Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Khám, Chữa Bệnh Tại Bệnh Viện Tâm Thần Đà Nẵng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bệnh viện Tâm Thần Đà Nẵng là một trong những bệnh viện hạng II chuyên khoa Tâm thần trực thuộc Bộ Y tế của TP. Đà Nẵng. Đây là một trong những địa chỉ khám, chữa bệnh Tâm thần có uy tín của khu vực miền Trung nói chung và của TP. Đà Nẵng nói riêng. Để giúp bạn có thể có được những trải nghiệm tốt hơn khi đi khám, chữa bệnh tại Bệnh Viện Tâm thần Đà Nẵng, YouMed xin gửi đến bạn một số thông tin cần lưu ý sau.
Bệnh Viện Tâm Thần Đà Nẵng được xây dựng năm 1966 bởi người Mỹ với xuất thân là Bệnh viện Nhi đồng Hòa Khánh. Đến nay, Bệnh viện đang tổ chức theo mô hình bệnh viện hạng II ngành Tâm thần của Bộ Y tế. Bệnh viện là một trong ba cơ sở bắt buộc chữa bệnh của toàn quốc.
Bằng khen thưởng của Thủ tướng Chính phủ;
Huân chương Lao động hạnh Nhất, Nhì, Ba;
Huân chương Độc lập hạng Ba,…
Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng luôn quan tâm nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất của bệnh viện. Tuy hiện tại bệnh viện vẫn còn nhiều hạn chế về mặt trang thiết bị y tế nhưng đã đang từng bước cải thiện với sự thay mới nhiều thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị.
Máy siêu âm điều trị Sonostat 135;
Hệ thống máy siêu âm 3, 4 chiều;
Máy chụp CT Scanner;
Máy điều trị tần số cao Hitop – 2 touch;
Giường bệnh được trang bị đầy đủ các thiết bị;
Máy sóng ngắn Ultratherm 1008 Đức;
Máy điện xung Stereodynator,…
Các chuyên khoa:
Khoa Nam; Nữ;
Phục hồi chức năng tâm thần;
Dinh dưỡng; Dược;
Chống nhiễm khuẩn;
Khoa Khám bệnh;
Tâm thần trẻ em;
Xét nghiệm – Chẩn đoán hình ảnh.
Địa chỉ: 193 Nguyễn Lương Bằng, Phường Hòa Khánh Bắc, Quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng, Việt Nam.
SĐT liên hệ: 0236 3842 326.
Thời gian làm việc:
Khám bệnh: thứ 2 – thứ 6.
Sáng: 7h30 – 11h.
Chiều: 13h30 – 16h30.
Đối với cấp cứu bệnh nhân tâm thần (tất cả các ngày trong tuần).
Nhằm giúp cho bạn không bị bỡ ngỡ, YouMed xin gửi đến bạn quy trình khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng.
Di chuyển đến quầy tiếp đón để làm các thủ tục đăng kí khám cần thiết và lấy số thứ tự khám.
Tiếp theo, di chuyển đến phòng khám chuyên khoa tương ứng và đợi đến số thứ tự khám.
Khi đến lượt khám, vào phòng khám để được các bác sĩ tư vấn, đưa ra kết luận ban đầu và chỉ định cận lâm sàng (nếu cần thiết).
Nếu được chỉ định cận lâm sàng, di chuyển đến khu vực làm cận lâm sàng, làm các thủ tục cần thiết. Sau đó, thực hiện các chỉ định tương ứng.
Đợi lấy kết quả và mang về phòng khám ban đầu để được bác sĩ kết luận, đưa ra phác đồ điều trị và kê đơn thuốc.
Cuối cùng, đi đến quầy thuốc để mua thuốc và ra về.
