Bạn đang xem bài viết Dạy Trẻ Chăm Sóc Răng Miệng Là Việc Quan Trọng Mẹ Không Nên Lơ Là được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chính vì thế, bạn hãy lưu ý việc giúp và dạy trẻ chăm sóc răng miệng từ sớm. Bạn cần vừa dạy trẻ vừa hỗ trợ để để việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng được thực hiện tốt hơn. Cụ thể như:
3.1. Những việc cụ thể trong việc bạn dạy trẻ chăm sóc răng miệngBạn nên dạy trẻ chăm sóc răng miệng từ sớm, bao gồm:
Cho trẻ tiếp xúc với bàn chải phù hợp với độ tuổi ngay từ khi con bắt đầu mọc răng. Sau đó bạn kiên nhẫn dạy con chải răng đúng cách sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
Dạy trẻ sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
Khuyến khích trẻ uống nhiều nước để làm sạch khoang miệng.
Dạy trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh , tránh hoặc hạn chế đồ ngọt, nước trái cây chế biến sẵn, kẹo (đặc biệt các loại kẻo dẻo). Nếu trẻ rất yêu thích những loại thực phẩm này, bạn hãy dạy trẻ thói quen súc miệng hoặc chải răng sau mỗi lần ăn, kể cả sau khi uống các loại thuốc dạng siro ngọt.
Bạn nên dạy trẻ chăm sóc răng miệng ngay từ sớm. Ảnh: Little Critter Pediatric Dentistry
3.2. Những việc bạn cần hỗ trợ khi dạy trẻ chăm sóc răng miệngBên cạnh việc dạy trẻ, bạn cũng cần hỗ trợ về vấn đề chăm sóc răng miệng cho con. Cụ thể như:
Khi bé chưa mọc răng, bạn hãy dùng khăn sạch để lau lợi cho bé để loại bỏ vi khuẩn có hại.
Khi bé bắt đầu mọc răng, hãy chải răng cho bé bằng bàn chải mềm và kem dành cho trẻ sơ sinh.
Khi răng bé đã mọc liền nhau, bạn có thể dùng chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng cho con.
Khi được hai tuổi, trẻ bắt đầu học cách nhổ ra khi đánh răng. Lúc này, bạn nên tránh cho trẻ uống nước để súc miệng và nhổ ra ngoài. Vì việc này có thể khiến trẻ dễ dàng nuốt kem đánh răng hơn.
Bạn chỉ nên lấy cho trẻ một lượng kem đánh răng rất nhỏ mỗi lần bé đánh răng . Lượng kem khoảng bằng hạt gạo là thích hợp cho trẻ dưới 3 tuổi, và bằng hạt đậu cho trẻ trên 3 tuổi.
Một số trẻ có thể không đủ sự tập trung để vệ sinh răng miệng đúng cách cho đến khi được 6 – 8 tuổi. Vì vậy, bạn nên quan sát để hỗ trợ trẻ nếu cần thiết.
Đưa trẻ đi kiểm tra răng định kỳ để phát hiện kịp thời các vấn đề về răng miệng nếu có. Đồng thời đảm bảo quá trình phát triển răng của con diễn ra bình thường.
Bạn nên chăm sóc răng miệng cho bé ngay từ sớm. Ảnh Internet
3.3. Dạy trẻ vệ sinh răng miệng đúng cáchDạy trẻ vệ sinh răng miệng không chỉ đơn giản là kĩ thuật chải răng. Nó còn bao gồm làm sạch lưỡi, dùng chỉ nha khoa và súc miệng khi cần thiết.
Dạy trẻ chải răng : bạn hướng dẫn trẻ cầm bàn chải nghiêng 45 độ so với nướu và di chuyển bàn chải lên xuống để chải sạch răng một cách nhẹ nhàng cả mặt trong và ngoài.
Dạy trẻ làm sạch lưỡi : bạn hướng dẫn trẻ dùng dụng cụ vệ sinh lưỡi để làm sạch lưỡi nhẹ nhàng.
Dạy trẻ dùng chỉ nha khoa : bạn hướng dẫn trẻ dùng chỉ nha khoa để thường xuyên làm sạch kẽ răng. Chỉ sẽ được quấn vào hai ngón tay trỏ hoặc giữa và chừa lại một đoạn khoảng 2 – 2.5 cm để đưa vào kẽ răng và làm sạch thức ăn thừa.
