nhiễm liên cầu trùng.
Các loại vi trùng khác ít gặp hơn: thương hàn, giang mai, phế cầu…
Nhiễm siêu vi: viêm gan, quai bị, sởi, thuỷ đậu.
Kí sinh trùng: sốt rét, toxoplasma,…
Bệnh tự miễn
Lupus ban đỏ hệ thống.
Henoch Schonlein.
Bệnh Goodpasture.
Một số trường hợp không rõ nguyên nhân.
Nhìn chung, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Nhưng trẻ em có xu hướng mắc bệnh nhiều hơn. Nguyên nhân nổi bật thường gặp ở đối tượng này là sau bị liên cầu trùng nhóm A (tên chính xác là Streptococcus pyogenes, một chủng vi khuẩn hay gây nhiễm trùng da và họng).
Viêm cầu thận có thể rất âm thầm hoặc biểu hiện nhiều triệu chứng khác nhau:
1. Tiểu máuTriệu chứng luôn luôn có, có thể thấy được bằng mắt thường hoặc chỉ có thể phát hiện thông qua xét nghiệm phân tích nước tiểu.
2. Tiểu đạmTriệu chứng khó nhận biết, thường phát hiện qua phương tiện xét nghiệm. Khi tiểu đạm lượng nhiều thì có thể biểu hiện triệu chứng tiểu bọt gợi ý (bọt tồn tại lâu sau khi đi tiểu).
3. PhùCác vị trí phù thường thấy là phù mi mắt, phù mặt, phù chân.
4. Tăng huyết áp Các triệu chứng của suy thận khi có biến chứng
Tiểu ít, rối loạn tri giác,…
Phù có thể trong nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó thận là một vị trí không thể loại trừ.
Nếu không được can thiệp đúng lúc và phù hợp, bệnh sẽ rất nguy hiểm. Viêm cầu thận cấp có thể dẫn đến tổn thương thận cấp tính (suy thận cấp) . Những biến chứng của tổn thương thận cấp là một thử thách thực sự đối với các bác sĩ, và nó cũng đe doạ trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
Thực ra bệnh có thể bán cấp và thể mạn với nhiều căn nguyên phức tạp không được đề cập ở bài này. Nhìn chung bệnh viêm cầu thận diễn tiến mạn có thể sẽ gây tổn thương thận vĩnh viễn. Bệnh nhân nhanh chóng dẫn đến suy thận mạn cùng nhiêu hệ luỵ khác.
Chi tiết hơn có thể tìm hiểu trong bài viết: Bệnh viêm cầu thận có nguy hiểm không?
Thực tế, không có một điều trị đặc hiệu cho viêm cầu thận. Không có thuốc đặc trị để điều trị bệnh lý này. Một số biện pháp bác sĩ có thể cân nhắc có thể đem lại hiệu quả cho bệnh nhân:
Kháng sinh.
Thuốc lợi tiểu.
Thuốc kiểm soát huyết áp.
Nhưng phương thuốc này nhằm mục đích ngăn ngừa bệnh diễn tiến xa hơn. Kiểm soát các biến chứng nguy hiểm của viêm cầu thận.
Mặc dù có thể nguy hiểm, nhưng sự hồi phục của viêm cầu thận khá nhanh. Một số mốc thời gian được nghiên cứu:
Thường lượng nước tiểu sẽ hồi phục sau khoảng một tuần.
Độ thanh lọc của thận sẽ hồi phục sau khoảng 1 tháng.
Biểu hiện tiểu máu, tiểu đạm sẽ tự giới hạn trong vòng vài tháng.
Sau khi hồi phục hoàn toàn, bệnh rất hiếm khi tái phát. Trẻ em là đối tượng tiên lượng tốt, thường dễ lui bệnh hơn người lớn.
Đa phần thông thường khó nhận biết bệnh. Các biểu hiện của viêm cầu thận có thể chỉ rõ ràng thông qua thăm khám ở cơ sở y tế và kết quả các xét nghiệm. Do đó, việc bỏ sót bệnh là hay xảy ra. Các bậc phụ huynh hãy chú ý đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu có các biểu hiện sau:
Tiểu ít.
Màu sắc nước tiểu bất thường (đỏ, nâu, hay sậm khác lạ so với thường ngày)
Tiểu bọt nhiều và không bọt không vỡ sau một thời gian thông thường.
Phù, trẻ than nặng mắt khi ngủ dậy.
Đau đầu, đau ngực, khó thở.
Nếu những biểu hiện này xuất hiện sau một đợt nhiễm trùng da hay họng thì cần lưu ý hơn bội phần.
Phòng ngừa
Vệ sinh răng miệng và thân thể cẩn thận.
Điều trị tích cực nhiễm trùng da và họng.
Chủng ngừa đầy đủ.