STT DỊCH VỤ CHI PHÍ
1. Điều trị bằng sóng ngắn 50.000đ/20 phút
2. Điều trị bằng sóng xung kích 50.000đ/20 phút
3. Điều trị bằng nhiệt nóng (chườm nóng) 15.000đ/20 phút
4. Lượng giá chức năng tri giác và nhận thức 30.000đ/20 phút
5. Lượng giá phát triển của trẻ bằng Test Denver 50.000đ/20 phút
6. Xoa bóp, phòng chống loét trong các bệnh thần kinh (1 ngày) 30.000đ/20 phút
7. Lượng giá lao động hướng nghiệp 30.000đ/20 phút
8. Vận động trị liệu cho người bệnh bất động tại giường ≤ 8 giờ 30.000đ/20 phút
*Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm chi tiết, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với bệnh viện.
Tác Dụng Chữa Bệnh Thần Kỳ Của Lá Lốt
Lá lốt có vị nồng, hơi cay và tính ấm vì thế giúp chữa được nhiều bệnh như giảm đau, tay chân lạnh, đầy hơi, khó tiêu,…
Là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon như các món canh, nướng, xào.
Với người hay đổ mồ hôi tay, chân dùng lá lốt nấu nước ngâm rất tốt.
Ngoài lá thì cành và cây lá lốt cũng có tác dụng chữa đau răng, say nắng, giải độc.
Chữa đau nhức cơ thểTheo đông y lá lốt có mùi thơm, vị cay nhẹ có công dụng bổ máu và trị chứng đau nhức xương khớp rất hiệu quả, có thể dùng chế biến món ăn hoặc sắc nước uống.
Dùng 600g lá lốt với 100g thịt cắt miếng nhỏ và ướp gia vị vừa ăn rồi xào, ăn tuần 3 lần.
Hoặc dùng 300g lá lốp với 2 chén nước cho vào ấm sắc cạn còn khoảng nửa chén nước rồi uống sau bữa ăn tối.
Đây là 2 cách giúp chữa bệnh đau nhức được nhiều người áp dụng và có hiệu quả cao.
Trị mụn nhọtVới những chiếc mụn, nhọt có mũ và sưng to hãy thực hiện cách sau đây trong 3 ngày thì mụn sẽ biến mất.
Lá lốt kết hợp với lá chanh, lá ráy và lá tía tô mỗi loại lá 15g phơi khô rồi giã nhuyễnđắp vào chỗ có mụn, nhọt rồi băng lại, mỗi ngày đắp 1 lần.
Trị ra mồ hôi tay và chânDùng 30g lá lốt rửa sạch cho vào nồi cùng với 1 muỗng cà phê muối và 1 chén nước đun sôi. Đợi nước còn ấm ấm thì ngâm tay và chân khoảng 20 phút. Thực hiện liên tục trong 1 tuần sẽ giảm hẳn tình trạng ra mồ hôi tay, chân.
Chữa đau bụng do nhiễm lạnhSử dụng 20g lá lốt tươi rửa sạch, cho 3 chén nước và đun cho sắc xuống còn khoảng 1 chén uống trước bữa ăn tối khi nước còn ấm ấm.
Chữa đau, sưng đầu gốiCho lá lốt, ngải cứu mỗi loại khoảng 20ggiã nát rồi cho thêm ít giấm chưng nóng lên, sau đó đắp vào chỗ đầu gối đau sưng sẽ giúp giảm bớt đau và sưng. Đặc biệt lá lốt dùng nấu canh với thịt và cá rất tốt cho xương, khớp người già.
Chữa bệnh tổ đĩaĐối với những người bệnh tổ đĩa thì dùng 30g lá lốt tươi giã nát rồi cho vào khoảng 100 đến 200ml nước, vắt lấy nước cốt uống. Phần bã còn lại đem nấu với 3 chén nước đun sôi trong 5 phút, phần nước thì dùng để rửa chỗ có tổ đĩa, phần bã thì dùng để đắp và băng lại. Mỗi ngày thực hiện 1 đến 2 lần tình trạng bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.
Giải độc khi bị rắn cắn, say nấmLá lốt có thể giúp giải độc tạm thời khi bị rắn cắn hoặc khi bạn bị say nấm. Để thực hiện, bạn giã nát 50g lá lốt, 10g lá đậu ván trắng và 50g lá khế và gạn lấy phần nước để uống.