Bạn hãy hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ để giúp trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách. Ảnh: Royal Examiner
4. Khi nào bạn nên đưa trẻ đến gặp nha sĩCác chuyên gia khuyên chúng ta nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ lần đầu tiên khi được 1 tuổi. Bạn hãy xem xét hẹn gặp nha sĩ nhi vì họ được đào tạo để chuyên “đối phó” với các bệnh nhân nhí.
Tại buổi hẹn này, bạn sẽ được hướng dẫn các kĩ thuật chăm sóc răng miệng cho trẻ . Trẻ cũng được kiểm tra răng miệng để đảm bảo sự phát triển răng diễn ra bình thường. Đồng thời phát hiện kịp thời các vấn đề về răng miệng nếu có và can thiệp kịp thời.
Trẻ nên được đưa đến nha sĩ khi được khoảng 1 tuổi. Ảnh: Harriman Family Dental
Dạy trẻ chăm sóc răng miệng là một việc vô cùng cần thiết mà bạn nên thực hiện từ sớm. Trẻ càng nhận thức sớm được về sức khỏe răng miệng thì sẽ càng có ý thức chủ động hơn về vấn đề này. Một hàm răng khỏe mạnh, được chăm sóc đúng cách ngay từ đầu sẽ phát triển tốt và hạn chế được các nguy cơ có thể xảy ra trong tương lai hơn.
Theo Kid’s Health
Lily Nguyễn lược dịch
Tai Trẻ Có Mùi Hôi: Cha Mẹ Không Nên Chủ Quan
Vệ sinh tai không đúng cách hoặc không thường xuyên.
Xỏ lỗ tai không đảm bảo vô trùng.
Nhiễm trùng nấm hoặc vi khuẩn.
Nhiễm trùng sau vết cắt hoặc chấn thương ở tai.
Không che kín tai trẻ trong lúc tắm.
Trong hầu hết các trường hợp, tai trẻ có mùi hôi không phải là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng. Tuân thủ phương pháp điều trị thích hợp và chú ý hơn một chút đến vùng này thường có thể giúp cải thiện tình trạng trên.1
Đối với trẻ sơ sinh từ 6 tháng trở xuống, đến gặp bác sĩ ngay khi tai trẻ có mùi hôi bất thường. Bởi vì cần bác sĩ kiểm tra xem liệu có phải trẻ bị nhiễm trùng tai hay không. Sau khi thăm khám con bạn bằng đèn soi tai, dấu hiệu màng nhĩ sưng đỏ và chảy dịch tai có thể gợi ý trẻ đã bị nhiễm trùng. Khả năng cao là trẻ cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Đối với trẻ lớn hơn, nếu trẻ có một trong những triệu chứng sau, nên cân nhắc cho trẻ đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt:
Tai trẻ có mùi hôi ở cả 2 bên.
Sốt cao hơn 38.5 độ C.
Đau tai ngày càng tăng.
Khả năng nghe giảm.
Dịch tiết bất thường chảy ra từ bên trong tai: máu, dịch vàng hay xanh.
Một số trẻ có thể được bác sĩ đề nghị cho theo dõi thêm tại nhà, nếu tình trạng của con bạn không cải thiện sau 48 đến 72 giờ, hãy cho bác sĩ biết. Có thể bạn cần cho trẻ quay lại tái khám và bắt đầu dùng thuốc kháng sinh, hoặc thay đổi thuốc kháng sinh mạnh hơn nếu con bạn đã dùng kháng sinh trước đó.2
Dùng thuốc giảm đau và kháng sinh theo toa bác sĩ: Liều lượng chính xác của acetaminophen hoặc ibuprofen (chỉ cho ibuprofen nếu con bạn từ 6 tháng tuổi trở lên) có thể giúp giảm đau hiệu quả. Nếu con bạn dưới 3 tháng tuổi, hãy hỏi bác sĩ trước khi cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc nào. Kháng sinh cần được uống đủ liều mỗi ngày, cũng như đủ số ngày cần thiết để đảm bảo điệu trị nhiễm trùng hiệu quả.
Chườm ấm: Nhẹ nhàng dùng khăn sạch chườm ấm lên tai của trẻ cũng là một phương pháp hiệu để giúp giảm đau.
