Xu Hướng 10/2023 # Những Loại Thực Phẩm Quen Thuộc Giúp Phòng Chữa Đau Khớp # Top 14 Xem Nhiều | Bvta.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Những Loại Thực Phẩm Quen Thuộc Giúp Phòng Chữa Đau Khớp # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Những Loại Thực Phẩm Quen Thuộc Giúp Phòng Chữa Đau Khớp được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong những ngày chuyển mùa, nhiều người thường hay than phiền về những cơn đau chân, tay, đau nhức mình mẩy hay sưng các khớp gối, lên xuống cầu thang khó khăn do bệnh thoái hóa khớp hành hạ. Ngoài thuốc, chế độ ăn uống có thể góp phần phòng, chống chứng bệnh này.

Thoái hóa khớp (THK) là một bệnh khớp của người cao tuổi. Khi cơ thể già đi, bị lão hóa thì các khớp cũng bị lão hóa theo. Đó chính là bệnh THK.

Tuy bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi nhưng không phải người cao tuổi nào cũng mắc bệnh này. Ngay cả những cụ trên 70 tuổi thì chỉ có 80% mắc bệnh THK. Người ta chỉ nói về THK khi người cao tuổi có các triệu chứng đau khớp, hạn chế vận động hay sưng khớp, biến dạng khớp. Những người có dị dạng khớp, thừa cân béo phì, chấn thương khớp, khi trẻ lao động nặng thì đến tuổi trung niên hoặc về già cũng dễ mắc bệnh này. Vậy làm thế nào để có được chế độ ăn uống phù hợp để dự phòng và giảm nhẹ căn bệnh THK?.

Chế độ dinh dưỡng trong bệnh thoái hóa khớp

Về thịt thì có thể ăn thịt lợn, thịt gia cầm (gà, vịt), tôm, cua. Đặc biệt là nên ăn cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ vì chúng chứa nhiều acid béo omega-3. Nhiều người quan niệm “ăn gì bổ nấy”, do vậy để phòng ngừa THK, họ thường ăn những món ăn nấu từ xương ống hoặc sườn.

Canh xương hầm tốt cho người bệnh khớp.

Việc ăn các món ăn từ tôm, cá hầm cả xương cũng giúp bổ sung canxi. Những người cao tuổi nếu có điều kiện thì nên sử dụng những “dược liệu” tự nhiên này.

Về thực vật thì cần ăn đầy đủ các loại ngũ cốc. Ngoài ra, một số thực vật như đậu nành, rau xanh, hạt mầm có đặc tính chống bệnh tật, tăng cường hệ miễn dịch, kháng oxy hóa.

Nên ăn đu đủ, dứa, chanh, bưởi vì các loại trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố C, hai hoạt chất có tác dụng kháng viêm.

Đặc biệt hiện nay người ta đã phát hiện được tác dụng chữa THK của quả bơ kết hợp với đậu nành. Các cuộc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy rằng các chất trong trái bơ hay đậu nành có thể kích thích tế bào sụn sinh trưởng collagen, một thành phần protein chủ yếu của gân, sụn và xương.

Các loại nấm còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch…

Nấm và mộc nhĩ: Có nhiều loại nấm rất có ích cho sức khỏe người cao tuổi. Các món ăn chế từ nấm như canh nấm đông cô, lẩu nấm, nấm hương xào thập cẩm rất được ưa chuộng. Không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch… là các bệnh thường hay gặp ở người cao tuổi.

Mộc nhĩ và nấm hương là những thực phẩm gia vị được dùng phổ biến để nấu cỗ, trong các dịp Tết lễ. Tuy nhiên, mộc nhĩ còn có tác dụng hạ huyết áp, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch.

Mộc nhĩ còn chứa một loại polysaccharid có khả năng tăng cường miễn dịch trong cơ thể người để chống chất phóng xạ và ức chế khối u.

Nấm hương được mệnh danh là “vua của các loại nấm” còn có tác dụng chống viêm, chữa cơ thể suy nhược, chứng chân tay tê bại.

Y học hiện đại coi nấm hương như một nguồn bổ sung đáng kể lượng vitamin D2 để phòng và chống bệnh còi xương, trị chứng thiếu máu. Đó là do chất ergosterol có trong nấm hương, dưới tác dụng của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời sẽ chuyển thành vitamin D2.

Người bệnh khớp ăn cà chua không nên bỏ hạt.

Có quan điểm cho rằng khi chế biến cà chua phải bỏ hạt vì ăn phải thì dễ bị viêm xương khớp. Trên thực tế không đúng như vậy. Ăn cà chua rất có lợi vì có thể làm bớt đau khớp. Hạt cà chua không những không có hại mà còn có thể thay thế aspirin, có tác dụng giảm đau, chống viêm khớp.

Tuy nhiên có một số thực phẩm không có lợi cho những người cao tuổi như các chất béo (dầu, mỡ các loại), chất ngọt như kẹo, bánh, đồ uống ngọt thì nên hạn chế.