Dinh dưỡng hợp lí, suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và là điều kiện thuận lợi cho nhiều bệnh lý khác nhau.
Viêm Khớp Dạng Thấp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm khớp dạng thấp thường khởi phát với triệu chứng sưng đau và nóng ở khớp. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị phù hợp, các khớp có thể bị biến dạng hoặc phá hủy dẫn đến mất khả năng vận động, thậm chí tàn phế.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh xương khớp điển hình do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây ra.
1. Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý viêm khớp tự miễn mạn tính, do tổn thương xuất phát từ màng hoạt dịch của khớp. Đây là bệnh lý phổ biến nhiều ở nữ so với nam, thường ở độ tuổi trung niên, đi kèm với các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng rõ ràng.
Bệnh tự miễn này xảy ra khi hệ thống miễn dịch, vốn có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn/virus, gặp trục trặc và tấn công các mô lành trong cơ thể. Hậu quả là gây viêm màng hoạt dịch, khiến cho các khớp trở nên sưng, nóng, đỏ và đau. Người bệnh có nguy cơ tàn phế và tổn thương nhiều cơ quan khác, chẳng hạn như mắt, tim, phổi, da, mạch máu…
Viêm khớp dạng thấp thường gây ảnh hưởng đến các khớp đối xứng trong cơ thể, chẳng hạn như cả hai tay, hai cổ tay hoặc hai đầu gối. Đây chính là điểm phân biệt bệnh lý viêm khớp dạng thấp với các loại viêm khớp khác. Nếu tình trạng viêm xuất hiện ở nhiều khớp (thông thường từ 4 – 5 vị trí) thì được gọi là viêm đa khớp dạng thấp.
2. Các giai đoạn của viêm khớp dạng thấp
Khi viêm khớp dạng thấp tiến triển, cơ thể người bệnh sẽ thay đổi. Một số thay đổi bạn có thể nhìn thấy và cảm nhận được, trong khi những thay đổi khác không gây cho bạn bất cứ cảm giác gì. Mỗi giai đoạn viêm khớp dạng thấp sẽ có các mục tiêu điều trị khác nhau.
Đau và sưng khớp là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm khớp dạng thấp.
2.1 Giai đoạn 1
Ở giai đoạn đầu, người bệnh có cảm giác đau khớp, cứng khớp hoặc sưng đỏ vùng khớp bị viêm. Bên cạnh đó là tình trạng viêm bên trong khớp, khiến các mô trong khớp sưng lên. Tuy không có tổn thương xương nhưng màng hoạt dịch của khớp bị tổn thương.
2.2 Giai đoạn 2
Lúc này, màng hoạt dịch bị viêm nặng hơn, có thể gây tổn thương sụn khớp. Sụn chính là mô bao phủ phần cuối của xương tại vị trí khớp. Khi sụn bị tổn thương, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau, đồng thời có thể hạn chế vận động.
2.3 Giai đoạn 3
Khi bệnh lý viêm khớp dạng thấp ở người lớn đã tiến triển đến giai đoạn 3, tình trạng bệnh đã nghiêm trọng. Tại thời điểm này, tổn thương không chỉ lan đến sụn mà ảnh hưởng cả xương. Khi lớp sụn giữa các xương bị mòn, xương cọ xát với nhau, khiến người bệnh bị đau và sưng nhiều hơn. Một số người bị yếu cơ và mất hẳn khả năng vận động. Đó là do xương bị tổn thương, thậm chí biến dạng.
2.4 Giai đoạn 4
Ở giai đoạn muộn, các khớp đã ngừng hẳn hoạt động, khiến bệnh nhân đau, sưng, cứng khớp và mất khả năng vận động. Nghiêm trọng hơn, các khớp có thể bị hỏng và gây ra chứng dính khớp.
3. Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch thay vì bảo vệ lại quay sang tấn công màng hoạt dịch. Kết quả là tình trạng viêm làm dày bao hoạt dịch, cuối cùng phá hủy sụn và xương trong khớp. Các gân và dây chằng giữ khớp với nhau cũng yếu đi và căng ra. Dần dần, khớp mất đi hình dạng ban đầu và sự liên kết.
Hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng viêm khớp dạng thấp, mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng bệnh xảy ra do yếu tố di truyền. Tuy gen không trực tiếp gây bệnh nhưng lại là nguyên nhân khiến cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường, như nhiễm một số loại virus và vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp.
4. Ai có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp?
Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 – 3 lần so với nam giới, nhưng nam giới thường gặp phải các triệu chứng nặng hơn.
Tuổi tác: Tình trạng viêm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường khởi phát ở tuổi trung niên.
Di truyền: Nếu một thành viên trong gia đình bạn bị viêm khớp dạng thấp, bạn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh.
