Bạn đang xem bài viết Phòng Kỷ: Vị Thuốc Trị Phong Thấp, Phù Thủng được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1.1. Danh phápTên khoa học: Stephania tetrandrae S. Moore.
Thuộc họ: Tiết dê (Menispermaceae).
1.2. Mô tả câyCây sống lâu năm, mọc leo, rễ phình thành củ, mọc sâu dưới đất, dài 3 – 15cm, đường kính của rễ 1 – 5cm, màu trắng xám. Thân cây mềm, dài khoảng 2,5 – 4m. Vỏ thân màu xanh nhạt, nhưng ở gốc màu hơi đỏ.
Lá mọc so le hình tim, dài khoảng 4 – 6cm, rộng khoảng 5 – 6cm, đầu lá nhọn, mép nguyên, hai mặt lá đều có lông, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tro. Cuống lá dài gần bằng chiều dài của lá dính vào phía trong phiến lá. Hoa nhỏ, khác gốc, màu xanh nhạt. Quả hạch, hình cầu hơi dẹt.
Rễ cái vàng, chắc, có vân ngang là tốt. Nếu màu đen, xốp, có chỗ loét, thái vỡ là xấu.
1.3. Đặc điểm sinh trưởng, thu háiCây mọc nhiều ở các vùng Đông Nam Á, Đông Á. Hiện nay chưa thấy trồng ở Việt Nam. Tại Trung Quốc, cây mọc hoang ở các đồi, ven rừng thấp, cỏ rậm ở các tỉnh Triết Giang, An Huy, Giang Tây, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam…
1.4. Bào chếMùa thu sau khi đào rễ về, loại bỏ tạp chất, cắt bỏ rễ con, có khi cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, ngâm nước cho mềm, thái lát dày, phơi khô.
1.5. Bảo quản
Bảo quản nơi cao, thoáng mát và độ ẩm thấp.
2.1. Thành phần hóa họcChứa các loại alkaloids như tetrandrine, fangchinoline, menisine, menisidine, cyclanoline, fanchinine, dimethyltetrandrine iodide. Ngoài ra, Phòng kỷ còn chứa các flavanoids khác.
2.2. Tác dụng dược lýPhòng kỷ có tác dụng làm giãn cơ vân.
Thuốc có tác dụng đưa huyết áp, độ giãn nở của tim và lưu lượng máu mạch vành về bình thường, giảm phì đại thất phải, chống rối loạn nhịp tim và giảm kích thước vùng nhồi máu trên chuột.
Hiện nay, Phòng kỷ còn cho thấy vai trò trong điều trị ung thư vú nhờ vào khả năng kháng ung thư bằng cách ngăn sự tăng sinh của tế bào, kích thích quá trình apoptosis, ngăn sự tân tạo mạch máu khối u, chống oxy hóa, kháng viêm, tăng độ nhạy cảm và giảm độc tính của xạ trị.
3.1. Tính vịVị đắng, tính hàn.
3.2. Quy kinhVào kinh Bàng quang, Tỳ, Thận.
3.3. Công hiệuKhu phong thấp, giảm đau, lợi tiểu, giảm phù.
3.4. Chủ trịTrị thuỷ thủng, phong thuỷ cước khí sưng đau, phong thấp, tiểu tiện không thông, nhọt lở.
3.5. Liều dùng
Sắc uống, 5 – 10g. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
3.6. Lưu ýLà vị thuốc có tính khổ hàn, không nên dùng nhiều, tránh tổn thương vị khí. Người chán ăn và âm hư không có thấp nhiệt không nên sử dụng.
Lưu ý phân biệt Phấn phòng kỷ với các loại Quảng phòng kỷ (Aristolochia westlandii Hemsl.), Mộc phòng kỷ (Cocculus trilobus DC.), Hán trung phòng kỷ (Aristolochia heterophylla Hemsl.). Tuy có cùng tên gọi nhưng chúng là các loại cây khác nhau. Quảng phòng kỷ dễ gây độc trên thận, Phấn phòng kỷ tương đối an toàn.
4.1. Trị chứng phong thấp, đau nhứcChứng phong thấp có triệu chứng thấp nhiệt, tay chân nặng mỏi, các khớp đỏ sưng đau; thường phối hợp Phòng kỷ với Hoạt thạch, Ý dĩ nhân, Tàm sa, Chi tử… như bài “Tuyên tý thang”.
4.2. Trị phong hàn thấp, đau nhứcPhối hợp Phòng kỷ với Ma hoàng, Nhục quế, Phục linh.
4.3. Trị phù thủng, phù hai chi dưới, báng bụng, tiểu tiện không thông, cước khíPhòng kỷ 4 – 5g, Hoàng kỳ 5g, Bạch truật 3.5g, Sinh khương 3g, Đại táo 3 – 4g, Cam thảo 1.5 – 2g.
4.4. Trị phù toàn thân, tiểu tiện ngắn ítPhòng kỷ 3g, Hoàng kỳ 3g, Quế chi 3g, Phục linh 4 – 6g, Cam thảo 2g.
4.5. Trị bụng báng thấp nhiệtPhòng kỷ 12 – 20g, Đình lịch tử 12 – 20 g, Tiêu mục 4 – 8g, Đại hoàng 8 – 12g.
Viêm Khớp Dạng Thấp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm khớp dạng thấp thường khởi phát với triệu chứng sưng đau và nóng ở khớp. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị phù hợp, các khớp có thể bị biến dạng hoặc phá hủy dẫn đến mất khả năng vận động, thậm chí tàn phế.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh xương khớp điển hình do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây ra.
1. Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý viêm khớp tự miễn mạn tính, do tổn thương xuất phát từ màng hoạt dịch của khớp. Đây là bệnh lý phổ biến nhiều ở nữ so với nam, thường ở độ tuổi trung niên, đi kèm với các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng rõ ràng.
Bệnh tự miễn này xảy ra khi hệ thống miễn dịch, vốn có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn/virus, gặp trục trặc và tấn công các mô lành trong cơ thể. Hậu quả là gây viêm màng hoạt dịch, khiến cho các khớp trở nên sưng, nóng, đỏ và đau. Người bệnh có nguy cơ tàn phế và tổn thương nhiều cơ quan khác, chẳng hạn như mắt, tim, phổi, da, mạch máu…
Viêm khớp dạng thấp thường gây ảnh hưởng đến các khớp đối xứng trong cơ thể, chẳng hạn như cả hai tay, hai cổ tay hoặc hai đầu gối. Đây chính là điểm phân biệt bệnh lý viêm khớp dạng thấp với các loại viêm khớp khác. Nếu tình trạng viêm xuất hiện ở nhiều khớp (thông thường từ 4 – 5 vị trí) thì được gọi là viêm đa khớp dạng thấp.