Lưu ý là cách này chỉ làm chậm ảnh hưởng của độc rắn và độc nấm tới các cơ quan trong cơ thể, bạn vẫn phải liên hệ ngay cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.
Chữa bệnh phù thũngPhù thũng là bệnh thường lặp đi lặp lại và gây khó chịu, bất tiện cho người mắc phải. Để chữa dứt điểm bệnh phù thũng, bạn thực hiện theo cách sau:
Sắc nước uống gồm: 12g lá lốt, 12g rễ cà gai leo, 12g rễ mỏ quạ, 12g rễ gai tầm xoọng, 12g lá đa lông, 12g mã đề. Để trong bình và uống dần trong ngày đến khi bệnh thuyên giảm.
Lá lốt có tên khoa học là Piper sarmentosum, là một loại cây thân thảo thuộc họ Hồ Tiêu (gồm có trầu không, hồ tiêu). Tên gọi của lá lốt có thể thay đổi tùy theo từng địa phương, có nơi gọi là ‘nốt’, có nơi gọi là ‘lá lốp’
Advertisement
Lá lốt có chiều cao khoảng 30 – 40cm. Khi còn nhỏ, cây sẽ mọc thẳng, tới chiều cao nhất định, cây sẽ bò trườn dài trên mặt đất. Lá lốt là lá đơn, lá hình tim, mọc so le và mặt lá láng bóng.
Lá lốt rất dễ sinh trưởng, bạn có thể trồng bằng cách giâm cành ở những nơi ẩm ướt, dọc bờ nước là cây đã có thể phát triển mạnh mẽ rồi.
Hợp Đồng Khám Bệnh, Chữa Bệnh Bảo Hiểm Y Tế Ban Hành Theo Nghị Định 146/2023/Nđ
HỢP ĐỒNG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ
(Số: …../HĐKCB-bảo hiểm y tế)
Căn cứ Bộ luật dân sự ngày …. tháng …. năm ….;
Căn cứ Luật bảo hiểm y tế ngày …. tháng …. năm ….;
Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày …. tháng …. năm …..;
Căn cứ Nghị định số …../2023/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế;
Căn cứ Quyết định số … ngày …. tháng …. năm ….. của …….. về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh…
Căn cứ Quyết định số… ngày ….tháng….năm …. của ……. về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh/ huyện ………
Hôm nay, ngày … tháng … năm 20…. tại …………………..
Bên A Bảo hiểm xã hội (tỉnh/huyện) ………………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………..
Địa chỉ thư điện tử: ………………………………………………
Điện thoại: ………….Fax: ……………………………………….
Tài khoản số: ………….. Tại ngân hàng …………………
Đại diện là ông (bà): …………………………………………
Chức vụ: Giám đốc hoặc Phó Giám đốc (Giấy ủy quyền số: …… ngày ….. tháng …… năm ……..) (4)
Bên B: (Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh/cơ quan ký hợp đồng khám chữa bệnh): …..
Địa chỉ: ………………………………………………………..
Địa chỉ thư điện tử: ………………………………………
Điện thoại: …………………. Fax: …………………….
Tài khoản số: …………………………. Tại Kho bạc nhà nước …./Ngân hàng ………
Đại diện là ông (bà): …………………………………..
Chức vụ: Giám đốc hoặc Phó Giám đốc (Giấy ủy quyền số: ………………. ngày ….. tháng ….. năm …..)(5)
Sau khi thỏa thuận, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm … theo các điều khoản như sau:
Điều 1. Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh
1. Đối tượng phục vụ: Người có thẻ bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phạm vi cung ứng dịch vụ
Bên B bảo đảm khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, cung cấp đầy đủ thuốc hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.
Điều 2. Phương thức thanh toán
Hai bên thống nhất các phương thức thanh toán và thể hiện cụ thể về đối tượng, phạm vi (ghi rõ phương thức thanh toán).