Hút thuốc lá: Hút thuốc (chủ động và thụ động) đều khiến bạn dễ mắc bệnh, đặc biệt nếu bạn có tiền sử gia đình bị bệnh.
Tiếp xúc với chất độc hại: Một số chất phơi nhiễm như amiăng hoặc silica đã được chứng minh làm tăng nguy cơ phát triển bệnh.
Thừa cân, béo phì: Những người có chỉ số BMI ở ngưỡng thừa cân hoặc béo phì, đặc biệt là phụ nữ từ 55 tuổi trở xuống sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này cao hơn.
5. Triệu chứng của bệnh viêm khớp
Các triệu chứng lâm sàng thường thấy ở bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm:
5.1 Triệu chứng cơ năng của viêm khớp dạng thấp
Đau, sưng khớp có tính chất đối xứng, lan tỏa đặc biệt là ở các khớp nhỏ và nhỡ. Thường đau sưng khớp liên tục cả ngày, tăng lên về đêm và gần sáng, nghỉ ngơi không đỡ đau.
Tình trạng cứng khớp buổi sáng: Thường kéo dài trên 1 giờ
Mệt mỏi, suy nhược do viêm khớp kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh nhân có thể không sốt hoặc sốt nhẹ trong đợt tiến triển bệnh.
5.2 Triệu chứng thực thể tại khớp
Sưng, đau, nóng tại các khớp, ít khi tấy đỏ. Sưng có thể là do sưng phần mềm hoặc do tràn dịch khớp. Thường viêm khớp nhỏ, có tính chất đối xứng, kéo dài vài tuần đến vài tháng. Các khớp viêm hay gặp như: cổ tay, bàn ngón tay, ngón gần, khuỷu, vai, háng, gối, cổ chân, khớp nhỏ bàn chân. Nếu bệnh nhân có viêm cột sống cổ thường là dấu hiệu tiên lượng nặng của bệnh, có thể xuất hiện bán trật khớp đội trục gây chèn ép tủy cổ.
Nếu không được điều trị sớm, đầy đủ, người bệnh sẽ bị dính và biến dạng các khớp viêm do tổn thương phá hủy khớp, gân, dây chằng từ đó gây bán trật khớp, tàn phế. Các kiểu biến dạng thường gặp gồm có: bàn tay gió thổi, cổ tay hình lưng lạc đà, ngón tay người thợ thùa khuyết, ngón tay hình cổ cò, hội chứng đường hầm cổ tay…
5.3 Triệu chứng ngoài khớp
Hạt thấp dưới da: Tỉ lệ gặp là 10-15%, thường ở dưới da vùng tỳ đè như khuỷu, cạnh ngón tay, ngón chân, vùng chẩm, gân Achilles. Hay gặp ở người viêm khớp dạng thấp nặng, tiến triển bệnh nhanh, thể huyết thanh dương tính. Tuy nhiên thấy người bệnh viêm khớp dạng thấp ở Việt Nam ít có hạt thấp dưới da. Đặc điểm những hạt này có mật độ chắc, thường gắn dính với màng xương hoặc gân nên ít di động, kích thước từ vài mm đến 2 cm, đứng thành từng đám.
Tổn thương mắt: Thường viêm khô kết mạc, một phần trong hội chứng Sjogren. Có thể viêm củng mạc và nhuyễn củng mạc thủng khi bệnh tiến triển nặng
Tổn thương phổi: Nốt dạng thấp ở nhu mô, xơ phổi kẽ lan tỏa, viêm phế quản hay tắc nghẽn đường hô hấp do viêm khớp nhẫn giáp, viêm phổi (thể bệnh nặng), viêm màng phổi hoặc tràn dịch màng phổi cũng có thể gặp
Tổn thương tim mạch: Viêm màng tim, viêm cơ tim, viêm van tim, loạn nhịp tim, nhiễm bột và viêm mạch.
Hội chứng Felty: Giảm bạch cầu hạt, lách to, nhiễm khuẩn tái phát, hội chứng Sjogren, thường là biểu hiện toàn thân, đang tiến triển.
Hiếm gặp tổn thương thần kinh ngoại biên và trung ương.
6. Biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp
Loãng xương: Bản thân bệnh viêm khớp dạng thấp cùng với một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh, có thể làm tăng nguy cơ loãng xương, tình trạng suy yếu xương và khiến xương trở nên giòn, dễ gãy.
Hình thành những khối mô cứng xung quanh các khu vực khớp chịu áp lực lớn, chẳng hạn như khuỷu tay. Không chỉ vậy, những nốt này còn có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, kể cả phổi.
Khô mắt và miệng: Bệnh nhân có nhiều khả năng mắc hội chứng Sjogren – rối loạn làm giảm độ ẩm trong mắt và miệng.