Về đồ uống, các nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển đã chứng tỏ uống rượu vang có điều độ có thể làm giảm một nửa nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp mạn tính.

Tóm lại, nếu chúng ta biết cách lựa chọn các thực phẩm bổ dưỡng và phối hợp sử dụng chúng thường xuyên thì có thể nấu được những món ăn rất ngon miệng mà lại có tác dụng phòng chống bệnh THK.

Tỏi Tây (Hành Ba Rô): Không Chỉ Là Loại Gia Vị Quen Thuộc

Tỏi tây (Hành ba rô) không chỉ là loại gia vị thân thuộc bổ dưỡng với mọi gia đình mà còn có tác dụng trị bệnh, đặc biệt là khả năng lợi tiểu, tẩy giun… Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

Tên gọi khác: Hành ba rô, Hành boa rô…

Tên khoa học: Allium porrum L.

Họ khoa học: Alliaceae. (họ Hành).

Thân hành: Bulbus Allii Porri.

1.1. Đặc điểm sinh trưởng và thu hái

Tỏi tây là loài mọc tự nhiên ở vùng Địa Trung Hải. Đây là loại rau gia vị được trồng phổ biến từ vùng ôn đới đến vùng nhiệt đới thuộc châu Âu, châu Á… Ở Việt Nam, nó được trồng phổ biến ở Đà Lạt, ngoại thành Hà Nội, đồng bằng trung du Bắc Bộ…

Có thể thu hoạch loài cây này quanh năm.

1.2. Mô tả toàn cây

Cây thảo sống 2 năm, cao 40 – 140cm. Thân hành hình trụ hay hình tròn, rộng 1 – 2cm và khá cứng.

Lá mọc 2 hàng, phẳng hoặc hơi gấp lại thành hình máng xối, có màu lục hơi mốc. Hình dạng dẹp, dài, mép nguyên, hơi trắng ở gốc.

Hoa mọc ở ngọn cành, xếp thành tán giả dạng cầu, có cuống dài, màu xanh xanh hay tim tím. Cụm hoa mọc ở giữa túm lá thành tán giả đầu to, tròn, cuống dài. Bao hoa không màu, nhị màu hồng.

Quả nang, hình tam giác có 3 ô, mỗi ô chứa 2 hạt có cạnh, màu đen.

1.3. Bộ phận làm thuốc – bào chế

Bộ phận làm thuốc: Thân hành.

Thân của cây Tỏi tây thường được sử dụng trong chế biến món ăn nhằm gia tăng mùi hương và kích thích vị giác.

1.4. Bảo quản

Bảo quản những phần thân rễ đã qua khâu chế biến trong bọc kín, cất trữ nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nên đậy kín bao bì sau mỗi lần sử dụng.

2.1. Thành phần hóa học

Tỏi tây chứa 1,8% protein; 0,1 % chất béo; 17,2% đường.

Ngoài ra còn có alliin (0,4%), alanine, arginine, acid asparatic, asparagine, histidine, leucine, methionine, phenylalanine, proline, serine, threonine, tryptophane và valine.

Chất khoáng; 0,05mg% Ca; 0,07mg% P; 2 – 3mg% Fe, vitamin A; vitamin B và vitamin C; một lương nhỏ lưu huỳnh.

Tinh dầu Tỏi tây có alyl-disfulfid.

2.2. Tác dụng y học hiện đại

Hỗ trợ cho hệ tuần hoàn: Do có chất kaempferol, có tác dụng bảo vệ mạch máu và chống lại các gốc tự do gây hại, gia tăng mức độ co giãn của các mạch máu, hạn chế xơ vữa động mạch và nguy cơ mắc bệnh tim.

Cung cấp lượng axit folic cần thiết cho cơ thể. Chất này đã được chứng minh là có khả năng làm giảm nồng độ homocysteine bên trong máu, do đó giúp bảo vệ mạch máu cũng như hệ thống tim mạch.

Giàu chất chống oxy hóa, ngăn ngừa bệnh viêm mãn tính nhờ chứa nhiều polyphenol.

Phần lá xanh của Tỏi tây cũng chứa rất nhiều dưỡng chất, nó có hàm lượng cô đặc caroten cao gấp trăm lần phần cọng trắng. Dù hàm lượng khoáng chất cao hơn nhưng phần cọng xanh lại khó ăn hơn phần cọng trắng.

Vitamin C giúp chữa lành vết thương, tổng hợp collagen.

2.3. Tác dụng y học cổ truyền

Tính vị: Vị cay, tính ấm, mùi thơm nhẹ.

Chủ trị: Bổ thần kinh, rất dễ tiêu hoá, lợi tiểu, sát khuẩn, nhuận tràng và bổ dưỡng cơ thể.

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau. Tỏi tây được dùng chủ yếu để làm thức ăn và dùng thuốc.

