Xu Hướng 9/2023 # Hoa Bách Hợp: Vị Thuốc An Thần, Bổ Phổi Từ Một Loài Hoa Kiêu Sa # Top 14 Xem Nhiều | Bvta.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Hoa Bách Hợp: Vị Thuốc An Thần, Bổ Phổi Từ Một Loài Hoa Kiêu Sa # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hoa Bách Hợp: Vị Thuốc An Thần, Bổ Phổi Từ Một Loài Hoa Kiêu Sa được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hoa bách hợp thuộc chi Lilium, họ Hành tỏi (Liliaceae). Nó còn có những tên khác như: Huệ tây, Loa kèn, Lily, Tỏi rừng,… Cây hoa là dạng cây thân thảo thấp, chiều cao trung bình chỉ khoảng 60 – 90 cm. Trục thân do mầm dinh dưỡng co ngắn lại tạo thành. Cây sống lâu năm. Thân cây hoa bách hợp thường có màu trắng đục có khi phớt hồng và thường rất dễ gãy.

Lá bách hợp có chiều rộng từ 1,8 – 2,8 cm, chiều dài 9 – 12 cm. Lá mềm, bóng có màu xanh nhạt. Phiến lá thẳng, đầu lá hơi nhọn, không có cuống hoặc cuống ngắn. Số lượng lá khá nhiều, khoảng từ 50 – 150 lá.

Quả loa kèn thuộc loại quả nẻ, hình tròn dài. Chiều dài 8 – 10 cm, đường kính hạt 15 – 22 mm. Mỗi quả có 3 ngăn, hạt dẹt tròn xung quanh, có khoảng trên 600 hạt. Trong điều kiện khô lạnh, hạt có thể giữ được 3 năm.

Củ bách hợp ở gần thân rễ. Chu vi củ từ 3 – 6 cm, số lượng 1 – 3 củ trên 1 cây. Đây là phần để lấy ra vảy làm thành vị thuốc Bách hợp hay sử dụng.

Hoa Bách hợp thường mọc hơi nghiêng, tạo thành 3 góc so với mặt phẳng nằm ngang khoảng 45 – 60o. Hoa có hình như loa kèn. Cánh hoa có nhiều màu trắng, hồng, vàng, cam, hoặc loại có đốm tía mặt trong gọi là Tiger Lily.

Mỗi màu hoa như vậy lại mang một ý nghĩa riêng. Chiều rộng cánh hoa từ 5 –7 cm, dài từ 14 – 18 cm, đường kính hoa từ 10 – 12 cm, cánh hoa hơi cong. Bao hoa 6 mảnh dạng cánh có 6 nhị. Bao phấn vàng dài, bầu hoa hình trụ, đầu nhụy chia 3 thùy. Vòi hoa ngắn hơn trục. Trục hoa nhỏ đầu phình to có 3 khía tử phòng ở trên. Hoa có hương thơm đậm đà, hoa cắt có độ bền khoảng 6-10 ngày.

Hoa Bách hợp ưa nhiệt độ lạnh, khắc nghiệt, ít nắng. Ở điều kiện khí hậu này, cây phát triển cao lớn hơn.

Bách hợp có nguồn gốc từ Nhật Bản, châu Âu. Từ xưa biểu tượng Fleur-de-lis cách điệu từ bông hoa Bách hợp đã thể hiện cho sự xa hoa hào nhoáng của hoàng cung. Hiện nay hoa được phổ biến hầu hết trên thế giới và có giá trị thương mại cao. Cây phát triển tự nhiên tốt ở Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,… nói chung là các nước có mùa đông rất lạnh.

Tại Việt Nam, cây được trồng lần đầu tiên ở Đà Lạt vào năm 1945. Sau này cây cũng được trồng làm thuốc hoặc mọc hoang ở các vùng núi cao 1300 – 2000 m, lạnh nhiều như Sapa (Lào Cai), Mù Cang Chải (Yên Bái), Xìn Hồ, Phong Thổ (Lai Châu), Quản Bạ, Đồng Văn (Hà Giang), Đèo Gió (Cao Bằng).

Hiện nay, với công nghệ phát triển, hầu như cả năm lúc nào cũng có thể thấy được hoa Bách hợp. Nhưng nếu dùng để làm thuốc, vẫn là nên thu hái theo đúng mùa của nó. Mùa hoa Bách hợp tầm tháng 4 – 5, là tháng giao giữa mùa xuân và hạ. Và nếu có thể dùng những bông hoa Bách hợp dại sẽ tốt hơn hoa được trồng.

Hoa Bách hợp hái về có thể dùng tươi cắm vào bình, vì bản thân mùi hương của nó cũng đã có công dụng an thần, giúp thư thái tâm hồn rồi. Hoặc dùng hoa tươi làm nên những món ăn tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, còn có trà hoa Bách hợp, hay chiết xuất các loại tinh dầu, nước hoa cũng thật là những món có lợi cho chúng ta.

Trong Bách hợp chứa: 30% là tinh bột 4% protit, 0,1% chất béo và vitamin C còn lại là chất xơ.