Nhiễm trùng: Bản thân bệnh này và nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Thành phần cơ thể bất thường: Tỷ lệ mỡ so với cơ thường cao hơn ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, ngay cả khi người đó có chỉ số khối cơ thể (BMI) bình thường.
Hội chứng ống cổ tay: Nếu tình trạng viêm tác động lên cổ tay có thể chèn ép dây thần kinh ở bàn tay và ngón tay gây ra hội chứng ống cổ tay.
Bệnh tim mạch: Bệnh làm tăng nguy cơ bị xơ cứng và tắc nghẽn các động mạch cũng như viêm túi bao quanh tim.
Bệnh phổi: Những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy cơ bị viêm và sẹo mô phổi, tiến triển đến khó thở.
Ung thư hạch: Người bệnh viêm khớp dạng thấp có khả năng cao bị ung thư hạch, một nhóm ung thư máu phát triển trong hệ thống bạch huyết.
7. Điều trị viêm khớp dạng thấp
Trên thực tế, viêm khớp dạng thấp không thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, việc chú trọng điều trị tích cực sớm có thể làm ngừng hay làm chậm sự tiến triển của bệnh, ngăn chặn tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Những phương pháp điều trị hiện tại chủ yếu tập trung vào việc:
Giảm viêm ở các khớp bị tổn thương
Xoa dịu và giảm bớt các cơn đau nhức
Giảm thiểu rủi ro khớp bị suy giảm chức năng hoạt động hoặc bị biến dạng
Ngăn ngừa và làm chậm quá trình tổn thương khớp
7.1. Thuốc điều trị
Tùy thuộc tình trạng sức khỏe và những triệu chứng cụ thể của từng bệnh nhân mà bác sĩ điều trị sẽ kê các loại thuốc tương ứng, giúp ngăn bệnh tiến triển nặng.
7.2. Vật lý trị liệu
Giảm đau bằng thủy lực
Làm ấm khớp bằng đèn nhiệt
Ngâm nước nóng, tắm suối khoáng
7.3 Phẫu thuật
Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân nếu các loại thuốc điều trị không thể làm chậm quá trình phát triển của bệnh. Có 4 kiểu phẫu thuật viêm khớp dạng thấp có thể được cân nhắc thực hiện là:
Phẫu thuật nội soi: Loại bỏ lớp màng bao quanh khớp bị viêm, có thể được thực hiện ở đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay và hông.
Phẫu thuật sửa chữa gân: Sửa chữa các đường gân xung quanh khớp của bạn khỏi tình trạng lỏng và vỡ.
Phẫu thuật chỉnh trục: Giúp giảm đau, cố định hoặc điều chỉnh khớp.
Thay thế toàn bộ khớp: Loại bỏ các bộ phận bị tổn thương của khớp, thay thế bằng bộ phận làm bằng nhựa hoặc kim loại.
8. Cách phòng tránh
8.1 Bỏ thuốc lá
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, hút thuốc làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh tăng 1,3 – 2,4 lần. Không chỉ vậy, hút thuốc còn khiến các triệu chứng của bệnh tiến triển nhanh hơn.
8.2 Duy trì cân nặng hợp lý
Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
Những người thừa cân có khả năng tiến triển viêm khớp dạng thấp cao hơn. Vì thế để phòng bệnh, cần giữ cân nặng ổn định bằng cách:
Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây trong thực đơn. Ưu tiên protein từ cá, gà thay vì ăn nhiều thịt đỏ. Tránh thức ăn nhiều đường, muối và chất béo không tốt.
Tập thể dục đều đặn: Kết hợp các bài tập sức mạnh (như squat, tennis, cầu lông…) với những bài tập nhẹ nhàng (đi bộ, bơi lội, đạp xe…). Tập luyện sức mạnh làm giảm đáng kể sự mất xương, một biến chứng nghiêm trọng của căn bệnh viêm khớp dạng thấp, đồng thời giúp giảm đau và cứng khớp. Bạn lưu ý tránh các bài tập có tác động mạnh trong giai đoạn bùng phát (những cơn đau khớp trở nên dữ dội) để hạn chế bệnh tiến triển trầm trọng hơn.
8.3 Hạn chế tiếp xúc với các chất ô nhiễm môi trường
Theo một số nghiên cứu, tiếp xúc với một số chất ô nhiễm môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Vì thế, nếu môi trường làm việc bắt buộc phải tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm này, hãy mặc đồ bảo hộ đúng cách.
8.4 Khám và điều trị kịp thời
Khi có bất kỳ triệu chứng nào của viêm khớp dạng thấp, cần đi khám càng sớm càng tốt. Việc điều trị sớm và tích cực sẽ giúp trì hoãn các tác dụng phụ của bệnh, cũng như giảm nguy cơ phát triển những tổn thương khớp nghiêm trọng sau này.