Dùng ăn sống, nấu soup, nấu canh…

Dùng ngoài dịch ép từ lá và củ pha với nước Dừa để rửa mặt giữ da, diụ da, trị mụn nhọt.

Hỗ trợ cho những đối tượng có: Tiêu hóa kém, thiếu máu, dùng ngoài chữa mụn nhọt, áp xe…

4.1. Trị giun

Nghiền rễ con ngâm trong sữa cho trẻ uống.

4.2. Trị bí tiểu tiện, viêm bàng quang

Dùng 6 củ Tỏi tây, cho vào dầu dừa, đun với lửa nhỏ rồi lấy ra để ấm, áp vào bụng.

Tỏi tây không chỉ là gia vị bổ dưỡng trong bữa ăn mà còn là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Nhờ có nhiều tác dụng quý mà dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.

Những Cách Dùng Nghệ Để Chữa Đau Dạ Dày

Nghệ có tên gọi khác là khương hoàng, cây thân thảo lâu năm thuộc họ gừng. Curcumin là hoạt chất chính trong củ nghệ, nó có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa rất mạnh. Nhờ những đặc tính này mà nghệ thường được nhiều bệnh nhân gặp phải vấn đề dạ dày tìm kiếm. Vậy thì loại gia vị quen thuộc này có những tác dụng gì đối với bênh lý dạ dày ruột, chúng ta hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

Hoạt chất curcumin trong nghệ có tác dụng chống viêm loét dạ dày hiệu quả

Đau dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị kích thích do nhiều nguyên nhân như viêm, loét dạ dày gây ra đau đớn và khó chịu làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa cũng như sức khỏe của người bệnh.

Hoạt chất curcumin trong nghệ đã được chứng minh có tác dụng chống viêm bằng cách ức chế các tác nhân gây viêm trong cơ thể [1].

Một số nghiên cứu đánh giá tác dụng của curcumin trong viêm niêm mạc dạ dày do Helicobacter pylori gây ra. Trong các nghiên cứu này, curcumin làm giảm mức độ của các cytokine gây viêm [2].

Trong thử nghiệm khác, những người có kết quả xét nghiệm dương tính với H. pylori được cho uống 500 mg nghệ bốn lần mỗi ngày. Sau 4 tuần điều trị, 63% người tham gia không còn loét. Sau 8 tuần, số này tăng lên 87% [3].

Nghiên cứu tiến hành ở Thái Lan với một nhóm 25 tình nguyện viên, những người tham gia được cho uống 600 mg nghệ 5 lần một ngày. Bốn tuần sau, các vết loét đã lành ở 48% số người tham gia. Sau mười hai tuần, các vết loét đã biến mất ở 76% tình nguyện viên [4].

Từ những nghiên cứu và thực nghiệm lâm sàng đã cho thấy nghệ có khả năng cải thiện các bệnh về dạ dày, cũng như thường dùng để chữa lành các vết loét niêm mạc dạ dày ruột, do có những đặc tính kháng khuẩn cơ bản cùng khả năng kháng viêm tốt.

Nghệ tươi và mật ong chữa đau dạ dày

Nghệ tươi kết hợp mật ong là một bài thuốc chữa đau dạ dày phổ biến

Nguyên liệu

– 1 củ nghệ tươi

– 2 muỗng cà phê mật ong

Cách làm

– Nghệ tươi gọt vỏ, rửa sạch và giã nát, vắt lấy 3 muỗng cà phê nước nghệ.

– Trộn nước nghệ và mật ong vào 100ml nước ấm, uống 2 lần/ngày sau bữa cơm trưa và tối 30 phút, uống liên tục trong 2 tháng.

Nghệ tươi, chuối chát, sắn dây rất hiệu quả trong chữa đau dạ dày

Nghệ tươi cùng với chuối chát và sắn dây rất hiệu quả trong điều trị đau dạ dày

Nguyên liệu

– 10 củ nghệ tươi

– 5 củ sắn dây

– 5 trái chuối xanh vị chát

Cách làm

– Nghệ tươi đem gọt vỏ, rửa sạch, để ráo rồi xay nhuyễn, phơi ở chỗ khô ráo cho khô rồi bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp đậy. Chế biến nghệ thành bột rất tiện lợi khi dùng, chỉ xay nghệ một lần là có thể dùng trong 2-3 tuần.

– Sắn dây rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt thành từng que nhỏ, đem phơi khô rồi xay thành bột, bảo quản trong lọ có nắp đậy.

– Chuối chát xanh cũng chế biến như với sắn dây. Cuối cùng ta đã có được 3 vị thuốc có thể dùng dần mỗi ngày.

Khi làm thuốc: Pha 2 muỗng cà phê bột nghệ với 1 muỗng cà phê bột chuối chát xanh và 1 muỗng cà phê bột sắn dây trong 100ml nước ấm, uống 2 lần/ngày sau bữa cơm trưa và tối 30 phút.