Ngoài ra nó còn có các hoạt chất 1-0-feruloyl-3-0-p-coumaroyl-glycerol, Adenosin, Methyl-a-D manopyranosid, Regalosid A,D, Tenuifolfosid A,B,   Acid 2,3-dihydroxy-3-0-p-coumaryl-1-2  propanedicarboxylic, Lilinosid  A,B,  Regalosid D,E,F.

Hoa Bách hợp có vị ngọt hơi đắng, trung tính, hợp với kinh mạch tim, phổi. Nó giúp:

Bổ phổi, trị ho

Dưỡng tâm an thần

Đặc trị lao phổi

Chữa ho lâu ngày, ho ra đờm, máu

Chữa sốt

Trị yếu bóng vía, tâm trí hoảng loạn

Trị phù chân

6.1. Bài thuốc chữa mất ngủ

Bài 1: Lấy 3 bông hoa bách hợp sạch đun với 600 ml nước đến khi cạn còn 400 ml. Có thể cho thêm mật ong. Người già, phụ nữ, trẻ em bị tức ngực khó thở, hoa mày chóng mặt, mệt mỏi, bực bội, bất an, không ngon giấc đều có thể uống.

Bài 2: Lấy 20 gr hoa bách hợp và 500 ml rượu vàng sắc cách thủy, uống ấm 1 lần vào buổi tối. Bài này uống khi mất ngủ kèm cảm giác nóng bàn tay chân, ngực bụng bồn chồn rạo rực không yên, táo bón, đổ mồ hôi trộm,…

6.2. Món canh hoa bách hợp – cá diếc

25 g hoa bách hợp tươi, 2 con cá diếc khoảng 500 g, dầu thực vật, gừng tươi, rượu vàng, gia vị vừa đủ.

Cách làm: Hoa bách hợp tỉa lấy cánh rửa sạch. Cá diếc làm sạch, bỏ nội tạng. Cho dầu thực vật vào chảo đun nóng già, cho cá diếc vào chiên sơ qua. Sau đó chế nước vừa đủ, thêm hoa và gia vị vào. Đun nhỏ lửa đến khi chín, ăn nóng.

Cần lưu ý, với những vị thuốc từ Bách hợp, những người mới bị ho không được dùng ngay.

Người bị phong hàn, ho đờm, trúng gió cũng không được dùng.

Rất mong nhận được những phản hồi cũng như sự đồng hành của các bạn ở những bài viết kế tiếp.

Hoa Thiên Lý: Vị Thuốc Từ Loài Hoa Nồng Nàn Về Đêm

Với những người dân thôn dã, hoa thiên lý đã trở nên vô cùng quen thuộc. Loài hoa này đã đi vào văn, vào thơ, vào những bài hát dạt dào tình cảm.

“Ngát hương bông trắng miền quê ngoại

Thiên lý hoa thơm tỏa miệt mài”

Thiên lý có tên khoa học Telosma cordata (Burm. F) Merr, thuộc họ Thiên lý Asclepiadaceae. Cây thuộc loại dây leo, leo bằng dây không có tua hay còn gọi là rễ phụ. Thân mềm hóa gỗ, có thể dài từ 1 – 10m, màu lục ánh vàng. Thân non có lông tơ, có nhựa mủ trắng. Còn những đoạn thân của năm trước màu xám nhạt, không lông, thông thường có các mấu xốp nhỏ thưa thớt.

Lá hình tim, đầu nhọn, mép lá cong lên. Cuống lá dài 1,5–5 cm, có lông. Phiến lá hình trứng, dài 6 – 12cm, rộng 4 – 7cm. Trên lá có 3 gân chính, 6 cặp gân phụ, có lông trên gân lá.

Xim hoa kiểu tán (mọc thành chùm), chứa 15-30 hoa; cuống hoa dài 0,5-1,5 cm. Các lá đài hình mũi mác thuôn dài. Tràng hoa màu xanh lục ánh vàng, ống tràng dài 6-10mm và rộng 4-6mm. Các phần này đều có lông măng.

Các thùy của tràng hoa hơi dày, phần gốc hình trứng, nhọn đỉnh, thông thường có khía hay xẻ thùy sâu. Các khối phấn thuôn dài hay dạng thận. Núm nhụy hình đầu. Hoa thiên lý thơm mát, đặc biệt thơm ngát về đêm, nên còn có tên Dạ lan hương.

Quả thuộc loại quả đại, hình mũi mác. Dài 7 – 13cm, rộng 2 – 4cm, nhẵn nhụi, hơi tù 4 góc. Các hạt hình trứng rộng bản, kích thước khoảng 1 × 1 cm, phẳng, cụt đỉnh, mép có màng. Mào lông 3–4 cm.

Thiên lý ra hoa trong khoảng tháng 5 – 10, kết quả trong khoảng tháng 10 – 12.

Cây thiên lý được trồng ở các nước Đông Dương, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc. Ngoài ra ở châu Âu hay quần đảo Hawaii, người ta cũng trồng thiên lý để lấy hoa và làm cảnh.