9. Chăm sóc người bệnh viêm khớp dạng thấp
Người bệnh cần một chế độ chăm sóc đặc biệt để cải thiện triệu chứng và phòng ngừa biến chứng. Nếu có người thân mắc bệnh này, hãy lưu ý những nguyên tắc sau:
Hiểu tình trạng của người bệnh: Cần hiểu rõ bệnh nhân bị viêm khớp gối, khớp cổ tay hay khớp háng, từ đó mới hỗ trợ được họ một cách tốt nhất. Ví dụ, nếu bị bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến cử động bàn tay và chi trên, họ sẽ cần hỗ trợ trong lúc ăn uống, vệ sinh cá nhân, thay quần áo…; trong khi người bị viêm khớp gối rất cần trợ giúp khi đi lại hay lên xuống cầu thang…
Biết khi nào cần giúp đỡ và khi nào không nên: Hầu hết những người bị bệnh xương khớp đều không muốn phụ thuộc người khác mà cố gắng tự làm hết mọi việc. Vậy nên, không phải lúc nào bạn cũng cần hỗ trợ họ. Hãy khích lệ khi họ tự cầm đũa gắp thức ăn, tự đi bộ vào nhà vệ sinh hay lên cầu thang không cần dìu. Việc gì cảm thấy bản thân không thể tự làm, họ sẽ lên tiếng nhờ bạn giúp đỡ.
Giúp quản lý thuốc: Nếu người thân của bạn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ loại thuốc cần uống cũng như thời gian, liều lượng uống, bạn hãy giúp họ.
Khuyến khích và giúp đỡ người bệnh tập thể dục: Tập thể dục đã được chứng minh rất có lợi cho người bị viêm khớp. Tuy nhiên, không nhiều người hứng thú, thậm chí sợ hãi, khi nghĩ tới việc tập luyện. Nhiệm vụ của bạn là khuyến khích người bệnh tập thể dục đều đặn và hỗ trợ họ thực hiện các bài tập đúng cách. Ngoài ra, nếu người bệnh phải phẫu thuật thay khớp, họ sẽ cần bạn trợ giúp trong quá trình thực hiện các bài tập vật lý trị liệu sau phẫu thuật.
10. Chế độ ăn cho người bị viêm khớp dạng thấp
Mặc dù không có chế độ ăn uống nào giúp điều trị viêm đa khớp dạng thấp, nhưng một số loại thực phẩm có tác dụng giảm viêm khá hữu hiệu. Thực đơn gợi ý cho người bệnh gồm có:
Nhiều ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây
Sữa ít béo và protein động vật (có trong thịt gà bỏ da, các loại cá…)
Một lượng nhỏ chất béo bão hòa (có trong dầu thực vật, mỡ động vật, lòng đỏ trứng…) và chất béo chuyển hóa (dầu ô liu, các loại cá béo, quả hạch…)
Người bệnh cần hạn chế ăn thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều muối, thực phẩm nhiều đường… vì chúng làm cho tình trạng tổn thương xương khớp trở nặng hơn, khiến khớp sưng và đau nhiều hơn. Ngoài ra, nên tránh xa thức uống có cồn vì chúng không chỉ làm giảm tác dụng của các loại thuốc chữa viêm khớp mà còn gây ra nhiều phản ứng phụ không tốt cho sức khỏe./.
Viêm Đa Xoang: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Phương Pháp Điều Trị
1. Viêm đa xoang là gì?
1.1. Nguyên nhân gây bệnh
Giống như nhiều bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp khác, nguyên nhân gây viêm đa xoang thường là vi khuẩn, virus hoặc nấm. Đôi khi đây là kết quả do dị ứng gây ra. Nếu để bệnh tái phát nhiều lần, tiến triển thành mãn tính thì điều trị rất khó khăn, dễ biến chứng.
Những người bị dị ứng thì niêm mạc mũi sẽ bị phù nề, lỗ thông xoang bị bít tắc thì đó dẫn đến nhiễm trùng hoặc viêm xoang. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp dị ứng hoặc hen suyễn đều bị bệnh này.
Môi trường sống ô nhiễm
Vi khuẩn hoặc tác nhân gây dị ứng từ môi trường sống rất nhiều, kết hợp với cơ địa nhạy cảm làm tăng nguy cơ bị bệnh. Cụ thể, các tác nhân nguy cơ từ môi trường bao gồm: khói thuốc lá, bụi, khói bếp,… Vi khuẩn thường xâm nhập gây viêm mũi trước, sau đó mới lan sang gây viêm xoang.
Ở những bệnh nhân có sức đề kháng kém, không chỉ nguy cơ bị viêm đa xoang tăng mà cũng dễ bị viêm các bộ phận khác hơn. Bệnh ở những người sức đề kháng kém thường tiến triển nặng, khó điều trị, cần chăm sóc y tế và kiêng khem cẩn thận hơn.