Tăng cường nước cho cơ thể: Khuyến khích con bạn uống nhiều nước hơn. Vì động tác nuốt sẽ giúp thoát dịch viêm trong tai và giảm đau. Nếu bạn có con nhỏ, hãy cho trẻ bú mẹ hoặc bú sữa công thức thường xuyên hơn.
Lưu ý, sau đây là một số điều phụ huynh không nên làm:2
Nếu con bạn từ 3 tuổi trở xuống, không cho con bạn uống thuốc ho hay cảm lạnh (như thuốc giảm sổ mũi hoặc thuốc kháng histamine) nếu không được bác sĩ kê đơn. Những loại thuốc này không những không giúp con bạn khỏi bệnh mà còn có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
Không bao giờ cho trẻ dùng thuốc aspirin vì nguy cơ khiến trẻ dễ mắc hội chứng Reye. Một căn bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong.
Có nhiều cách giúp trẻ phòng ngừa triệu chứng có mùi hôi ở tai. Bao gồm:
Tăng cường bú mẹƯu tiên cho trẻ bú sữa mẹ hơn sữa công thức. Nhất là trong ít nhất sáu tháng đầu đời của trẻ. Bởi vì sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại nhiễm trùng. Nên giữ trẻ thẳng đứng hoặc nằm đầu cao khi cho bú.2
Chích ngừa đầy đủĐảm bảo trẻ được chích ngừa đầy đủ các loại vắc xin theo lịch hẹn. Đặc biệt là vắc xin ngừa phế cầu và vắc xin DTaP / IPV / Hib (5 trong 1).2
Tránh các thói quen có hạiTránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng những đứa trẻ có cha mẹ hút thuốc có nhiều khả năng bị nhiễm trùng tai và các vấn đề về thính giác.
Tránh sử dụng núm vú giả.2
Đảm bảo vệ sinhRửa tay thường xuyên. Mặc dù nhiễm trùng tai không phải là bệnh lây nhiễm. Nhưng nhiễm trùng đường hô hấp, thường là nguyên nhân dễ gây nhiễm trùng tai, thì rất dễ lây nếu không vệ sinh tay sạch sẽ. Giữ bàn tay của trẻ sạch sẽ và tránh xa những người bị nhiễm trùng đường hô hấp bất cứ khi nào có thể.2
Vệ sinh kĩ vùng vành tai và tai phía sau của trẻ mỗi ngày. Vì vùng da này dễ đọng mồ hôi và bụi, có thể do tóc dài hay thời tiết nóng.3
Xỏ lỗ tai ở trẻ sơ sinh là một vết thương hở. Nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào gây nhiễm trùng. Vi khuẩn cũng có thể lây nhiễm sang các lỗ khuyên tai đã lành. Đặc biệt nếu lỗ xỏ không sạch. Khuyên tai bị nhiễm trùng đôi khi có mùi hôi. Xỏ lỗ tai an toàn hơn khi thực hiện tại cơ sở y tế đảm bảo vô trùng cho trẻ. Ngoài ra, làm sạch tai và bông tai bằng cồn sát khuẩn tại nhà cũng rất quan trọng.3
Nên cho trẻ khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng định kì để trẻ được kiểm tra và lấy ráy tai khi cần thiết.
Trẻ Chảy Nước Mũi Có Máu: Cha Mẹ Không Nên Chủ Quan
Dị vật
Nguyên nhân của hơn 90% các trường hợp trẻ chảy nước mũi có máu là màng mạch ở vách ngăn mũi chịu tổn thương. Trên thực tế, lý do thường gặp nhất dẫn tới việc màng mạch bị tổn thương là do bản tính tò mò của các bé khi chơi những món đồ chơi nhỏ. Trẻ vô ý cho vào mũi rồi quên bẵng đi. Một số trẻ cố ý giấu diếm vì sợ bị la rầy. Hậu quả là trẻ bị chảy máu mũi do những dị vật này.
Khối uCác khối u mũi lành tính và ác tính có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu mũi. Những khối u này hầu hết là lành tính. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác cần phải có sự kiểm tra kỹ lưỡng. Những triệu chứng khác khi có khối u mũi bao gồm: đau quanh vùng mắt, nghẹt mũi dần tiến triển nặng hơn, giảm khướu giác.