2. Các giai đoạn của viêm khớp dạng thấp
Khi viêm khớp dạng thấp tiến triển, cơ thể người bệnh sẽ thay đổi. Một số thay đổi bạn có thể nhìn thấy và cảm nhận được, trong khi những thay đổi khác không gây cho bạn bất cứ cảm giác gì. Mỗi giai đoạn viêm khớp dạng thấp sẽ có các mục tiêu điều trị khác nhau.
Đau và sưng khớp là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm khớp dạng thấp.
2.1 Giai đoạn 1
Ở giai đoạn đầu, người bệnh có cảm giác đau khớp, cứng khớp hoặc sưng đỏ vùng khớp bị viêm. Bên cạnh đó là tình trạng viêm bên trong khớp, khiến các mô trong khớp sưng lên. Tuy không có tổn thương xương nhưng màng hoạt dịch của khớp bị tổn thương.
2.2 Giai đoạn 2
Lúc này, màng hoạt dịch bị viêm nặng hơn, có thể gây tổn thương sụn khớp. Sụn chính là mô bao phủ phần cuối của xương tại vị trí khớp. Khi sụn bị tổn thương, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau, đồng thời có thể hạn chế vận động.
2.3 Giai đoạn 3
Khi bệnh lý viêm khớp dạng thấp ở người lớn đã tiến triển đến giai đoạn 3, tình trạng bệnh đã nghiêm trọng. Tại thời điểm này, tổn thương không chỉ lan đến sụn mà ảnh hưởng cả xương. Khi lớp sụn giữa các xương bị mòn, xương cọ xát với nhau, khiến người bệnh bị đau và sưng nhiều hơn. Một số người bị yếu cơ và mất hẳn khả năng vận động. Đó là do xương bị tổn thương, thậm chí biến dạng.
2.4 Giai đoạn 4
Ở giai đoạn muộn, các khớp đã ngừng hẳn hoạt động, khiến bệnh nhân đau, sưng, cứng khớp và mất khả năng vận động. Nghiêm trọng hơn, các khớp có thể bị hỏng và gây ra chứng dính khớp.
3. Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch thay vì bảo vệ lại quay sang tấn công màng hoạt dịch. Kết quả là tình trạng viêm làm dày bao hoạt dịch, cuối cùng phá hủy sụn và xương trong khớp. Các gân và dây chằng giữ khớp với nhau cũng yếu đi và căng ra. Dần dần, khớp mất đi hình dạng ban đầu và sự liên kết.
Hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng viêm khớp dạng thấp, mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng bệnh xảy ra do yếu tố di truyền. Tuy gen không trực tiếp gây bệnh nhưng lại là nguyên nhân khiến cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường, như nhiễm một số loại virus và vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp.
4. Ai có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp?
Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 – 3 lần so với nam giới, nhưng nam giới thường gặp phải các triệu chứng nặng hơn.
Tuổi tác: Tình trạng viêm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường khởi phát ở tuổi trung niên.
Di truyền: Nếu một thành viên trong gia đình bạn bị viêm khớp dạng thấp, bạn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh.
Hút thuốc lá: Hút thuốc (chủ động và thụ động) đều khiến bạn dễ mắc bệnh, đặc biệt nếu bạn có tiền sử gia đình bị bệnh.
Tiếp xúc với chất độc hại: Một số chất phơi nhiễm như amiăng hoặc silica đã được chứng minh làm tăng nguy cơ phát triển bệnh.
Thừa cân, béo phì: Những người có chỉ số BMI ở ngưỡng thừa cân hoặc béo phì, đặc biệt là phụ nữ từ 55 tuổi trở xuống sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này cao hơn.
5. Triệu chứng của bệnh viêm khớp
Các triệu chứng lâm sàng thường thấy ở bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm:
5.1 Triệu chứng cơ năng của viêm khớp dạng thấp
Đau, sưng khớp có tính chất đối xứng, lan tỏa đặc biệt là ở các khớp nhỏ và nhỡ. Thường đau sưng khớp liên tục cả ngày, tăng lên về đêm và gần sáng, nghỉ ngơi không đỡ đau.
Tình trạng cứng khớp buổi sáng: Thường kéo dài trên 1 giờ
Mệt mỏi, suy nhược do viêm khớp kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh nhân có thể không sốt hoặc sốt nhẹ trong đợt tiến triển bệnh.
5.2 Triệu chứng thực thể tại khớp
Sưng, đau, nóng tại các khớp, ít khi tấy đỏ. Sưng có thể là do sưng phần mềm hoặc do tràn dịch khớp. Thường viêm khớp nhỏ, có tính chất đối xứng, kéo dài vài tuần đến vài tháng. Các khớp viêm hay gặp như: cổ tay, bàn ngón tay, ngón gần, khuỷu, vai, háng, gối, cổ chân, khớp nhỏ bàn chân. Nếu bệnh nhân có viêm cột sống cổ thường là dấu hiệu tiên lượng nặng của bệnh, có thể xuất hiện bán trật khớp đội trục gây chèn ép tủy cổ.
Nếu không được điều trị sớm, đầy đủ, người bệnh sẽ bị dính và biến dạng các khớp viêm do tổn thương phá hủy khớp, gân, dây chằng từ đó gây bán trật khớp, tàn phế. Các kiểu biến dạng thường gặp gồm có: bàn tay gió thổi, cổ tay hình lưng lạc đà, ngón tay người thợ thùa khuyết, ngón tay hình cổ cò, hội chứng đường hầm cổ tay…
5.3 Triệu chứng ngoài khớp
Hạt thấp dưới da: Tỉ lệ gặp là 10-15%, thường ở dưới da vùng tỳ đè như khuỷu, cạnh ngón tay, ngón chân, vùng chẩm, gân Achilles. Hay gặp ở người viêm khớp dạng thấp nặng, tiến triển bệnh nhanh, thể huyết thanh dương tính. Tuy nhiên thấy người bệnh viêm khớp dạng thấp ở Việt Nam ít có hạt thấp dưới da. Đặc điểm những hạt này có mật độ chắc, thường gắn dính với màng xương hoặc gân nên ít di động, kích thước từ vài mm đến 2 cm, đứng thành từng đám.