Ở Việt Nam, cây thường được trồng nhiều trong sân vườn các gia đình ở đồng bằng. Người ta cho cây leo giàn để lấy bóng mát, làm cảnh, lấy hoa để ăn.

Bộ phận dùng làm thuốc của cây Thiên lý là hoa, lá và rễ. Trong đó phần nhiều sử dụng lá với hoa.

Hoa và lá có thể thu hái quanh năm. Nhưng tốt nhất lá nên lấy trong khoảng từ tháng 6 – 11, hoa khoảng tháng 8 – 9. Còn rễ lấy ở những cây đã trưởng thành.

Hoa và lá thiên lý thường dùng ở dạng tươi. Sau khi hái xuống nên sử dụng ngay, hoặc chỉ nên dùng sau đó 1 ngày. Cất giữ nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp.

4.1. Thành phần hóa học

Người ta phân tích thành phần trong cây thiên lý thì thấy có:

Chất xơ 3%

Chất đạm 2,8%

Chất bột đường

Các vitamin: C, B1, B2, PP, tiền vitamin A (caroten)

Các khoáng chất: Ca, P, Fe, Zn. Trong đó Zn chiếm hàm lượng khá cao.

Ngoài ra trong lá và thân có thành phần Alkaloid, trong hoa thì rất ít.

4.2. Tác dụng dược lý

Nhờ hàm lượng cao các khoáng chất, nên cả lá non, ngọn và hoa thiên lý đều có tác dụng bổ dưỡng giúp trẻ chóng lớn. Giúp người già giảm chứng phì đại tiền liệt tuyến và tăng sức đề kháng.

Do sự có mặt của kẽm nên có thể đẩy chì ra khỏi tinh dịch. Chữa chứng vô sinh ở nam giới do nhiễm chì bởi thường xuyên tiếp xúc với vật liệu chứa chì như ắc quy, mực in, xăng pha chì,….

Theo Đông y, hoa thiên lý có vị ngọt, tính bình, có công dụng:

Giúp giải nhiệt

Chống rôm sảy

An thần, giúp ngủ ngon

Giúp bớt đi tiểu đêm

Chữa đau mỏi lưng

Có tính chống viêm làm tan màng mộng

Trị các chứng viêm kết mạc cấp và mạn, viêm giác mạc, đục màng mắt

Thúc đẩy lên da non

Trị giun kim

Lá thường được dùng ngoài, giã đắp lên đinh nhọt và vết loét, trị lòi dom và sa dạ con

Rễ nạc của Thiên lý chữa tiểu buốt có máu hoặc có cặn trắng.

6.1. Phòng rôm sảy ngày hè

Nấu canh hoa thiên lý ăn hàng ngày. Với con nít, có thể nghiền hoa ra nấu lẫn với bột cho trẻ ăn dặm.

6.2. Trị giun kim

Lá thiên lý non nấu canh ăn trong 7 – 10 ngày.

6.3. Chữa lòi dom, sa dạ con

Lấy 1 nắm lá thiên lý rửa sạch, giã nát cho vào 5% muối ăn. Vắt lấy nước cốt tẩm vào bông rịt hậu môn hay âm hộ, ngày thay 1 – 2 lần. Sử dụng trong 5 – 7 ngày sẽ giúp co dần phần dom hay dạ con lòi ra.

6.4. Chữa đinh nhọt

Dùng 30 – 50gr lá thiên lý, giã nhỏ đắp vào chỗ mụn nhọt. Ngày thay 1 lần, dùng vài ba ngày sẽ khỏi.

6.5. Trị tiểu gắt, buốt, tiểu ra máu, cặn trắng

Rễ thiên lý 10 – 20g, sắc nước uống 2 – 3 lần trong ngày.

Thiên lý là loại cây quen thuộc vô cùng với mỗi chúng ta. Tuy nhiên lưu ý không nên ăn hoặc chế biến chung với các món ăn nhiều sắt như gan heo, tiết, rau muống,… vì sắt có thể đẩy kẽm ra khỏi cơ thể. Rất mong nhận được những phản hồi cũng như sự đồng hành của các bạn ở những bài viết kế tiếp. Youmed luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!

Điểm Danh Những Loài Hoa Phải Check

1. Hoa Lavender

Hoa Lavender hay còn một cái tên khá đẹp khác là hoa oải hương, loài hoa này không phải ở nơi nào cũng trồng được nên được rất nhiều du khách yêu thích loài hoa này tìm đến. Hoa oải hương còn được làm mùi hương cho các loại sữa tắm tinh dầu, đem lại tinh thần thoải mái và dễ dàng có được một giấc ngủ sâu.

Ở Đà Lạt hiện nay có một số nơi trông được loại hoa này, như vườn hoa Vạn Thành, F cánh đồng hoa, Cầu Đất Farm,…. đây cũng là thánh địa sống ảo của hàng ngàn du khách trẻ bởi màu tím biếc của vườn hoa đẹp lại sự khác lạ và đầy tính nghệ thuật.