Thời tiết khô, lạnhTrẻ thường chảy máu mũi nhiều hơn vào những tháng mùa đông. Không khí lạnh và khô làm giảm độ ẩm trong mũi, làm màng nhầy của vách ngăn mũi mất tính đàn hồi và khả năng co giãn. Khi đó, trẻ chỉ cần chà xát mũi hay hắt hơi thì cũng đủ để trẻ chảy nước mũi có máu.
Khô mũi còn có thể gây ra sự chậm trễ trong việc chữa lành các mạch máu bị vỡ và dẫn đến nhiễm trùng ở cơ quan này. Từ đó, hiện tượng chảy máu khi xì mũi xảy ra thường xuyên hơn.
Thói quen ngoáy mũiNgoài ra, một số trẻ có thói quen xấu như ngoáy mũi. Điều này có thể dẫn tới vô ý làm vỡ mạch máu. Mạch máu vỡ ra khiến nước mũi trẻ có máu.
Viêm mũi mãn tínhBệnh viêm mũi mãn tính làm giãn nở động mạch và tĩnh mạch tạo nên sự bất thường của hệ thống mạch máu trong khoang mũi. Đây cũng là một lý do khiến trẻ chảy máu mũi.
Nghẹt mũi hoặc nhiễm trùng hô hấpTrẻ có thể chảy máu mũi khi bị nghẹt mũi hoặc nhiễm trùng hô hấp. Hỉ mũi thường xuyên khi nghẹt mũi làm tổn thương các mạch máu trong mũi. Tương tự, khi trẻ bị nhiễm trùng hô hấp, việc ho, hắt hơi thường xuyên cũng làm tổn hại đến mạch máu mũi. Điều này khiến trẻ chảy máu mũi.
Chấn thươngChấn thương hay can thiệp phẫu thuật vùng mũi hoặc mặt có thể khiến trẻ chảy nước mũi có máu.
Bất thường giải phẫuSự bất thường trong cấu trúc giải phẫu của mũi có thể dẫn đến chảy máu mũi. Những bất thường đó có thể là vẹo vách ngăn mũi, thủng vách ngăn mũi, gai xương hoặc gãy xương mũi. Mũi của trẻ có thể không đủ độ ẩm nếu trẻ mắc một trong những tình trạng trên. Hậu quả là trẻ chảy nước mũi có máu khi xì mũi.
ThuốcMột số thuốc cũng là nguyên nhân khiến nước mũi trẻ có máu. Những thuốc giảm khả năng đông máu như thuốc aspirin, warfarin… có thể khiến trẻ bị chảy máu mũi.
Nguyên nhân khácThông thường, phụ huynh có thể tự giải quyết tình trạng chảy máu mũi của trẻ. Tuy nhiên, có những dấu hiệu báo động tình trạng chảy máu mũi nghiêm trọng, trẻ cần phải đến bệnh viện để cầm máu và điều trị nguyên nhân thật sự. Những dấu hiệu đó bao gồm:
Trẻ chảy nước mũi có máu kéo dài lâu hơn 15-20 phút một lần.
Máu vẫn tiếp tục chảy sau khi làm các bước điều trị tại nhà.
Chảy nước mũi có máu nhiều lần trong thời gian ngắn.
Trẻ bị hoa mắt, chóng mặt.
Trẻ cảm thấy khó thở, nhịp tim nhanh.
Trẻ ói ra máu.
Trẻ phát ban hoặc sốt cao liên tục từ 2-3 ngày.1
Chẩn đoán xác định trẻ chảy máu mũiThăm khám bằng mắt hoặc qua nội soi mũi thấy máu tươi chảy ra mũi trước hoặc chảy xuống thành sau họng.3
Điều trị chảy nước mũi có máu Điều trị tại nhà
Lau sạch 2 bên mũi trước để xác định bên mũi nào đang chảy máu.
Đặt trẻ ngồi xuống ghế và giữ trẻ ở tư thế cúi đầu ra trước.
Dùng ngón tay trỏ đè cánh mũi vào vách ngăn mũi trong khoảng 10 phút. Trong lúc bóp mũi, hãy dặn trẻ thở bằng miệng và bên mũi không chảy máu.
Dặn trẻ không được nuốt máu vào bụng.
