Bạn đang xem bài viết Du Ngoạn Chợ Rồng Ninh Bình Tìm Lại Nét Văn Hóa Cố Đô được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nội dung chính
1. Đôi nét về chợ Rồng Ninh BìnhChợ Rồng nằm ở khu vực ngã ba sông Vân đổ vào sông đáy, giáp trục đường lớn thuộc phường Vân Giang và chỉ cách nút giao thông với quốc lộ 10 và quốc lộ 1 khoảng 800m. Những gì thuộc về tiêu chí “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ” thì chợ Rồng Ninh Bình đều đáp ứng hoàn hảo.
Ảnh: Sưu tầm
Chợ Rồng Ninh Bình là chợ đầu mối cấp I với quy mô khang trang rộng rãi lên đến 16.000 m². Trong bán kính 100 km, chợ Rồng là điểm giao thương lớn nhất,quy tụ của đa dạng các loại hàng hóa, dịch vụ. Đây cũng là đô thị sầm uất nhất nhì Việt Nam trong thời nhà Lê hay khi thực dân Pháp xâm lược.
Bạn có thể tham quan Chùa Non Nước Ninh Bình – Vẻ đẹp tâm linh giữa thiên nhiên hùng vĩ khà gần với chợ Rồng.
2. Câu chuyện lịch sử về chợ Rồng Ninh BìnhThành phố Ninh Bình khi xưa được chọn làm lỵ sở Vân Sàng của trấn Sơn Nam, đất kho cũ của nhà Lê. Dưới triều Gia Long (1814), thành Ninh Bình được xây dựng rất kiên cố. Khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ, Chợ Rồng được xây dựng để phục vụ cho nhu cầu giao thương, buôn bán thời bấy giờ. Ngoài ra, nhiều công sở và khu phố cũng được hình thành trong thời điểm này như Dinh quan công, dinh quan tuần phủ, cầu Trà Là, phố Pesit, phố nhà Thờ, phố Cô Đầu,…
Đến khi kháng chiến nổ ra, những công trình này bị phá bỏ để thực hiện chiến dịch “Vườn không nhà trống”. Chợ Rồng cũ cũng theo đó bị tháo dỡ. Tuy nhiên, vị trí nơi này vẫn nằm trong tiềm thức của người dân địa phương. Vì vậy, khi hòa bình, chợ Rồng đã được tái thiết tại đúng vị trí trước đó với diện mạo hiện đại hơn.
Ảnh: Sưu tầm
Để tìm hiểu về lịch sử và địa danh cổ xưa thì đừng quên khám phá khu du lịch Tràng An – địa điểm
3. Khám phá chợ Rồng Ninh Bình từ A-ZKhông chỉ là nơi buôn bán giao thương hàng hóa, chợ Rồng Ninh Bình còn là điểm đến du lịch và thưởng thức ẩm thực địa phương. Bạn có thể ghi lại những khoảnh khắc bình dị của người dân cố đô hay đơn giản là cảm nhận không gian náo nhiệt, nhộn nhịp đầy sức sống.
Dạo quanh “trung tâm mua sắm” cổ nhất Ninh BìnhVề kiến trúc tổng thể, chợ Rồng được chia thành 3 khu chức năng gồm:
Khu A: Bao gồm chợ chính, chợ thực phẩm, khu ẩm thực, nhà để xe và khu hạ tầng kỹ thuật.
Khu B: Là nơi bán rau quả và buôn bán tự do ngoài trời.
Dọc tuyến đường Dương Vân Nga: Kinh doanh tự do.
Ảnh: Sưu tầm
Các khu vực trong chợ được quy hoạch rõ ràng nên rất dễ dàng nhận biết đường đi.
Chợ chính được đặt trong một khu nhà 3 tầng mái bằng, thiết kế theo kiểu 2 giếng trời và 4 cầu thang lên xuống. Tại đây, bạn có thể tìm mua đa dạng các mặt hàng như đồ điện tử, điện máy, chăn gối, điện gia dụng, dụng cụ gia đình,…
Chợ lương thực và thực phẩm tươi sống nằm sát chợ chính và nơi gửi xe. Nơi đây bán các loại gạo, các loại ngũ cốc và thực phẩm tươi sống như thịt, cá, tôm, trứng,…
Ảnh: @thanhnpvn
Phía bên kia cầu Trà Là là chợ rau quả tươi và khu vực kinh doanh tự do ngoài trời. Đây là khu vực dành cho những người buôn tạm thời, không kinh doanh cố định tại chợ. Những người bán hàng ở đây không mất thuế và giá cũng rẻ hơn đôi chút.
Nếu bạn muốn thưởng thức ẩm thực hay nạp năng lượng sau một vòng khám phá, mua sắm thì hãy đi dọc hành lang lối ven sông Vân. Nơi đây là dãy hàng quán tấp nập, cung cấp các món ăn nhanh mang hương vị riêng của Ninh Bình.
Ảnh: Facebook Thúy Hiền
Chợ Rồng Ninh Bình rất được lòng du khách là nhờ điểm gửi xe tiện lợi ngay 2 hông khu chợ chính. Ngoài ra, các công trình phụ trợ như khu WC, trạm nước, trạm điện, cứu hỏa,… được đặt ngay cạnh chân cầu Trà Là. Nếu chẳng may gặp sự cố trong chợ, bạn hãy đến tầng 1 phía sau chợ chính. Đây là trụ sở của ban quản lý Chợ Rồng.
Ảnh: Sưu tầm
Các mặt hàng bày bán tại chợ Rồng Ninh BìnhChợ Rồng là địa điểm giao thương lớn nhất nhì khu vực phía Bắc, vì vậy, có thể nói rằng “gi gì gì gì” thứ gì chợ Rồng cũng có.
Vào ban ngày, chợ họp chính với các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống. Bạn có thể mua nguyên liệu cho bữa ăn hàng ngày, mua các trang thiết bị điện tử, sắm đồ gia dụng hay tìm kiếm quần áo, giày dép, phụ kiện thời trang,…
Đến buổi đêm, chợ Rồng trở thành chợ đầu mối Ninh Bình nông sản “khổng lồ”. Các tiểu thương ở khu vực lân cận vận chuyển rau, củ, quả và hàng khô mới thu hoạch đến đây. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng tìm mối hàng với mức giá “cực đẹp”.