2. Hoa ban trắng

Không chỉ ở Tây Bắc mới là xứ sở của loại hoa này, mà hiện nay tại Đà Lạt cũng đã có một con đường trồng hàng cây hoa ban trắng, khiến cho bạn khi có một nơi thưởng ngoạn khi đến Đà Lạt du lịch.

Hoa ban trắng sẽ nở nộ vào cuối tháng 12, khi những cơn rét lạnh ùa về Đà Lạt. Khi hoa ban trắng nở cũng sẽ là lúc hoa dã quỳ tàn. Luc này hoa ban trắng khoe mình trong những nhành cây trơ lá với không khí se lạnh của cao nguyên, trở thành nét độc đáo của những cung đường tại Đà Lạt.

3. Hoa cẩm tú cầu

Sẽ không quá xa lạ khi nhắc đến Du lịch Đà Lạt, chúng ta sẽ nghĩ ngày điểm đến vườn hoa Cẩm Tú Cầu.

Hiện nay vườn hoa Cẩm Tú Cầu luôn nằm trong từ khóa tìm kiếm của các du khách bởi vẻ đẹp thơ mộng do từng khóm hoa này mang lại.

Hơn nữa, loài hoa này được trồng trên những vấch đá, ngọn đồi, thích hợp cho những đôi tình nhân nắm tay dạo quanh những đoạn đường quanh co ẩn mình trong vườn hoa tươi tắn này.

Vườn hoa cẩm tú cầu hiện đang được trồng ở rất nhiều khu tham quan du lịch tại Đà Lạt như: Làng Đất Sét, Cầu Đất Farm, Trại Mát,….

4. Hoa dã quỳ

Dã quỳ như đúng thero tên gọi của nó. Đây là loại hoa mọc  hoang dã nhưng màu sắc cam đỏ của cánh hoa tạo nên một điểm nhấn  vô cùng rực rỡ khi nhiều bông hoa chụm lại trải dài trrn những con đường đất đỏ. Đây là loại hoa không chỉ mọc nhiều ở vùng Tây Nguyên, mà nó còn hiện diện ở một số tỉnh ở Tây Bắc.

Tuy nhiên để thể hiện hết được vẻ đẹp của loại hoa này chỉ có thể ngắm chung ở hai con đường đèo của Đà Lạt. Đó là đường đèo D’ran và đường cao tốc Liên Khương. Hay nếu tiện đường hơn, các bạn cũng thể đi đường Tà Nùng, đèo Phú Hiệp, đoạn suối Thông. Đây cũng là những tuyến đường đẹp nhất để chụp ảnh cùng nền hoa dã quỳ tại Đà Lạt.

5. Hoa hướng dương

Thông thường, ha hướng dương sẽ nở rộ vào cuối năm hoặc gần vào mùa hạ, nhưng cũng sẽ có những năm do thay đổi của thời tiết mà hướng dương lại nở rộ vào dịp tết, trở thành địa điểm cực hot cho các khách du lịch đến Đà Lạt tham quan vào dịp nghỉ lễ.

Thời gian để chụp ảnh với vườn hoa hướng dương được xem là đẹp nhất vào buổi sáng từ 8 giờ đến 10 giờ, vào buổi chiều từ 3 giờ đến 5 giờ.  Thời điểm nay nắng còn lên chưa cao hoặc đã lặn dần, khiến cho khung cảnh vẫn rực rỡ nhưng không quá chói chang, giúp bạn có được những bức ảnh tươi tắn và  rạng ngời hơn bao giờ hết.

Đăng bởi: Nguyễn Nữ Nhật Nam

Từ khoá: Điểm danh những loài hoa phải check-in khi đến Đà Lạt du lịch!

5 Loài Hoa Tuyệt Sắc Xứ Kim Chi

Mùa xuân ở Hàn Quốc không chỉ có hoa đào mà còn rực rỡ với muôn hoa đua nở và các lễ hội hoa sôi động diễn ra trên khắp cả nước.

Hoa mai trắng ở Gwangyang

Vào những ngày này, ngôi làng Maehwa xinh đẹp, hiền hòa nằm dưới chân núi Beakun nơi có dòng sông Seomjin êm đềm chảy qua thu hút rất đông người tới thưởng hoa, vãn cảnh. Tầng tầng lớp lớp hoa mai trắng hòa cùng những bông mai hồng đua nhau khoe sắc giữa không gian hữu tình nơi đây, họa thành một bức tranh thiên nhiên tuyệt vời. Hơn thế nữa, ngôi làng Maehwa còn được biết đến là quê hương của những trái mơ ngon lành, căng mọng, cùng những món ăn ngon được chế biến từ mơ.

Cứ mỗi độ cuối tháng 3 hằng năm, toàn bộ khu vực Gwangyang của tỉnh Jeollanam sẽ được bao phủ trong sắc màu tinh khôi mong manh của hoa mai trắng.