Tổn thương mắt: Thường viêm khô kết mạc, một phần trong hội chứng Sjogren. Có thể viêm củng mạc và nhuyễn củng mạc thủng khi bệnh tiến triển nặng
Tổn thương phổi: Nốt dạng thấp ở nhu mô, xơ phổi kẽ lan tỏa, viêm phế quản hay tắc nghẽn đường hô hấp do viêm khớp nhẫn giáp, viêm phổi (thể bệnh nặng), viêm màng phổi hoặc tràn dịch màng phổi cũng có thể gặp
Tổn thương tim mạch: Viêm màng tim, viêm cơ tim, viêm van tim, loạn nhịp tim, nhiễm bột và viêm mạch.
Hội chứng Felty: Giảm bạch cầu hạt, lách to, nhiễm khuẩn tái phát, hội chứng Sjogren, thường là biểu hiện toàn thân, đang tiến triển.
Hiếm gặp tổn thương thần kinh ngoại biên và trung ương.
6. Biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp
Loãng xương: Bản thân bệnh viêm khớp dạng thấp cùng với một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh, có thể làm tăng nguy cơ loãng xương, tình trạng suy yếu xương và khiến xương trở nên giòn, dễ gãy.
Hình thành những khối mô cứng xung quanh các khu vực khớp chịu áp lực lớn, chẳng hạn như khuỷu tay. Không chỉ vậy, những nốt này còn có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, kể cả phổi.
Khô mắt và miệng: Bệnh nhân có nhiều khả năng mắc hội chứng Sjogren – rối loạn làm giảm độ ẩm trong mắt và miệng.
Nhiễm trùng: Bản thân bệnh này và nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Thành phần cơ thể bất thường: Tỷ lệ mỡ so với cơ thường cao hơn ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, ngay cả khi người đó có chỉ số khối cơ thể (BMI) bình thường.
Hội chứng ống cổ tay: Nếu tình trạng viêm tác động lên cổ tay có thể chèn ép dây thần kinh ở bàn tay và ngón tay gây ra hội chứng ống cổ tay.
Bệnh tim mạch: Bệnh làm tăng nguy cơ bị xơ cứng và tắc nghẽn các động mạch cũng như viêm túi bao quanh tim.
Bệnh phổi: Những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy cơ bị viêm và sẹo mô phổi, tiến triển đến khó thở.
Ung thư hạch: Người bệnh viêm khớp dạng thấp có khả năng cao bị ung thư hạch, một nhóm ung thư máu phát triển trong hệ thống bạch huyết.
7. Điều trị viêm khớp dạng thấp
Trên thực tế, viêm khớp dạng thấp không thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, việc chú trọng điều trị tích cực sớm có thể làm ngừng hay làm chậm sự tiến triển của bệnh, ngăn chặn tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Những phương pháp điều trị hiện tại chủ yếu tập trung vào việc:
Giảm viêm ở các khớp bị tổn thương
Xoa dịu và giảm bớt các cơn đau nhức
Giảm thiểu rủi ro khớp bị suy giảm chức năng hoạt động hoặc bị biến dạng
Ngăn ngừa và làm chậm quá trình tổn thương khớp
7.1. Thuốc điều trị
Tùy thuộc tình trạng sức khỏe và những triệu chứng cụ thể của từng bệnh nhân mà bác sĩ điều trị sẽ kê các loại thuốc tương ứng, giúp ngăn bệnh tiến triển nặng.
7.2. Vật lý trị liệu
Giảm đau bằng thủy lực
Làm ấm khớp bằng đèn nhiệt
Ngâm nước nóng, tắm suối khoáng
7.3 Phẫu thuật
Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân nếu các loại thuốc điều trị không thể làm chậm quá trình phát triển của bệnh. Có 4 kiểu phẫu thuật viêm khớp dạng thấp có thể được cân nhắc thực hiện là:
Phẫu thuật nội soi: Loại bỏ lớp màng bao quanh khớp bị viêm, có thể được thực hiện ở đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay và hông.
Phẫu thuật sửa chữa gân: Sửa chữa các đường gân xung quanh khớp của bạn khỏi tình trạng lỏng và vỡ.
Phẫu thuật chỉnh trục: Giúp giảm đau, cố định hoặc điều chỉnh khớp.
Thay thế toàn bộ khớp: Loại bỏ các bộ phận bị tổn thương của khớp, thay thế bằng bộ phận làm bằng nhựa hoặc kim loại.
8. Cách phòng tránh
8.1 Bỏ thuốc lá
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, hút thuốc làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh tăng 1,3 – 2,4 lần. Không chỉ vậy, hút thuốc còn khiến các triệu chứng của bệnh tiến triển nhanh hơn.
8.2 Duy trì cân nặng hợp lý
Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
Những người thừa cân có khả năng tiến triển viêm khớp dạng thấp cao hơn. Vì thế để phòng bệnh, cần giữ cân nặng ổn định bằng cách:
Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây trong thực đơn. Ưu tiên protein từ cá, gà thay vì ăn nhiều thịt đỏ. Tránh thức ăn nhiều đường, muối và chất béo không tốt.
Tập thể dục đều đặn: Kết hợp các bài tập sức mạnh (như squat, tennis, cầu lông…) với những bài tập nhẹ nhàng (đi bộ, bơi lội, đạp xe…). Tập luyện sức mạnh làm giảm đáng kể sự mất xương, một biến chứng nghiêm trọng của căn bệnh viêm khớp dạng thấp, đồng thời giúp giảm đau và cứng khớp. Bạn lưu ý tránh các bài tập có tác động mạnh trong giai đoạn bùng phát (những cơn đau khớp trở nên dữ dội) để hạn chế bệnh tiến triển trầm trọng hơn.
8.3 Hạn chế tiếp xúc với các chất ô nhiễm môi trường
Theo một số nghiên cứu, tiếp xúc với một số chất ô nhiễm môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Vì thế, nếu môi trường làm việc bắt buộc phải tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm này, hãy mặc đồ bảo hộ đúng cách.
8.4 Khám và điều trị kịp thời
Khi có bất kỳ triệu chứng nào của viêm khớp dạng thấp, cần đi khám càng sớm càng tốt. Việc điều trị sớm và tích cực sẽ giúp trì hoãn các tác dụng phụ của bệnh, cũng như giảm nguy cơ phát triển những tổn thương khớp nghiêm trọng sau này.
