Bạn đang xem bài viết Hoa Anh Đào Nhật Bản: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nguồn gốc, ý nghĩa hoa anh đào Nhật BảnHoa anh đào Nhật Bản là cây thuộc họ thân gỗ, loài hoa thuộc họ Mận, Mơ. Chúng có tên gọi khoa học là Prunnus cerasoides. Hiện nay vẫn còn đang rất nhiều tranh cãi về nguồn gốc của hoa anh đào, tuy nhiên trong tâm trí nhiều người thì khi nhắc đến hoa anh đào, thì ta thường nhớ ngay đến xứ sở mặt trời mọc – Nhật Bản.
Hoa anh đào là loài hoa đại diện cho Nhật Bản, tượng trưng cho tinh thần võ sĩ đạo của Samurai Nhật Bản, hoa anh đào nở từng chùm vô cùng rực rỡ giống như hình ảnh đoàn kết, kiên cường, bất khuất, hết mình vì tổ quốc của dân tộc. Không những vậy hoa anh đào còn đại diện cho sự thanh cao, khiêm nhường và nhẫn nhịn của con người.
Ngoài ra hoa anh đào còn là loài hoa tượng trưng cho thời thanh xuân của tuổi trẻ và sức sống mãnh liệt của con người. Màu hồng của hoa anh đào còn tượng trưng cho sự tươi sáng, tình yêu và sự lãng mạn. Màu hoa trắng tượng trưng cho sự tinh khiết trong tâm hồn con người. Còn màu tím là biểu tượng của sự quyền quý, cao sang.
Đặc điểm, phân loại hoa anh đào Nhật BảnCây hoa anh đào là cây thuộc thân gỗ, sống lâu năm có chiều cao từ 10m-15m. Thân cây có nhiều nhánh, nhiều cành, thân cây màu nâu, giòn và rất dễ gãy. Lá hoa anh đào có hình bầu dục, màu sẫm, có răng cưa quanh phiến lá.
Hoa anh đào nở theo chùm từ 3-5 bông, cánh hoa xếp chồng lên nhau từ trong ra ngoài, có nhiều màu như màu trắng, hồng, tím,...và thường nở rộ vào tháng mùa xuân và thời kỳ nở hoa rất ngắn từ 7-15 ngày.
Ngày nay hoa anh đào Nhật Bản có rất nhiều loại, thế những phổ biến nhất gồm có somei yoshino, yamazakura, Kawazu zaku ra, Somei Yoshino. Trong đó, Somei Yoshino.
Advertisement
Tác dụng làm đẹp
Từ thời xa xưa, hoa anh đào được giới quý tộc Nhật dùng như một vị dược liệu điều trị và dưỡng da. Ngày nay, các nhà nghiên cứu chỉ ra trong tinh chất chiết xuất từ hoa anh đào có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa, vitamin cao có công dụng cải thiện nám da, tàn nhang, dưỡng trắng, cấp ẩm và ngăn ngừa lão hoá.
Nguyên liệu làm món ăn, đồ uống.Hoa anh đào muối
Hoa anh đào muối là một trong những món nổi tiếng của Nhật Bản. Quá trình muối hoa được tiến hành với nhiều bước vô cùng công phu. Đầu tiên, các vị đầu bếp sẽ chọn những bông hoa đã nở 7 phần và còn nguyên cuống. Sau đó đem đi rửa sạch, để ráo nước, rắc một lượng muối vừa đủ và để qua đêm.
Trà hoa anh đào
Trà hoa anh đào được pha từ loại hoa anh đào muối, mang một mùi thơm và hương vị rất đặc trưng của hoa anh đào. Vị trà thơm ngát hương vị của hoa. Bên cạnh đó, người dân địa phương còn có một loại trà đặc biệt được pha cùng trà xanh, mang một vị mặn nhẹ rất riêng.
Rượu anh đào
Nhật Bản không chỉ nổi tiếng các loại rượu như rượu sake, rượu hoa anh đào cũng là một trong những nét riêng biệt của ẩm thực Nhật Bản. Đây là một thức uống không thể thiếu trong các lễ tế hoa anh đào, nó có vị thơm của hoa, vị cay của rượu tạo nên một hương vị rất riêng và độc đáo.
Cách trồng cây hoa anh đào tại nhàĐể trồng hoa anh đào thì ta có thể sử dụng rất nhiều cách. Thế nhưng đơn giản nhất là dùng phương pháp gieo hạt:
Trồng hoa anh đào bằng hạt đạt kết quả cao nhất thì trước tiên hãy xử lý bằng cách ngâm vào nước sạch 2 ngày sau đó đãi sạch rồi đem ủ trong cát khoảng gần 1 tháng hoặc hơn để hạt nứt vỏ.
Khi xử lý hạt thành công hãy mang hạt đi gieo cách nhau từ 3-4 cm, đặt hạt theo chiều dọc, phần nhọn quay lên trên, sau đó lắp thêm 1 lớp đất mỏng chừng 1-2 cm. Vì là cây ưa sáng nên hãy trồng những nơi có ánh sáng nhiều.