Ảnh: shutterstock

Hoa sơn thù du ở núi Jirisan

Hoa sơn thù du (sansuyu) là loại hoa dại, mọc nhiều trên núi Jirisan thuộc tỉnh Jeollanam của Hàn Quốc. Loài hoa này có màu vàng tươi cùng dáng vẻ thanh tao, kiêu ngạo. Mỗi độ hoa vàng nở rộ, cả đất trời dường như lộng lẫy hơn, đất ấm áp hơn nhiều.

Đến đây, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp lộng lẫy của hoa sơn thù du mà còn có dịp tham gia vào nhiều hoạt động mang đậm nét văn hóa và trải nghiệm ẩm thực tinh tế làm từ hoa của địa phương.

Ảnh: Internet

Hoa anh đào ở Jinhae, Hwagae tại Gyeongsangnam

Những ngày cuối xuân, Jinhae lại trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng, lôi kéo biết bao tâm hồn say mê đổ về để thưởng ngoạn thời khắc rực rỡ. Người Hàn tin rằng, nếu vào mùa xuân, những cặp đôi yêu nhau tay trong tay bước đi trên con đường rợp hoa đào nở rộ thì tình yêu có thể đơm trái ngọt và hạnh phúc bên nhau trọn đời. Vậy nên vào dịp này, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều cặp đôi rạng rỡ bước đi trên con đường hoa anh đào nở rộ. Khung cảnh đẹp và bình yên y như trong những thước phim điện ảnh.

Con đường ngập đầy hoa cùng những toa tàu lửa sơn màu đỏ nổi bật giữa sắc hồng khiến vùng núi Jinhae đã đẹp nay lại càng đẹp hơn.

Ngoài ra, khu chợ truyền thống Hwagae tại Gyeongsangnam cũng là địa điểm lý tưởng để ngắm hoa anh đào.

Ảnh: Internet

Hoa tulip ở Taean

Vào tháng 5, lễ hội hoa tulip ở Taean sẽ chào đón bạn với những thảm hoa vô cùng rực rỡ.

Những bông hoa tulip đủ sắc trắng, đỏ, tím vàng,… từ khắp thế giới tụ hội về đây trong lễ hội hoa Hàn Quốc với đủ tạo hình độc đáo mô phỏng tháp Eiffel, các bức họa nổi tiếng hay các địa danh phổ biến của nước Hàn. Lễ hội hoa tulip tổ chức tại Hàn Quốc với quy mô lớn nhất thế giới chắc chắn sẽ làm bạn thích thú và muốn ghi lại những bức hình xinh xắn để kỷ niệm cho chuyến đi tuyệt vời.

Ảnh: Internet

Hoa cải vàng ở Jeju

Đến hẹn lại lên, khi tiết trời bắt đầu trở nên ấm áp hơn thì cũng là lúc những cánh đồng hoa cải đua nhau nhuộm vàng khắp Jeju. Mùa hoa cải vàng trên hòn đảo này thường diễn ra từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm.

Vào thời điểm này, bạn chỉ cần tìm một vị trí trên sườn dốc hay lưng đồi là đã có thể nhìn thấy cả cánh đồng hoa cải bất tận đang hiện ra trước mắt. Những cánh đồng hoa cải rộng mênh mông được trồng thành từng luống, trổ ngồng thẳng vút vàng ươm.

Ảnh: Internet

Đăng bởi: Trâm Lê

Từ khoá: 5 loài hoa tuyệt sắc xứ kim chi

Loài Hoa Thông Dụng Và Những Công Dụng Của Nó

Cúc vạn thọ có tên khoa học Tagetes erecta L., thuộc họ Cúc (Asteraceae). Đây là cây thân thảo mọc đứng, cao 0,6-1m, phân nhánh thành bụi có cành nằm trải ra. Lá xẻ sâu hình lông chim, các thuỳ hẹp, dài, nhọn, khía răng cưa. Toàn thân có mùi hơi hắc.

Đầu hoa toả tròn, rộng 3-4cm hay hơn, mọc đơn độc hay tụ họp thành ngù. Lá bắc của bao chung hàn liền với nhau. Hoa màu vàng hay vàng cam, mào lông gồm 6-7 vẩy rời nhau hoặc hàn liền nhau. Hoa ở phía ngoài hình lưỡi nhỏ xoè ra, hoa ở phía trong hình ống và nhỏ. Quả bế có 1-2 vẩy ngắn.

Đây là loài cây của Mỹ châu nhiệt đới. Cúc vạn thọ là một cây thuốc nam thường được trồng làm cảnh. Người ta trồng bằng ngọn hay mầm nách; cũng có khi gieo hạt.

Có thể trồng nhiều đợt, trồng tháng 5 âm lịch thì tháng 7 có hoa. Cũng gặp các trạng thái hoang dại ở chân núi đá, ở trảng cỏ ven rừng, lên đến độ cao 1600m.

Cây mọc hoang dại ở các tỉnh như Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, … Cây còn sống ở các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, …

Hoa, lá và rễ. Thu hái hoa vào mùa xuân, hè, phơi khô ngoài nắng. Thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi.