Điều 3. Tạm ứng, thanh toán, quyết toán
Điều 4. Quyền và trách nhiệm của bên A
1. Quyền của bên A
a) Thực hiện đúng theo Điều 40 của Luật bảo hiểm y tế.
b) Yêu cầu bên B bảo đảm thực hiện nội dung quy định tại khoản 2 Điều 1 Hợp đồng này.
d) Từ chối thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế không đúng quy định hoặc không đúng với nội dung hợp đồng này.
2. Trách nhiệm của bên A:
a) Thực hiện đúng theo quy định tại khoản 5 Điều 41 của Luật bảo hiểm y tế và các Điều 19, 20, và 21 Nghị định số …/2023/NĐ-CP;
b) Thực hiện tạm ứng cho bên B theo quy định; trường hợp hai bên chưa thống nhất về kết quả giám định, bên A vẫn thực hiện tạm ứng cho bên B theo quy định và thực hiện các quy định tại Điều 32 của Luật bảo hiểm y tế;
c) Không yêu cầu bên B kiểm tra lại thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế đối với những người bệnh bảo hiểm y tế đã được quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh qua năm tài chính;
d) Không xuất toán hoặc thu hồi chi phí bên B đã sử dụng cho người bệnh và đã được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoàn thiện thủ tục thanh toán đối với trường hợp thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế sai do lỗi của cơ quan bảo hiểm xã hội;
đ) Tuân thủ các quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh trong thực hiện công tác giám định;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi vi phạm của bên A trong thực hiện bảo hiểm y tế;
g) Cung cấp cho bên B danh sách người đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu bằng bản giấy hoặc bản điện tử theo Mẫu số 8 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số …../2023/NĐ-CP.
Điều 5. Quyền và Trách nhiệm của bên B
1. Quyền của bên B:
a) Thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Luật bảo hiểm y tế;
b) Yêu cầu bên A cung cấp danh sách người đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu bằng bản giấy hoặc bản điện tử theo Mẫu số 8 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số …./2023/NĐ-CP.
2. Trách nhiệm của bên B:
a) Thực hiện theo quy định tại Điều 43 của Luật bảo hiểm y tế.
b) Chỉ định sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ y tế phải đảm bảo hợp lý, an toàn, hiệu quả; tránh lãng phí, không lạm dụng;
d) Trường hợp có thay đổi nhân sự trong thực hiện công việc thuộc hợp đồng phải thông báo cho bên A biết để bổ sung phụ lục hợp đồng;
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi vi phạm của bên B trong thực hiện bảo hiểm y tế.
Điều 6. Thời hạn thực hiện hợp đồng
Từ ngày … tháng … năm … đến hết ngày 31 tháng 12 năm …
(Hai bên ký Hợp đồng một năm hoặc dài hạn và gia hạn tự động hoặc bổ sung trong Phụ lục Hợp đồng.)
Điều 7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Tranh chấp về bảo hiểm y tế được thực hiện theo Điều 48 của Luật bảo hiểm y tế.
2. Trường hợp không thống nhất được thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định số …../2023/NĐ-CP.
Advertisement
3. Nếu tranh chấp không thể giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định tại Điều 48 của Luật bảo hiểm y tế. Quyết định của Tòa án là quyết định cuối cùng để hai bên thực hiện.
4. Trong thời gian tranh chấp, hai bên vẫn phải bảo đảm không làm gián đoạn việc khám bệnh, chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế.
5. Trường hợp có thay đổi hoặc chấm dứt hợp đồng thực hiện theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 25 của Luật bảo hiểm y tế, Điều 22 và 23 Nghị định số …./2023/NĐ-CP.
Điều 8. Cam kết chung
1. Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng và các quy định của pháp luật.
2. Các thông báo và thỏa thuận được thực hiện bằng văn bản gửi qua bưu điện hoặc thư điện tử theo địa chỉ nêu trong Hợp đồng này.
