Bạn đang xem bài viết Điều Trị Tình Trạng Viêm Da Với Kem Bôi Beprosalic được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thuốc có thành phần hoạt chất tương tự: Lotusalic, Hasaderm…
Thành phần trong dung dịch không màu, hơi nhớt có chứa
Hoạt chất chính
Betamethasone dipropionate 0,064% kl/tt.
Salicylic acid 2,0% kl/tt.
Tá dược
Methyl Paraben.
Isopropyl Alcohol.
Hydroxypropyl methylcellulose.
Natri Hydroxide 10M.
Nước tinh khiết.
+ Viêm da tiết bã.
Dị ứng với betamethasone dipropionate và các Corticosteroid khác, acid Salicylic và các muối Salicylate khác, hoặc bất cứ thành phần nào có trong công thức của thuốc.
Các chế phẩm corticosteroid bôi ngoài da trong hầu hết các trường hợp nhiễm virus trên da, bệnh lao và trứng cá đỏ.
4.1. Cách dùng
Đầu tiên, cần rửa sạch và lau khô vùng da bị viêm.
Tiếp đó, bôi một lớp mỏng thuốc vào vị trí viêm và vùng da xung quanh rồi thoa cho thuốc thấm đều, 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối theo hướng dẫn của bác sĩ.
Lưu ý, nếu các triệu chứng vẫn còn dai dẳng, hãy gọi ngay cho bác sĩ để được tư vấn.
Ngoài ra, thuốc này chỉ được dùng để điều trị tình trạng nhiễm nấm của chính bệnh nhân, không được sử dụng thuốc cho bất kì đối tượng nào khác. Và cần loại bỏ phần thừa sau khi đã điều trị.
4.2. Liều dùng
+ Mỗi lần bôi sử dụng vài giọt (tùy vào chỉ định của bác sĩ).
Liều duy trì: bôi thuốc ít thường xuyên hơn.
Cảm giác nóng rát, ngứa, kích ứng.
Tình trạng khô da, viêm nang lông.
Xuất hiện tình trạng rậm lông tóc, ban dạng mụn.
Giảm sắc tố da, bợt da.
Nhiễm khuẩn thứ phát.
Teo da, rạn da và ban hạt kê.
Ngoài ra, các chế phẩm bôi ngoài da có chứa acid salicylic có thể gây viêm da.
Cho đến hiện tại, vẫn chưa ghi nhận ca tương tác nào khi dùng cùng với Aminoleban đường uống.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả khi điều trị thì người bệnh cần thông tin cho bác sĩ đầy đủ về các thuốc đã, đang và sẽ dùng để bác sĩ có thể tư vấn sử dụng thuốc an toàn hợp lí và hiệu quả nhất.
Lưu ý cần ngưng dùng thuốc nếu xuất hiện tình trạng kích ứng, quá mẫn, khô da quá mức hoặc các phản ứng khác xảy ra. Trong trường hợp có nhiễm trùng hiện hữu nên dùng liệu pháp trị liệu thích hợp.
+ Tăng glucose huyết và tăng glucose niệu một vài bệnh nhân, đặc biệt ở trẻ em và trẻ nhỏ.
Không những vậy, acid Salicylic trong các chế phẩm dùng ngoài da cũng có thể được hấp thu với lượng đủ để gây ra ngộ độc salicylate.
Phải thật thận trọng khi dùng thuốc để điều trị chứng viêm da do ứ đọng và các bệnh lý về da do sự lưu thông máu yếu.
Chú ý, cần phải ngưng dùng thuốc nếu tình trạng kích ứng, quá mẫn hoặc các phản ứng khác xảy ra, nên dùng liệu pháp thích hợp.
8.1. Lái xe và vận hành máy móc
Cho đến hiện tại vẫn chưa có ghi nhận về tình trạng đau đầu, chóng mặt hay buồn ngủ khi điều trị.
Do đó, có thể sử dụng thuốc trên các đối tượng đòi hỏi sự tập trung cao độ khi làm việc này.
8.2. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú
Vẫn chưa có đầy đủ nghiên cứu chứng minh độ an toàn của corticosteroid dùng tại chỗ khi sử dụng trên đối tượng là phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.
Do đó, chỉ nên sử dụng thuốc nếu lợi ích thu được vượt hẳn rủi ro có thể xảy đến với thai nhi hoặc trẻ bú mẹ.
Khi điều trị Corticosteroid tại chỗ kéo dài quá mức có thể làm ức chế chức năng của tuyến thượng thận và tuyến yên dẫn đến thiểu năng tuyến thượng thận thứ phát.
Ngoài ra, việc dùng quá lâu các chế phẩm dùng ngoài có chứa Acid Salicylic có thể gây ra triệu chứng ngộ độc Salicylate.
+ Ngoài ra, cần uống natri, bicarbonate để kiềm hóa và tăng lợi tiểu.
Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.
Để thuốc Beprosalic tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc Carbimazole ở những nơi ẩm ướt.
Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là < 30ºC.
Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Kem Bôi Da Ultracomb Trong Điều Trị Nấm Và Các Lưu Ý
Thành phần hoạt chất: triamcinolone acetonide, neomycin sulfate, nystatin, clotrimazole
Thành phần trong công thức thuốc
Triamcinolone acetinide 0,1%
Neomycin sulphate 0,5%
Nystatin 100,000 U.I.