Ảnh: Sưu tầm
4. Thưởng thức đặc sản trứ danh của vùng đất cố đôChợ Rồng Ninh Bình là một biểu tượng văn hóa của vùng đất cố đô Hoa Lư xưa. Ghé thăm chợ, bạn có thể dễ dàng cảm nhận được phần nào đời sống, con người và cả ẩm thực nơi đây.
Nói đến đặc sản chợ Rồng Ninh Bình, bạn tuyệt đối không thể bỏ qua những món ăn làm nên thương hiệu như thịt dê núi, tép Vân Long, lợn mường, nhếch, rượu Kim Sơn, cơm cháy Ninh Bình,…
Ảnh: Sưu tầm
Trong đó, thịt dê núi là món ăn nức tiếng làm nên thương hiệu ẩm thực cho vùng đất Ninh Bình. Khác với những nơi khác, thịt dê Ninh Bình ngọt, chắc, ít mỡ và rất thơm. Thịt dê kết hợp vùng các loại rau ăn kèm tại núi đá và rượu Kim Sơn hay rượu cần Nho mang đến cho người thưởng thức một cảm nhận tuyệt hảo.
Ảnh: Sưu tầm
Ngoài ra, những món đặc sản theo mùa của địa phương này cũng được du khách săn lùng liên tục như: dứa Đồng Giao hay cá rô Tổng Trường. Muốn ăn dứa đúng vụ bạn nên đến chợ Rồng vào tháng 3 đến tháng 7. Muốn thưởng thức những con cá rô béo ngọt, chắc thịt, bạn nên đến đây vào tháng 4 hàng năm.
Đặc sản chợ Rồng Ninh Bình không quá nhiều nhưng lại đậm đà và rất riêng. Chỉ khi tự mình đặt chân đến vùng đất này, bạn mới có thể cảm nhận nó một cách rõ ràng và trọn vẹn nhất.
5. Một số kinh nghiệm mua hàng tại chợ Rồng Ninh BìnhẢnh: Sưu tầm
Nếu muốn mua thực phẩm tươi sống, bạn nên đi chợ sớm để lựa được đồ tốt nhất.
Giá cả tại chợ Rồng thường đắt hơn các chợ khác một chút. Tuy nhiên, nếu bạn biết mặc cả thì sẽ mua được đồ với giá rất rẻ.
Chợ Rồng là nơi bán các thiết bị câu, đánh, bắt cá đã qua sử dụng nhưng còn rất tốt. Vậy nên, nếu bạn cần mua những thiết bị này thì nơi đây chính là lựa chọn hợp lý.
Du lịch Tam Cốc Ninh Bình – địa điểm thư giãn cuối tuần ngay gần Hà Nội
Khám phá Thung Nắng Ninh Bình siêu đẹp
Ảnh đại diện: Sưu tầm
Đăng bởi: Như Thảo
Từ khoá: Du ngoạn chợ Rồng Ninh Bình tìm lại nét văn hóa cố đô
Hình Ảnh Bình Dị Tuyệt Đẹp Của Cố Đô Ninh Bình
Ninh Bình được biết đến là vùng đất có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Và những góc nhỏ nơi làng quê của 3 triều đại phong kiến Việt Nam ẩn chứa vẻ bình yên tuyệt đẹp.
Du lịch Ninh Bình chiêm ngưỡng vẻ bình dị tuyệt đẹp của vùng đất cố đôBên cạnh những bước phát triển mạnh mẽ ở đô thị, Ninh Bình vẫn tồn tại những ngôi làng nhỏ mang nét đồng quê tuyệt đẹp. Ở đó có sự yên bình, giản dị của những con người chân chất. Ảnh: Vũ Đức Phương.
Mang đặc trưng của làng quê Bắc Bộ với hình ảnh những nếp nhà ngói rêu phong, lũy tre xanh và chiếc cổng làng vốn thân quen với mỗi người con đất Việt, đến đây ta như trở về với cội nguồn, với ký ức tuổi thơ. Ảnh: Đoàn Minh Chiến.
Mang hơi hướng của cuộc sống hiện đại, nơi đây vẫn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống, để thế hệ sau biết đến và hiểu về văn hóa làng quê Việt Nam qua cuộc sống chân thực ở nơi được gọi là làng quê Việt. Ảnh: Vũ Đức Phương.
Hơi thở cuộc sống nơi làng quê được thể hiện rõ nét qua từng hoạt động, lao động thường ngày của người dân. Ảnh: Quang Đức.
Mẹ đưa con về trong ánh chiều buông. Ảnh: Bùi Ánh Quang.
Người nông dân thu hoạch hoa tại làng hoa Ninh Phúc. Ảnh: Quang Đức.
Ai xa quê mà không nhớ một tuổi thơ tung tăng nô đùa, thả diều trên triền đê? Ảnh: Vũ Đăng Khoa.
Bay lên cánh diều tuổi thơ. Ảnh: Thang Pham.
Vùng quê Vân Long mộc mạc, giản dị mà tuyệt đẹp, với hình ảnh cánh cò, đàn trâu. Ảnh: Tuấn Hải Bùi.
Hãy tìm cho mình chút bình yên trong tâm hồn với những ký ức thuở bé thơ, để thấy yêu đời, yêu quê hương mình nhiều hơn. Ảnh: Thang Pham.
Đoàn người rước kiệu ở lễ hội đền Thái Vi tại Tam Cốc. Ảnh: Quang Đức.
Đánh cá trên đầm Vân Long. Ảnh: Quang Đức.
Khói tỏa lam chiều. Ảnh: Lục Hoa.
Khung cảnh chiều buông xuống với những đàn dê chậm rãi đi về không còn xa lạ với những người Ninh Bình. Ảnh: Đức Ngô.
Chiều hoàng hôn buông xuống nhẹ nhàng và thơ mộng trên cánh đồng quê. Ảnh: Đức Ngô.