Cách chăm sóc hoa anh đào Nhật BảnĐể cho cây anh đào phát triển tốt thì bạn cần phải kiểm soát độ ẩm, đảm bảo độ ẩm vừa phải. Sau 1 tháng, cây đã bắt đầu ra rễ mới thì tiến hành bón thúc lần đầu bằng hỗn hợp phân NPK và urê, hòa tan tưới xung quanh gốc.
Sau đó cứ cách khoảng 30 ngày thì lại bón thúc 1 lần, bón tổng cộng 5 lần là đủ. Thường xuyên làm sạch cỏ và vun gốc cho cây hoa chống xói mòn.
Lưu ý khi chăm sóc cây hoa anh đào Nhật BảnKhi trồng và chăm sóc cây hoa anh đào thì nên trồng nơi cao ráo không úng ngập, thoát nước tốt. Khi cây bị ngập nước thì rất dễ bị chết. Vì vậy hãy chú ý giữ cho lớp đất khô ráo và tốt nhất là hãy trồng cây ở nơi thoáng nước.
Bên trên là những điều độc đáo từ hoa anh đào Nhật Bản, mong qua bài viết trên các bạn có thể biết thêm nhiều thông tin đặc sắc về hoa anh đào Nhật Bản cũng như ý nghĩa và cách trồng chúng tại nhà.
Hoa Chuông Tím: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
Nguồn gốc, ý nghĩa hoa chuông tím
Cây hoa chuông tím còn có tên gọi khác là cây hoa mao địa hoàng tên tiếng anh là Digitalis purpurea, cây hoa này có xuất xứ miền Tây Châu Âu.
Cây hoa chuông tím có màu sắc đẹp mắt, lung linh thường được trồng làm cảnh ở các nước phương Tây, tại các cửa ra vào, vườn hoa, ven lối đi…
Đặc điểm, phân loại hoa chuông tímĐặc điểm nổi bật của cây hoa chuông tím là cây mọc thành lùm, thân cây cao khoảng 50cm, tuy nhiên phần ngọn cây có thể dài gấp 3 lần so với thân và gốc cây, lá cây rộng giống hình lưỡi mác.
Hoa chuông tím thường nở vào đầu hoặc cuối tháng 10 kéo dài đến đầu tháng 1. Hoa nở giống hình chiếc chuông, màu tím nở thành chùm dần theo phía ngọn, hạt có màu trắng.
Theo một số nghiên cứu thì cây hoa chuông tím có chứa thành phần hóa học chủ yếu là cardiac glycosides, bao gồm: Digoxin, digitoxin lanatoside, ngoài ra còn có một số thành phần khác như flavonoids, anthraquinones, saponins.
Người khám phá ra công dụng của hoa chuông tím trong y học đó chính là William Withering (bác sĩ người Anh, thế kỷ 17), đặc biệt ông đã nghiên cứu ra loài cây này có chứa nhiều thành phần quan trọng hỗ trợ điều trị bệnh tim.
Chất cardiac glycosides trong cây hoa chuông tím có công dụng tốt đối với các bệnh về tim, đặc biệt khi bệnh tim tiến triển xấu, khả năng duy trì tuần hoàn giảm thì chất này sẽ giúp tim đập mạnh, chậm hơn và không cần nhiều oxy.
Ngoài ra cây còn có công dụng kích thích sản xuất nước tiểu, làm lợi tiểu, hỗ trợ điều trị bệnh đau đầu, chữa vết thương, vết bỏng, co thắt.
Tuy nhiên trong một số trường hợp dùng hoa chuông tím có thể gây tác dụng phụ đặc biệt là đối với phụ nữ có thai, cho con bú hoặc bạn đang dùng các loại thuốc khác thì cần phải hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng thuốc bào chế từ hoa chuông tím
Cách trồng hoa chuông tím tại nhàPhương pháp nhân giống hoa chuông tím chủ yếu là phương pháp gieo hạt.
Đất trồng: Bạn chọn đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, có thể dùng phân bón lót để trộn đều với đất, tưới thêm chút nước để tăng độ ẩm.
Hạt giống: Bạn lựa chọn những hạt giống chất lượng, hạt chắc thì tỷ lệ nảy mầm sẽ cao hơn.
Cách gieo hạt: Bạn tiến hành gieo hạt trực tiếp lên đất rồi phủ một lớp đất mỏng, tiến hành tưới nước theo cách phun sương, cần duy trì độ ẩm để hạt nhanh nảy mầm.
Thời điểm thích hợp để trồng cây hoa chuông tím là đầu tháng 4, muộn nhất là đầu tháng 5 hoặc tháng 6.
Cách chăm sóc hoa chuông tímTưới nước, ánh sáng: Cây phát triển tốt trong điều kiện thoáng mát, thường xuyên tưới nước vào sáng sớm, có thể tưới bằng hình thức phun sương, hoặc nhỏ giọt. Khi hoa đã nở chỉ tưới vào gốc cây không tưới vào hoa và lá.