3. Hai bên thống nhất phối hợp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để tạo thuận lợi trong giám định và thanh quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
4. Các bên không được cung cấp hoặc đưa thông tin làm ảnh hưởng đến uy tín và quyền lợi của các bên, ảnh hưởng đến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế.
5. Khi thực hiện công tác kiểm tra, bên A phải thông báo cho bên B trước về thời gian, nội dung kiểm tra.
6. Các thỏa thuận khác (nếu có) phải được hai bên ghi nhận thành các Phụ lục của Hợp đồng này nhưng không trái quy định của pháp luật.
Hợp đồng này được lập thành 04 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 02 bản. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày hai bên ký kết và kết thúc khi hai bên đã thực hiện xong nghĩa vụ và thanh toán cho bên B.
Hướng Dẫn Điều Trị Covid Tại Nhà Đúng Cách Cho Bệnh Nhân F0
Đối tượng nào được điều trị covid tại nhà?
Theo hướng dẫn từ Bộ Y Tế, người bệnh mắc COVID-19 được quản lý, điều trị tại nhà nếu đáp ứng điều kiện sau đây: [1]
Người mắc COVID-19 không có triệu chứng lâm sàng; hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ: như sốt, ho khan, nghẹt mũi, đau mỏi cơ, đau họng, mệt mỏi, đau đầu, tê lưỡi; chảy mũi, tiêu chảy, mất vị giác và khứu giác.
Người mắc COVID-19 không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu oxy; nhịp thở dưới 20 lần/phút; SpO2 trên 96% khi thở khí trời, không có thở bất thường như thở rên, phập phồng cánh mũi, rút lõm lồng ngực, thở khò khè, thở rít.
Người mắc COVID-19 không có tiền sử mắc bệnh nền, hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị và tình trạng sức khỏe ổn định.
Theo dõi các chỉ số sinh tồnTheo hướng dẫn của Bộ Y tế, người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà thực hiện tự theo dõi sức khỏe 2 lần/ngày vào buổi sáng, chiều cần lưu ý các chỉ số sau:
Nhịp thở: Đối với người lớn: nhịp thở từ 20 lần/phút trở lên. Đối với trẻ em từ 1 đến dưới 5 tuổi: Nhịp thở từ 40 lần/phút trở lên; Trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi: nhịp thở từ 30 lần/phút trở lên. (Lưu ý ở trẻ em: đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc).
SpO2 ≤ 96% (trường hợp phát hiện chỉ số SpO2 bất thường cần đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).
Mạch nhanh trên 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 nhịp/phút.
Huyết áp: huyết áp tối đa dưới 90 mmHg, huyết áp tối thiểu dưới 60 mmHg.
F0 điều trị tại nhà cần theo dõi sức khỏe 2 lần/ngày
Cách xử lý khi bị sốt
Bạn không nên làm việc gắng sức mà cần dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi..
Bạn nên uống nhiều nước (nước lọc là tốt nhất) để tránh mất nước.
Bạn có thể sử dụng thuốc có thành phần paracetamol để hạ sốt, oresol để bù điện giải trong các trường hợp sau:
Đối với người lớn: Sốt cao trên 38,5 độ hoặc đau đầu, đau mỏi người nhiều: uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 500mg, có thể lặp lại mỗi 4 – 6 giờ nếu còn sốt, ngày không quá 2000mg viên, uống oresol nếu ăn kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.
Đối với trẻ em: Sốt cao trên 38,5 độ, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10 – 15 mg/kg cân nặng/lần, có thể lặp lại mỗi 4 – 6 giờ, ngày không quá 4 lần.
Sốt là một trong những triệu chứng thường gặp khi nhiễm COVID-19
Cách xử lý khi bị ho dai dẳngNếu gặp phải tình trạng ho ra đờm hoặc ho khan dai dẳng, tốt nhất bạn nên tránh nằm ngửa mà thay vào đó bạn hãy nằm nghiêng hoặc giữ tư thế ngồi thẳng lưng. Điều này giúp cải thiện khả năng hô hấp và hạn chế ho.