Toàn cây chứa 0,01% tinh dầu (ở mẫu khô lên đến 0,06%) có mùi thơm. Tinh dầu này bao gồm d-limonen, ocimen, l-linalyl acetat, l-linalool, tagetone và nonanal. Hoa chứa chất màu là quercetagetin, từ các cánh hoa khô, người ta đã chiết được quercetagitrin và một glucosid của quercetagetin.

Ngày nay, cúc vạn thọ sử dụng để trích xuất lutein, một chất chống oxy hóa. Nó có công dụng cải thiện thị giác, chữa trị các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, bệnh sợ ánh sáng…

Cúc vạn thọ có vị đắng, mùi thơm, tính mát, hơi cay. Nó có tác dụng tiêu viêm, làm long đờm, trị ho. Có tác giả cho rằng thân cây có tác dụng thông khí, trị ho; lá làm mát phổi, gan, giải nhiệt. Còn hoa thanh tâm, giáng hỏa, tiêu đờm. Tức là làm phát phần ngực, tiêu đờm ứ.

Ở Vân Nam (Trung Quốc), toàn cây và hoa được cho là có tác dụng bình can, tiềm dương, thanh nhiệt giải độc, chỉ khái hóa đàm, khu trong trừ thấp, bổ huyết. Tức là giúp làm mát cơ thể, trị phần đàm ứ trệ bên trong và bổ phần huyết.

Thường dùng trị bệnh đường hô hấp, đau mắt (viêm kết mạc), ho gà, viêm phế quản. Nó còn giúp trị viêm miệng, viêm hầy, đau răng. Cây dùng ngoài chữa viêm tuyến mang tai, viêm tuyến vú, viêm mủ ngoài da.

Liều dùng 10-15g, dạng thuốc sắc. Khi dùng ngoài, nghiền hoa với ít giấm để đắp, nghiền rễ tươi và lá chữa viêm mủ da.

Ở Vân Nam (Trung Quốc), cây và hoa dùng trị ung nhọt ngoài da, ho gà, cảm lạnh, viêm khí quản, viêm tuyến nước bọt, tiêm vuyến sữa, đau răng, viêm khoang miệng, viêm kết mạc,…

Ở Campuchia, người ta dùng lá non làm rau ăn sống hay nấu canh. Còn ở Ấn Độ, hoa được dùng trị đau mắt, mụn nhọt độc. Dịch hoa tươi dùng trong bệnh trĩ, lá được dùng đắp mụn nhọt, đau tai.

6.1. Trị Ho gà

15 hoa, sắc nước, thêm đường cát để uống

6.2. Trị Đau răng, đau mắt

Dùng 15 hoa cúc vạn thọ sắc nước uống

6.3. Viêm tuyến mang tai, viêm tuyến vú:

Cúc vạn thọ, Thất diệp nhất chi khoa, Kim ngân hoa. Lượng các vị bằng nhau, nghiền ra và thêm giấm, đắp chỗ đau.

6.4. Chữa Kiết lỵ

Dùng 10-15g hoa cúc vạn thọ giã nát, trộn với ít đường, uống.

6.5. Chữa hen

Hoa Cúc vạn thọ, rau Cần trôi, Nhân trần, củ Tầm sét, Thài lài tía, rễ Bạch đồng nữ, Tinh tre mỡ. Mỗi vị 10g, thái nhỏ, phơi khô. Sắc uống trong ngày.

Một tác dụng nổi trội của Cúc vạn thọ là tác dụng chống oxy hóa. Các thành phần hóa học tạo nên tác dụng này là Axit gallic, gallicin, quercetagetin, 6-hydroxykaempferol- O -hexoside, patuletin- O-hexoside và quercetin. Trong đó quercetagetin được xác định là có khả năng chống oxy hóa mạnh nhất. Người ta cũng đã nghiên cứu nhiều phương pháp sấy khô để giữ được đặc tính này.

Cúc vạn thọ còn thể hiện tác dụng kháng khuẩn. Người ta thấy, flavonoid, patulitrin từ hoa có tác dụng ức chế nhiều vi khuẩn gây bệnh thường gặp như Escherchia coli, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa, … Tác dụng chống oxy hóa và kháng khuẩn này giúp giải thích kinh nghiệm sử dụng loại hoa này trong điều trị các bệnh viêm nhiễm.

Trên các mô hình thì nghiệm, người ta thấy ác thành phần từ Cúc vạn thọ còn thể hiện tác dụng bảo vệ thần kinh. Nó tác động làm chậm lão hóa và giảm độc tính của β-amyloid, đây là cơ chế trong các bệnh sa sút trí tuệ.

Bên cạnh công dụng trong trị bệnh, người ta còn thấy thành phần tinh dầu trong Cúc vạn thọ có thể chống lại cỏ dại, sâu bệnh. Điều này thể hiện tiềm năng sản xuất thuốc diệt cỏ, trừ sâu hại từ tự nhiên, giảm được sử thuốc hóa học trong nông nghiệp.