Chữa đau dạ dày bằng nghệ và dừa tươi

Chữa đau dạ dày bằng nghệ và dừa tươi

Nguyên liệu:

– 200g nghệ tươi

– 3 quả dừa non

Cách làm:

– Dừa non chặt phần đầu rồi chọc thủng một lỗ ở trên, mang đi đun trực tiếp trên lửa nhỏ trong 30 phút.

– Nước dừa sau khi đun trên lửa đổ nước bên trong ra bát, cạo phần cơm dừa để sử dụng, chia đều tất cả ra làm 3 phần bằng nhau.

– Nghệ làm sạch bên ngoài, gọt vỏ sau đó cho vào máy để xay nhuyễn. Nước cốt nghệ tươi thu được cho vào một bát nước dừa, trộn đều rồi uống trước bữa ăn khoảng 30 phút.

– Mỗi ngày uống 3 lần trước các bữa ăn 30 phút, sử dụng liên tục trong 3 ngày.

Không nên sử dụng nghệ để chữa đau dạ dày khi bị sỏi thận

Sử dụng nghệ để chữa đau dạ dày thường rất lành tính, tuy nhiên người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nghệ nếu có các tình trạng bệnh lý sau: thiếu sắt, sỏi thận, bệnh tiểu đường, rối loạn đông máu,…

Khi sử dụng nghệ cần kiên trì dùng trong thời gian dài không nên nóng vội.

Hiệu quả của các bài thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người.

Người bệnh cũng nên chú ý đến chế độ ăn khoa học, ăn đủ bữa và đầy đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh tránh căng thẳng mệt mỏi, tránh thức ăn cay nóng, không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,..

Advertisement

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để có tinh thần thoải mái, nâng cao hiệu quả điều trị.

Hy vọng qua bài viết trên bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về công dụng của nghệ trong điều trị viêm loét đau dạ dày. Hãy thử áp dụng các cách dùng nghệ ở trên để cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa của bạn nhé.

Nguồn tham khảo

Potential therapeutic effects of curcumin, the anti-inflammatory agent

Curcumin inhibits gastric inflammation induced by Helicobacter pylori infection in a mouse model

Effects of Turmeric in Peptic Ulcer and Helicobacter pylori

Phase II clinical trial on effect of the long turmeric on healing of peptic ulcer

Ăn Gì Tốt Cho Mắt? Các Loại Thực Phẩm Bổ Mắt Giúp Mắt Sáng Khỏe Hơn

Chúng ta thường tin rằng thị lực suy giảm là kết quả của quá trình lão hóa hoặc các bệnh về mắt. Nhưng một lối sống lành mạnh, sử dụng hợp lí các thực phẩm bổ mắt có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt.

Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh là chìa khóa để giữ cho đôi mắt của bạn khỏe mạnh và có thể giúp giảm nguy cơ phát triển các bệnh về mắt. Các tình trạng nghiêm trọng về mắt có thể tránh được nếu bạn sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều loại vitamin, chất dinh dưỡng và khoáng chất, được gọi là chất chống oxy hóa. Các tình trạng về mắt mà bạn có thể ngăn ngừa bằng một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm:

– Đục thủy tinh thể

– Thoái hóa điểm vàng

– Bệnh tăng nhãn áp

– Khô mắt

– Tầm nhìn ban đêm kém

Các loại thực phẩm bổ mắt 

1. Cá

Cá, đặc biệt là cá hồi là một thực phẩm tuyệt vời cho mắt. Cá hồi và các loại cá khác có axit béo omega-3. Đây là những chất béo lành mạnh. Axit béo omega-3 có thể góp phần phát triển thị giác và sức khỏe của võng mạc. Chúng cũng có thể giúp ngăn ngừa khô mắt.

2. Trứng

Trứng là một thực phẩm tuyệt vời tốt cho sức khỏe của mắt. Lòng đỏ trứng chứa vitamin A, lutein, zeaxanthin và kẽm. Vitamin A bảo vệ giác mạc. Lutein và zeaxanthin làm giảm các tình trạng nghiêm trọng về mắt như thoái hóa điểm vàng do tuổi tác và đục thủy tinh thể. Kẽm góp phần vào sức khỏe của võng mạc và cũng giúp mắt nhìn vào ban đêm.

3. Hạnh nhân

Giống như các loại hạt khác, hạnh nhân rất tốt cho sức khỏe của mắt. Nó chứa vitamin E, loại vitamin này chống lại các phân tử không ổn định nhắm vào các mô khỏe mạnh. Tiêu thụ vitamin E thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng do tuổi tác cũng như đục thủy tinh thể. 

Bạn nên sử dụng khoảng 15mg vitamin E mỗi ngày. Các loại hạt khác có chứa vitamin E bao gồm hạt hướng dương, quả phỉ và đậu phộng… Hạnh nhân có hàm lượng calo cao, vì vậy hãy cố gắng hạn chế ăn một đến hai phần mỗi ngày.