Quê hương là nơi mà mỗi khi nhớ về luôn gợi cho ta cảm giác xao xuyến, bâng khuâng. Ảnh: Đức Ngô.
Quê hương thật đẹp và bình yên biết mấy… Ảnh: Đức Ngô.
Đàn trâu lững thững đi về sau một ngày kiếm ăn trên đồng. Ảnh: Ninh Bình quê mẹ.
Có ai còn nhớ tuổi thơ nô đùa bên gốc gạo với những cánh hoa bay. Ảnh: Bùi Ánh Quang.
Con người thật bé nhỏ trước thiên nhiên. Ảnh: Đức Ngô.
1. Khách sạn Vissai Ninh Bình
2. Resort Emeralda Ninh Bình
3. Thanh Binh Hotel
Đăng bởi: Phạm Văn Đang
Từ khoá: Hình ảnh bình dị tuyệt đẹp của cố đô Ninh Bình
Chợ Tình Sapa – Nét Đẹp Văn Hóa Vùng Cao
Bạn đã nghe về chợ tình Sapa? Đến Sapa yên bình chỉ để ngắm cảnh đẹp là điều vô cùng thiếu sót của khách du lịch. Sapa còn nhiều điều thú vị khác để chúng ta khám phá, một trong số đó là văn hóa của những đồng bào dân tộc nơi đây. Sapa còn gìn giữ nét văn hóa thú vị của người dân bản địa từ lâu đời, “hứa hẹn” sẽ mang đến cho khách du lịch nhiều trải nghiệm hấp dẫn. Đó chính là chợ tình Sapa.
Chợ tình – chợ mà không phải chợHầu hết du khách đều cho rằng, đã là chợ thì ắt phải diễn ra hoạt động mua bán, giao dịch. Thế nhưng, chợ tình Sapa hiện nay hoàn toàn khác biệt. Chỉ cần một lần có dịp đến đây, khách du lịch có lẽ sẽ hiểu được những nguyên tắc thú vị của phiên chợ này.
Ở đây, cái tình cái nghĩa không được đem ra để buôn bán mà người ta chỉ đến để vun đắp nó, tất cả đều dựa trên nguyên tắc tự nguyện của những nam thanh nữ tú. Bởi vì đôi khi người bán muốn bán mà người mua lại không muốn nhận và có khi người mua muốn mua mà người bán lại không bán. Nhưng cũng có lúc cả 2 tự cảm nhận được mà đến với nhau. Đó là nét đặc biệt của chợ tình Sapa.
Tất nhiên, nó không diễn ra một cách sơ sài như hoạt động mua bán ngoài chợ thông thường mà bên cạnh đó có những hoạt động văn hóa, giao lưu, biểu diễn mang đậm bản sắc của người đồng bào dân tộc như kéo co, thổi khèn lá, hát giao duyên… Nếu có dịp đến Sapa ghé đây, du khách sẽ cảm nhận được không khí vô cùng tấp nập, nhộn nhịp của chợ tình.
Đông đảo nam nữ từ khắp các bản làng vùng Tây Bắc đổ về, tham gia vào phiên chợ với hy vọng sẽ tìm được “một nửa” định mệnh cho cuộc đời mình. Cũng từ đó, rất nhiều đôi trai gái đã nên duyên, tình cảm dần nảy sinh và tiến tới cuộc sống trọn đời sau này.
Mộc mạc và đầy dân dãChúng ta vẫn thường quen với việc: trước mỗi lần hẹn hò, gặp người yêu thương sẽ có sự chuẩn bị rất kỹ càng, lên kế hoạch các điểm đến thật cẩn thận để buổi gặp mặt trở nên thú vị hơn.
Tuy nhiên, với đồng bào dân tộc ở vùng đất này, dường như mọi thứ có phần đơn giản, dân dã và mộc mạc hơn rất nhiều. Điều đó được thể hiện ngay trong những gì mà họ chuẩn bị trước khi đến phiên chợ tình Sapa.
Đối với cánh đàn ông, bộ quần áo thổ cẩm và những chiếc vòng bạc lấp lánh sẽ là bộ trang phục “chuẩn” cho phiên chợ. Những ai không có áo thổ cẩm thì có thể mặc một bộ “comple tàu” cùng với đôi dép tổ ong, chỉ cần chừng ấy thôi cũng đã đủ điều kiện để trở thành “soái ca” trong mắt các chị em. Điều cần nhất là sự chân thành mang đến niềm hạnh phúc bất tận.
Khi đã diện quần áo chỉnh tề, họ sẽ phân công nhau người ôm khèn, người thì làm nhiệm vụ xách rượu. Rượu ngô được đựng trong can hoặc chai nhựa và chén thì dùng ống tre, ống nứa, để khi nhấp nháp vào mới đậm đà hương vị của đất trời, của đất trời, núi rừng Tây Bắc.
Còn với các thiếu nữ vùng cao, họ sẽ diện một bộ váy áo truyền thống đẹp nhất và điệu đà hơn với các món trang sức độc đáo để đến phiên chợ. Ngoài ra, mỗi người sẽ chuẩn bị cho mình một “tín vật định tình” để trao cho chàng trai mà họ thích, có khi là một chiếc nhẫn, chiếc vòng tay hay một chiếc lược…
Những màn tỏ tình lãng mạnChợ tình Sapa diển ra ở đâu? Phiên chợ này thường diễn ra ở quảng trường lớn ngay trước khuôn viên nhà thờ đá Sapa. Nơi này từ lâu đã là một điểm đến du lịch Sapa rất nổi tiếng, được du khách cả trong và ngoài nước biết đến. Đến với phiên chợ tình, chúng ta sẽ có cơ hội tìm hiểu cuộc sống tinh thần, giản dị và rất lạc quan, yêu đời của người dân nơi đây.
Một trong những hoạt động thú vị nhất chính là được trực tiếp chứng kiến những màn tỏ tình chớp nhoáng nhưng lãng mạn của các cặp đôi. Khi đã uống vài chén rượu, con tim trở nên can đảm hơn, ánh mắt cũng trở nên trìu mến hơn, các chàng trai sẽ ngắt lá rừng thổi kèn môi thì thầm gọi cô gái mình để ý. Nếu bạn gái vẫn chưa ưng, cácnh đàn ông sẽ phải trổ tài vừa múa vừa thổi khèn bè một cách điệu nghệ xung quanh cô nàng.