Ngoài ra, để giúp giảm ho, bạn hãy thử uống một muỗng cà phê mật ong. Nhưng hãy lưu ý rằng không dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Nếu vẫn chưa thể cải thiện tình trạng ho khan nhiều, bạn có thể liên hệ với dược sĩ hoặc bác sĩ để được tư vấn sử dụng các loại thuốc ho nếu cần thiết.
Bạn cần lưu ý không ra khỏi nhà trong thời gian điều trị tại nhà và không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ.
Ho khan, ho ra đờm là các triệu chứng bạn có thể gặp phải nếu nhiễm COVID
Cách xử lý khi bị khó thởNếu bạn cảm thấy khó thở, việc bạn cần làm đầu tiên là mở các cửa sổ hoặc cửa ra vào trong nhà. Điều này giúp không khí được lưu thông tốt hơn, giúp giảm khả năng tích tụ virus trong không gian phòng.
Không nên sử dụng quạt hay điều hòa vì chúng có thể là nguyên nhân làm lây lan virus nhanh chóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử áp dụng phương pháp sau để cải thiện tình trạng khó thở:
Hít vào từ từ bằng mũi và thở ra bằng miệng, trước khi thở ra hãy mím môi, động tác giống như bạn đang nhẹ nhàng thổi một ngọn nến.
Ngồi ở tư thế thẳng lưng.
Thư giãn vai, không gù vai.
Điều quan trọng là bạn hãy luôn giữ tinh thần lạc quan và thái độ tích cực, cố gắng đừng hoảng sợ nếu bạn cảm thấy khó thở.
Người nhiễm COVID-19 có thể gặp tình trạng khó thở, tuy nhiên hãy cố giữ bình tĩnh đừng hoảng sợ
Khi nào cần gặp bác sĩ? Các dấu hiệu cần gặp bác sĩHãy liên hệ với bác sĩ hoặc nhân viên y tế nếu bạn hoặc người bạn đang chăm sóc xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
Khó thở khi đứng yên hoặc hoạt động nhẹ như mặc quần áo hoặc ăn uống nhưng vẫn có thể nói đầy đủ các câu mà không bị.
Đi tiểu ít hoặc không đi tiểu.
Không thể ăn uống trong một thời gian dài (hơn 24 giờ
Advertisement
Các triệu chứng đang dần tiến triển nặng hơn.
Bạn không thể tự chăm sóc bản thân (ví dụ: tắm, mặc quần áo, đi vệ sinh hoặc làm thức ăn).
Khi có các dấu hiệu chuyển biến nặng cần nhanh chóng liên hệ các cơ quan y tế gần nhất để kịp thời điều trị
Các bệnh viện điều trị Covid 19 uy tín
Tại TP HCM: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Chợ Rẫy,…
Tại Hà Nội: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung Ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai,…
13 triệu chứng hậu COVID bạn cần lưu ý
Phân biệt triệu chứng Covid-19 và cảm cúm, cảm lạnh thông thường
Virus corona là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị
Nguồn: chúng tôi Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế
Nguồn tham khảo
Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà
Hội Chứng Turner – Bệnh Viện Từ Dũ
Người nữ bị HC Turner do mất hoàn toàn một NST X và bộ NST chỉ còn duy nhất một NST giới tính X là nguyên nhân thường gặp nhất chiếm khoảng 50%. Trường hợp này còn được gọi là monosomy X và ký hiệu là 45,X hoặc 45,X0.
Cũng có nhiều trường hợp nữ bị HC Turner có bộ NST thể khảm. Trong cơ thể của họ có 2 dòng tế bào tồn tại song song với nhau, một dòng tế bào bình thường 46,XX và một dòng tế bào bất thường 45,X. May mắn là những trường hợp khảm thường gây rối loạn nhẹ hơn HC Turner thật sự.