Clotrimazole 1%.
Thuốc Ultracomb® là một thuốc kết hợp giữa kháng sinh và thuốc kháng viêm corticoid. Kem bôi Ultracomb được dùng để điều trị các tình trạng nhiễm trùng ngoài da. Ngoài ra, thuốc còn giúp giảm sưng tấy, ngứa.
Không những vậy, thuốc Ultracomb® có thể được sử dụng cho một số chỉ định khác và có thể không được đề cập trong tờ hướng dẫn này. Do đó, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.
Thuốc ultracomB điều trị tại chỗ các bệnh nấm như các trường hợp cụ thể sau
Bệnh nấm Candida ở miệng, họng;
Người bệnh bị bệnh nấm da,
Điều trị lang ben,
Ultracomb còn được dùng để điều trị tình trạng nấm ở âm hộ, âm đạo, viêm móng và quanh móng…
Người bệnh dị ứng với bất kỳ hoạt chất triamcinolone acetonide, neomycin sulfate, nystatin, clotrimazole hoặc dị ứng với bất kỳ tá dược nào có trong công thức của kem bôi da Ultracomb
4.1. Cách dùng
Thuốc Ultracomb được bào chế dưới dạng kem bôi, dùng tại chỗ
Khi dùng thuốc Ultracomb®, cần phải tuân thủ các bước sau
Đầu tiên, vệ sinh tay và làm sạch cũng như làm khô vùng da cần phải điều trị trước khi thoa kem bôi da Ultracomb
Tiếp đó, lấy một lượng thuốc vừa đủ theo yêu cầu của bác sĩ/ dược sĩ
Sau đó, thoa thuốc lên vùng da cần điều trị theo chỉ dẫn
Về liều lượng, liệu trình sử dụng đều cần phải tuân thủ chính xác hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất
Hãy đọc hướng dẫn sử dụng một cách cẩn thận trước khi dùng;
Ngoài ra, trong quá trình điều trị nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với bác sĩ để có thể được hướng dẫn một cách hợp lý nhất
4.2 Liều dùng thuốc Ultracomb
Phát ban.
Vẫn chưa có thông báo về tác dụng hiệp đồng hay đối kháng giữa clotrimazol và nystatin, amphotericin B hay flucytosin với các loài nấm C. albicans.
Tuy nhiên, nồng độ tacrolimus trong huyết thanh của người bệnh ghép gan tăng lên khi dùng đồng thời với clotrimazol. Do đó, nên giảm liều tacrolimus theo tình trạng bệnh lý của người bệnh.
Thuốc Ultracomb có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác đang dùng hoặc có thể làm gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ.
Do đó, để tránh tình trạng tương tác thuốc, nên thông tin cho bác sĩ tất cả các thuốc đã, đang hoặc dự định sẽ dùng để bác sĩ có thể tư vấn dùng thuốc một cách hợp lý và hiệu quả
Lưu ý, thức ăn, rượu và thuốc lá có thể sẽ gây tương tác. Vì thế cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ kỹ càng trước khi quyết định dùng thuốc
Lưu ý, không dùng clotrimazol để chỉ định điều trị tình trạng nhiễm nấm toàn thân.
Trường hợp người bệnh có kích ứng hoặc mẫn cảm khi dùng thuốc, phải ngừng thuốc và điều trị thích hợp.
Tuân thủ đầy đủ thời gian điều trị theo chỉ định của bác sĩ cho dù các triệu chứng có thuyên giảm.
Sau 4 tuần điều trị, nếu các triệu chứng vẫn không tiến triển tốt hơn hoặc trở nên tệ đi thì cần phải hẹn gặp bác sĩ để khám lại.
Nếu có các biểu hiện tăng kích ứng ở vùng bôi thuốc (đỏ, ngứa, bỏng, mụn nước, sưng) đó là dấu hiệu của sự quá mẫn. Nếu nghiêm trọng có thể tạm thời ngưng thuốc và gọi cho bác sĩ/ dược sĩ để được tư vấn
Ngoài ra, người bệnh cần tránh các nguồn gây nhiễm khuẩn hoặc tái nhiễm.
8.1. Lái xe và vận hành máy móc
Kem bôi da Ultracomb dùng tại chỗ và không gây tác động lên thần kinh như tình trạng chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi, rối loạn thị giác khi dùng thuốc
Do đó, có thể dùng thuốc Ultracomb cho các đối tượng đòi hỏi sự tập trung cao độ khi làm việc như lái xe hoặc vận hành máy móc. Tuy nhiên, cũng cần thận trọng khi dùng để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả
8.2. Phụ nữ có thai
Vẫn chưa có đầy đủ các số liệu nghiên cứu trên người mang thai trong 3 tháng đầu.
Do đó, kem bôi da Ultracomb chỉ được dùng cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu trừ khi có chỉ định rõ ràng của bác sĩ.
8.3. Phụ nữ cho con bú
Vẫn chưa biết liệu khi bôi kem Ultracomb lên da thì thuốc có bài tiết qua sữa không
Do đó, cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ đang cho con bú.
Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.
Để thuốc Ultracomb tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là <30 ºC.
Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Thuốc Eumovate: Kháng Viêm Dùng Ngoài Da Giảm Tình Trạng Viêm, Ngứa
Thuốc chứa thành phần tương tự như : Clobavate .