Có một điều khá độc đáo là phong tục của người Dao chính là không cấm người đã có gia đình đi tìm bạn. Thế nên, nam nữ người Dao có thể thoải mái, tự do hơn khi đến tham dự phiên chợ. Ngoài ra, khách du lịch còn có thể bắt gặp những cô bé chỉ mới 13, 14 tuổi tại khu chợ, họ đi theo các người thân để làm quen dần với nét văn hóa thú vị của dân tộc mình.
Nếu chú ý chúng ta sẽ thấy nếu cô gái không ưng ý với chàng trai thì sẽ bỏ chạy, và phái mạnh khi này sẽ thực hiện động tác gọi là “kéo” bằng cách nắm tay giữ cô gái lại. Đây là cách mà các anh chàng sẽ tỏ rõ cho bạn gái thấy tình cảm quyết liệt của mình.
Và khi “chấm” được một chàng trai, cô gái sẽ dúi vào tay người này một kỷ vật đính ước mà họ đã chuẩn bị từ trước. Dĩ nhiên khi ấy đám đông sẽ phấn khích, hô hào và tản ra, tập trung sự chú ý vào họ. Khi mọi thứ đã yên tĩnh, cô gái sẽ đến “gửi gắm” cho chàng trai được chọn, rồi họ đưa nhau ra một ngọn đồi để tâm sự tìm hiểu.
Tham khảo ngay trọn bộ tour và combo du lịch Sapa 2023
Đăng bởi: Lâm Tuấn Anh
Từ khoá: Chợ Tình Sapa – Nét Đẹp Văn Hóa Vùng Cao
Quán Cóc – Nét Văn Hóa “Bụi” Của Thủ Đô
Ở một nơi nổi tiếng đắt đỏ như Hà Nội, nhà hàng, quán cafe, trung tâm mua sắm, dịch vụ mọc lên như nấm. Tuy nhiên, vẫn có những nơi bình dân, phục vụ tất cả các đối tượng trong xã hội mà từ kẻ nghèo hèn đến người sang trọng đều tới được, thậm chí có phần “hút” hơn cả những nơi đắt đỏ, đó là quán cóc.
Quán cóc – nét văn hóa “bụi” của thủ đô – Ảnh: Redluna
Quán cóc không bán cóc. Quán cóc là để chỉ những quán ăn, hàng nước nhỏ khiêm tốn trên vỉa hè, có mặt ở hầu hết các phố xá. Có nơi quán cóc quy mô thành từng dãy, bán đủ loại nước, từ trà chanh, me đá tới nước ép, sinh tố giá bình dân; nhưng cũng có nơi, chỉ đôi cái cốc, vài cái ghế, chiếc bàn nhỏ dăm thứ nước trà, kẹo lạc kẹo dồi là thành quán cóc.
Vài chiếc ghế nhựa đơn sơ là thành quán – Ảnh: Lan Anh Tra Da
Một quán nhỏ nhưng khá đủ loại đồ uống – Ảnh: Nam Chấy
Tùy vào vốn mà mở quán, nhưng thường cứ đơn giản xem có khách không, rồi dần dần nâng lên từng chút, thêm món, thêm ghế. Lạ một điều, đơn sơ là vậy nhưng quán cóc lại chẳng thiếu khách bao giờ. Ghế ngồi được dùng luôn làm bàn để nước, thiếu ghế có khi để bừa cốc nước vào đâu đó, tiện uống là được.
Hàng quán thu hút cả khách Tây – Ảnh: Redluna
Mà có khi mục đích chính không phải uống nước. Có người hẹn bạn nhưng tới sớm phải kiếm chỗ ngồi chờ, có phụ huynh đưa con đi học, nửa tiếng sau phải đón nên thà ngồi chờ còn hơn về cho xa, có người ngồi chả mục đích gì mấy, rảnh rỗi ra làm ly trà, điếu thuốc tán gẫu đủ thứ chuyện với chủ quán nhân lúc quán vắng…
Nét đẹp quán cóc Hà Nội – Ảnh: Xóm Nhiếp Ảnh
Ấy thế mà vui lắm, hay lắm. Cảm giác như không thể thiếu những quán cóc như thế ở thủ đô này được. Những con đường lớn, dãy phố lớn nhà cửa quán hàng san sát cũng phải có một quán cóc nho nhỏ, khiêm tốn để những người bỗng nhiên “thừa thời gian” có chỗ ngồi. Thử tưởng tượng, nếu như không có quán cóc, dân văn phòng ăn trưa xong sẽ về thẳng công ty chứ chẳng vào quán café cho đắt đỏ; cánh xe ôm đứng một mình ắt cũng lẻ loi, những người tỉnh khác đến cũng không có nơi nghỉ chân, hỏi han đường sá…
Đồ nghề đơn sơ của một quán nước – Ảnh: mytour
Những người bán quán, tôi cho là họ nắm được “đồng hồ sinh học” của cả khu vực họ bán quán. Họ sống ở đó đã đành, nhưng chỉ cần bán hàng ở đó độ vài tháng, họ sẽ thuộc làu từng nhà, từng người, thậm chí thuộc thói quen đi làm của cô này, thói quen đi chợ của bà kia, thói quen đón con đón cháu, tập thể dục chiều chiều, đi chơi tối… của tất cả mọi người.
Ngồi quán ngắm kẻ qua người lại – Ảnh: tinmoi
Cũng chính vì thế, quán cóc là nơi hội tụ vô vàn chuyện. Dọn quán ra từ sớm tới tối cũng chỉ một chỗ đó, vậy nên chủ quán mắt thấy tai nghe nhiều chuyện. Biết khơi gợi phù hợp có khi còn được nghe cả chuyện nhà hàng xóm tối nay ăn gì. Mỗi người đến với quán lại góp một câu chuyện, cứ thế, người ngồi một chỗ có khi lại biết nhiều hơn kẻ qua người lại.