Vệ sinh kém
Dù viêm đa xoang có thể xuất hiện ở bất cứ ai song những người có cơ địa dị ứng, nhất là người bị viêm nhiễm đường hô hấp lân cận là nguy cơ cao nhất. Cụ thể là viêm mũi, viêm tai, viêm họng mãn tính, viêm amidan,… lan sang gây viêm xoang.
Những người có cấu trúc mũi đặc thù như vách ngăn mũi dày, lệch, vẹo, vẹo vách ngăn,… dễ bị bệnh hơn và bệnh cũng dai dẳng khó điều trị hơn. Cần cẩn thận với bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm xoang với những người thường xuyên làm việc trong môi trường hóa chất, nấm mốc, khói bụi,…
1.2. Triệu chứng của bệnh
Viêm đa xoang có triệu chứng tương tự như viêm xoang thông thường, tuy nhiên thường nghiêm trọng và kéo dài hơn do nhiều phần xoang bị viêm và đau đớn lan rộng hơn.
Cảm giác đau nhức, có áp lực vùng xoang như má, mũi, quanh mắt.
Sốt.
Đau đầu.
Hôi miệng do dịch viêm.
Suy giảm khả năng ngửi và nếm mùi vị,…
2. Viêm đa xoang – phương pháp chẩn đoán và điều trị
Khi người bệnh có triệu chứng nghi ngờ, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Điều này giúp bệnh nhanh khỏi và phòng ngừa tái phát, không nên để bệnh kéo dài và tiến triển thành mãn tính.
2.1. Chẩn đoán
Các phương pháp thường áp dụng trong chẩn đoán viêm đa xoang gồm:
Chụp CT, MRI
Nội soi mũi
Ống nội soi được đưa qua mũi, ở đầu có camera giúp quan sát chi tiết hình ảnh bên trong các xoang của bạn, từ đó chẩn đoán chính xác mức độ bệnh và điều trị hiệu quả hơn.
2.2. Điều trị viêm đa xoang
Trong đó, các phương pháp điều trị chính là:
Chăm sóc tại nhà
Thuốc
Dùng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ, thường là thuốc kháng sinh, kháng viêm toàn thân, thuốc co mạch mũi giúp lưu thông khí và dẫn lưu dịch tiết giữa xoang và mũi.
Cần tiến hành thông rửa xoang nếu mủ trong xoang vẫn còn nhiều.
Liệu pháp miễn dịch
Với trường hợp do dị ứng, liệu pháp điều trị miễn dịch dị ứng sẽ giúp cải thiện tình trạng, bệnh nhân cần được xác định và tránh xa dị nguyên để tránh tái phát bệnh.
Phẫu thuật để loại bỏ khối u hoặc polyp bên trong mũi, một vài trường hợp sẽ mở rộng lỗ xoang bị hẹp để điều trị viêm dễ dàng hơn.
Viêm Amidan Mãn Tính: Nguyên Nhân Triệu Chứng Và Cách Phòng Bệnh
Điều trị viêm amidan mãn tính cần chú ý quan tâm điều gì ?Có nên cắt amidan hay không ?
Viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm sẽ dẫn đến tình trạng viêm amidan mãn tính. Bệnh viêm amidan mãn tính cần phải được chữa trị kịp thời để không bị biến chứng và gây ra những tình trạng nghiêm trọng hơn.
Viêm Amidan mãn tính là gì?
Viêm amidan mãn tính là tình trạng viêm amidan tái phát thường xuyên, từ 5 -7 lần/ năm. Sau nhiều lần viêm nhiễm, tình trạng này càng nặng hơn, mỗi lần mắc bệnh kéo dài hơn 2 tuần. Viêm amidan mãn tính có thể chia thành 3 thể như sau:
Bạn đang đọc: Viêm amidan mãn tính: Nguyên nhân triệu chứng và cách phòng bệnh
Viêm amidan hốc mủ
Khi bị viêm amidan hốc mủ người bệnh sẽ cảm thấy cảm thấy đau họng và hôi miệng. Do trên mặt phẳng amidan Open những cục hạch mủ màu trắng. Lúc nhà hàng siêu thị hoặc ho thì hạch trắng hoàn toàn có thể văng ra ngoài .
Viêm amidan thể quá phát
Hai bên amidan sẽ bị sưng to và tấy đỏ. Viêm amidan thể quá phát sẽ được chia thành 4 Lever, dựa vào mức độ sưng. Khi hai bên amidan sưng ở Lever cao nhất thì chúng sẽ chạm vào nhau, gây nên thực trạng khó thở, ngưng thở khi ngủ .
Viêm amidan thể xơ teo
Viêm amidan thể xơ teo sẽ Open những hiện tượng kỳ lạ sau đây :
Amidan nhỏ lại, mặt phẳng không nhẵn, không đồng đều, chằng chịt xơ trắng .