1. Eumovate cream là thuốc gì ?Hoạt chất chính của thuốc Eumovate là clobetasone butyrate 0,05% w/w. Đây là một chất kháng viêm dùng ngoài da thuộc nhóm corticosteroid có hiệu lực trung bình. Kem bôi Eumovate® giúp giảm các tình trạng sưng tấy (viêm) và ngứa ở người lớn, người già, trẻ em và trẻ nhũ nhi, cụ thể trong một số bệnh:
Viêm da cơ địa (chàm).
Viêm da tiếp xúc hoặc kích ứng da
Hăm da do tã lót.
Viêm da do tiếp xúc với ánh sáng.
Sần cục ngứa.
Viêm da tiết bã.
Phản ứng do côn trùng đốt.
2. Sử dụng thuốc Eumovate ® ( clobetasone butyrate 0,05 % w / w ) như thế nào ?Sử dụng Eumovate ® theo đúng chỉ định của bác sĩ. Eumovate ® nên được sử dụng với lượng thuốc tối thiểu và trong thời hạn ngắn nhất để trấn áp triệu chứng viêm, ngứa .
2.1. Một số lưu ý khi dùng Eumovate
Sử dụng Eumovate® 1-2 lần/ngày cho đến khi tình trạng được cải thiện, sau đó giảm số lần sử dụng hoặc chuyển sang thuốc có hiệu lực thấp hơn.
Không bôi thuốc trên một vùng da rộng trong thời gian dài (bôi nhiều tuần/tháng) trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Sau mỗi lần dùng thuốc, giữ cho thuốc có đủ thời gian hấp thu vào da trước khi dùng một thuốc làm mềm da
Nếu tình trạng da xấu hơn hoặc không cải thiện sau 4 tuần, nên đánh giá lại phương pháp điều trị và chuẩn đoán
Khi đã kiểm soát được các triệu chứng bệnh, nên ngưng dần liệu pháp dùng corticoid tại chỗ và tiếp tục duy trì bằng một thuốc làm mềm da. Các bệnh về da trước đó có thể tái phát nếu ngưng đột ngột các thuốc bôi corticosteroid tại chỗ, đặc biệt là thuốc có hiệu lực cao
2.2. Hướng dẫn bôi thuốc Eumovate®
Rửa tay sạch trước khi bôi kem.
Bôi một lớp thuốc mỏng và xoa nhẹ nhàng phủ kín hoàn toàn vùng da bệnh đến khi lớp kem dần biến mất. Lượng thuốc Eumovate® cần dùng có thể đo bằng đầu ngón tay người lớn (lóng tay).
Rửa tay sau khi bôi kem xong, không cần rửa tay nếu vùng bị tổn thương nằm ở bàn tay.
2.3. Liều dùngLiều dùng ở người lớn (tính theo số lóng tay)
Mặt và cổ: 2,5.
Lưng: 7.
Ngực, bụng: 7.
Cánh tay: 3.
Bàn tay: 1.
Đùi, cẳng chân: 6.
Bàn chân: 2.
Liều dùng ở trẻ em
Lượng kem bôi Eumovate® cần thiết (tính theo số lóng tay)
Tuổi
Mặt và cổ
Cánh tay, bàn tay
Đùi, bàn chân
Ngực
Lưng (mông)
3 – 6 tháng 1 1 1,5 1 1,5
1 – 2 tuổi 1,5 1,5 2 2 3
3 – 5 tuổi 1,5 2 3 3 3,5
6 – 10 tuổi 2 2,5 4,5 3,5 5
Nếu triệu chứng tệ hơn hoặc không thuyên giảm sau 7 ngày ( so với trẻ nhỏ ), bệnh nhân nên tìm hiểu thêm quan điểm bác sĩ. Trong trường hợp những triệu chứng viêm, ngứa thuyên giảm, bệnh nhân nên giảm liều và tần suất sử dụng .
3. Những điều cần phải quan tâm khi sử dụng thuốc Eumovate ® là gì ?Bệnh nhân không nên sử dụng Eumovate ® nếu gặp phải những trường hợp sau :
Dị ứng với clobetasone butyrate 0,05% w/w và các thành phần của thuốc.
Phụ nữ mang thai và cho con bú.
Không được sử dụng Eumovate ® trong những trường hợp bệnh lý ( vì hoàn toàn có thể làm bệnh trở nên nặng hơn ) :
Các nhiễm khuẩn ngoài da chưa được điều trị (ví dụ herpes simplex, thủy đậu).
Mụn trứng cá.
Bệnh trứng cá đỏ rosacea
Ngứa nhưng không viêm (sưng, đỏ).
4. Sử dụng thuốc Eumovate ® gặp phải những công dụng phụ nào ?Một số tác dụng có hại dù rất hiếm gặp ở Eumovate:
Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng: nhiễm trùng cơ hội
Rối loạn miễn dịch: hiện tượng quá mẫn, mề đay, bỏng rát vùng da tiếp xúc, ban đỏ, ngứa, phát ban
Rối loạn nội tiết: ức chế trục dưới đồi – tuyến yên – thượng thận, hội chứng giống như cushing (mặt tròn như mặt trăng, béo phì ở trung tâm), chậm tăng cân ở trẻ em, loãng xương, glaucom, tăng đường huyết, đục thủy tinh thể, tăng huyết áp, giảm nồng độ corticoid nội sinh
Rối loạn sắc tố da: viêm da tiếp xúc dị ứng, teo da, đổi màu da, rậm lông, ngứa, ban đỏ
Trầm trọng thêm các triệu chứng tiềm ẩn.