Trà chanh và hướng dương – món ruột của các quán cóc – Ảnh: giaoduc
Các món thức uống ở quán cũng là một lý do giữ chân khách quen. Trà đá, nhân trần có lẽ là món mà quán nào cũng có. Ngoài ra, các món đồ uống như trà chanh, me đá, bột sắn, nước ngọt đóng chai, bia chai, các loại nước ép, sinh tố giá rẻ, café… cũng được nhiều quán đưa vào “thực đơn” cho thêm phần đa dạng. Tuy nhiên, đồ uống ngon không bằng cái duyên bán hàng. Người bán hàng nhiệt tình, nói chuyện dễ nghe, vui vẻ bao nhiêu thì khách sẽ càng nhớ tới bấy nhiêu. Rồi thì dẫn thêm bạn bè tới lần sau, cứ thế mà câu chuyện thêm dài, thành khách quen lúc nào không hay.
Đồ uống ngon không bằng cái duyên bán hàng – Ảnh: tinmoi
Chủ quán cộng sổ sách cuối ngày – Ảnh: Phạm Minh Đức
Ở thủ đô “tấc đất là tấc vàng”, vì thế mưu sinh bằng quán cóc nho nhỏ cũng không phải là một ý tồi. Đặc biệt, những quán nước như thế cứ vô tình góp phần vào nét văn hóa mà dân Tây Balo hay đùa là “văn hóa vỉa hè” ở Hà Nội. Chẳng ở đâu mà cứ vài nghìn lẻ là có thể ngồi cả buổi, tám chuyện trên trời dưới đất, hay lặng lẽ ngồi ghế nhựa đọc báo, xem tin tức, ngắm phố phường tấp nập người qua lại…
Một trong những hình ảnh quen thuộc khi tới Hà Nội – Ảnh: vietnamnet
Khi phố xá lên đèn – Ảnh: Nam Chấy
Nhưng cũng thỉnh thoảng, trật tự phường “vui tính” dẹp hết quán vì có sự kiện nào đó. Chỉ một ngày rồi quán mở lại bình thường, người ta coi đó là lẽ tự nhiên, công việc của các anh và chuyện mưu sinh của người chủ quán, sống với nhau bằng cái tình là chính. Bởi nếu vắng những quán cóc như thế, Hà Nội có lẽ thiếu đi phần nào sự nhộn nhịp của âm thanh tự nhiên.
Hà Nội sẽ buồn lắm nếu thiếu những quán cóc nho nhỏ thế này – Ảnh: Phan Tuân Khanh
Nếu đã đến với Hà Nội, ngoài những món ăn ngon, thăm thú các ngóc ngách phố phường, hãy thử cảm giác ngồi quán nước nho nhỏ, nghe vài câu chuyện vui, nghe tiếng cười khà của ông khách ngồi kế bên, tiếng bà chủ quán đon đả… hay đặc biệt là tiếng rao đêm, tiếng chổi loẹt xoẹt của chị lao công trong buổi đêm Hà Nội. Sẽ không là cao sang, nhưng chắc chắn bạn sẽ có trải nghiệm thú vị khi tới thủ đô hoa lệ, tấp nập, nhộn nhịp Hà Nội phố.
Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour..
Đăng bởi: Hạnh Vũ
Từ khoá: Quán cóc – nét văn hóa “bụi” của Thủ đô
Kinh Nghiệm Du Lịch Chùa Một Cột – Nét Đẹp Văn Hóa Trong Lòng Thủ Đô
Vài nét giới thiệu về ngôi chùa Một Cột
Chùa Một Cột có rất nhiều tên gọi, ban đầu được gọi là Liên Hoa Đài sau này còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nữa như chùa Diên Hựu( mang ý nghĩa phúc lành dài lâu) hay chùa Mật. Chùa Một Cột được xây dựng từ thời nhà Lý và được trùng tu qua nhiều thời kỳ cho đến ngày nay.
Tương truyền, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông. Ông đã mơ thấy phật Bà Quan Âm Bồ Tát ngồi trên đài hoa sen dắt vua lên tòa. Khi tỉnh dậy ông đã kể lại cho quần thần cùng nghe và được nhà sư Thiên Tuế khuyên ông xây dựng chùa.
du lịch chùa Một Cột – Ngôi chùa được xây dựng giống như trong mộng của ông, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm tòa sen của Phật Bà Quan Âm đặt trên một cột như đã thấy trong mộng. Sau này, chùa Một Cột được gìn giữ và trùng tu nhiều lần qua các đời vua.
Đến năm 1954 ngôi chùa bị phá hủy bởi chiến tranh và được bộ văn hóa Việt Nam dân chủ cộng hòa trùng tu lại theo kiến trúc cũ và đến năm 1955 được sửa lại như kiến trúc ngày nay.
Ngày nay, chùa Một Cột không chỉ là điểm đến tâm linh mang văn hóa đặc trưng của người Hà Nội mà còn là điểm đến tham quan nổi tiếng thu hút đông đảo du khách từ mọi miền trên tổ quốc khi có dịp đến thủ đô.
Kinh Nghiệm Du Lịch Chùa Một Cột – Nét Đẹp Văn Hóa Trong Lòng Thủ Đô
Giờ mở cửa, giá vé khi thăm quanChùa Một Cột mở cửa từ lúc 7h sáng đến 18h chiều các ngày trong tuần. Chùa mở cửa miễn phí đối với công dân Việt Nam. Còn đối với du khách nước ngoài thì vé vào cổng là 25.000đ/vé/lượt. Chùa Một cột nằm cạnh khu di tích Phủ Chủ Tịch – lăng Bác Hồ, thuộc phố chùa Một Cột, Ba Đình, Hà Nội, bên phải lăng Bác, đằng sau phố Ông Ích Khiêm.
Cách di chuyển đến chùa Một CộtChùa Một Cột là một nét đẹp văn hóa mang biểu tượng cho thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Mỗi khi nhắc đến Hà Nội là người ta liên tưởng đến ngay ngôi chùa có kiến trúc độc đáo được đặt trên một cột trụ duy nhất. Chùa nằm ngay trung tâm thủ đô Hà Nội nên việc di chuyển cũng rất thuận tiện và có nhiều phương tiện để di chuyển đến đó.