Phân bón: Trường hợp cây dưới 1 tháng tuổi cần phun bổ sung các loại phân vi lượng, trường hợp cây trên 1 tháng tuổi thì bổ sung thêm các chất kích thích tăng trưởng còn khi cây đã nở hoa thì bổ sung thêm Multi – K và Nitrat canxi để hoa bền đẹp.
Tỉa cây và hoa: Khi cây có chiều cao 10 – 13cm thì tiến hành tỉa đi những cây nhỏ bằng cách dùng kéo cắt thân cây sát mặt đất để tránh làm long gốc cây bên cạnh, chỉ để lại cây khỏe mạnh, muốn hoa nở tập trung thì cần tỉa bỏ 2 nụ đầu tiên, tỉa bỏ những lá và hoa già héo, những bông hoa tàn cũng cần được loại bỏ.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc hoa chuông tím
Trồng hoa chuông tại nơi có nhiều ánh sáng Mặt Trời, đảm bảo không có gì đang che khuất hay có bóng râm xung quang nơi bạn trồng
Đảm bảo đất không bao giờ bị khô hoàn toàn, bạn có thể dùng ngón tay chạm lên bề mặt đất để kiểm tra.
Advertisement
Phủ một lớp hữu cơ xung quanh đất trồng hoa chuông tím để giữ cho nước ở lại không bị thẩm thấu mất và làm cỏ dại không mọc được ở xung quanh.
Cắt tỉa hoa héo, lá úa cho cây hoa chuông tím thường xuyên để giúp cây phát triển tốt
Loại bỏ ốc sên hoặc côn trùng có hại xuất hiện trong vườn bạn
Cây Hoa Mộc Miên: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
Mộc miên là loài hoa sở hữu vẻ đẹp rực rỡ và có nhiều ý nghĩa độc đáo. Mộc miên là loài hoa sở hữu vẻ đẹp rực rỡ và có nhiều ý nghĩa độc đáo. Tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa, phân loại cây hoa mộc miên. Tổng hợp 5 hình ảnh đẹp về cây hoa mộc miên.
Cây hoa mộc miên là cây gì? Nguồn gốc, ý nghĩa cây hoa mộc miênHoa mộc miên có tên khoa học là Bombax ceiba, còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như hoa gạo, mộc miên, hồng miên, hoa Pơ-lang (cách gọi của người Tây Nguyên),…
Loài hoa này có nguồn gốc từ Ấn Độ, tuy nhiên hiện nay đã xuất hiện phổ biến tại nhiều quốc gia như Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan,…. Tại Việt Nam, hoa mộc miên là loài hoa nổi tiếng và quen thuộc với người dân vùng Tây Bắc.
Sự tích về hoa mộc miên
Ngày xưa, tại một thôn bản nọ, có một đôi nam nữ yêu nhau tha thiết, họ quyết định sẽ kết hôn cùng nhau. Thế nhưng, vào ngày cưới của họ, trời bỗng đổ mưa rất to. Mưa tạo thành lũ lớn, cuốn đi toàn bộ nhà cửa, tài sản và lễ vật mà chàng mang tới cho nàng. Vì quá tức giận, chàng trai nhờ người dân trong thôn trồng cho mình cây nêu nối lên tận trời, để chàng có thể lên gặp Ngọc Hoàng hỏi chuyện. Trước khi đi, chàng trai đã buộc vào cổ tay cô gái một dây vải màu đỏ, có tua năm cánh ở mỗi đầu, như một lời hẹn ước thủy chung.
Khi gặp Ngọc Hoàng, chàng trai hỏi: “Trần gian mưa nắng thất thường, cuộc sống con người lầm than, mong Ngọc Hoàng suy xét”.
Ngọc Hoàng đáp rằng: “Thần Sấm cai quản chuyện nắng mưa, nhưng giờ hay bị xao nhãng”.
Thần Sấm được triệu đến, đáp lại rằng: “Bẩm Ngọc Hoàng, thần làm việc nhiều quá không xuể, mong người giữ chàng trai này ở lại giúp thần tạo mưa”.
Ngọc Hoàng đồng ý lời đề nghị của Thần Sấm, đồng thời nâng bầu trời lên cao hơn. Từ đó con người không thể trồng cây nêu để đi đến trời được nữa.
Cô gái ở nhà, ngày nào cũng trông ngóng tin tức của chàng trai. Ngọc Hoàng biết chuyện, liền ban tặng cho cô gái một điều ước. Cô ước rằng mình có thể biến thành một loài cây có rễ bám sâu, cây cao và thẳng đứng để có thể nhìn thấy được chàng trai, dải băng đỏ sẽ biến thành bông hoa để chàng trai có thể nhận ra mình. Sau đó, cô gái gieo mình xuống biển và rồi hóa thành một loài cây. Cây mọc cao, thẳng đứng và có hoa màu đỏ rực. Người ta gọi đó là cây hoa mộc miên hay hoa gạo.