5. Các tương tác thuốc khi dùng với Eumovate ®Việc dùng những thuốc ức chế CYP3A4 ( ví dụ như ritonavir, itraconazole ) gây ức chế chuyển hóa thuốc corticoid, làm tăng nồng độ thuốc trong khung hình gây ra những công dụng không mong ước. Mức độ tương tác nhờ vào vào liều, đường dùng và hiệu lực thực thi hiện hành của chất ức chế CYP3A4
6. Thuốc Eumovate ® có tác động ảnh hưởng đến phụ nữ có thai và cho con bú không ?
Đối với phụ nữ mang thai
Không có bằng chứng lâm sàng nào trên người về ảnh hưởng của clobetasone butyrate 0,05% w/w đến phụ nữ mang thai. Sử dụng corticoid tại chỗ cho động vật mang thai có thể gây bất thường đối với bào thai, cần cân nhắc lợi ích và tác hại khi dùng Eumovate® cho phụ nữ mang thai.
Đối với phụ nữ cho con bú
Vẫn chưa xác lập được tính bảo đảm an toàn của corticoid tại chỗ ở phụ nữ cho con bú. Chỉ nên dùng Eumovate trong thời hạn cho con bú nếu quyền lợi mong đợi cho người mẹ tiêu biểu vượt trội so với rủi ro tiềm ẩn cho đứa trẻ
7. Eumovate giá bao nhiêu ?Eumovate ® có giá khoảng chừng 22.000 – 25.000 VNĐ trên thị trường .
Thuốc Eumovate được sử dụng tối đa 2 lần mỗi ngày. Chú ý các các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc. Hy vọng bạn đọc đã có những thông tin cần thiết cần nắm về thuốc Eumovate.
Điều Trị Bệnh Viêm Khớp Sinh Mủ
Điều trị Bệnh Viêm khớp sinh mủ 07-09-2010
Viêm khớp mủ, đôi lúc còn gọi là viêm khớp nhiễm trùng (septic arthritis) là một bệnh lý viêm sinh mủ trong ổ khớp, ngõ vào thông thường nhất là do đường máu, thỉnh thoảng do vết thương xuyên thủng gây nhiễm trùng trực tiếp hoặc do nhiễm trùng của bộ phận kế cận như viêm tủy xương mãn tính.
Viêm khớp mủ thường gặp nhất là ở trẻ em, trẻ đẻ non, người già và những người bị ức chế miễn dịch. Nói chung, bệnh này thường xảy ra ở một khớp, khớp gối, khớp háng, nhưng có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào. Trẻ em có thể bị ở nhiều khớp. Cần lưu ý rằng nhiễm trùng khớp háng có thể đau ở khớp gối và ngược lại.
1. Thông tin về viêm khớp mủ
Viêm khớp mủ có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào kể cả trẻ sơ sinh, trẻ em. Ở người lớn thường xảy ra ở khớp khủy tay hoặc một khớp chịu lực như khớp gối. Khoảng 20% bệnh nhân có triệu chứng tại nhiều hơn một khớp. Nhiểm trùng đa khớp thường gặp ở trẻ em, điển hình ở khớp vai, khớp gối, khớp háng.
2. Các nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao phát triển viêm khớp nhiễm trùng, gồm:
• Bệnh nhân đang bị chấn thương hoặc phẫu thuật khớp hoặc đang tiêm thuốc trực tiếp vào khớp.
3. Triệu chứng của viêm khớp mủ
Triệu chứng của viêm khớp nhiễm trùng xảy ra đột ngột, triệu chứng phát triển từ 3 đến 14 ngày và có đặc điểm là đau nhiều, sưng tại khớp kèm theo đau, 90% trường hợp có một ít dịch mô chảy vào ổ khớp bị viêm. Khớp bị đau, nóng khi sờ chạm; Ớn lạnh và sốt cũng là triệu chứng thường gặp. Khi sờ chạm vào khớp thì bị đau và có thể có hoặc không có ấn kèm theo.Trẻ em thỉnh thoảng có nôn, ói.