Đi xe busCó rất nhiều tuyến xe bus chạy qua hoặc gần chùa Một Cột. Bạn có thể bắt các tuyến xe 09A, 09ACT, 18 xuống tại điểm 18A Lê Hồng Phong rồi đi bộ vào chùa.
Đi bằng phương tiện cá nhânĐối với phương tiện cá nhân bạn có thể dễ dàng di chuyển. Bạn có thể di chuyển theo các hướng sau.
Tuyến đường 1: Văn Cao – Thụy Khuê – Hùng Vương
Tuyến đường 2: Tôn Đức Thắng – Chu Văn An – Điện Biên Phủ
tuyến đường 3: Giảng Võ – Nguyễn Thái Học – Hùng Vương
Đi taxi và grabĐây là 2 phương tiện nhanh gọn, thuận tiện và được đưa bạn đến tận nơi. Bạn không phải lo tìm chỗ gửi xe. Ngồi sau anh grab tha hồ ngắm cảnh đường phố Hà Nội tấp nập xe cộ, phố phường nhộn nhịp.
Một số lưu ý khi thăm quan chùa Một Cột
du lịch chùa Một Cột có quy định giờ mở cửa nên khi đi thăm quan du khách lưu ý để sắp xếp thời gian sao cho hợp lý.
Những nơi có biển cấm vào, du khách cũng nên tuân thủ chấp hành.
Đi lại nhẹ nhàng tránh va chạm, làm mất đi vẻ tôn nghiêm, các nét đẹp văn hóa của di tích lịch sử ngàn năm văn hiến.
Hướng dẫn thăm quan chùa Một CộtHướng dẫn thăm quan chùa Một Cột
Ấn tượng kiến trúc chùa Một CộtNgay khi bước chân vào cổng, du khách đã thấy không gian trong chùa thoáng đãng, yên bình, đi dọc hành lang dưới tán cây xanh mát đưa dẫn lối vào ngôi chùa Một Cột.
Chùa Một Cột được thiết kế hình vuông, mỗi chiều 3m, dựng trên một cột đá hình trụ cao 4m chưa bao gồm phần chìm dưới mặt nước. Cột trụ có đường kính là 1.2m, gồm 2 trụ đá rất chắc chắn và được gắn với nhau rất tinh xảo giống như một khối đá liền.
Trên phần thân trụ có 8 cánh gỗ vươn ra gắn liền với với mộng của tám cột chùa bao gồm bốn cột lớn và bốn cột phụ, tạo nên một kiến trúc gần giống bông hoa sen đang nở trên mặt nước.
Chùa Một Cột có 4 mái, bốn đầu đao cong, trên mái có đắp lưỡng long chầu nguyệt, mang biểu tượng sức mạnh thần thánh và mang giá trị nhân văn cao phản chiếu trí tuệ, ước vọng của con người và nền văn minh cổ xưa.
Bậc thang dẫn lối lên chính điện chùa Một CộtĐể lên được chính điện du khách phải bước qua 13 bậc thang với chiều rộng khoảng 1.4m. Các bậc thang được xây dựng từ thời nhà Lý nên vẫn giữ được nét cổ kính, trang nghiêm nền gạch đỏ cổ xưa.
Hai hàng tường gạch hai bên còn gắn bia đá từ đời Cảnh Trị thứ 3 dưới thời vua Lê Huyền Tông do Tỳ khưu Lê Tất Đạt ghi, giới thiệu về lịch sử của chùa.
Thăm quan bên trong chùa Một CộtBên trong chùa, ngay chính điện, nơi cao nhất được đặt tượng Phật Bà Quan Âm sơn vàng, tọa lạc trên bông sen bằng gỗ được sơn son thiếp vàng. Phía trên tượng phật là bức hoành phi “Liên hoa đài”, hai bên được bài trí lư đồng, bình hoa, ngũ quả…. hài hòa, trang nhã, toát lên vẻ đẹp tôn nghiêm, thanh tịnh.
Thăm quan cây bồ đề trong sân chùa Một CộtBên dưới gốc cây có hàng chữ ghi trên bia đá “Cây bồ đề này nguyên gốc ở cây bồ đức Phật Thích Ca tu thành đạo tại Ấn Độ. Tháng 2 năm 1958, Tổng thống Rajendra Prasad đã tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong dịp Người sang thăm Ấn Độ”.
Cây bồ đề là cây mang biểu tượng trong phật giáo và là nơi Thích Ca tu thành chính quả dưới gốc cây bồ đề.Vì thế, đây là món quà vô cùng ý nghĩa của tổng thống Ấn Độ dành tặng cho nhân dân Việt Nam.
Ăn gì khi đi du lịch chùa Một CộtChùa Một Cột là địa điểm đến tâm linh nổi tiếng nằm trong lòng Hà Nội và là niềm tự hào của người dân thủ đô nói chung và của toàn dân tộc nói riêng. Đến đây, du khách không chỉ được vãng cảnh chùa thắp một nén nhang cầu may mắn, sức khỏe mà còn được thưởng thức những món ăn mang đậm đà Hà Nội.
Xung quanh khu di tích có rất nhiều địa điểm ăn uống. Du khách có thể khám phá và thưởng thức ẩm thực chợ đêm phố đi bộ. Các nhà hàng trên đường Lê Hồng Phong, Cao Bá Quát….
Bún chả là món ăn đặc sản phố cổ Hà nội
Bún thang – món ngon phố cổ Hà Nội về đêm
Phở gà chấm – món ăn độc đáo phố cổ Hà Nội
Bánh cuốn
Chả cá Lã Vọng
Mỳ Vằn thắn, nước trộn
Phở bò
Đăng bởi: Ngô Xuân Hung
Từ khoá: Kinh Nghiệm Du Lịch Chùa Một Cột – Nét Đẹp Văn Hóa Trong Lòng Thủ Đô
Senna Hue Hotel: Nét Đẹp Cổ Kính Giữa Lòng Cố Đô
Mục Lục
1. Đôi nét về Senna Hue HotelSenna Hue Hotel nổi bật lên với nét đẹp cổ kính nguyên bản vẫn được giữ gìn qua nhiều năm. Dù chỉ mới đi vào hoạt động trong thời gian gần đây, nhưng khách sạn Huế này luôn đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của 1 khách sạn 5 sao.