9. Chăm sóc người bệnh viêm khớp dạng thấp
Người bệnh cần một chế độ chăm sóc đặc biệt để cải thiện triệu chứng và phòng ngừa biến chứng. Nếu có người thân mắc bệnh này, hãy lưu ý những nguyên tắc sau:
Hiểu tình trạng của người bệnh: Cần hiểu rõ bệnh nhân bị viêm khớp gối, khớp cổ tay hay khớp háng, từ đó mới hỗ trợ được họ một cách tốt nhất. Ví dụ, nếu bị bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến cử động bàn tay và chi trên, họ sẽ cần hỗ trợ trong lúc ăn uống, vệ sinh cá nhân, thay quần áo…; trong khi người bị viêm khớp gối rất cần trợ giúp khi đi lại hay lên xuống cầu thang…
Biết khi nào cần giúp đỡ và khi nào không nên: Hầu hết những người bị bệnh xương khớp đều không muốn phụ thuộc người khác mà cố gắng tự làm hết mọi việc. Vậy nên, không phải lúc nào bạn cũng cần hỗ trợ họ. Hãy khích lệ khi họ tự cầm đũa gắp thức ăn, tự đi bộ vào nhà vệ sinh hay lên cầu thang không cần dìu. Việc gì cảm thấy bản thân không thể tự làm, họ sẽ lên tiếng nhờ bạn giúp đỡ.
Giúp quản lý thuốc: Nếu người thân của bạn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ loại thuốc cần uống cũng như thời gian, liều lượng uống, bạn hãy giúp họ.
Khuyến khích và giúp đỡ người bệnh tập thể dục: Tập thể dục đã được chứng minh rất có lợi cho người bị viêm khớp. Tuy nhiên, không nhiều người hứng thú, thậm chí sợ hãi, khi nghĩ tới việc tập luyện. Nhiệm vụ của bạn là khuyến khích người bệnh tập thể dục đều đặn và hỗ trợ họ thực hiện các bài tập đúng cách. Ngoài ra, nếu người bệnh phải phẫu thuật thay khớp, họ sẽ cần bạn trợ giúp trong quá trình thực hiện các bài tập vật lý trị liệu sau phẫu thuật.
10. Chế độ ăn cho người bị viêm khớp dạng thấp
Mặc dù không có chế độ ăn uống nào giúp điều trị viêm đa khớp dạng thấp, nhưng một số loại thực phẩm có tác dụng giảm viêm khá hữu hiệu. Thực đơn gợi ý cho người bệnh gồm có:
Nhiều ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây
Sữa ít béo và protein động vật (có trong thịt gà bỏ da, các loại cá…)
Một lượng nhỏ chất béo bão hòa (có trong dầu thực vật, mỡ động vật, lòng đỏ trứng…) và chất béo chuyển hóa (dầu ô liu, các loại cá béo, quả hạch…)
Người bệnh cần hạn chế ăn thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều muối, thực phẩm nhiều đường… vì chúng làm cho tình trạng tổn thương xương khớp trở nặng hơn, khiến khớp sưng và đau nhiều hơn. Ngoài ra, nên tránh xa thức uống có cồn vì chúng không chỉ làm giảm tác dụng của các loại thuốc chữa viêm khớp mà còn gây ra nhiều phản ứng phụ không tốt cho sức khỏe./.
Ghé Xứ Phù Tang Thưởng Thức Mỹ Vị Nhân Gian
Nhật Bản, được biết đến với biệt danh “xứ Phù Tang,” là một đất nước đa dạng văn hóa và cũng là một thiên đường ẩm thực. Với hàng nghìn món ăn truyền thống và đặc sản độc đáo, Nhật Bản hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời.
Yudofu (Kyoto)Yudofu thực chất đây là món “đậu phụ luộc” quen thuộc. Nhưng “đậu phụ luộc” của Kyoto lại hoàn toàn khác với Việt Nam hay Trung Quốc, bởi cách nấu đặc biệt cầu kỳ và các món ăn kèm hài hòa. Thông thường, chúng ta thường luộc đậu phụ với nước sôi rồi bỏ ra chấm mắm hoặc tương bần là xong. Nhưng người Kyoto lại chế biến món ăn này rất cầu kỳ, họ ninh đậu trong một nồi nước hầm đặc biệt, khi đậu chín và ngấm gia vị họ sẽ rắc thêm rau và tảo bẹ lên trên. Khi ăn thì dùng kèm với 2 loại gia vị là yuzu kosho và ponzu.
Takoyaki (Osaka)Không chỉ người dân Nhật Bản, mà cả khách du lịch đều rất thích thú và say mê món ăn đường phố hấp dẫn này – Takoyaki được làm từ bạch tuộc, hành lá và bột tẩm gừng ngâm. Khi làm, người đầu bếp sẽ cho nguyên liệu vào một chiếc khuôn hình bán cầu và khi bánh chín, họ sẽ nhanh tay lật nó lại để chiên nốt mặt còn lại. Nhiều khách du lịch Nhật Bản từng chia sẻ, vừa ăn Takoyaki vừa xem đầu bếp chế biến nó là một trải nghiệm thú vị.
Thịt bò Hida (Takayama)Nhắc đến tinh túy ẩm thực xứ Phù Tang thì không thể bỏ qua thịt bò Hida. Loại thịt bò này được chuyển đến từ tỉnh Gifu – nơi mà thiên nhiên hào phóng ban tặng cho nguồn nước sạch, đất đai màu mỡ và khí hậu thuận lợi để chăn nuôi bò. Thịt bò nướng tiêu vừa chín tới, quyện với mùi tiêu thơm nức mũi khiến người ta chỉ ngửi thôi đã thèm. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được từng thớ thịt mềm mịn, ngọt nước dần tan chảy trong miệng.
Okonomiyaki (Hiroshima)Món ăn nổi tiếng nhất Hiroshima chính là Okonomiyaki, pizza của người Nhật. Mặc dù món ăn này có nguồn gốc từ Osaka nhưng người dân Hiroshima mới là những vị đầu bếp chế biến món này ngon nhất. Okonomiyaki của Hiroshima gồm có 2 lớp chứ không phải các nguyên liệu được trộn vào nhau như những vùng khác. Đầu tiên sẽ là lớp bột sau đó đến nhân bánh gồm bắp cải, thịt bò thái lát mỏng, bạch tuộc, tôm nõn, phô mai và mì sợi, cuối cùng là một lớp bột nữa. Khi ăn sẽ phủ thêm một nước sốt Okonomi và mayonnaise, hành lá, cá ngừ bào khô lên trên. Bánh không chỉ ngon mà việc xem các đầu bếp chế biến nó cũng là một trải nghiệm thú vị.