4. Nguyên nhân của viêm khớp mủ
Nói chung, nguyên nhân của viêm khớp mủ là do các loại vi khuẩn, siêu vi hoặc nấm xâm nhập vào khớp qua đường máu. Mầm bệnh còn có thể xâm nhập trực tiếp vào khớp từ bên ngoài do chấn thương, tiêm thuốc vào khớp hoặc do các nhiễm trùng từ nơi khác của cơ thể. Các mầm bệnh cụ thể khác nhau tùy theo nhóm tuổi. Trẻ sơ sinh thường do nhiểm lậu cầu khuẩn từ mẹ bị bệnh lậu. Trẻ em củng có thể bị viêm khớp nhiểm trùng mắc phải do môi trường bệnh viện, thường là do đặt catheter. Các mầm bệnh thường gặp khác:
– Người già: vi khuẩn Gram âm gồm Salmonellae và Pseudomonas
Các nguyên nhân thường gặp gây nhiểm trùng khớp theo nhóm tuổi
STT
Nhóm tuổi
Mầm bệnh
1
Trẻ sơ sinh (Neonates)
Streptococcus pyogenes; vi khuẩn Gram âm
2
Trẻ em (Infants and children)
Staphylococcus aureus; Haemophycoccus influenzae; Salmonella
3
Thiếu niên (Aldolescent)
Staphylococcus aureus; Nesseria gonorrhoea
4
Người lớn (Adults)
Staphylococcus aureus; Streptococcus; vi khuẩn Gram âm
5
Chích ma túy tỉnh mạch (IV drug abusers)
Viêm khớp nhiễm trùng được xem là một cấp cứu y khoa vì tổn thương trên xương cũng như sụn và khả năng dẫn đến sốc nhiểm trùng có khi tử vong. Staphilococcus aureus có khả năng hủy hoại sụn trong một đến hai ngày. Sự hủy hoại sụn và xương sẽ dẫn đến trật khớp. Nếu nhiểm trùng do vi khuẩn thì nó sẽ vào máu và các mô xung quanh gây nên áp xe, ngay cả nhiễm trùng nhiễm độc. Biến chứng thường gặp nhất của viêm khớp nhiểm trùng là viêm khớp xương mãn tính.
5. Chẩn đoán viêm khớp mủ
– Bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm khớp nhiễm trùng dựa trên các triệu chứng lâm sàng, bệnh sử, khám thực thể, xét nghiệm máu và dịch khớp. Sau khi gây tê tại chỗ, bệnh nhân sẽ được rút dịch khớp tại khớp bị viêm. Dịch này sẽ được thử nghiệm bạch cầu, thường bạch cầu cao, tìm vi khuẩn hoặc các mầm bệnh khác. Một ít dịch khớp được nuôi cấp ở môi trường đặc biệt để cho vi khuẩn có thể mọc và được định danh.
– Bác sĩ sẽ tiến hành rút mẫu dịch khớp bằng kim và syringe để xét nghiệm. Bác sĩ cũng tiến hành nuôi cấy máu, nước tiểu để loại trừ các nguyên nhân khác như bệnh gout, thấp khớp cấp, viêm khớp dạng thấp, bệnh Lyme và các bệnh khác mà có thể gây nên đau khớp và sốt. Trong vài trường hợp, bác sĩ hội chẩn với chuyên gia về chỉnh hình và thấp học (Rheumatology) để tránh nhầm lẫn trong chẩn đoán. Bởi vì viêm khớp nhiểm trùng có thể hủy hoại khớp nhanh chóng nếu không được điều trị, bác sĩ của bạn cho chụp X- quang để đánh giá tổn thương khớp.
– Xét nghiệm là cần thiết để chẩn đoán xác định viêm khớp nhiểm trùng. Bác sĩ sẽ rút một ít mẫu dịch khớp (synovial fluid – SF) tại khớp bị viêm. SF là một dịch nhờn được tiết ra từ mô quanh khớp. Bệnh nhân nên được giải thích rằng khi rút dịch khớp có thể đau. Dịch khớp được gởi đi nuôi cấy. Số lượng tế bào bạch cầu thường ở mức cao, Bạch cầu cao hơn 100.000 tế bào/mm3 hoặc bạch cầu đa nhân trên 90% thì nghĩ đến viêm khớp nhiểm trùng. Nhuộm Gram của dịch khớp để xác định vi khuẩn gây bệnh.
– Thỉnh thoảng bác sĩ thực hiện sinh thiết mô hoạt dịch gần khớp nếu xét nghiệm mẫu dịch khớp âm tính, nuôi cấy các dịch khác của cơ thể như nước tiểu, máu có thể được thực hiện đồng thới với nuôi cấy dịch khớp.
– Hình ảnh chẩn đoán không hữu dụng trong giai đoạn sớm của bệnh viêm khớp nhiễm trùng. Sử hủy hoại xương hoặc sụn không xuất hiện cho đến 10 – 14 ngày sau khi khởi phát triệu chứng. Nghiên cứu hình ảnh chẩn đoán thỉnh thoảng hửu dụng nếu nhiễm trùng khớp ở vị trí sâu.
6. Điều trị viêm khớp nhiễm trùng
– Viêm khớp nhiễm trùng phải được chẩn đoán sớm và điều trị bằng kháng sinh. Đầu tiên bác sĩ của bạn sẽ cho kháng sinh tiêm tĩnh mạch để chắc chắn rằng khớp bị nhiễm nhận được thuốc để diệt vi khuẩn càng nhanh càng tốt. Sau đó kháng sinh được cho bằng đường uống.
– Bác sĩ cũng cần tháo dịch khớp khỏi khớp bị nhiễm trùng nếu nó tái tiết dịch nhanh chóng. Tháo dịch trực tiếp đối với viêm khớp háng nhiễm trùng là dè dặt vì vị trí của nó khó tháo dịch nhiều lần. Đối với các khớp khác, tháo dịch chỉ được thực hiện nếu điều trị nội khoa từ 2 đến 4 ngày bị thất bại. Bó nẹp giúp cho khớp yên và giảm đau. Sau một thời gian bó nẹp, bác sĩ sẽ khuyên tập thể dục nhẹ nhàng để phòng ngừa cứng khớp. Hầu hết bệnh nhân viêm khớp nhiễm trùng hồi phục hoàn toàn khi được điều trị kháng sinh.