Senna Huế sở hữu 129 phòng nghỉ với trang thiết bị hiện đại, đầy đủ tiện nghi và phục vụ chu đáo. Khách sạn Huế này rất phù hợp cho chuyến nghỉ dưỡng dài ngày hoặc các chuyến đi công tác với không gian nghỉ ngơi riêng tư, thoải mái.
Bao quanh khách sạn là những hàng cây xanh mát, tạo không gian rộng rãi, thoáng khi cũng như là điểm riêng thu hút du khách muốn hòa mình vào thiên nhiên cũng vẻ đẹp cổ kính.
Với vị trí đắc địa ngay tại trung tâm thành phố Huế, du khách có thể dễ dàng di chuyển đến các địa điểm du lịch nổi tiếng như Hoàng Thành Huế, cầu Tràng Tiền, chợ Đông Ba và nhiều địa điểm khác.
2. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới Senna Hotel Huế 2.1. Địa chỉ Senna Hue HotelĐịa chỉ cụ thể của khách sạn tại số 07 Nguyễn Tri Phương, Phú Hội, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đây được coi là một vị trí địa lý vô cùng thuận lợi và nổi bật khi nằm ngay giữa trung tâm thành phố Huế. Khách sạn Senna Huế chỉ cách sân bay Phú Bài 14km, nằm ngay trên trục đường chính, vô cùng thuận lợi để di chuyển đến.
Từ khách sạn Senna Huế Hotel, du khách có thể dễ dàng đến các địa điểm du lịch nổi tiếng của Huế với thời gian di chuyển ngắn với taxi hoặc các phương tiện công cộng.
2.2. Hướng dẫn đường đi tới Senna Hue HotelĐường đi đến Senna Hotel Huế vô cùng dễ dàng nhờ vị trí nằm ngay trên trục đường chính của thành phố Huế. Du khách hoàn toàn có thể đến nơi đây với taxi, phương tiện cá nhân hoặc phương tiện công cộng.
Để đến Huế, du khách cũng có rất nhiều lựa chọn, phổ biến nhất là máy bay, tàu hỏa và xe khách.
Máy bay là phương tiện phổ biến, được sử dụng nhiều nhất đối với các du khách từ xa như Hà Nội, TPHCM. Hầu hết các hãng bay đều đang khai thác đường bay thẳng với thời gian ngắn và giá thành hợp lý. Từ sân bay Phú Bài, Huế, bạn có thể gọi taxi để trở về khách sạn.
Tàu hỏa là phương tiện đang được yêu thích gần đây. Trải nghiệm này mang đến cho du khách thời gian được ngắm nhìn khung cảnh hai bên đường đi với nhiều cảnh sắc tuyệt vời.
Xe khách là lựa chọn hoàn hảo cho những ai di chuyển đến Huế từ các tỉnh lân cận. Đây là phương tiện di chuyển an toàn với giá thành tiết kiệm nhất trong các phương tiện kể trên.
3. Không gian và phong cách thiết kế tại Senna Hue Hotel 3.1. Không gian và phong cách thiết kế của Senna Hue HotelPhong cách thiết kế của khách sạn Senna Huế được lấy cảm hứng từ phong cách Pháp xưa, được kết hợp với lối kiến trúc mang đậm văn hóa Huế. Không gian khách sạn vẫn giữ được nguyên vẹn những giá trị và hơi thở những năm tháng từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18 tại Huế. Không gian tại Senna Hotel Huế vừa cổ kính với nét đẹp cổ điển lại vừa mang vẻ đẹp sang trọng không bao giờ lỗi thời.
Điểm nổi bật trong thiết kế của khách sạn Senna Hue là mái nhà lát gạch hình thang cùng những khung cửa sổ và kiến trúc hình vuông của tòa nhà. Đây chính là lối thiết kế cổ điển mà bạn có thể bắt gặp ở bất kỳ tòa nhà Pháp cổ nào.
Tất cả không gian của Senna Hue Hotel từ ngoài vào trong đều mang đến cho du khách không khí của một thời xưa cũ đã qua.
3.2. Hệ thống phòng nghỉ của Senna Huế Hotel 3.2.1. Phòng SuperiorĐây là loại phòng cơ bản nhất tại Senna Hotel Huế với diện tích 40m2/phòng. Loại phòng này được thiết kế với 1 giường đôi lớn hoặc 2 giường đơn cùng với đầy đủ tiện nghi cần thiết như tivi, bàn làm việc, bộ bàn ghế,….
Mỗi phòng sẽ có ban công riêng, nơi du khách có thể thư giãn, thưởng thức một tách trà nóng, chút bánh ngọt và ngắm nhìn thành phố Huế cổ kính và thơ mộng.
3.2.2. Phòng DeluxeLoại phòng này tại Senna Hue Hotel có diện tích lên đến 45m2/phòng với đầy đủ tiện nghi như loại phòng Superior. Tuy nhiên, với không gian rộng hơn, quý khách có thể trải nghiệm một căn phòng với cửa nối thông với không gian tiếp khách được tách biệt. Loại phòng này sở hữu ban công riêng với view nhìn thẳng ra thành phố phía dưới hoặc view vườn nằm trong khuôn viên khách sạn.
3.2.3. Phòng PremierĐây là loại phòng nổi bật với sự khách biệt về diện tích so với 2 loại phòng kể trên. Tại Senna Hue Hotel, loại phòng này có diện tích lên tới 67m2 với sức chứa dành cho tối đa 4 khách.
Loại phòng này được thiết kế với 2 giường đôi, phù hợp cho một gia đình hoặc nhóm bạn cùng đi du lịch với nhau. Khi lựa chọn phòng premier để nghỉ dưỡng tại Senna Huế, du khách sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh thành phố với sự nhộn nhịp vào buổi sáng và nét trầm lặng về đêm.