Ý nghĩa phong thuỷ cây hoa mộc miênHoa mộc miên mang được xem như biểu tượng cho lời thề nguyền, hẹn ước, cho tình yêu thủy chung, son sắt của người con gái đối với người mình yêu thương. Thời điểm hoa mộc miên nở rộ cũng là lúc mùa hè sắp đến. Vì thế, hoa mộc miên còn mang ý nghĩa cho nguồn năng lượng tươi mới, cho sự sung túc, hạnh phúc trong cuộc sống.
Ngoài ra, hoa mộc miên còn là hình ảnh gắn liền với vẻ đẹp mộc mạc, bình dị của làng quê Việt Nam. Người xưa cũng từng cho rằng, hoa mộc miên có thể xua đuổi ma quỷ, bảo vệ cuộc sống của con người được bình yên.
Đặc điểm, phân loại cây hoa mộc miênCây mộc miên sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt. Thân cây thẳng, cao khoảng 15 – 20 mét. Lá cây mộc miên có màu xanh đậm, dài khoảng 8 – 10cm và thường rụng hết vào mùa đông. Hoa mộc miên gồm năm cánh, có màu đỏ rực và thường nở vào mùa xuân, trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 4 dương lịch. Sau khi hoa tàn, quả mộc miên sẽ xuất hiện.
Tác dụng của cây hoa mộc miênCây hoa mộc miên thường được nhiều người sử dụng để trang trí nhà cửa, giúp không gian nhà ở thêm phần đẹp và rực rỡ hơn. Trong y học phương Đông, hoa mộc miên còn có công dụng rất tốt trong việc trị bệnh: Vỏ cây giúp thanh nhiệt, giảm sưng đau; hoa mộc miên dùng để pha trà, giải độc,…
Quả của cây mộc miên khi chín có thể sử dụng để chế biến sợi bông, làm thành chăn, gối, nệm,… rất mềm và mát. Bạn cũng có thể hoa, lá, rễ cây mộc miên để tạo nên những món ăn thơm ngon , hấp dẫn và không kém phần bổ dưỡng.
Ngoài ra, cây hoa mộc miên còn nhiều công dụng tuyệt vời khác: Hoa mộc miên dùng để bào chế thuốc đuổi côn trùng , vỏ cây mộc miên dùng làm dây thừng,..
Advertisement
Cách trồng và chăm sóc cây hoa mộc miên Cách trồng cây hoa mộc miên tại nhà
Để trồng cây hoa mộc miên, bạn chỉ cần chọn cây giống chắc khỏe, không sâu bệnh, lựa chọn nơi trồng thích hợp, đào hố và đặt cây con vào. Sau đó, lấp đất lại và tưới nước cho cây đủ độ ẩm.
Cách chăm sóc cây hoa mộc miên
Lựa chọn đất trồng: Bạn nên trồng cây ở những nơi có đất thịt nhiều mùn, nhiều dinh dưỡng, đồng thời có độ tơi, xốp và thông thoáng. Nhờ đó, cây sẽ sinh trưởng tốt hơn, bạn cũng không mất quá nhiều thời gian cho việc chăm sóc cây.
Phương pháp trồng: Thông thường, loài cây này sẽ được trồng bằng cách gieo hạt giống hoặc giâm cành. Phương pháp giâm cành thường sẽ giúp tiết kiệm thời gian hơn và bạn nên lựa chọn phương pháp này.
Tưới nước: Trong giai đoạn cây đang phát triển hoặc chuẩn bị ra hoa, bạn nên tưới đẫm cây khoảng hai lần mỗi tuần. Điều này sẽ giúp cây có đủ lượng nước cần thiết và sinh trưởng tốt hơn. Khi cây sắp nở hoa, bạn có thể tăng số lần tưới nước lên.
Bón phân: Bạn không cần thiết cần bón phân cho cây nếu đất trồng đã có đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi cây sắp nở hoa, bạn có thể pha loãng phân với nước và tưới cho cây, 7 – 10 ngày một lần. Như thế, hoa mộc miên khi nở sẽ to và đẹp hơn rất nhiều.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây hoa mộc miên
Trước khi trồng bạn nên bôi thuốc kích mọc rễ như N3M, Bimix super root, Roots 2… để tăng khả năng ra rễ cho cành giâm.
Nếu trồng cây bằng hạt, bạn nên chọn mua hạt giống tại các cửa hàng uy tín để đảm bảo chọn được hạt giống có chất lượng và tỉ lệ nảy mầm cao.
Bạn nên chọn cành cây khỏe mạnh, lấy ra từ cây mẹ. Sau đó, bạn giâm cành xuống đất. Một thời gian sau, cành sẽ tự phát triển và tạo rễ bám sâu vào đất.