Đôi khi cũng có trường hợp HC Turner khảm với sự tồn tại của dòng tế bào chứa một phần NST Y quy định giới tính nam. Tuy nhiên, phần NST Y không nhiều nên không tạo ra kiểu hình giới tính nam cho bệnh nhân. Những phụ nữ trong trường hợp này có nguy cơ bị khối u buồng trứng tăng cao.
Các rối loạn ở người bị HC Turner
Người bị HC Turner thường có các đặc điểm như vóc dáng nhỏ, suy buồng trứng, nếp da dầy ở gáy, dị tật bẩm sinh tim, khiếm thính nhẹ và một số đặc điểm khác.
Nếu được điều trị hormone thay thế, nhiều trẻ gái sẽ đạt được chiều cao ở tuổi trưởng thành ở mức thấp của giới hạn bình thường.
Suy buồng trứng sớm: 90% người HC Turner bị suy buồng trứng sớm. Buồng trứng có chức năng sản xuất trứng và hormone sinh dục để phát triển các đặc điểm nữ của cơ thể như vú, vóc dáng nữ, hành kinh và hệ xương. Chỉ khoảng 1/3 các trường hợp có dấu hiệu phát triển vú, nhưng hầu hết đều không hoàn tất việc dậy thì. Rất hiếm, chưa đến 1% trường hợp có thể có thai tự nhiên.
– Tóc mọc thấp, lỗ tai đóng thấp, mắt sụp, cổ to bè và ngực rộng.- Hàm dưới ngắn. Vòm họng cong, cao và hẹp. – Bàn chân dẹt, móng tay và chân nhỏ hẹp.- Phù tay và chân, đặc biệt là khi mới sinh.- Chỉ số thông minh trung bình thấp hơn so với những người bình thường khác.
Tim: Có thể bị hẹp động mạch chủ, van động mạch chủ 2 lá (thay vì 3 lá như bình thường). Tăng huyết áp xảy ra ở 1/3 các trường hợp HC Turner.
Thận: 30% người HC Turner bị bất thường thận. Nhiều bất thường không gây ra bệnh cảnh lâm sàng nhưng lại có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu và tăng huyết áp.
Tai: Viêm tai giữa đặc biệt phổ biến ở trẻ bị HC Turner nhũ nhi và trẻ em. Phần lớn bệnh nhân HC Turner sẽ bị giảm thính giác sớm và cần phải được điều trị trợ thính.
Điều trị HC Turner
Điều trị bằng hóc môn tăng trưởng (hGH): là phương pháp nhằm cải thiện tỉ lệ tăng trưởng và chiều cao cơ thể. Điều trị này được áp dụng khi bệnh nhân HC Turner bị suy tăng trưởng hoặc mức độ tăng trưởng dưới bách phân vị thứ 5 của đường cong tăng trưởng bình thường của nữ giới.
Điều trị bằng estrogen: Do suy buồng trứng sớm, các bệnh nhân HC Turner cần được điều trị bằng estrogen. Điều trị có thể bắt đầu từ tuổi 12 – 14 nhưng phụ thuộc vào từng đối tượng cụ thể để đạt tăng trưởng và phát triển dậy thì tối ưu. Estrogen giúp cho trẻ dậy thì và phát triển tuyến vú và các chức năng sinh dục bình thường. Estrogen phối hợp với progesterone còn giúp cho bệnh nhân có kinh nguyệt mỗi tháng. Ngoài ra, estrogen còn có vai trò duy trì mật độ xương bình thường vì thế điều trị estrogen có thể được duy trì đến khi mãn kinh.
HC Turner được chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm NST đồ hay còn gọi là karyotype. Xét nghiệm này có thể thực hiện trước sinh trên tế bào dịch ối hoặc chẩn đoán sau sinh trên tế bào máu ngoại vi.