4. Sữa

Các sản phẩm từ sữa như sữa và sữa chua có thể tốt cho mắt. Chúng chứa vitamin A và kẽm. Vitamin A bảo vệ giác mạc trong khi kẽm giúp mang vitamin đó đến mắt. Kẽm được tìm thấy trong khắp mắt, đặc biệt là võng mạc và màng mạch. Khoáng chất quan trọng này giúp cải thiện thị lực vào ban đêm cũng như ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.

5. Cà rốt

Cà rốt được biết đến là thực phẩm tốt cho sức khỏe của mắt. Giống như lòng đỏ trứng, cà rốt có vitamin A và beta carotene có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng mắt và các tình trạng mắt nghiêm trọng khác.

6. Cải xoăn

Cải xoăn được nhiều người biết đến như một loại siêu thực phẩm vì nó chứa rất nhiều vitamin, chất dinh dưỡng và khoáng chất quan trọng. Đặc biệt, nó cực kỳ bổ mắt. 

Cải xoăn có chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin, cũng được tìm thấy trong trứng và các loại thực phẩm khác. Những chất dinh dưỡng này có thể giúp ngăn ngừa các tình trạng nghiêm trọng về mắt như thoái hóa điểm vàng do tuổi tác và đục thủy tinh thể. Lutein và zeaxanthin không được tạo ra trong cơ thể, vì vậy bạn phải kết hợp chúng vào chế độ ăn uống của mình.

7. Cam

Cam và các loại trái cây họ cam quýt khác có chứa vitamin C, đây là chìa khóa cho sức khỏe của mắt. Vitamin được tìm thấy chủ yếu trong trái cây tươi và rau quả, góp phần giúp các mạch máu trong mắt bạn khỏe mạnh. Nó có thể chống lại sự phát triển của bệnh đục thủy tinh thể, bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.

8. Thịt bò

Thịt bò rất giàu kẽm, nó có thể giúp trì hoãn việc giảm thị lực do tuổi tác và thoái hóa điểm vàng. Mắt chứa hàm lượng kẽm cao, đặc biệt là trong võng mạc và mô mạch máu xung quanh võng mạc.

Các loại thịt như ức gà và thăn lợn cũng chứa kẽm, nhưng ở mức thấp hơn thịt bò.

9. Khoai lang

Giống như cà rốt, khoai lang rất giàu beta carotene. Chúng cũng là một nguồn cung cấp vitamin E chống oxy hóa tốt cho mắt.

10. Nước

Không có gì ngạc nhiên khi chất lỏng cần thiết cho sự sống cũng rất quan trọng đối với sức khỏe của mắt. Uống nhiều nước có thể ngăn ngừa tình trạng mất nước, có thể làm giảm các triệu chứng khô mắt.

Một chế độ ăn uống lành mạnh là điều cần thiết cho sức khỏe của mắt. Duy trì một chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóa sẽ ngăn ngừa sự phát triển của các tình trạng nghiêm trọng về mắt và đảm bảo mắt của bạn hoạt động tốt nhất.

Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải chăm sóc mắt thường xuyên để duy trì sức khỏe của mắt. Ăn những thực phẩm tốt cho mắt không phải là cách duy nhất để bảo vệ đôi mắt của bạn.

-Top 10 foods for healthy eyes – Medical News Today – Xuất bản ngày 17/03/2023

-7 Best Foods for Healthy Eyes – Healthline – Xuất bản ngày 09/04/2023

Những thực phẩm bổ sung canxi tốt nhất, không chỉ có sữa

Bổ sung canxi đầy đủ có thể giúp cơ thể chúng ta tránh được những nguy cơ mắc bệnh về xương như loãng xương, còi xương và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

9 Loại Thực Phẩm Giúp Hạn Chế Cơn Đói Đến Nhanh, Tăng Hiệu Quả Giảm Cân

Có một sự cồn cào trong bụng của bạn mỗi khi bạn cảm thấy đói. Nó được gọi là Ghrelin hay còn gọi là hormone “đói”. Khi dạ dày của bạn trống rỗng, nó sẽ tiết ra Ghrelin, gây ra cơn đói bằng cách gửi tín hiệu đến não, lúc đó bạn liền nghĩ cách để lắp đầy cái bụng của bạn. Trái ngược với Ghrelin là Leptin, một chất ức chế sự thèm ăn báo hiệu đến não của bạn khi bạn cảm thấy no và ngừng ăn.

Các nghiên cứu cho thấy, thức ăn nhiều đường, nhiều calo nhưng thiếu protein và chất xơ có thể khiến cơ chế ức chế sự thèm ăn của não chúng ta bị rối loạn. Nhưng, may mắn thay, một số thực phẩm có tác dụng ngược lại, cải thiện khả năng quản lý cơn đói của chúng ta không chỉ trong thời gian ngắn mà còn giúp no lâu hơn.