3.2.4. Phòng Executive SuiteĐây là một trong những loại phòng thuộc dạng cao cấp nhất tại khách sạn Senna Huế với diện tích 86m2/phòng. Không gian phòng được chia thành nhiều phòng nhỏ với những mục đích khác nhau.
Phòng khách với bộ bàn ghế sofa cổ điển sang trọng sẽ là nơi tiếp khách độc đáo và ấn tượng. Phòng ngủ với giường đôi cỡ đại sẽ là nơi nghỉ ngơi lý tưởng sau một ngày dài ngao du của du khách.
Ngoài ra, phòng tắm tại hạng phòng này được thiết kế với bồn tắm lớn, rộng rãi. Ban công riêng với bộ bàn ghế uống nước chắc chắn sẽ là địa điểm lý tưởng để du khách ngắm trọn vẹn thành phố và biển khi lưu trú tại phòng executive suite khách sạn Senna Hue Hotel.
3.2.5. Phòng President SuiteĐây chính là căn phòng sang trọng, xa hoa bậc nhất tại Senna Hotel Huế với diện tích lên tới 335m2/phòng. Căn phòng được thiết kế và xây dựng với 2 tầng thông nhau.
4. Các dịch vụ tiện ích nổi bật của Senna Hue Hotel 4.1. Nhà Hàng tại Senna Hue HotelKhách sạn Senna Huế Hotel chỉ có một nhà hàng được đặt ngay tại tầng 1, giúp du khách dễ dàng tìm kiếm và dùng bữa. Nhà hàng này tại Senna Hue Hotel mở cửa từ 6h sáng đến tận 23h đêm với tất cả bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Bữa sáng được phục vụ theo dạng buffet và thường đã được đính kèm cùng giá phòng khách du lịch lưu trú tại khách sạn.
Vào bữa trưa và bữa tối, du khách có thể lựa chọn rất nhiều món ăn trong menu của nhà hàng. Nhà hàng phục vụ cả đồ ăn Á lẫn Âu, đặc biệt là các món ăn mang đậm hương vị của ẩm thực Huế. Tất cả các món ăn đều được chế biến và trang trí một cách tỉ mỉ dưới bàn tay tài hoa và tâm huyết của các đầu bếp.
Ngoài các món ăn đặc sắc từ Á đến Âu, nhà hàng tại Senna Hotel Huế còn có quầy bar – nơi phục vụ du khách đồ uống theo mùa và công thức đặc biệt. Bạn có thể order và thưởng thức đồ uống ngay tại khuôn viên nhà hàng hoặc yêu cầu được phục vụ tại bể bơi.
Với không gian mở vô cùng thoáng đãng, quầy bar Senna Hue Hotel sẽ mang đến phong vị của biển ngay bên cạnh hồ bơi xanh mát. Khi dùng bữa tại nhà hàng, quý du khách không chỉ được thưởng thức những món ăn, đồ uống chất lượng, không gian thoáng đãng, trong lành mà còn được phục vụ với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, luôn giúp đỡ bạn khi cần thiết.
4.2. Bể BơiBể bơi được nhân viên khách sạn Senna Hotel Hue vệ sinh và thay nước hàng ngày để đảm bảo vệ sinh cũng như để trải nghiệm của du khách trở nên hoàn hảo hơn. Bể bơi nằm ngay cạnh quầy bar nhà hàng, vì thế bạn có thể vừa vui đùa trong làn nước, lại vừa có thể thưởng thức những ly cocktail với hương vị ấn tượng.
Đây cũng chính là nơi ra đời của rất nhiều những bức ảnh sống ảo cực sang chảnh của nhiều du khách khi nghỉ dưỡng tại Senna Hue Hotel.
4.3. Senna SpaSenna Spa tạo lạc tại tầng 5 của Senna Hue Hotel. Đây sẽ là địa điểm thích hợp để du khách có thể thư giãn một cách thoải mái sau hành trình khám phá Cố Đô. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp với tay nghề cao sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp một cách tuyệt vời nhất.
4.4. Phòng tổ chức sự kiện/hội nghịĐược bố trí tại tầng 2 của khách sạn Senna Huế Hotel, khu vực phòng hội nghị được chia làm 2 hạng phòng: Luxury và V.I.P. Đây là không gian thường được sử dụng phục vụ cho những cuộc họp, hội nghị cao cấp hoặc lễ cưới với hệ thống ánh sáng và âm thanh hiện đại.
Thật không khó hiểu khi nhiều sự kiện đã được tổ chức tại không gian khách sạn Senna Huế khi nơi đây luôn mang đến chất lượng dịch vụ tuyệt hảo cùng cơ sở vật chất cao cấp hiện đại.
5. Những review của khách hàng về Senna Hue Hotel 6. Bảng giá phòng tại Senna Hue HotelBạn đọc hãy liên hệ trực tiếp tới chúng mình thông qua số Hotline: 0943 333 333 – 025 7777 7777 để nhận được báo giá đầy đủ, chính xác và nhanh chóng nhất. Bên cạnh đó sẽ có rất nhiều chương trình ưu đãi cực kỳ hấp dẫn đang chờ đợi bạn.
7. Thông tin đặt phòng Senna Hotel Huechúng mình luôn có mặt để giải đáp cho du khách tất cả những thắc mắc trong việc đặt phòng cũng như việc đăng ký các dịch vụ nghỉ dưỡng tại Senna Hue Hotel. Mọi chi tiết xin liên hệ:
Địa chỉ: 07 Nguyễn Tri Phương, Phú Hội, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Số điện thoại: 0943 333 333 – 025 7777 7777
Fanpage: chúng tôi mìnhvn
Đăng bởi: Tùng Bùi Thanh
Từ khoá: Senna Hue Hotel: nét đẹp cổ kính giữa lòng cố đô
Cập nhật thông tin chi tiết về Du Ngoạn Chợ Rồng Ninh Bình Tìm Lại Nét Văn Hóa Cố Đô trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!