5 hình ảnh đẹp về cây hoa mộc miênCây Lan Chỉ: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
Cây lan chi là cây gì? Nguồn gốc, ý nghĩa cây lan chi
Cây lan chi được gọi với nhiều tên khác nhau như cỏ lan chi, cây dây nhện, cây lan móc,… thuộchọ Asphodelaceae với tên khoa học là Chlorophytum Bichetii. Loài cây này có nguồn gốc ở Châu Phi sau đó được nhân giống ở nhiều nơi có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, Thái Lan,…
Đây là loại cây thân thảo, có đặc điểm là mọc thành bụi nhỏ với chiều cao từ 40 – 50cm. Cây lan chi chỉ có 1 thân rễ ngắn phát triển thành củ thịt phình to có thể tách ra khỏi thân.
Cây lan chi có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh chóng. Hoa lan chi mọc thành cụm và thường nhỏ. Hoa lan chi có màu tím nhạt, 6 cánh, có loại có hoa màu trắng. Đây là loại cây ưa bóng mát. Nếu ở nơi có nhiều ánh sáng, nhiệt độ quá cao thì lá sẽ bị héo, khô và mất màu xanh tươi mà thường chuyển sang vàng.
Ý nghĩa phong thuỷ cây lan chiTheo ông bà xưa quan niệm, cây lan chi là biểu tượng cho sự bền bỉ, kiên cường. Sự mạnh mẽ, dẻo dai, không bị khuất phục bởi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Cây lan chi có ý nghĩa to lớn trong phong thủy, có thể giúp gia chủ xua đuổi tà ma, vận xấu. Cây lan chi được xem là tấm bùa hộ mệnh thần kỳ, không chỉ mang lại sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình mà còn đem đến nhiều may mắn, tài lộc trong sự nghiệp cho gia chủ.
Cây cỏ lan chi hợp với người mệnh Thủy vì cây có màu xanh mướt, mang đến thành công, may mắn và tài lộc cho gia chủ. Ngoài ra, cây cỏ lan chi còn hợp với người tuổi Mùi. Cho nên bạn nào tuổi Mùi thì đừng e ngại khi trồng loại cây này vì sẽ đem đến cho bạn nhiều điều may mắn trong cuộc sống.
Đặc điểm, phân loại cây lan chiCây lan chi có 2 loại là lan chi lá dài và lan chi lá sọc. Đối với lan chi lá dài thì lá cây thoạt nhìn giống như lá hẹ, không đẹp bằng lan chi lá sọc. Cho nên lan chi lá sọc được nhiều người ưa chuộng hơn, đặc biệt trong trang trí nhà cửa. Loại lan chi lá sọc có lá mọc sát đất, có màu xanh và có hai dải màu trắng dọc theo mép lá. Bên cạnh đó, hình dạng lá là hình giáo, kéo dài ở đầu.
Tác dụng của cây lan chi Tác dụng đối với sức khoẻCây lan chi mang đến nhiều lợi ích trong cuộc sống con người. Trong y học, cây lan chi có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như khó tiêu, tiêu chảy, kiết lỵ,… bởi phần rễ độc nhất vô nhị. Ngoài ra, thân lan chi còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng tán viêm,… Thêm vào đó, giã nhuyễn thân cây lan chi để đắp lên các vết thương sẽ có công dụng làm lành nhanh chóng.
Ngoài tác dụng chữa bệnh, cây lan chi còn có công dụng thanh lọc không khí thần kỳ. Cây có thể hấp thụ tới 95% khí cacbonic, xử lý các chất độc hại do các thiết bị điện thải ra, biến đổi các chất gây ung thư trong không khí thành đường như Aldehyde formic. Thêm vào đó cây lan chi còn có tác dụng trang trí nhà cửa hoặc làm quà tặng cho người thân, bạn bè.
Cách trồng và chăm sóc cây lan chi Cách trồng cây lan chi tại nhàĐất trồng cây lan chi phải là đất xốp, có nhiều chất dinh dưỡng, có khả năng thoát nước tốt. Bạn nên chọn đất mùn có độ pH từ 6 – 7.5. Bên cạnh đó, bạn nên trộn thêm phân chuồng, xơ dừa hay tro trấu để tăng độ dinh dưỡng cho đất cũng như hỗ trợ thoát nước.
Khi đã có được loại đất hoàn hảo, thì bạn tiến hành trồng cây. Bạn có thể trồng cây trong chậu hoặc trồng trong vườn nhà mình. Lưu ý là bạn đặt cây vào giữa chậu hoặc giữa hố đất đã đào. Sau đó bạn nhẹ nhàng ấn đất để cây cố định, đứng thẳng rồi sau đó tưới nước vừa phải để cây có thể tiếp đất và phát triển tốt.
Bạn không nên tưới quá nhiều nước khi mới trồng cây xuống vì rễ cây chưa bám đất và hút nước bình thường sẽ dễ dẫn đến tình trạng úng rễ, chết cây.
Cách chăm sóc cây lan chiKhi đã hoàn thành bước trồng cây thì bạn cần lưu ý một số kỹ thuật chăm sóc cây lan chi như:
Ánh sáng
Cây lan chi là loại cây ưa mát, ánh sáng 1 phần cho nên bạn đặt cây ở nơi có ánh sáng nhẹ, vừa đủ để cây không bị héo, khô.