Bị viêm nhiễm nhiều lần
Có mủ hôi ở những góc của amidan .
Mỗi thể viêm amidan khác nhau thì sẽ xuất phát từ nhiều nguyên do. Nhưng đặc thù chung là sẽ bùng phát khi thể trạng của người bệnh yếu hơn. Nó khiến người bệnh đau nhức, không dễ chịu, gây tác động ảnh hưởng đến việc hô hấp và việc ẩm thực ăn uống. Người bệnh sẽ cảm thấy gặp trở ngại về sức khỏe thể chất cũng như niềm tin. Từ đó, đời sống của người bệnh cũng sẽ gặp nhiều rắc rối cũng như rối loạn hơn .
Đối tượng nào dễ mắc viêm amidan mãn tính nhất
Tất cả mọi độ tuổi, mọi giới tính đều có rủi ro tiềm ẩn viêm Amidan. Đặc biệt là những người có tiền sử mắc bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang … Ở người lớn, nguyên do đa phần gây ra thực trạng viêm amidan là do suy giảm hệ miễn dịch. Vi khuẩn, vi trùng dễ xâm nhập và tiến công. Bên cạnh đó, việc sử dụng rượu, bia, thuốc lá cũng sẽ dẫn đến thực trạng viêm amidan. Thời tiết biến hóa, thiên nhiên và môi trường ô nhiễm nặng cũng là một nguyên do dẫn đến viêm amidan. Những người có tiền sử mắc bệnh viêm VA, viêm xoang, viêm răng thì cũng có rủi ro tiềm ẩn bị viêm amidan cao hơn .
Nguyên nhân khiến người bệnh bi viêm amidan mãn tính
Triệu chứng viêm amidan mãn tính
Viêm amidan mãn tính có biến chứng thành ung thư không?
Nếu chủ quan không điều trị kịp thời, bệnh sẽ biến chứng nặng. Lúc này, người bệnh sẽ không hề điều trị khỏi được nữa, làm tăng rủi ro tiềm ẩn chuyển biến thành ung thư .Tuy nhiên, viêm amidan hoàn toàn có thể chuyển thành ung thư amidan hay không thì còn phụ thuộc vào vào cơ địa và mạng lưới hệ thống miễn dịch của từng người .Nhưng khi viêm amidan biến chứng thì hoàn toàn có thể gây ra những thực trạng nguy hại như hội chứng áp xe, viêm tấy xung quanh vòm họng. Đối với những người có tiền sử mắc bệnh viêm xoang, viêm mũi … mà không chữa bệnh kịp thời thì hoàn toàn có thể mắc bệnh viêm phổi, viêm phế quản .
Có nên cắt amidan hay không?
Bệnh viêm amidan mãn tính mà không chữa trị kịp thời thì sẽ dẫn đến thực trạng nguy hại như ùn tắc đường thở, gây ra thực trạng khó nuốt, nổi hạch, ngủ ngáy … khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn vất vả trong hoạt động và sinh hoạt hàng ngày .Phương pháp chữa bệnh viêm amidan thông dụng nhất lúc bấy giờ là phẫu thuật cắt amidan. Tuy nhiên, bệnh nhân phải được khám sàng lọc kỹ càng và có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa TMH. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật trong những trường hợp sau :– Bệnh nhân bị viêm amidan mãn tính ( 4 – 5 lần / năm )– Đã có những biến chứng từ bệnh viêm amidan mãn tính như : viêm tai giữa, viêm xoang, thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận, … .– Amidan sưng quá to, khiến người bệnh gặp khó khăn vất vả trong siêu thị nhà hàng, hô hấp, ngủ ngáy … .
– Bệnh nhân mắc những bệnh : rối loạn đông máu, những bệnh tim mạch như cao huyết áp, suy tim …– Những bệnh nhân mắc bệnh về mũi, xoang, cúm, sởi, sốt xuất huyết … thì phải chữa trị qua cơn cấp thì mới hoàn toàn có thể phẫu thuật
– Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt, đang mang thai hoặc đang cho con bú
– Trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn trên 30 tuổi cần phải có chỉ định của bác sĩ– Bệnh nhân mắc những bệnh tiểu đường, viêm gan, lao, bệnh giang mai, AIDS
Điều trị viêm amidan mãn tính cần chú ý điều gì?
Trong quá trình điều trị bệnh viêm amidan mãn tính, bên cạnh việc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây để có thể có quá trình trị bệnh hiệu quả và hồi phục nhanh nhất.