Để có thể giảm cân hiệu quả và có một vòng eo thon gọn hãy ăn nhiều hơn trong số chín loại thực phẩm này để hạn chế cơn đói đến nhanh và giúp bạn có cảm giác no lâu trong nhiều giờ. 1. Trứng

Bữa sáng không còn được coi là một bữa ăn bổ dưỡng, nhưng thức dậy với một bữa ăn giàu protein có thể thiết lập tốc độ đốt cháy chất béo cho cả ngày của bạn.

Các nghiên cứu cho thấy, những người ăn trứng vào buổi sáng có phản ứng thấp hơn với Ghrelin, ít đói hơn ba giờ sau đó và tiêu thụ ít calo hơn trong 24 giờ tới. Trong lòng đỏ trứng có chứa choline, một chất dinh dưỡng có đặc tính đốt cháy chất béo mạnh mẽ.

2. Atiso

Ghrelin bị ức chế khi dạ dày của bạn đầy, do đó, ăn thực phẩm giàu chất xơ là lựa chọn tốt nhất khi bạn đang cố gắng giảm mức Ghrelin.

Những loại rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời, nhưng cũng đừng nên đánh giá thấp cây Atiso này. Atiso chứa lượng chất xơ gần gấp đôi so với cải xoăn (trung bình 10,3g mỗi cây atiso, hoặc 40% lượng chất xơ mà phụ nữ cần cho một ngày).

Atiso cũng là một trong những thực phẩm cao nhất có chứa inulin prebiotic, một loại thức ăn tốt cho vi khuẩn đường ruột của bạn, men vi sinh. Khi sức khỏe đường ruột của bạn trở nên tồi tệ, thì mức độ Leptin và Ghrelin của bạn cũng tăng lên.

Các loại thực phẩm khác có hàm lượng inulin làm giảm Ghrelin: Tỏi, hành tây, tỏi tây và chuối.

3. Yến mạch

Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Đại học Dinh dưỡng Hoa Kỳ, ăn bột yến mạch mang lại cảm giác no hơn so với ngũ cốc ăn sáng lạnh.

Đó là nhờ vào sức mạnh của các chất xơ không hòa tan. Ngoài ra, một chế độ ăn ít chất béo nhưng nhiều chất xơ từ thảo mộc cũng kích hoạt ruột của mình sản xuất butyrate, một loại axit béo làm giảm viêm khắp cơ thể.

Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng những người có chế độ ăn uống được bổ sung chất xơ không hòa tan có mức ghrelin thấp hơn. Hãy nấu một ít yến mạch rồi cho vào một vài miếng sô cô la đen, một số loại quả mọng, một số loại hạt, và một chút quế là bạn đã có cho mình một bữa sáng đầy dinh dưỡng rồi.

4. Khoai tây luộc

Khoai tây luộc mà một món ăn giàu tinh bột nhưng lại rất hiệu quả trong việc giảm cân. Bạn đừng nghĩ giảm cân thì cứ phải cắt đi lượng tinh bột cho cơ thế.

Khoai tây luộc là một thực phẩm đơn giản, chứa nhiều nhất chỉ số Satiety (chỉ số no) nên sẽ hỗ trợ làm cho bạn no lâu hơn và giảm đi cảm giác thèm ăn . Để tối đa hóa lợi ích của khoai tây, sau khi luộc bạn hãy để khoai vào tủ lạnh và làm salad khoai tây.

Quá trình làm mát sẽ kết tinh củ khoai thành tinh bột kháng, điều này sẽ làm mất nhiều thời gian hơn để phân hủy trong ruột của bạn, tạo ra butyrate đốt cháy chất béo và trì hoãn cơn đói.

5. Cá bơn

Cá là một thực phẩm giàu protein và rất bổ dưỡng cho cơ thế chúng ta. Cá, đặc biệt là cá bơn rất giàu lượng axit béo Omega – 3 giúp giảm các tác nhân gây viêm cho cơ thể và cho phép Leptin giao tiếp hiệu quả với não hơn.

Cá bơn là thực phẩm xếp thứ 2 trong số các thực phẩm có chỉ số Satiety cao nhất. Hàm lượng protein và hàm lượng tryptophan cao của cá bơn tạo ra serotonin, một trong những hormone giúp kiềm chế cơn đói.

Cá bơn cũng là một trong những nguồn tốt nhất cho methionine, một chất dinh dưỡng giúp đảo ngược các gen kháng insulin và béo phì.

6. Hàu

Hàu là một trong những nguồn thực phẩm cung cấp tốt nhất của kẽm (nó là một trong những thoại thức ăn giúp tăng testosterol tự nhiên ở nam giới nữa), một khoáng chất hoạt động với Leptin để điều chỉnh sự thèm ăn.

Nghiên cứu cho thấy những người thừa cân có xu hướng có lượng Leptin cao hơn và hàm lượng kẽm thấp hơn so với những người có thân hình mảnh mai hơn. Việc bổ sung kẽm có thể làm tăng sản xuất Leptin ở những người đàn ông béo phì lên tới 142%.