Edomae zushi (Tokyo) Chanpuru (Okinawa)Chanpuru là món mướp đắng xào của Okinawa. Nếu bạn nghĩ rằng mướp đắng xào thì ở đâu mà chẳng giống nhau, việc gì phải đến tận Okinawa để ăn thì bạn đã sai lầm rồi đó ạ. Chanpuru là món ăn truyền thống của Okinawa, được chế biến từ những quả mướp đắng Nhật, đậu phụ non, rau và một vài loại thịt cá khác. Nếu đã thưởng thức một lần bạn sẽ không bao giờ quên được vị ngon lạ miệng mà món ăn này mang lại.
Champon (Nagasaki)Thêm một thành phố với một món ăn ngon không thể bỏ lỡ khi du lịch Nhật Bản, Nagasaki và Champon. Món ăn này cũng giống như mì ramen, nhưng cách chế biến lại hoàn toàn khác. Thay vì được nấu riêng phần mì và nước dùng như ramen hay soba thì champon lại được nấu trực tiếp trong nồi nước dùng, khi ăn sẽ cho thêm rau củ, thịt, chả cá và hải sản tùy theo mùa và sở thích của khách hàng. Tại một số vùng biển giáp Hàn Quốc, món ăn này còn được cho thêm ớt cay nữa.
Miso katsu (Nagoya)Tonkatsu là một món ăn có nguồn gốc Châu Âu được du nhập vào Nhật Bản từ những năm 1800. Nhưng đến nay, nó đã trở thành một phần không thể thiếu của ẩm thực Nhật Bản và xứng đáng là món ăn không thể bỏ qua khi du lịch Nhật Bản. Món ăn này có thành phần chính là thịt lợn nhúng qua bột, sau đó thả vào chảo dầu nóng và chiên giòn, vàng đều 2 mặt. Khi ăn sẽ phủ thêm lớp nước sốt miso ngọt ngọt cay cay nữa. Nên mới được gọi là miso katsu. Có rất nhiều vùng làm món miso katsu này nhưng vùng Nagoya là nơi chế biến nó ngon nhất, đặc biệt nhất.
Ishikari nabe (Hokkaido)Là vùng đất có băng tuyết quanh năm, cho nên món ăn chủ yếu và nổi tiếng nhất của Hokkaido chính là lẩu Ishikari nabe. Bạn hãy thử tưởng tượng mà xem, sau khi khám phá cảnh đẹp và trượt tuyết trên những sườn đồi kéo dài ở Hokkaido mà được thưởng thức một nồi Ishikari nabe gồm cá hồi, củ cải Nhật, hành tây, đậu hũ, bắp cải, tỏi tây và nấm đông cô nghi ngút khói thì còn tuyệt vời hơn.
Mì ramen (Sapporo)Món mì ramen nổi tiếng Nhật Bản khi qua bàn tay chế biến của những đầu bếp ở thành phố Sapporo đã trở lên rất khác biệt. Sapporo ramen được chế biến từ mì sợi dai giòn sần sật, thịt lợn thái mỏng to bản, măng, rau xào, giá đỗ, hành tây, chả cá, trứng, nấu trong nước dùng đặc biệt gồm tương miso béo ngậy và hỗn hợp muối gia truyền. Chính cái vị béo ngậy nhưng không ngán và vị hơn mặn của muối đã làm lên thương hiệu của mì ramen của thành phố Sapparo.
Kaiseki Ryori (Tokyo)Là một trong những món ăn thể hiện nét đặc trưng tinh tế nhất của ẩm thực Nhật Bản, Kaiseki Ryori sử dụng nguyên liệu theo từng mùa. Kaiseki chuẩn gồm có 14 món sống, hấp, nướng, hầm, lẩu, trải đều theo các bước từ khai vị, rau củ, súp, đến món chính chứa protein, món ăn kèm, trà và tráng miệng. Giữa các món là những loại nước uống thảo dược đặc biệt để khách “rửa” vị giác, và sẵn sàng thưởng thức trọn vẹn món mới.
Sanuki udon (Takamatsu)Takamatsu là một trong 4 hòn đảo chính của Nhật bản, nhưng nó sẽ không phải là một điểm du lịch hấp dẫn nếu không có sự góp mặt của món mì Sanuki udon. Một bát mỳ Sanuki udon ở Takamatsu gồm có những sợi mì to bản, hành lá, đậu rán và tempura. Tùy theo khẩu vị mà cho thêm thịt hoặc hải sản. Điểm nhấn của Sanuki udon là nước dùng ngọt thanh mát và những sợi mì trắng ngà, bóng mượt, dai giòn được làm từ bột lúa mì sinh trưởng trên đảo. Nhật Bản không chỉ là một điểm đến du lịch tuyệt vời mà còn là một thiên đường ẩm thực cho những người yêu thích mỹ vị nhân gian. Khi đến xứ Phù Tang, bạn nên thưởng thức những món ăn truyền thống này để trải nghiệm tinh hoa ẩm thực của Nhật Bản. Với sự kết hợp giữa hương vị tuyệt vời và phong cách chế biến độc đáo, xứ Phù Tang sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm ẩm thực đáng nhớ.
Thời điểm lý tưởng để đi du lịch Nhật Bản Các điểm đến nổi bật nhất ở Nhật BảnĐăng bởi: Trần Văn Hiệp
Từ khoá: Ghé xứ Phù Tang thưởng thức mỹ vị nhân gian
Tinh Hoa Phong Vị Biển Cả
Tùy theo từng vùng, bánh canh ghẹ sẽ mang màu sắc riêng biệt phụ thuộc vào khẩu vị của người dân địa phương. Đối với người miền Nam, bánh canh thường có vị ngon, ngọt, mang hương thơm dịu nhẹ. Ngược lại với người miền Bắc và miền Trung có sở thích ăn đậm, bởi vậy bánh canh cũng có phần đậm đà, mang mùi vị đặc trưng của dải đất đầy nắng gió.
1. Cách nấu bánh canh ghẹ kiểu miền NamNgười miền Nam luôn nhẹ nhàng và gây xao xuyến với vẻ đẹp mong manh, ngọt ngào. Có lẽ cũng bởi vậy, các món ăn kiểu miền Nam như bánh canh Trảng Bàng, bánh canh ghẹ Sài Gòn hay bánh canh ghẹ Vũng Tàu đều có hương vị thơm, ngọt khó cưỡng.