Tóm lại, Cúc Vạn thọ là một loại cây thông dụng, thường được trồng để trang trí. Người ta thường dùng nó để trị các bệnh viêm nhiễm như nhiễm trùng ngoài da, viêm vú, viêm tuyến mang tai, việm họng, ho … Các nghiên cứu hiện đại đã cho thấy hoa Cúc Vạn thọ có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và tác dụng bảo vệ thần kinh.

Bác sĩ Lê Ngọc Bảo

Ăn Gì Bổ Phổi? 10 Món Ăn Ngon Tốt Cho Phổi, Giúp Làm Sạch Phổi

Các loại rau họ cải

Các loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ trắng, cải xoăn, broccolis và cải bó xôi,… có chứa chất chống oxy hóa giúp cơ thể loại bỏ độc tố và các gốc tự do.

Thực phẩm chứa Axit Béo Omega-3

Axit béo Omega-3 tốt cho sức khỏe phổi của bạn,  giúp hạn chế tình trạng viêm phổi và giảm nguy cơ mắc bệnh phổi như hen suyễn và asthma. Thực phẩm giàu axit béo omega-3 bao gồm cá (cá hồi, cá thu, cá ngừ,…) và các loại hạt (quả óc chó, hạnh nhân,…)

Thực phẩm chứa carotene

Caroten là chất chống oxy hóa có nhiều trong trái cây và rau màu cam hoặc đỏ, giúp ngăn ngừa tác động gây ung thư phổi nhờ kích thích mạnh mẽ tế bào miễn dịch.

Trái cây

Dâu tây rất tốt cho phổi vì giàu chất chống oxy hóa, anthocyanin polyphenol, beta-carotene, lutein và zeaxanthin bảo vệ phổi khỏi bệnh tật, nhiễm trùng và giảm nguy cơ ung thư.

Táo là một trong những thực phẩm tốt cho phổi vì chứa nhiều vi chất và vitamin giúp duy trì chức năng hô hấp, ngăn ngừa các bệnh về phổi.

Bưởi: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các khoáng chất và vitamin có trong bưởi rất hữu ích trong việc chống lại các tế bào ung thư phổi, đồng thời hạn chế diễn tiến xấu của bệnh.

Lựu: Lựu chứa đầy chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe của bạn. Đặc biệt, các chất dinh dưỡng trong quả lựu đã được chứng minh là có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của các khối u phổi ở bệnh nhân.

Thực phẩm chứa magie

Magie là một loại khoáng chất được các bác sĩ khuyến cáo nên bổ sung cho người mắc bệnh phổi. Lý do là nó giúp tăng dung tích phổi và giúp quá trình hô hấp diễn ra hiệu quả hơn.

Khi nghe đến tên món ăn thì bạn cũng biết món này rất bổ dưỡng cho sức khỏe vì có rất nhiều loại rau được nấu chung trong 1 món ăn. Cải thảo mềm, ngọt cộng thêm một chút mộc nhĩ làm cho bạn ăn mãi mà không ngán.

Trong rau có rất nhiều chất xơ, mộc nhĩ đen có tác dụng tư âm, làm lá phổi của bạn hoạt động tốt hơn, ngoài ra thì còn có tác dụng dưỡng vị, giải độc,… Thật là một món ăn quá tuyệt vời đúng không nào.

Chè khoai môn nước cốt dừa

Chè là một món ăn tráng miệng và được rất nhiều người ưa thích, nhưng có nhiều người không biết được công dụng thần kì của nó khi nấu với khoai môn, khoai môn mềm dẻo kết hợp cùng nước cốt dừa sẽ tạo cho bạn vị béo nhưng không bị ngấy, rất dễ ăn. Sau đó được thêm vài viên chân trâu vào để hòa vị lại.

Khoai môn chứa hàm lượng protein thô dồi dào, giúp tiêu đờm, ấm phổi, làm sạch phổi, ngoài ra thì hàm lượng protein này còn giúp cho chúng ta tăng cường khả năng miễn dịch khỏi những loại bệnh và có thể ngăn bệnh ung thư phổi.

Chim cút tiềm đông trùng hạ thảo

Một món ăn nghe rất lạ đúng không nào, là sự kết hợp giữa chim cút và đông trùng hạ thảo. Khi ăn vào bạn sẽ cảm thấy vị ngon, ngọt của chim cút, mặc dù được tiềm chung với đông trùng hạ thảo nhưng vị của chim cút vẫn không bị mất chất dinh dưỡng, bên cạnh đó đông trùng hạ thảo ăn rất bùi và rất thơm.

Đông trùng hạ thảo có tác dụng tăng cường miễn dịch nên khi chế biến cùng chim cút sẽ tạo ra một loại chất dinh dưỡng làm cho phổi của bạn khỏe mạnh hơn và sạch hơn để tránh những nguy cơ bệnh về phổi, ngoài ra thì đông trùng hạ thảo còn trị các bệnh ho hen, liệt dương,… rất thích hợp để chế biến cùng với thực phẩm.