Nếu máu chảy xuống họng, phụ huynh cho trẻ nằm nghiêng và dặn trẻ dùng lưỡi đẩy máu ra ngoài để theo dõi lượng máu mất.1 4
Điều trị tại bệnh việnCác nhân viên y tế sẽ cầm máu và điều trị nguyên nhân làm trẻ chảy nước mũi có máu:
Nguyên nhân do chấn thương xoang: phẫu thuật sắp xương và cầm máu.
Nguyên nhân do khối u: phẫu thuật loại bỏ khối u.
Nguyên nhân do dị vật: tiến hành lấy dị vật ra ngoài.
Nguyên nhân do do nhiễm trùng: sử dụng thuốc kháng sinh.3
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chảy nước mũi có máu. Thông thường cha mẹ có thể tự cầm máu cho bé tại nhà. Tuy nhiên, một số trường hợp cần đến sự can thiệp của nhân viên y tế. Vì vậy, phụ huynh nên lưu ý các dấu hiệu khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Cic Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Cic Khi Bị Nợ Xấu Nên Biết
Nếu bạn muốn vay tiền để giải quyết vấn đề tài chính hay đầu tư vào một dự án thì trước hết bạn cần hiểu rõ “CIC là gì“, “Nợ xấu”, “Check CIC online như thế nào”? Những khái niệm về CIC hiện nay có rất ít người hiểu rõ và biết được tầm quan trọng của nó. Chính vì như thế trong bài viết này chúng tôi sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về tổ chức CIC là gì?
CIC (Credit Information Center) hay Trung tâm Thông tin Tín dụng, là cơ quan trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện yêu cầu quản lý nhà nước về hoạt động thu nhận và lưu trữ, phân tích cũng như xử lý, dự báo thông tin tín dụng. Hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thực hiện các mục tiêu phòng ngừa rủi ro tín dụng, thúc đẩy khả năng tiếp cận tín dụng của mọi cá nhân, tổ chức, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
CIC là đơn vị trung gian, tạo ra cổng kết nối cho cá nhân/ tổ chức có nhu cầu vay tìm hiểu thông tin và kết nối với các Ngân hàng hay Tổ chức tín dụng (TCTD).
Cá nhân/tổ chức có nhu cầu vay vốn đăng ký và truy cập cổng kết nối sẽ được tiếp cận nguồn thông tin minh bạch về các gói vay, mức lãi suất, điều kiện vay vốn, quy trình, thủ tục vay vốn. Và được các Tổ chức cho vay tiếp cận, tư vấn, giải đáp và hỗ trợ thông tin hoàn toàn miễn phí.
Các ngân hàng sẽ cung cấp các thông tin về khoản vay, tên người vay hay tổ chức vay cùng quá trình thanh toán các khoản vay đó cho CIC
CIC sẽ tiến hành tổng kết, phân loại và sắp xếp thông tin các khoản vay của cá nhân/tổ chức với phía ngân hàng. Và là kho thông tin giúp các ngân hàng có quyết định chính xác trong việc xét duyệt vay vốn hay không.
Nợ xấu hay nợ quá hạn, nợ khó đòi là những thuật ngữ thường được dùng trong ngành ngân hàng để chỉ những cá nhân/tổ chức. Khi vay vốn tới hạn trả theo cam kết trong hợp đồng tín dụng lại không có khả năng thanh toán.
Nợ xấu bao gồm các khoản nợ quá hạn trả bao gồm cả gốc lẫn lãi trên 90 ngày trở lên tính từ ngày bắt đầu đến hạn trả. Hiện các nhóm nợ từ 3 đến nhóm 5 được coi là nợ xấu. Nợ thuộc nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5). Tổ chức tín dụng sẽ căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán khoản vay vào nhóm nợ phù hợp.
Những cá nhân/tổ chức sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi muốn vay vốn của ngân hàng hay một tổ chức tín dụng nào đó. Ở những lần sau khi đã bị liệt vào danh sách khách hàng nợ xấu (theo phân loại của CIC).
Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN, các khoản cho vay khách hàng sẽ được phân thành 5 nhóm dựa trên mức độ rủi ro bao gồm:
Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
Khách thanh toán trễ không quá 10 ngày (nếu quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày sẽ bị phạt lãi quá hạn 150%).
Khách hàng có nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 90 ngày.
Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.
Khách hàng có nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.
Các khoản nợ được miễn, giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
Khách hàng có nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
Khách hàng quá hạn trả nợ trên 360 ngày.
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại.
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn thì vẫn được xem là có khả năng bị mất.