1.1. Nguyên liệu chuẩn bịĐể làm bánh canh ghẹ kiểu miền Nam ngon, chuẩn vị, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu thiết yếu sau:
Ghẹ sống: 3 con
Bột năng: 1,5 bát
Bột gạo: Nửa bát
Điều đỏ: 2 – 3 hạt
Nguyên liệu làm nước dùng: rau răm, hành lá, rau mùi, lá chanh, hành tím
Gia vị: muối, hạt tiêu, hạt nêm, mì chính,…
1.2. Các bước thực hiệnCách làm bánh canh ghẹ ngon nhất kiểu miền Nam gồm các bước cụ thể:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Để nấu được món bánh canh ghẹ ngon nhất, bạn cần chọn loại ghẹ vừa phải, còn tươi, đặc biệt là càng to đều. Sau đó đem rửa sạch và cắt bỏ phần chân, mai. Trứng ghẹ cũng cần được làm sạch để ra bát riêng.
Cho thịt ghẹ đã sơ chế vào bát, thêm gia vị muối, tiêu, hạt nêm vừa đủ rồi trộn đều lên. Bạn nên để yên bát trong khoảng thời gian 30 phút cho ghẹ ngấm gia vị.
Rau răm, hành lá, rau mùi đem nhặt bỏ các lá úa, sâu mọt. Sau đó thái nhỏ vừa ăn.
Bóc vỏ hành tím, băm nhuyễn.
Bước 2: Làm sợi bánh canh
Trộn đều bột gạo và bột năng, cho vào bát, thêm từ từ nước sôi vào, trộn cho đến khi tạo thành hỗn hợp mịn.
Cán mỏng cục bột trên rồi dùng dao cắt thành từng sợi vừa ăn.
Bước 3: Hoàn thành món bánh canh ghẹ miền Nam
Hạt điều đã chuẩn bị đem đảo đều trên chảo dầu nóng cho đến khi nước chuyển màu nâu đỏ thì bỏ phần hạt.
Phi thơm hành, cho trứng ghẹ vào đảo nhẹ tay. Sau đó đổ toàn bộ thịt ghẹ vào xào cùng đến khi chín tới. Khi ghẹ đã dậy mùi thơm, bạn thêm nước lọc, nước hạt điều vừa đủ vào hỗn hợp trên, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Cho sợi bánh canh vào bát rồi múc thịt ghẹ lên trên. Chan từ từ nước dùng đến khi ngập nguyên liệu. Cuối cùng thêm hành lá, rau răm, rau mùi và thưởng thức món bánh canh ghẹ trứ danh chuẩn vị miền Nam nóng hổi.
2. Cách nấu bánh canh ghẹ kiểu miền TrungKhác với phong cách nhẹ nhàng của người dân miền Nam, con người giản dị nơi mảnh đất khô cằn, nắng gió miền Trung luôn yêu thích hương vị đậm đà, dân dã. Món bánh canh ghẹ cũng không ngoại lệ.
2.1. Nguyên liệu chuẩn bị
Ghẹ sơ chế: 3 – 4 con
Giá đỗ: 200 g
Bột gạo tẻ: 250 g
Bột năng: 150 g
Nước cốt dừa: 200 ml
Hạt điều đỏ: 50 g
Hành tím, sả tươi, hành lá, rau mùi
Rau sống ăn kèm
Gia vị: muối, tiêu, chanh, hạt nêm, ớt,…
2.2. Các bước thực hiệnĐể nấu thành công món bánh canh ghẹ miền Trung đậm đà, bạn cần thực hiện các bước chính sau:
Bước 1: Làm phần bánh canh
Bột gạo tẻ và bột năng sau khi trộn đều đem thái sợi nhỏ, dài. Sau đó cho vào nồi, thêm nước vừa đủ, đun sôi lên.
Khi bánh chín đều thì vớt ra bát nước lạnh, thêm dầu ăn để sợi bánh bóng đẹp và không bị dính.
Bước 2: Nấu bánh canh ghẹ
Các loại rau sống ăn kèm, hành lá, rau mùi,… đem nhặt sạch, rửa bằng nước muối loãng và để ráo nước.
Hạt điều đem đảo đều cùng dầu ăn rồi giữ lại phần nước.
Phi thơm hành, cho thịt ghẹ đã sơ chế vào đảo cho đến khi săn lại. Tiếp theo, bạn cho sả đã đập dập và nước vào, đun nhỏ lửa. Khi nước bắt đầu sôi thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Để phần nước dậy mùi thơm, bạn cho 200ml nước cốt dừa vào hồn hợp trên, đồng thời cho từ từ một muỗng cà phê bột năng vào để nước bánh canh sánh mịn.
Để giúp bánh canh đậm đà, ngấm gia vị hơn, bạn trụng sợi bánh vào nước dùng rồi đổ ra bát. Thêm thịt ghẹ, rau ăn kèm và chan nước dùng đến ngập nguyên liệu.
Các món bánh canh miền Trung như bánh canh ghẹ Nha Trang, bánh canh Huế, bánh canh chả cá ăn cùng với muối chanh và rau sống thì ngon hết nấc. Chắc chắn hương vị thơm ngọt đặc trưng này sẽ khiến bạn lưu luyến khó quên.
3. Cách nấu bánh canh ghẹ kiểu miền BắcMặc dù bánh canh ghẹ có nguồn gốc từ Nam Bộ nhưng từ lâu món ngon này trở thành đặc sản phổ biến với người dân miền Bắc được biến tấu với hương vị đậm đà, chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
3.1. Nguyên liệu chuẩn bị
Bột bánh canh ( gạo tẻ, bột năng): 500 g
Ghẹ tươi: 3 con
Trứng cút: 10 quả
Tôm: 400 g
Giò sống: 300 g
Giò heo: 1 cái
Củ cải trắng: 1 củ
Gia vị: dầu màu điều, nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu, bột canh
3.2. Các bước thực hiệnBước 1: Sơ chế nguyên liệu
Ghẹ rửa sạch, luộc chín rồi gỡ lấy phần thịt. Tiếp theo, bạn ướp ghẹ với dầu hạt điều, hạt nêm, tiêu, rồi xào chín tới
Tôm, trứng cút bóc vỏ, rửa sạch, luộc chín
Giò heo rửa sạch, chặt thành miếng vừa ăn
Củ cải trắng đem rửa qua nước muối loãng, gọt vỏ, thái khúc
Bước 2: Chuẩn bị bánh canh
Cho bột bánh canh đã chuẩn bị sẵn vào nồi sạch, thêm từ từ nước sôi, nhào đều tay thành khối đặc
Thái thành sợi bánh canh vừa ăn
Bước 3: Nấu nước dùng bánh canh
Phi thơm hành tỏi đã xay nhuyễn cùng với dầu hạt điều. Thêm 2 lít nước sôi. Đun khoảng 15 phút
Cho lần lượt giò heo, tôm vào nồi trên cho đến khi chín nhừ. Thêm củ cải, giò sống, nấm rơm vào
Khi nước sôi lên, bạn có thể thêm một muỗng cà phê bột năng để tạo độ sệt và sánh mịn hấp dẫn hơn. Nêm nếm gia vị vừa ăn.