– Nghỉ ngơi, thư giãn giải trí để khung hình có nhiều nguồn năng lượng chống nhiễm trùng– Uống nhiều nước, uống thuốc bằng nước ấm– Không uống nước có chứa cafein– Súc miệng bằng nước muối để làm giảm cảm xúc không dễ chịu– Sử dụng máy làm ẩm để giảm bớt sự kích thích của thiên nhiên và môi trường khô– Nên dùng thuốc ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm đau và hạ sốt
Cách phòng bệnh hữu hiệu nhất
Thông tiên liên hệ:
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌCđường dây nóng : 0912 002 131
Tel: 024 39 275 568 / 024 7300 8866
Để biết thêm các thông tin về chăm sóc sức khỏe Tai – Mũi – Họng từ các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu bệnh viện, khách hàng vui lòng theo dõi fanpage: Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Viêm Màng Hoạt Dịch Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị
Viêm màng hoạt dịch là một tình trạng bị viêm do nhiều nguyên nhân như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, thấp khớp cấp, viêm hoạt mạc nốt sắc tố (PVNS) thậm chí do nhiễm trùng khớp, viêm màng hoạt dịch bao gân do lao.
Khi màng hoạt dịch viêm sẽ tiết ra các men tồn tại trong lớp dịch sẽ gây hủy sụn khớp hoặc hủy gân làm đứt gân nếu không điều trị thích đáng. Khi dịch khớp nhiều sẽ làm căng tức bao khớp làm hạn chế vận động khớp.
– Vị trí xảy ra ở khớp cổ tay, bàn tay, cổ chân, vai, đầu gối, gót chân.
– Sưng đỏ, khó chịu
– Đau nhức, căng vùng khớp hay phần gân
– Đau khi di chuyển hoặc tập thể dục.
– Sốt.
Có nhiều nguyên nhân
– Viêm hoạt dịch thoáng qua do: Vận động nặng, quá sức bằng tay, chân (chống đẩy, quỳ…). Chơi thể thao như điền kinh, bóng đá, bơi lôi, cầu lông. Đánh máy tính, ngồi lâu văn phòng trên bề mặt cứng.
– Ngoài ra một số bệnh cần phảo xác định như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, thấp khớp cấp, viêm hoạt mạc nốt sắc tố (PVNS) thậm chí do nhiễm trùng khớp, viêm màng hoạt dịch bao gân do lao.
Nên đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân cụ thể gây viêm màng hoạt dịch. Tránh điều trị sai sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Hầu hết các việc hổ trợ cho biểu hiện viêm hoạt dịch là dùng băng thun băng khớp, cho người bệnh nghỉ ngơi hạn chế đi lại và dùng thuốc chống viêm, giảm đau để khắc phục triệu chứng.
Các thuốc uống được sử dụng điều trị là thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, kháng viêm không steroid. Các thuốc ibuprofen, motrin hay naproxen thường được sử dụng để giảm đau và chống viêm.
Khi viêm màng hoạt dịch xảy ra, không nên xoa bóp hay massage vùng sưng viêm, chườm lạnh được khuyên, hạn chế vận động và có thể vận động theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi hiện thượng viêm hoạt dịch không cải thiện bởi thuốc và đã tìm kĩ nguyên nhân, phẫu thuật nội soi sẽ giúp cải thiện triệu chứng.
Advertisement
Để phòng ngừa viêm màng hoạt dịch trước hết nên thay đổi cách làm việc như giải lao giữa giờ, không ngồi ghế cứng. Tránh mang vật nặng, vận động cơ thể phù hợp.
Vào mùa lạnh phải khởi động nhẹ nhàng trước khi tập thể dục nhằm làm nóng màng hoạt dịch, khớp xương, dây chằng.
Người tăng cân cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, luyện tập đều độ vừa sức vì tăng cân tăng trọng lượng cơ thể sẽ tăng trọng lực tác động lên cơ xương khớp và bao dịch hoạt.
Cần xác định rõ nguyên nhân gây viêm màng hoạt dịch trước khi điều trị để hạn chế di chứng về sau.
Viêm màng hoạt dịch là một bệnh lý về xương khớp do vận động nặng, không đúng cách lâu ngày dẫn tới viêm gây ảnh hưởng các túi dịch. Ngoài ra viêm màng hoạt dịch có thể do mổ số bệnh lý tiềm ẩn viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, thấp khớp cấp, viêm hoạt mạc nốt sắc tố (PVNS) thậm chí do nhiễm trùng khớp, viêm màng hoạt dịch bao gân do lao.
Vì vậy cần phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân bệnh để tránh di chứng, có biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị phù hợp như băng thun khớp, vận động nhẹ nhàng kết hợp lối sống lành mạnh đặc biệt đối với người thừa cân, béo phì.
(Hình ảnh tổng hợp từ chúng tôi alexgartenfeld.info, chúng tôi google,…)
An Khang
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Cập nhật thông tin chi tiết về Quai Bị Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!