7. Trà Rooibos

Đây là một loại trà được làm từ lá của cây bụi đỏ, được trồng độc quyền ở vùng Cederberg của Nam Phi.

Điều gì đã làm cho loại trà này trở thành một thực phẩm đặc biệt trong việc giảm cân? Đó là nhờ chất flavonoid hay còn gọi là Aspalathin. Theo nghiên cứu, hợp chất này có thể làm giảm các hormone gây căng thẳng, gây ra tình trạng đói và tích trữ chất béo.

Các hợp chất có trong trà cũng có tác dụng trong ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh tăng huyết áp, hội chứng chuyển hóa, bệnh tim mạch, kháng insulin và tiểu đường tuýp 2.

8. Táo đỏ

Táo là một nguồn tuyệt vời của chất xơ làm giảm cơn đói. Một nghiên cứu tại Trung tâm y tế Wake Forest Baptist cho thấy, cứ sau 10 gram chất xơ hòa tan được ăn mỗi ngày, một đối tượng nghiên cứu đã giảm 3,7%  mỡ bụng sau 5 năm.

Một nghiên cứu khác cho thấy, giống táo Pink Lady được xếp vào nhóm có flavonoid chống oxy hóa cao nhất trong số các loại táo, chúng đứng đầu trong việc chống viêm và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Ngoài ra, còn có một số giống táo khác cũng có lợi ích tương tự: Red Delicious, Northern Spy, Cortland, Mutsu, Macintosh.

9. Giấm táo

Giấm táo là họ hàng của các loại giấm trắng có thành phần chủ yếu là axit axetic, được chứng minh là làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày và làm chậm quá trình giải phóng đường vào máu.

Một nghiên cứu ở những người tiền đái tháo đường cho thấy việc bổ sung 2 muỗng canh giấm táo vào bữa ăn nhiều carb đã làm giảm 34% lượng đường trong máu sau đó.

Bạn có thể pha giấm táo với một ít mật ong và nước ấm uống vào buổi sáng sẽ rất tốt cho cơ thể. Bạn cũng có thể dùng giấm táo như một loại gia vị để tăng thêm hương vị cho món ăn của mình. Như vậy thì bạn vừa được ăn ngon và vừa có lợi cho sức khỏe của mình nữa.

Đăng bởi: Xuân Khánh Nguyễn

Từ khoá: 9 Loại thực phẩm giúp hạn chế cơn đói đến nhanh, tăng hiệu quả giảm cân

8 Loại Thực Phẩm Tăng Cơ Cho Người Ăn Chay

Không chỉ có thịt mới giúp cơ bắp phát triển, những nguồn thực phẩm tăng cơ tự nhiên khác có nguồn gốc thực vật sẽ giúp người ăn chay tập gym tăng cơ hiệu quả.

Protein nạc là một trong những thực phẩm tăng cơ hữu hiệu nhất trong dinh dưỡng tập luyện. Tuy vậy, với những người không thể ăn thịt, cá, làm sao để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ bắp phát triển?

Thực ra, ngoài các loại thịt nạc, vẫn có nhiều nguồn protein tự nhiên khác, đặc biệt là các loại protein gốc thực vật sẽ phù hợp với những người ăn chay muốn tập gym tăng cơ.

Thực phẩm tăng cơ tự nhiên cho người ăn chay 1. Quả hạch

Để bổ sung canxi, giúp phát triển cơ bắp và xương khớp một cách hiệu quả mà không cần dùng các loại bơ sữa, người ăn chay có thể thêm các loại quả hạch vào thực đơn tập luyện của mình.

Hạnh nhân, quả óc chó hay hồ trăn đều là những thực phẩm tăng cơ phù hợp với chế độ ăn chay. Mỗi phần (khoảng 28g) từng loại quả hạch chứa 160 calorie chất lượng cao vì chúng là một hỗn hợp cân bằng giữa protein, chất xơ và chất béo lành mạnh.

Các loại quả hạch không chỉ là món ăn tiện lợi, chúng còn giúp bạn cảm thấy no lâu và hỗ trợ giảm cân tốt hơn. Tuy hàm lượng chất béo cao hơn protein nhưng đó là những chất béo tốt có ích trong tập luyện và điều chỉnh cân nặng.

2. Đậu

Các loại đậu là nguồn protein thực vật cực kỳ tốt cho người tập gym ăn chay

Nghĩ đến protein, mọi người thường có xu hướng chỉ nghĩ đến thịt, trong khi nguồn protein thực vật như các loại đậu có hàm lượng protein đứng thứ hai chỉ sau thịt.

Tất cả các loại đậu (đậu đen, đậu trắng, đậu thận…) chứa trung bình khoảng 15g protein. Hơn thế nữa, đậu đặc biệt ít chất béo, lại có nhiều chất xơ và vô cùng phổ biến trên thị trường.