Bước 4: Hoàn thành món bánh canh ghẹ
Bánh canh xếp đều đặn ra bát. Cho thêm thịt ghẹ, tôm, trứng cút, hành, ngò lên
4. Cách nấu bánh canh ghẹ Phú Quốc 4.1. Nguyên liệu chuẩn bịĐể nấu được một bát bánh canh ghẹ Phú Quốc tươi ngon, chuẩn vị, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu thiết yếu như:
Bột bánh canh: 500 g
Tôm: 2 con
Mực: 2 con
Chả viên: 200 g
Ghẹ: 2 con
Xương heo: 500 g
Ngoài ra còn có hạt điều, giá đỗ và rau sống ăn kèm
4.2. Cách làm bánh canh ghẹ chuẩn Phú Quốc
Bước 1: Xương heo và ghẹ đem ngâm qua nước muối loãng rồi rửa sạch với nước. Tiếp theo, đem hầm xương heo trong khoảng 30 phút rồi thêm ghẹ vào, ninh thêm khoảng 15 phút thì tắt bếp.
Bước 2: Vớt ghẹ ra bát, tách lấy phần thịt ghẹ
Bước 3: Hạt điều cho lên chảo dầu, đảo đều tay để thu lấy nước. Sau đó, bạn phi thơm hành mờ, cho thịt ghẹ và nước hạt điều vào đảo cùng. Lúc này bạn đổ từ từ nước hầm xương vào, nêm gia vị vừa ăn.
Bước 4: Cuối cùng, xếp sợi bánh canh ra bát, múc thịt ghẹ, nước dùng vào. Thêm một chút rau thơm, hành ngò, giá đỗ và thưởng thức bát canh ghẹ thơm ngon, khó cưỡng ngay thôi!
Đặc biệt Vinpearl đang áp dụng chương trình MIỄN PHÍ đăng ký thẻ hội viên Pearl Club với các đặc quyền ưu đãi vô cùng hấp dẫn:
Giảm thêm 5% trên giá phòng tốt nhất
Giảm 5% dịch vụ ẩm thực tại Almaz Hà Nội, Vinpearl
Tích lũy nâng hạng và hàng loạt các ưu đãi khác
5. Một số mẹo giúp bạn nấu bánh canh ghẹ ngon
Dù là bất kể vùng miền nào, ghẹ là nguyên liệu không thể thiếu khi nấu món bánh canh ghẹ. Để chọn được những con ghẹ tươi ngon, nhiều thịt bạn nên mua ghẹ đực, có phần yếm nhỏ, dẹt và hơi dài. Ngoài ra, ghẹ có kích thước vừa phải sẽ có vị ngon, ngọt và chắc thịt hơn.
Bánh canh ghẹ là món ăn trứ danh được nhiều người yêu thích. Mong rằng các cách nấu bánh canh ghẹ chuẩn vị theo từng vùng miền mà Vinpearl cung cấp sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện món ngon này ngay tại nhà để chiêu đãi những người thân yêu.
Đăng bởi: Trúc ĐôLa
Từ khoá: Bánh canh ghẹ Phú Quốc – tinh hoa phong vị biển cả
Dị Ứng Thuốc Nhuộm Tóc, Cô Gái Trẻ Phù Nề Khắp Mặt Và Mù Tạm Thời
Dinya Rasool,18 tuổi, sống tại Cardiff, Anh, đã phát hoảng khi thấy khuôn mặt mình to gấp 3 lần hơn bình thường sau khi sử dụng thuốc nhuộm tóc tại nhà. Đây là lần thứ hai Dinya gặp vấn đề với thuốc nhuộm tóc. Ba năm trước, đôi mắt cô sưng to cũng vì bị dị ứng với nó.
“Mỗi lần mặt bị sưng lên là tôi lại không thể nhìn thấy gì cả. Da đầu tôi đau nhói liên tục và chảy mủ. Tôi thấy mình như quái vật Frankenstein – đây sẽ là một trong những sự cố tồi tệ nhất cuộc đời tôi.” – Dinya nói.
Cho đến hôm nay, da đầu Dinya vẫn bong tróc thành từng mảng. Cô gái trẻ thề sẽ không bao giờ nhuộm tóc một lần nữa và sẽ để lại màu tóc nâu nguyên thủy ngày xưa.
Khuôn mặt Dinya sưng phù do bị dị ứng thuốc nhuộm tóc.
Trước đó, tháng 10/2012, Dinya cũng từng gặp sự cố khi cô định nhuộm đỏ tóc mình. Vì đã từng sử dụng nhiều lần trước đó nên Dinya không kiểm tra phản ứng mà dùng trực tiếp lên da đầu. Thuốc nhuộm lên màu bình thường. Đến sáng hôm sau, khuôn mặt của Dinya bỗng sưng vù và mắt không thể mở được.
Mẹ của Dinya, cô Barez Saieed, 56 tuổi, đã đưa con gái đến bệnh viện. Các bác sĩ xác định Dinya bị dị ứng thuốc và tiêm morphine, kháng sinh để giảm sưng.
“Tôi nghĩ một vài em bé đã khóc khi nhìn thấy khuôn mặt gớm ghiếc của tôi khi đó. Mặt tôi bị tổn thương rất nhiều. Tôi chỉ có thể nói chuyện được thôi, đầu tôi đau không chịu nổi.” – Dinya nhớ lại.
Cô gái trẻ bị dị ứng với một loại thuốc nhuộm tóc tại nhà.
Đến tối hôm đó, Dinya xin xuất viện để đi dự tiệc của bạn bè. Không một ai trong bữa tiệc nhận ra cô gái trẻ. “Tôi đã ngu ngốc khi không dùng thử sản phẩm mẫu. Tôi có thể tránh được dị ứng nếu làm theo hướng dẫn sử dụng.”