Đất trồng
Cây không kén đất nhưng đất trồng phải là đất mùn, có nhiều chất dinh dưỡng và phải thoát nước tốt, có độ pH từ 6 – 7.5.
Nước
Đất phải được giữ ẩm để cây lan chi có thể sinh trưởng và phát triển bình thường. Không nên sử dụng nước bị nhiễm phèn để tưới cây, bạn nên thay bằng nước mưa hoặc nước trong lu, khạp của nhà.
Nhiệt độ
Cây lan chi phát triển tốt ở nhiệt độ từ 18 – 24 độ C, phù hợp với những nước có khí hậu nhiệt đới.
Bón phân
Cây sẽ bị vàng lá, héo nếu không có đầy đủ chất dinh dưỡng. Bạn nên bón phân 2 tuần 1 lần trong mùa sinh trưởng. Cây lan chi là thực vật có hoa vì vậy bạn bón 1 ít phân đạm. Khi nhiệt độ xuống quá thấp khoảng dưới 4 độ C thì phải ngưng tưới và bón phân.
Phòng sâu bệnh
Cây lan chi thường hay gặp tình trạng thối rễ. Đề phòng ngừa bệnh này thì bạn phải điều chỉnh lượng phân bón, lượng nước và để nơi thông gió
Advertisement
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây lan chi
, như vậy cây sẽ tránh được tình trạng vàng lá, sâu bệnh.
Bạn có thể mua cây lan chi ở những nơi bán cây cảnh hoặc cửa hàng bán hoa uy tín để có được chậu lan chi chất lượng. Bên cạnh đó, nếu bạn có thắc mắc hay thiếu thông tin trong cách trồng và chăm sóc cây lan chi thì có thể hỏi người bán. Họ sẽ hướng dẫn cho bạn một cách tận tình. Hiện nay trên thị trường một chậu lan chi có giá khoảng 20.000 đồng/chậu.
Khi chăm sóc thấy cây con bắt đầu mọc rễ thì có thể mang ra ngoài trời tuy nhiên tránh ánh nắng trực tiếp, tránh bóng râm. Luôn đảm bảo cây trồng có đất đủ ấm và thoát nước tốt.
Đối với cây trồng ở văn phòng và trong nhà thì cần tưới nước cho cây 2 lần/tuần và thay nước 1 tuần/lần.
7 hình ảnh đẹp về cây lan chỉÝ Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Cách Chăm Sóc Cây Mai Hoàng Yến
Nguồn gốc, ý nghĩa cây mai hoàng yến
Mai hoàng yến là một loài thực vật có hoa, thân dây leo, có nguồn gốc từ các nước châu Á nhiệt đới là Malaysia và Australia. Cây mai hoàng yến có tên khoa học là Tristellateia australasiae thuộc họ thuộc họ Kim Đồng (Malpighiaceae).
Cây còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cây mai nhật, hoa kim đồng hay kim đồng vàng, hoa ghen,… Thông thường, loại cây này được trồng nhiều ở hàng rào, các khu vực nhà cao tầng, ban công để che nắng, tạo không gian xanh mát, tăng thêm cảnh quan cho nhà cửa, đồng thời với niềm hy vọng đón nhiều may mắn vào nhà.
Hoa mai hoàng yến mang một màu vàng rực rỡ, tươi sáng, luôn hướng lên đại diện cho ý chí khát khao vươn lên mạnh mẽ, là đại diện cho sự thành công và chiến thắng.
Ý nghĩa phong thuỷ cây mai hoàng yếnNhiều gia đình thích để cây mai hoàng yến trước nhà với hy vọng sẽ mang lại nhiều may mắn, thành công cho gia chủ trong công việc và cuộc sống. Hơn nữa, loài hoa này trồng ở trước cổng nhà sẽ giúp đẩy lùi những điềm gở cho gia đình.
Đặc điểm, phân loại cây mai hoàng yếnCây mai hoàng yến có sức sống mãnh liệt, lâu năm. Lá cây có hình bầu dục, mọc đối xứng và cách đều nhau, nhọn ở hai đầu. Mặt lá nhẵn bóng và gần giống với lá mơ. Còn hoa thì mọc thành chùm ở đầu ngọn cành và có màu vàng, nhụy đỏ. Mỗi chùm sẽ có khoảng 5 – 10 bông hoa. Hoa nở quanh năm từ mùa thu đến mùa đông, nở rộ bung sắc vàng sáng cả một vùng trời.
Cây mai hoàng yến có hai loại là dây leo và thân gỗ (bụi). Khi cây thân leo sống lâu năm sẽ có chiều dài có thể lên đến hơn 5m và sẽ hóa thành cây thân gỗ có chiều cao khoảng 2-3m. Thân gỗ thì có màu nâu sẫm, nhiều nốt sần và có dịch mủ.