– Sự hồi phục của bệnh viêm khớp nhiểm trùng thường là tốt với hầu hết bệnh nhân có điều trị, tuy nhiên, có nhiều bệnh nhân sẽ phát triển viêm xương khớp mãn hoặc biến dạng khớp. Thỉnh thoảng trẻ em bị nhiểm trùng khớp háng sẽ có ảnh hưởng về phát triển. Những bệnh nhân có tổn thương nặng về xương hoặc sụn cần phẫu thuật tái tạo nhưng không thể thực hiện nó cho đến khi nhiễm trùng đã khỏi hoàn toàn.
7. Thuốc điều trị viêm khớp nhiểm trùng
Nếu trì hoãn điều trị thì sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến khớp và các biến chứng khác, bệnh nhân sẽ bắt đầu được tiêm tĩnh mạch kháng sinh trước khi mầm bệnh được xác định. Sau khi mầm bệnh đã được xác định rồi, bác sĩ có thể cho bệnh nhân thuốc kháng sinh đặc hiệu. Thuốc chống viêm nonsteroid thường được cho đối với nhiễm trùng vi rút. Thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch được cho khoảng 2 tuần hoặc cho đến khi hết triệu chứng viêm. Sau đó, bệnh nhân được cho kháng sinh đường uống từ 2 đến 4 tuần lễ.
8. Phẫu thuật viêm khớp nhiễm trùng
– Những bệnh nhân có tổn thương nặng về xương hoặc sụn có thể cần phẫu thuật tái tạo, nhưng không thể thực hiện cho đến khi hết nhiễm trùng hoàn toàn.
9. Theo dõi và điều trị hỗ trợ bệnh viêm khớp nhiễm trùng
– Bệnh viêm khớp mủ cần được theo dõi cận thận trong khi bệnh nhân nằm viện. Bác sĩ sẽ lấy dịch khớp hằng ngày để kiểm tra sự đáp ứng của bệnh nhân với kháng sinh.
– Viêm khớp mũ thường gây đau nhiều. Bệnh nhân thường được cho thuốc giảm đau, đồng thời đắp khăn nóng hoặc chườm đá lên khớp bị đau. Trong vài trường hợp, tay hoặc chân của bệnh nhân được bó nẹp để bảo vệ khỏi đau khớp do cử động.
10. Tiên lượng bệnh viêm khớp mủ
Tiên lượng phụ thuộc vào sự điều trị kịp thời bằng kháng sinh và tháo dịch khớp. Khoảng 70% bệnh nhân hồi phục vĩnh viễn mà không để lại tổn thương khớp. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân sẽ phát triển thành bệnh viêm khớp mãn tính hoặc biến dạng khớp. Nếu điều trị không kịp thời, viêm khớp mủ có thể gây tử vong do sốc nhiễm trùng và suy hô hấp với tỷ lệ từ 5 đến 30%.
11. Phòng ngừa viêm khớp mủ
Một số trường hợp viêm khớp nhiễm trùng có thể phòng ngừa được. Tránh tự chích thuốc vào khớp, quan hệ tình dục an toàn, xét nghiệm và điều trị kịp thời các trường hợp nhiễm lậu, Bệnh nhân đang chích thuốc cortisteroid vào khớp để điều trị viêm xương khớp mãn tính thì cần xem xét lại phương pháp điều trị này để chống lại sự gia tăng nguy cơ viêm khớp mủ.
BS. HỒ VĂN SANH – BV HMCL
8 Bí Kíp Giúp Bà Bầu Đối Phó Với Tình Trạng Da Xấu Khi Mang Thai
Da xấu khi mang thai với những vết nám, sạm màu, mụn, khô ráp… khiến mẹ bầu xuống sắc và mất tự tin. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Mẹ bầu có sử dụng mỹ phẩm được hay không?
Da xấu khi mang thai là tình trạng rất nhiều mẹ bầu gặp phải
Da mặt thay đổi khi mang thai như thế nào?Nhiều mẹ sau khi sinh con thì cảm thấy làn da của mình xuống sắc nghiêm trọng. Nhưng thực tế không phải sau khi sinh làn da của phụ nữ mới bắt đầu xấu đi. Mà ngay trong suốt quá trình mang thai, nội tiết tố thay đổi khiến làn da bị tổn hại.
Diana Spalding, biên tập viên của chuyên Motherly’s Digital Education, tác giả cuốn sách The Mother Guide to Becoming Mama cho biết: “Sự thay đổi nội tiết tố, và cả cách sinh hoạt sẽ dẫn những vấn đề về da khi mang thai. Bạn sẽ bị mất nước hơn nên làm da khô và ngứa. Mất ngủ liên tục khiến mắt bị thâm quầng”.
Lượng estrogen trong cơ thể bị suy giảm. Đây là loại hormone đóng vai trò quan trọng giúp duy trì làn da trắng sáng, mịn màng. Việc suy giảm nội tiết tố estrogen khiến da bị sạm nám, thậm chí gây trầm cảm… Đây là lí do chính khiến da xấu khi mang thai và lí giải tại sao phụ nữ mang thai lại xấu.