Phải mất 3 tuần để Dinya trở lại bình thường. Kể từ đó đến nay, cô gái tuổi teen phải kiêng nhuộm tóc.
Khuôn mặt Dinya sưng to gấp 3 lần, mắt không thể mở được.
Tuy nhiên, đến tháng 1/2023, Dinya quyết định nhuộm tóc lần nữa. Lần này, cô mua thuốc nhuộm không chứa ammoniac. Mặc dù mẹ đã khuyên bảo hết lời nhưng Dinya vẫn quyết định nhuộm thử thuốc vào phía sau tai.
Hai ngày sau, mọi thứ đều bình thường. Cô gái trẻ quyết định nhuộm cả đầu. Khi thuốc nhuộm có tác dụng, da đầu Dinya bắt đầu ngứa ngáy. Dinya hoảng sợ, định gội đầu để rửa sạch thuốc. Nhưng chỉ sau 4 giờ, khuôn mặt Dinya to gấp 3 lần. Đôi mắt nhắm chặt. Thuốc kháng histamine không có tác dụng giảm sưng. Một lần nữa, Dinya phải đến bệnh viện.
Chóng mặt, da đầu mưng mủ, Dinya tạm thời mù hai mắt. Phải sau sáu giờ đồng hồ, được tiêm đủ các loại thuốc, Dinya mới mở được mắt.
“Khi nhìn vào gương, tôi bật khóc. Tôi như một con quái vật vậy. Các bác sĩ nói rằng, nếu tôi không điều trị kịp thời, có lẽ tôi đã chết.” – Dinya kể lại.
Năm 15 tuổi, Dinya cũng từng bị dị ứng tương tự.
Sau ba ngày, người Dinya lại phát ban, nổi mẩn đỏ. Và phải sau 6 tuần, cô gái mới trở lại bình thường, dù da đầu vẫn bị bong tróc. Theo chẩn đoán của bác sĩ, Dinya bị dị ứng với hóa chất PPD, thường được dùng trong các sản phẩm nhuộm tóc tại nhà. Đây là chất bị cấm tại nhiều nước châu Âu vì nguy cơ dị ứng.
Trước đó, cô gái ở Anh, tên Carmen Rowe cũng bị sưng mặt và mù tạm thời vì dị ứng nặng với thuốc nhuộm tóc mặc dù đã làm đúng hướng dẫn sử dụng là bôi thử thuốc lên da 48 giờ trước khi nhuộm thật nhưng sau đó.
Theo Tri Thức trẻ
Nguồn: Daily Mail
Phong Thủy Phòng Ngủ Cho Bé Luôn Khỏe Mạnh
Phong thủy nhà ở luôn có những tác động nhất định đến các thành viên trong gia đình, việc bố trí phòng ngủ hợp phong thủy sẽ phần nào tác động tích cực đến sự phát triển cũng như sức khỏe của bé.
1. Vị trí đặt phòng ngủ cho bé
Phòng ngủ của bé nên đặt ở khu vực mở, có không gian thoáng đãng, yên tĩnh.
Không nên thiết kế phòng ngủ của bé trong tầng hầm vì nơi đây chứa nhiều năng lượng âm sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ. Những nơi ồn ào như gần phòng khách, gara cũng không thích hợp để đặt phòng ngủ cho bé.
2. Màu sắc căn phòng
Những màu sắc tươi sáng giúp kích thích sự phát triển trí não của trẻ
Để tác động tích cực cho sức khỏe và sự phát triển trí não của trẻ nhỏ nên lựa chọn những gam màu sáng, nóng ấm…
Nhiều người có xu hướng lựa chọn màu trắng – đen trong trang trí nhà cửa, tuy nhiên đây lại là yếu tố không tốt cho swusc khỏe của trẻ vì vậy nên hạn chế sử dụng.
Khi muốn kế hợp màu, bạn có thể lựa chọn những gam màu tương đồng với nhau như xanh lá cây và xanh da trời, hồng và vàng, trắng và màu be…
3. Ánh sáng trong phòng
Nếu ánh sáng quá nhiều hoặc quá ít sẽ không tốt cho trẻ. Để điều chỉnh ánh sáng trong phòng có thể sử dụng rèm cửa.
Bạn cũng nên quan tâm đến việc luân chuyển luồng khí trong phòng để tạo sự phát triển toàn diện nhất cho bé về sức khỏe, thể chất.
Để đạt được mục đích này, vào sáng sớm bạn nên mở rộng cửa sổ và cửa chính phòng bé nhằm tạo thuận lợi cho quá trình lưu thông không khí.
4. Cách bày trí đồ đạc
Sự lộn xộn sẽ phá vỡ dòng chảy của năng lượng và tạo nên cảm giác hỗn loạn, mơ hồ vậy nên đồ đạc trong phòng bé cần được sắp xếp ngăn nắp, hợp lý. Đồng thời không nên đặt những vật sắc nhọn để gây nguy hiểm cho trẻ khi chơi đùa.
Bên cạnh đó, cũng không nên đặt các thiết bị điện tử, kim loại như máy tính, TV, điện thoại… Những vật dụng này mang tính lạnh (hàn khí), không thích hợp với các không gian ấm cúng, yên tĩnh.
Về vị trí đặt giường, theo các chuyên gia phong thủy, giường của bé nên đặt hướng Nam-Bắc không chỉ giúp bé khỏe mạnh mà tình cảm giữa bé và bố mẹ, anh chị cũng gắn kết hơn. Cũng không nên kê đối diện với cửa vì như thế sẽ khiến giấc ngủ của bé chập chờn.
Ngoài ra, bố mẹ cũng không nên treo gương soi trong phòng bé đặc biệt cần tránh treo gương soi chiếu thẳng vào đầu giường.
Vị trí đặt bàn học cũng phải là nơi yên tĩnh, có đủ ánh sáng, đón nhiều sinh khí. Nên đặt ở vị trí vượng khí nhất trong phòng (vị trí chéo góc với cửa chính).
Tuyệt đối không nên đặt cây xanh (dù thật hay giả) trong phòng ngủ vì nó sẽ mang đến bệnh tật, sức khỏe suy yếu và lấy đi năng lượng của bé.
Đăng bởi: Chương Võ Nguyễn Thanh
Từ khoá: Phong thủy phòng ngủ cho bé luôn khỏe mạnh
Cập nhật thông tin chi tiết về Phòng Kỷ: Vị Thuốc Trị Phong Thấp, Phù Thủng trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!