Cách trồng cây mai hoàng yến tại nhàTheo nhiều nhà vườn đánh giá thì mai hoàng yến rất dễ trồng cũng như dễ chăm sóc. Không cần đất rộng hay chăm bón cầu kỳ chỉ cần một khoảnh đất nhỏ đủ thông gió và nhiều nắng là cây phát triển được. Để trồng cây mai hoàng yến, bạn cần chuẩn bị:
Chiết cành để trồng: Là đoạn cành đang phát triển tốt, có đủ lá, hoa và cành con. Cành phải có chiều dài từ gốc đến ngọn khoảng từ 30 – 50cm.
Đất trồng: Cây sẽ phát triển tốt nhất trong đất tơi xốp, màu mỡ, nhiều mùn, giàu chất dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt hoặc bạn cũng có thể dùng đất mùn, đất đã qua xử lý (trộn mùn, phân và xơ dừa,…) được mua tại các nhà vườn.
Chậu trồng: Bạn có thể mua tại các đại lý bán chậu cảnh loại chậu đen chuyên dùng để ươm cây.
Cách trồng cây mai hoàng yến trong chậu cũng khá đơn giản, cụ thể như sau:
Cho đất vào chậu sao cho đầy mặt chậu là tốt nhất.
Dùng cành đã chiết cắm vào chậu sâu khoảng 5 – 7cm.
Buộc thân cây bằng dây để cây được cố định thẳng đứng.
Tưới đẫm chậu bằng nước đã được pha với thuốc kích thích mọc rễ.
Cuối cùng là đặt chậu ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Cách chăm sóc cây mai hoàng yếnKhi vừa ươm xong, bạn cần tưới nước có pha thuốc kích rễ cho cây mỗi ngày cứ 1 – 2 lần trong vòng 1 tuần đầu.
Khi cây đã phát triển rễ, hoa, lá tốt hơn, bạn hãy mang cây ra ánh nắng mặt trời để chúng có thể thích nghi với thời tiết.
Mỗi buổi sáng đều đặn tưới nước cho cây một lần.
Mỗi tháng nên bón thúc điều độ để giúp cây phát triển nhánh tốt, ra nhiều hoa hơn. thông thường nên bón các loại phân như: Phân vi sinh, hữu cơ, NPK,…
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây mai hoàng yếnBạn nên đặt chậu cây mai hoàng yến còn chưa phát triển mạnh bên cạnh ban công, cửa sổ, hàng rào, lan can để tạo điều kiện cho dây leo. Hoặc đặt cây mai hoàng yến dưới cái gốc cây lớn khác để không phải tốn công dựng giàn leo.
Khi trồng trong chậu, bạn chỉ nên tưới nước khi đất trên mặt chậu đã khô.
Advertisement
Cây Trúc Mây (Mật Cật): Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc
Nguồn gốc và ý nghĩa cây trúc mây (mật cật)
Cây trúc mây còn có tên gọi khác là cây trúc xanh hay cây mật cật, thuộc họ Trúc, có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc nhưng dạo gần đây cây trúc mây ở Việt Nam được dùng làm cây cảnh trang trí và trở nên vô cùng phổ biến.
Cây trúc mây không chỉ có ý nghĩa phong thủy mà còn có khả năng thanh lọc không khí, đem đến cho bạn không gian xanh thư giãn, thoải mái dành cho gia đình bạn. Chính vì thế mà giá cây trúc mây cũng khá đắt, vì thế mà bạn có thể tự trồng ở nhà
Ý nghĩa phong thuỷ của cây trúc mây (mật cật)Cây trúc mây tượng trưng cho sự mạnh mẽ, sự kiên cường để vượt qua thử thách trong cuộc sống bởi vì đặc tính sinh trưởng và phát triển tốt trong mọi điều kiện khắc nghiệt của bản thân nó, từ đó khi trang trí cây trúc mây bạn sẽ đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống.
Đi sâu hơn về phong thủy, cây trúc nằm trong bộ tứ Tùng- Cúc- Trúc- Mai, bộ tứ được ưa chuộng mỗi độ xuân về bởi dáng đứng thẳng tắp, hiên ngang như những tượng đài trước nhà không những giúp xua đuổi tà khí mà còn mang lại may mắn, tài lộc.
Những ai thuộc mệnh Mộc và Hỏa khi trồng cây trúc mây sẽ nhận được tối đa những may mắn, tài lộc và thăng tiến trong công việc cũng như sự nghiệp.
Cây trúc mây sẽ hợp với những tuổi sau đây:
Đối với mạng Mộc những năm sinh hợp là 1942,1943,1950, 1951, 1958, 1959, 1972, 1973, 1980, 1981, 1988, 1989.
Đối với mạng Hỏa những năm sinh hợp là 1926, 1927, 1934, 1935, 1948, 1949, 1956, 1957, 1964, 1965, 1978, 1979, 1986, 1987, 1994, 1995, 2008, 2009.