Mẹ bầu thường bị mụn, nám…
8 vấn đề về da và cách cải thiện tình trạng da xấu khi mang thaiCó thể thấy việc thay đổi da khi mang thai là điều mà mọi mẹ bầu gặp phải. Và thông thường mẹ bầu sẽ không sử dụng bất kỳ sản phẩm trang điểm hay dưỡng da nào. Bởi lo lắng điều đó sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu.
Nhưng trên thực tế bạn có thể sử dụng những sản phẩm chăm sóc da và trang điểm tự nhiên, an toàn cho bà bầu. Điều này sẽ giúp mẹ bầu khắc phục tình trạng da xấu khi mang thai, chăm sóc da tốt hơn.
Một số loại mỹ phẩm thiên nhiên còn có chứa các thành phần điều trị có thể giúp làm giảm các triệu chứng da. Theo đó, bạn cần lưu ý là FDA có danh sách cập nhật và phân loại các thành phần được sử dụng trong các sản phẩm làm đẹp, mỹ phẩm mà phụ nữ mang thai nên tránh. Một trong số đó là: retin-a, hydroquinone, formaldehyd, dihydroxyacetone, benzoyl peroxide và axit salicylic.
Thêm vào đó đôi khi tình trạng ngứa da có thể là dấu hiệu của “biến chứng nghiêm trọng được gọi là ứ mật. Vì vậy hãy kiểm tra chắc chắn với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ trước khi sử dụng biện pháp nào đó”, Spalding nói.
Làn da nhờn khi mang thaiMồ hôi? Da nhờn? Vâng, điều này gây ra bởi những hormone thai kỳ! Các sản phẩm RMS “Un” Powder – phấn phủ phản quang siêu mỏng nhẹ hoàn toàn tự nhiên có thể giúp bạn. Đây là loại phấn siêu mịn này chỉ có hai thành phần (mica và silica, không bị nhầm lẫn với silicone) sẽ không tạo nên một lớp phấn quá trắng.
Phấn phủ da nhờn an toàn cho mẹ bầu
Làn da sạm màuVới làn da này thì sản phẩm mà các mẹ bầu có thể tham khảo đó là Plant Makeup Pink Rose Shimmer Balm. Đây là sản phẩm hoàn toàn tự nhiên với đất sét hồng và khoáng chất an toàn cho sức khỏe.
Plant Makeup Pink Rose Shimmer Balm tạo một lớp nền nhẹ, nổi bật và giúp da sáng màu hơn. Sản phẩm này sẽ là lựa chọn rất tốt để che khuyết điểm da xấu khi mang thai.
Da mụn trứng cáMụn trứng cá là tình trạng thường gặp nhất ở mẹ bầu. Do thay đổi nội tiết khô khiến da tiết nhờn nhiều hơn. Để điều trị những nốt mụn bạn có thể tham khảo ngay sản phẩm Juice Beauty’s Photo Pigments Perfecting Concealer. Với khả năng kháng khuẩn, chống viêm với thành phần dầu dừa hữu cơ, Plant Makeup Pink Rose Shimmer Balm mang đến hiệu quả trị mụn rất tốt, an toàn.
Dành cho da khô và ngứaMùa đông có thể khiến da bị bong tróc, nứt nẻ. Và nếu bạn mang thai thì trình trạng có thể nặng hơn. Bạn cần một sản phẩm đa năng có tác dụng giữ ẩm, làm dịu và bảo vệ trong khi vừa giúp da đều màu hơn mà không cần trang điểm. Suntegrity 5 in 1 Face Suncsreen là một gợi ý mà bạn nên tham khảo.
Quầng thâm mắt dưới daViệc bị mất ngủ khi mang thai sẽ khiến mắt bạn bị thâm quầng và có bọng mắt. Bạn có thể che phủ và làm mờ vết thâm bằng sản phẩm W3LL PEOPLE Bio Correct Multi-Action Concealer.
Sản phẩm trang điểm cho mắt thâm quầng
Tình trạng tĩnh mạch có thể thấy đượcĐiều này gây ra do lượng máu được tăng cường để cung cấp cho thai nhi. Sản phẩm Gressa Skin Minimalist Corrective Serum Foundation với công thức Serum-to-Powder, gần giống như một loại vitamin tổng hợp cho làn da và cung cấp độ che phủ liền mạch.
Sản phẩm dành cho mẹ bầu tình trạng tĩnh mạch nhìn thấy được
Đốm nâu sậmĐây là tình trạng da xấu khi mang thai khá phổ biến. Một sản phẩm chứa lô hội như 14e Aloe Nourish Foundation với độ che phủ trung bình sẽ giúp da sáng màu hơn.
Mascara cho đôi mắt mệt mỏiChỉ cần đánh nhẹ chút Alima Pure mascara sẽ giúp gương mặt của bạn tươi tắn, giàu sức sống hơn.
Theo mother.ly
Đăng bởi: Đạt Nguyễn
Từ khoá: 8 bí kíp giúp bà bầu đối phó với tình trạng da xấu khi mang thai
Viêm Cầu Thận: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Thận đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ quan trọng khác nhau. Chúng bao gồm: Lọc máu, tái hấp thu chất quan trọng, bài tiết chất thải, điều hoà cân bằng môi trường trong cơ thể.
Một đơn vị lọc cơ bản của thận gồm có: cầu thận, các mạch máu thận và ống thận. Máu sẽ đi trong các mạch máu đến cầu thận, được cầu thận lọc và tạo thành nước tiểu tại ống thận.