HC Turner có thể được phát hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời từ khi còn là thai trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành. Các dấu hiệu gợi ý cần phải xét nghiệm karyotype gồm:
Không Chờ Đợi Khi Đặt Khám Bằng Ứng Dụng Bệnh Viện Quận 4
Theo ghi nhận, đối tượng đi khám tại bệnh viện Quận 4 thường từ 40 tuổi trở lên, cô bác cũng thường xuyên tới bệnh viện để tái khám và nhận đợt thuốc mới cho bệnh điều trị lâu năm, mãn tính, vì vậy nếu có một giải pháp để xếp hẹn trước thì tiện lợi vô cùng!
Ứng dụng bệnh viện Quận 4 đáp ứng với tính năng rút ngắn các khâu đăng ký. Khi đặt lịch khám trước, mọi chi phí khám ban đầu và thời gian khám, tất cả đều được lưu trữ và hiển thị rõ ràng trên di động. Bạn chỉ cần đưa cha mẹ đến bệnh viện và trình diện số thứ tự tại quầy tiếp nhận bệnh nhân của nhân viên y tế phụ trách phòng khám đó.
Tại nhà, mỗi khi có thời gian rảnh, bạn còn có thể dễ dàng tiếp nhận thêm các thông tin bệnh và tin y tế cập nhật mới hằng ngày ngay trên 1 ứng dụng. Yên tâm về độ chính thống rằng: mọi bài viết đăng tải đều do bác sĩ, dược sĩ chuyên môn biên soạn.
Các bước cài đặt và đăng ký vô cùng đơn giản:
Để tải ứng dụng Bệnh viện Quận 4, lựa chọn 1 trong 2 cách sauCách 1: Tìm kiếm và tải ứng dụng thông qua từ khóa “BV Quận 4” trên hệ IOS (nếu sử dụng Iphone) hoặc trong ứng dụng google play ( nếu sử dụng thiết bị android)
Cách 2: Quét mã QR code trên các thiết kế truyền thông cho bệnh viện Quận 4 và tải xuống ứng dụng.
Để đăng ký khám bệnh trước tiên cần tạo hồ sơ bệnh nhânThực hiện 4 bước sau để tạo hồ sơ bệnh nhân:
Bước 1: Nhấn “Bệnh nhân”
Bước 2: Nhấn “Thêm hồ sơ”
Bước 3: Nhập thông tin cần thiết
Bước 4: Nhấn “Thêm hồ sơ”.
4 bước đặt khám qua ứng dụng
Trở về giao diện chính: Chọn Đặt lịch khám và thực hiện các bước sau để tiến hành đặt khám qua ứng dụng:
Bước 1: Chọn dịch vụ khám và chuyên khoa khám
Bước 2: Chọn ngày giờ khám
Bước 3: Chọn hồ sơ và xác nhận thông tin người bệnh (trong này gốm có: Chọn hồ sơ, Xác nhận thông tin người bệnh)
Bước 4: Tiến hành thanh toán, xác nhận đặt khám và hoàn thành quy trình (trong đó gồm có Chọn phương thức thanh toán ⇒ Xác nhận thanh toán ⇒ xác nhận đặt khám ⇒ Hoàn thành quy trình).
Thanh toán nhanh chóng và tiện lợi bằng nhiều phương thứcĐể thuận tiện trong việc thanh toán, ứng dụng cung cấp nhiều phương thức thanh toán, trong đó thanh toán qua cổng Payoo được nhiều lựa chọn vì nhanh, tiện lợi, an toàn.
Khi lựa chọn Payoo, bệnh nhân và người nhà có thể thanh toán bằng các hình thức sau:
Thẻ quốc tế (visa, JCB, Master), thẻ ngân hàng nội địa
Tại hệ thống các cửa hàng (cửa hàng tiện lợi, FPT Shop, Điện Máy Chợ Lớn, T – Mart, Pharmacity)
Ví điện tử (Payoo, ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab, ZaloPay, ViettelPay, VinID, True money, AirPay, SmartPay, Ví Việt)
Thanh toán qua QR Code trên 27 ứng dụng của 25 ngân hàng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Khám, Chữa Bệnh Tại Bệnh Viện Tâm Thần Đà Nẵng trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!