› Nợ xấu nhóm 5 dưới 10 triệu
› Nợ xấu nhóm 5 bao lâu được xóa
Cá nhân/tổ chức khi thuộc bất kỳ phân loại nhóm nợ xấu thì sẽ bị CIC ghi vào danh sách lịch sử tín dụng. Tùy thuộc vào nhóm nợ xấu, sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau.
Nếu ở nhóm nợ xấu 1 và 2 khi có nhu cầu đăng ký vay tại các tổ chức tín dụng hay ngân hàng cần phải:
Khách hàng đã thanh toán đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn trước đó.
Có đầy đủ tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ với ngân hàng, tổ chức tín dụng mình và không thường xuyên bị xếp vào nhóm nợ xấu.
Khách hàng chứng minh được khả năng tài chính, có thu nhập ổn định, đủ khả năng để chi trả các khoản nợ.
Có người bảo lãnh cho vay và người bảo lãnh phải đáp ứng được đủ các điều kiện do ngân hàng, tổ chức tín dụng yêu cầu.
Nếu ở nhóm nợ xấu 3, 4 và 5 thì hầu hết tất cả các ngân hàng sẽ không hỗ trợ vay tiền dưới bất kỳ hình thức nào.
Điểm tín dụng của cá nhân/tổ chức trên hệ thống CIC sẽ được lưu giữ 5 năm, phải chờ thời gian 5 năm để điểm CIC quay trở lại mức bình thường thì mới có thể tiếp tục vay.
Cá nhân/tổ chức có thể kiểm tra thông tin tín dụng cá nhân ở 2 nơi sau:
Ngân hàng hoặc công ty tài chính nơi cho bạn vay vốn.
Kiểm tra qua Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước (có địa điểm tại Tp.Hồ Chí Minh và Hà Nội).
Ngoài ra kiểm tra CIC online cá nhân nhanh nhất theo 2 cách:
Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin cá nhân theo hướng dẫn trên màn hình. Sau đó bấm “Tiếp tục” cá nhân quan trọng, đơn cử như họ tên, ngày sinh, số điện thoại, số CMND/CCCD. Đối với mục Ảnh CMND/CCCD, người dùng phải chụp 3 bức ảnh gồm ảnh mặt trước, ảnh mặt sau và ảnh chân dung có kèm CMND/CCCD. Lưu ý, những mục đánh dấu sao (*) không được bỏ trống.
Bước 3: Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại đã đăng ký ở bước 2, chọn “Đồng ý” để chấp nhận các điều khoản cam kết. Nhấn “Tiếp tục” để thực hiện bước tiếp theo.
Lưu ý: Nên nhập email và số điện thoại để nhận thông báo quan trọng từ trung tâm CIC.
Đầu tiên, tải ứng dụng để tra CIC theo các bước sau:
Bước 1: Tải ứng dụng CIC Credit Connect cho điện thoại thông qua App Store hoặc Google Play. Sau đó, đăng ký một tài khoản miễn phí.
Bước 2: Đăng ký tài khoản, điền đầy đủ thông tin cá nhân (Điền các thông tin cá nhân để xác thực tài khoản, bao gồm họ tên, ảnh chụp CMND/CCCD…).
Bước 3: Nhập mã xác thực OTP (được gửi về điện thoại) để xác thực lại.
Lưu ý: Việc tra cứu miễn phí qua điện thoại hoặc website, khách hàng cá nhân chỉ nhận được thông tin về việc mình có nợ xấu hay không. Các thông tin chi tiết về khoản vay từ khi nào, lịch sử nợ xấu. Những thông tin này chỉ có ngân hàng, các tổ chức tín dụng tra cụ thể được.
Đăng ký vay vốn với hạn mức phù hợp với khả năng kinh tế của bản thân. Chỉ nên vay tiền và trả với số tiền hàng tháng chiếm khoảng 40% thu nhập 1 tháng. Việc này giúp bạn kiểm soát và trả tiền đều đặn không bị quá hạn và dẫn tới nợ xấu.
Khi đã bị lịch sử nợ xấu thì không nên đăng ký vay thêm, điều này làm tăng áp lực kinh tế và đưa tới các nhóm nợ xấu nặng hơn.
Nếu có dùng thẻ tín dụng thì nên ghi nhớ thời gian miễn lãi là 45 ngày. Và phải thanh toán trước thời gian miễn lãi này.