Đặc điểm, phân loại cây trúc mây (mật cật)Cây trúc mây thuộc loại cây bụi cho nên phát triển cực kỳ nhanh, thông thường cây trúc mây có chiều cao trung bình từ 1 đến 2m, thân cây có nhiều đốt đều nhau và nhiều rễ cùng chồi bên ngoài cũng tựa tựa cây trúc.
Lá cây trúc mây có dạng kép chân vịt thường dài đến 15 hoặc 20cm, mang màu xanh bóng đậm, cây trúc mây không những có khả năng thanh lọc không khí mà còn có khả năng thích nghi, sinh trưởng và phát triển trong điều kiện khắc nghiệt.
Một số loại cây trúc cảnh cũng thường được dùng để trang trí phổ biến ở Việt Nam không thể không kể đến như: Cây trúc mây Đài Loan, cây trúc Nhật, cây trúc Cần Câu, cây trúc Quân tử,… chúng đều mang những ý nghĩa phong thủy và may mắn đến cho chủ nhà.
Cây trúc mây nên đặt ở văn phòng, nhà nghỉ, khách sạn, phòng khách hay những nơi có không gian nghỉ để vừa hợp phong thủy vừa thanh lọc không khí, hạn chế các khí độc từ thiết bị điện tử, giảm bớt lượng khí CO2 đem đến không gian trong lành cho gia chủ.
Bên cạnh đó, cây trúc mây còn được đặt ở ban công, cửa sổ cũng giúp đem đến những may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Cách trồng cây trúc mây tại nhàCách nhân giống cây trúc mây
Phương pháp tách bụi
Bước 1 Đối với phương pháp này bạn nên chọn bụi cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hay vàng úa để tách.
Bước 2 Tiếp đến cần chuẩn bị đất trồng thật dinh dưỡng (có thể sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng,…) chuẩn bị chậu cây cũng nên ưu tiên lựa chọn chậu có khả năng thoát nước tốt để cây không bị úng.
Bước 3 Sau đó tiến hành tách cây con ra khỏi bụi mẹ, loại bỏ hết đất ở rễ cây và đem trồng vào chậu cây đã chuẩn bị trước đó, cuối cùng là tưới nước để cây nhanh ra rễ và phát triển.
Phương pháp gieo hạt
Bước 1 Lựa chọn hạt giống to, đều, không bị sâu mọt tấn công.
Bước 2 Sau khi mua hạt giống về thì tiến hành ngâm với nước trong khoảng 10 đến 12 tiếng, rồi đem ủ trong vải ướt.
Bước 3 Đem hạt ra luống để trồng, trước khi gieo hạt thì nên rắc thêm một lớp mùn lên phía trên để giúp giữ ẩm cho hạt nảy mầm và cũng giúp hạn chế chim chóc tấn công.
Bước 4 Sau khoảng nửa tháng cho đến một tháng thì cây sẽ nảy mầm, lúc này tiến hành chăm sóc bình thường, đợi khi cây cao được 15- 20cm thì đem trồng trong chậu để trang trí.
Cách trồng cây trúc mây
Bước 1 Chọn đất trồng nên lựa chọn đất thịt pha với cát trộn thêm phân và xơ dừa, những loại đất giàu chất hữu cơ, có khả năng giữ ẩm thì càng tốt.
Bước 2 Tiến hành trồng cây con đã được nhân giống, lưu ý nên cho xỉ than hoặc một ít phân trước vào đáy chậu, để đất cao khoảng nửa chậu rồi hẵng đặt cây con vào.
Bước 3 Sau khi đặt cây con vào thì cho thêm đất để cố định cây, ấn mạnh xung quanh gốc cây để cây được vững, sau đó tưới thêm ít nước để cây nhanh chóng bén rễ và phát triển.
Cách chăm sóc cây trúc mâyVề việc tỉa cành: Cây trúc mây có lá rất xum xuê, lá sẽ rất dễ bị khô do không đủ chất dinh dưỡng nuôi cây, do đó bạn nên thường xuyên tỉa phần lá bị khô héo để cây trông thẩm mỹ hơn.
Đảm bảo ánh sáng: Nên đặt cây trúc mây ở cạnh cửa sổ, ban công để cây có đủ ánh sáng để phát triển vì cây trúc mây là loại cây ưa sáng bán phần.
Phòng ngừa sâu bệnh: Cây trúc mây cũng rất ít khi bị sâu bệnh chủ yếu hay gặp vấn đề vàng lá hoặc cháy lá do không đủ nước, trong quá trình chăm sóc bạn chỉ tưới nước đầy đủ và bón thêm lớp vôi cho đất để khử nấm bệnh, phòng ngừa sâu bệnh là được rồi.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây trúc mâyCác bệnh lý phổ biến ở Trúc Mây là bị sâu bệnh hại hoặc bệnh phấn trắng. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp giải quyết thân thiện với môi trường thay vì dùng thuốc trừ sâu. Chẳng hạn như sử dụng khăn thấm cồn để loại bỏ phấn trắng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hoa Anh Đào Nhật Bản: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!