Các loại đậu tuy không chứa protein hoàn chỉnh, nhưng chúng có nhiều axit amin thiết yếu để xây dựng và duy trì cơ bắp. Tuy nhiên, mặc dù đúng là đậu không phải là protein hoàn chỉnh, nhưng chúng có nhiều axit amin thiết yếu cần thiết cho việc xây dựng cơ bắp.

Thêm 120 – 250g đậu mỗi ngày sẽ đảm bảo lượng protein cần thiết cùng chất xơ để người ăn chay tập gym tăng cơ hiệu quả.

3. Các loại quả đậu

Tương tự như hạt đậu, quả đậu là các loại đậu phát triển trong vỏ, như đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu que, đậu nành…

Những quả đậu này là thực phẩm tăng cơ cực kỳ tốt cho người ăn chay vì chúng cung cấp lượng lớn protein và chứa rất ít chất béo, đồng thời không có cholesterol.

Bạn có thể thêm quả đậu vào súp, cháo hay các món luộc, xào để tăng thêm dưỡng chất và hương vị cho thực đơn tập luyện.

4. Rau lá xanh

Rau lá xanh là một trong những loại thực phẩm tốt nhất đối với người tập luyện

Các loại rau lá xanh như bông cải xanh, cải xoăn, cải bó xôi là những thực phẩm tăng cơ vô cùng tốt, có thể giúp những người ăn chay tăng lượng protein cho cơ bắp một cách hiệu quả.

Mỗi chén bông cải xanh cung cấp khoảng 3,8g protein, lượng cải xoăn tương tự cung cấp 2,5g protein và cải bó xôi bổ sung đến 5,3g protein.

Rau lá xanh không chỉ cung cấp protein, mà chúng còn bổ sung vitamin, khoáng chất cùng chất xơ cần thiết cho người tập luyện mà không làm tăng lượng calorie đáng kể trong thực đơn.

Hãy thêm rau xanh vào các món ăn, sinh tố, salad cho các bữa ăn trong ngày để đảm bảo dưỡng chất đầy đủ cho cơ bắp.

5. Sữa thực vật

Sữa đậu nành, sữa đậu phộng, sữa hạnh nhân… không chỉ thơm ngon mà còn cực kỳ thích hợp với người tập gym ăn chay.

Những loại sữa gốc thực vật này có thể thay thế các loại sữa và sản phẩm từ sữa động vật khác. Chúng bổ sung chất béo, canxi, protein cùng nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu khác cho việc tập luyện tăng cơ bắp.

Một ly sữa đậu này (khoảng 240ml) có thể cung cấp đến 8g protein cho cơ bắp. Bạn có thể dùng các loại sữa gốc thực vật để chế biến món ăn, dùng trực tiếp hay xay sinh tố thay cho các loại sữa tươi thông thường.

6. Các loại hạt

Người tập gym ăn chay có thể sử dụng các loại hạt để bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết

Các loại hạt như hạt bí, hạt hướng dương, hạt chia… đều cung cấp protein, chất béo lành mạnh và axit béo omega-3, giúp người tập gym ăn chay dễ dàng bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho tập luyện.

Không chỉ tiện lợi khi ăn trực tiếp, bạn còn có thể thêm các loại hạt vào bánh, sữa, ngũ cốc, hay sử dụng dầu từ những loại hạt này để chế biến nhiều món chay khác cho thực đơn tập gym. Ngoài ra, nước hạt chia cũng được xem là một trong những nước uống tốt nhất trong quá trình tập luyện.

7. Bột đậu

Bột đậu là một trong những thực phẩm tăng cơ tốt nhất cho người ăn chay vì chúng cung cấp protein với các loại axit amin thiết yếu, gần như hoàn chỉnh và tương tự với protein gốc thực vật.

Do đó, sử dụng bột đậu thay thế bột protein trong sinh tố và nhiều món ăn khác sẽ giúp người ăn chay tập gym tăng cơ bắp dễ dàng hơn.

Với những loại thực phẩm tăng cơ tự nhiên kể trên, những người ăn chay có thể yên tâm chọn lựa và bổ sung dưỡng chất cần thiết để tập luyện hiệu quả và phát triển cơ bắp nhanh chóng.

Để duy trì sức khỏe và hình thể khỏe mạnh, ngoài việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể bạn nên xây dựng chế độ luyện tập thể dục thể thao khoa học. Hãy tải ứng dụng chúng mình để đặt lịch tập với những huấn luyện viên chuyên nghiệp, check in tại hơn 100 câu lạc bộ/phòng gym hoặc tham gia hàng nghìn lớp học chỉ với 1 chạm. Hãy thử và trải nghiệm điều tuyệt vời mà chúng mình mang đến cho bạn.

Đăng bởi: Tấn Phát

Từ khoá: 8 loại thực phẩm tăng cơ cho người ăn chay

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Loại Thực Phẩm Quen Thuộc Giúp Phòng Chữa Đau Khớp trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!