Nếu đã không chắc chắn về khả năng trả nợ sau khi vay vốn thì không nên đăng ký vay. Bởi vì khi đó bạn sẽ gặp phải nhiều rủi ro về kinh tế thậm trí còn bị khởi kiện nếu như không trả.
Nếu gặp phải vấn đề khó khăn về tài chính, nên liên hệ tới đơn vị cho vay để xin gia hạn. Tuyệt đối không nên trốn tránh và không có hồi âm cho ngân hàng.
CIC là gì? Vậy qua bài viết này bạn đã hiểu rõ CIC là trung tâm lưu trữ thông tin tín dụng quốc gia. Chuyên lưu giữ, tiếp nhận, và đưa ra thông báo cho các ngân hàng về hồ sơ vay vốn của một khách hàng nào đó khi vay vốn.
Biên tập: Thu Sen
Customer Service Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Customer Service?
Trong bất cứ doanh nghiệp nào dù là kinh doanh dịch vụ hay sản phẩm thì bộ phận Customer service luôn giữ vai trò vô cùng quan tọng vì họ trực tiếp làm việc với khách hàng. Vậy Customer service là gì mà giữ vai rò quan trọng đến vậy?
Khách hàng là nguồn sống của doanh nghiệp nên sản nếu một doanh nghiệp muốn phát triển thì cần mang lại những trải nghiệm mua sắm tốt nhất và làm khách hàng hài lòng nhất. Chính vì vậy mà trong tổ chức luôn tồn tại một phòng ban là phòng chăm sóc khách hàng hay còn gọi là Customer service là gì – phòng ban kết nối khách hàng với doanh nghiệp.
I. Khái niệm Customer service là gì?Nghe thì khá quen thuộc nhưng bạn có biết khái niệm Customer service là gì? Trong doanh nghiệp thì khái niệm Customer service là gì được hiểu là dịch vụ khách hàng hướng đến những hoạt động chăm sóc khách hàng trong 3 giai đoạn: trước – trong – sau khi mua hàng và dịch vụ của doanh nghiệp. Tổng quan về khái niệm chăm sóc khách hàng là gì, ở mỗi doanh nghiệp thì giới hạn công việc của Customer service là gì lại khác nhau: giải đáp thắc mắc và tư vấn cho khách hàng về sản phẩm cũng như chương trình khuyến mãi, bảo hành và nhận feedback sau khi bán. Đây cũng chính là lý do Customer service mang đến trải nghiệm mua sắm và sử dụng hàng hóa, dịch vụ trọn vẹn nhất cho khách hàng.
Khái niệm Customer service là gì?
II. Vai trò của nhân viên Customer service là gì đối với sự phát triển của doanh nghiệpVới mỗi doanh nghiệp, họ phải hiểu được nhân viên customer service là gì, từ đó đào tạo để bộ phận chăm sóc khách hàng đáp ứng được những yêu cầu cửa dịch vụ cũng như sản phẩm của thương hiệu.
1. Mang đến sự hài lòng cho khách hàngKhi đã hiểu được khái niệm Customer service là gì thì lợi ích đầu tiên mà Customer service mang đến chính là tạo ra trải nghiệm mua sắm trọn vẹn cho người tiêu dùng. Trong quá trình suy nghĩ về sản phẩm thì khách hàng có thể chưa nắm được toàn bộ thông tin, hay vô tình bỏ lỡ bất cứ chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Nhân viên chăm sóc khách hàng đảm nhận nhiệm vụ tư vấn khách hàng, mang đến những giải pháp tốt nhất cho khách hàng. Với những khách hàng đã mua hàng thì khách hàng sẽ có những phản hồi về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và nhân viên Customer service sẽ chịu trách nhiệm giải đáp thắc mắc và xử lý khiếu nại nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ.
2. Thúc đẩy doanh số mạnh mẽNhờ có việc tạo ra được trải nghiệm tốt từ Customer service là gì cho khách hàng mà doanh số của công ty sẽ có sự tăng trưởng. Khi khách hàng được quan tâm, được tư vấn tận tình với đầy đủ những thông tin cần thiết, tỷ lệ chốt sales cao, bộ phận sales có thể upsell và cross-sell dễ dàng bởi khách luôn sẵn sàng chi trả cho những nơi có dịch vụ khách hàng tốt khiến khách hàng hài lòng. Ngược lại, ở khâu chăm sóc khách hàng và tư vấn kém khiến khách hàng mất thiện cảm, công ty mất đi thị phần vào đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó thì việc chăm sóc khách hàng trong và sau khi bán hàng cũng giúp cho tỷ lệ khách hàng cũ quay lại cao hơn và trung thành với công ty.