Viêm cầu thận do các phức hợp miễn dịch lắng đọng. Tuy nhiên nguồn gốc của phức hợp này có thể rất khác nhau:
Nhiễm
Thường nhất là sau nhiễm liên cầu trùng.
Các loại vi trùng khác ít gặp hơn: thương hàn, giang mai, phế cầu…
Nhiễm siêu vi: viêm gan, quai bị, sởi, thuỷ đậu.
Kí sinh trùng: sốt rét, toxoplasma,…
Bệnh tự miễn
Lupus ban đỏ hệ thống.
Henoch Schonlein.
Bệnh Goodpasture.
Một số trường hợp không rõ nguyên nhân.
Nhìn chung, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Nhưng trẻ em có xu hướng mắc bệnh nhiều hơn. Nguyên nhân nổi bật thường gặp ở đối tượng này là sau bị liên cầu trùng nhóm A (tên chính xác là Streptococcus pyogenes, một chủng vi khuẩn hay gây nhiễm trùng da và họng).
Viêm cầu thận có thể rất âm thầm hoặc biểu hiện nhiều triệu chứng khác nhau:
1. Tiểu máuTriệu chứng luôn luôn có, có thể thấy được bằng mắt thường hoặc chỉ có thể phát hiện thông qua xét nghiệm phân tích nước tiểu.
2. Tiểu đạmTriệu chứng khó nhận biết, thường phát hiện qua phương tiện xét nghiệm. Khi tiểu đạm lượng nhiều thì có thể biểu hiện triệu chứng tiểu bọt gợi ý (bọt tồn tại lâu sau khi đi tiểu).
3. PhùCác vị trí phù thường thấy là phù mi mắt, phù mặt, phù chân.
4. Tăng huyết áp Các triệu chứng của suy thận khi có biến chứng
Tiểu ít, rối loạn tri giác,…
Phù có thể trong nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó thận là một vị trí không thể loại trừ.
Nếu không được can thiệp đúng lúc và phù hợp, bệnh sẽ rất nguy hiểm. Viêm cầu thận cấp có thể dẫn đến tổn thương thận cấp tính (suy thận cấp) . Những biến chứng của tổn thương thận cấp là một thử thách thực sự đối với các bác sĩ, và nó cũng đe doạ trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
Thực ra bệnh có thể bán cấp và thể mạn với nhiều căn nguyên phức tạp không được đề cập ở bài này. Nhìn chung bệnh viêm cầu thận diễn tiến mạn có thể sẽ gây tổn thương thận vĩnh viễn. Bệnh nhân nhanh chóng dẫn đến suy thận mạn cùng nhiêu hệ luỵ khác.
Chi tiết hơn có thể tìm hiểu trong bài viết: Bệnh viêm cầu thận có nguy hiểm không?
Thực tế, không có một điều trị đặc hiệu cho viêm cầu thận. Không có thuốc đặc trị để điều trị bệnh lý này. Một số biện pháp bác sĩ có thể cân nhắc có thể đem lại hiệu quả cho bệnh nhân:
Kháng sinh.
Thuốc lợi tiểu.
Thuốc kiểm soát huyết áp.
Nhưng phương thuốc này nhằm mục đích ngăn ngừa bệnh diễn tiến xa hơn. Kiểm soát các biến chứng nguy hiểm của viêm cầu thận.
Mặc dù có thể nguy hiểm, nhưng sự hồi phục của viêm cầu thận khá nhanh. Một số mốc thời gian được nghiên cứu:
Thường lượng nước tiểu sẽ hồi phục sau khoảng một tuần.
Độ thanh lọc của thận sẽ hồi phục sau khoảng 1 tháng.
Biểu hiện tiểu máu, tiểu đạm sẽ tự giới hạn trong vòng vài tháng.
Sau khi hồi phục hoàn toàn, bệnh rất hiếm khi tái phát. Trẻ em là đối tượng tiên lượng tốt, thường dễ lui bệnh hơn người lớn.
Đa phần thông thường khó nhận biết bệnh. Các biểu hiện của viêm cầu thận có thể chỉ rõ ràng thông qua thăm khám ở cơ sở y tế và kết quả các xét nghiệm. Do đó, việc bỏ sót bệnh là hay xảy ra. Các bậc phụ huynh hãy chú ý đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu có các biểu hiện sau:
Tiểu ít.
Màu sắc nước tiểu bất thường (đỏ, nâu, hay sậm khác lạ so với thường ngày)
Tiểu bọt nhiều và không bọt không vỡ sau một thời gian thông thường.
Phù, trẻ than nặng mắt khi ngủ dậy.
Đau đầu, đau ngực, khó thở.
Nếu những biểu hiện này xuất hiện sau một đợt nhiễm trùng da hay họng thì cần lưu ý hơn bội phần.
Phòng ngừa
Vệ sinh răng miệng và thân thể cẩn thận.
Điều trị tích cực nhiễm trùng da và họng.
Chủng ngừa đầy đủ.
Dinh dưỡng hợp lí, suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và là điều kiện thuận lợi cho nhiều bệnh lý khác nhau.
Cập nhật thông tin chi tiết về Điều Trị Tình Trạng Viêm Da Với Kem Bôi Beprosalic trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!