Cháo mạch môn đông bối mẫu

Cháo được nấu chung với nhiều loại thảo dược quý hiếm, khi ăn chắc chắn sẽ có vị lạ nhưng rất ngon. Những loại thảo mộc này khi nấu lên có mùi thơm nhẹ cùng với cháo được nêm nếm gia vị chắc chắn sẽ là một món ăn lạ và bổ dưỡng sức khỏe đây.

Bối mẫu và môn đông là những thảo dược rất tốt cho sức khỏe có tác dụng nhuận phổi, trị ho, ngoài ra có tác dụng trị bệnh lao phổi, lọc lá phổi bằng chất dinh dưỡng có trong nó, ngoài ra thì còn là một loại thảo dược giúp ngăn chặn tế bào ung thư và được nhiều người rất tinh dùng và được dùng khá nhiều trong chế biến món ăn

Cháo bách hợp, tang bạch bì

Cũng là cháo được nấu với các loại thảo mộc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe và cũng mang lại hương vị rất ngon. Cháo được nấu cùng sẽ mang lại mùi vị thơm từ các loại thảo mộc cùng với một loại ăn kèm như thịt, lòng sẽ giúp cho bạn ấm bụng đấy.

Món ăn này chứa tang bạch bì giúp mát phổi làm cho phổi không bị tổn thương quá nhiều khi hít phải những khí độc ngoài ra thì trị viêm phổi cho trẻ em bên cạnh đó thì mòn ăn này còn giúp chữa đau họng, mũi khô,…

Canh vịt

Một món canh vừa nghe tên thôi đã cảm thấy hấp dẫn rồi dúng không nào. Vịt dai, béo hòa quyện với một số thứ như là hạnh nhân, đào nhân, rau củ… sẽ tạo ra một món ăn không thể chối từ. Miếng vịt được nêm vừa ăn cùng với vị bùi bùi của những loại thảo mộc sẽ làm bạn nhớ mãi đến hương vị của món ăn này.

Món ăn có tác dụng trừ ho, thanh nhiệt và trị viêm phổi. Ngoài ra thì còn ngừa bệnh lao phổi đối với trẻ em.

Canh ếch

Món ăn được chế biến từ bí đỏ cùng với thịt ếch. Ăn một miếng thịt ếch cùng với một miếng bí đỏ ngon ngọt sẽ làm cho bạn đứng ngồi không yên, bên cạnh đó nước dùng ngọt từ bí và thịt ếch chỉ cần bạn húp một muỗng thôi chắc chắn bạn sẽ nấu hoài cho xem.

Bạn cũng biết bí đỏ có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, món này khi ăn bí đỏ trong canh tác dụng giải nhiệt, tiêu đờm, trị viêm phổi, phế ung, giản phế quản giúp cho bạn có được một lá phổi tốt sau khi ăn.

Vịt xào gừng

Gừng được xào với thịt vịt thì còn gì bằng đúng không nào, vị cay cay the the của gừng cùng với thịt vịt béo ngậy khi ăn cùng với cơm và một ít rau thì còn gì bằng đúng không nào.

Món này có tác dụng bổ phổi làm sạch lá phổi vì trong rừng và thịt vịt có chứa nhiều chất khi chế biến chung sẽ tạo nên một món ăn dinh dưỡng cao và hấp dẫn nữa.

Canh súp lơ nấu tôm

Súp lơ được chế biến thành nhiều món như xào, hấp… nhưng chỉ thật sự ngon khi nấu canh, nước canh ngọt từ súp lơ cùng với những món ăn kèm như thịt băm, tôm hay xương thì chắc chắn canh súp lơ sẽ là một thực đơn không thể thiếu trong bữa ăn nhà bạn.

Súp lơ có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư rất cao, bổ phổi, tránh viêm phổi và có tác dụng lọc phổi. Bên cạnh đó còn giúp bảo vệ mắt và giải độc cơ thể. Nhanh tay đi siêu thị mua súp lơ về nấu nào.

Gỏi táo

Gỏi táo khi nghe qua bạn cảm thấy rất lạ có phải không? Nhưng nó rất ngon và rất bổ dưỡng, vịt ngọt của táo giúp món gỏi trở nên đậm vị hơn, khi cắn 1 miếng táo mềm mại bạn sẽ như bị bùng nổ vì vị ngon tuyệt vời của nó. Khi trộn cùng các loại thịt và rau thì sẽ ngon hơn, sẽ tạo ra nhiều hương vị món ăn hơn.

Món ăn này sẽ giúp cho bạn lợi về phổi, chống ung thư và viêm phổi, bên cạnh đó thì những chất như vitamin A, D,… mang lại cho bạn khả năng miễn dịch chống lại các bệnh suy nhược thần kinh, thiếu máu lên não,…

Tổng hợp các món ăn ngon từ cải bó xôi

Cách đông lạnh nước dùng để nấu món ăn ngon ngọt từ xương

10 công thức làm món ăn ngon không thể chối từ từ thịt ngỗng

Cập nhật thông tin chi tiết về Hoa Bách Hợp: Vị Thuốc An Thần, Bổ Phổi Từ Một Loài Hoa Kiêu Sa trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!