Vai trò của nhân viên Customer service là gì
3. Xây dựng hình ảnh tích cực và uy tín cho thương hiệuĐể đào tạo và xây dựng được một đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệm và chất lượng góp phần tạo được ấn tượng tốt trong khách hàng. Nhờ vậy, xây dựng thương hiệu với hình ảnh tích cực hơn cho khách hàng. Khách hàng cũ có trải nghiệm tốt giới thiệu cho khách hàng mới qua hình thức marketing truyền miệng. Khi đã hiểu được customer service là gì, họ là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp nên nếu cách cư xử và thái độ của họ không đúng thì sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ hình ảnh công ty thay vì chỉ cá nhân họ. Chính vì vậy khi tuyển dụng nhân sự phòng customer service là gì thì thái độ làm việc vô cùng quan trọng.
1. Customer service officerTrong bộ phận Customer service là gì có nhiều cơ hội việc làm đa dạng, đầu tiên là Customer service officer hay còn được gọi là Customer service executive – nhân viên chăm sóc khách hàng tại doanh nghiệp. Khi tìm kiếm vị trí cơ hội việc làm Customer service executive, bản mô tả công việc thường sẽ bao gồm:
Tư vấn và giải đáp thắc mắc của khách hàng: Bằng nhiều hình thức khác nhau như hotline, email, các kênh online như website, facebook, khách hàng để lại thắc mắc và phản hồi cho khách hàng về sản phẩm. Nhiệm vụ của nhân viên Customer service executive là trả lời những thắc mắc này một cách chính xác và cụ thể.
Xử lý toàn bộ khiếu nại của khách hàng: Khiếu nại và feedback là một phần quan trọng và khó tránh khỏi của bất kỳ doanh nghiệp nào kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ nào. Vì vậy mà nhân viên chăm sóc khách hàng cần giải đáp thắc mắc và mang đến những phương án xử trí hợp lý những khiếu nại của khách hàng mang tới sự hài lòng cũng như xây dựng uy tín cho doanh nghiệp.
Phối hợp với những bộ phận khác: Là một nhân viên Customer service executive – bạn sẽ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên họ cần phối hợp với các phòng ban khác trong công ty như phòng marketing, phòng kinh doanh để xử lý khiếu nại khi mua hàng và sử dụng dịch vụ của khách hàng, từ đó đưa ra những phương án nâng cao chất lượng dịch vụ tốt hơn.
2. Customer service logisticsTrong ngành logistics có nhiều thông tin phức tạp từ chuyên môn đặc thù như kiến thức về thủ tục hải quan, kiểm định hàng hóa, cước phí tàu biển và lộ trình tàu chạy,… Vì vậy, để giúp được khách hàng hiểu rõ hơn về dịch vụ thì nhân viên Customer service executive ngành logistics phải tư vấn và đưa ra được những giải pháp về thủ tục, giấy tờ cho khách hàng một cách rõ ràng. Tùy theo vị trí của nhân viên Customer service là gì thì công việc cụ tại hàng tàu, công ty xuất nhập khẩu, công ty forwarder sẽ đi kèm yêu cầu công việc khác nhau.
3. Customer service representativeTrong bộ phận Customer service là gì, nhân viên Customer service representative – Đại diện chăm sóc khách hàng cũng khá tương tự với nhân viên chăm sóc khách hàng nhằm hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó thì Customer service representative cũng thay mặt công ty đưa ra những phát ngôn chính thức nhằm giải quyết tranh chấp cũng như khiếu nại của khách hàng, mang tới phương án xử lý phù hợp nhất. Người chịu trách nhiệm đại diện chăm sóc khách hàng cần phải nhanh nhạy, bình tĩnh cùng thái độ chuyên nghiệp để xử lý những tình huống khéo léo.
4. Customer service managerQuản lý chăm sóc khách hàng hay Customer service manager trong Customer service là gì có nhiệm vụ xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng trên các kênh sao cho phù hợp với sản phẩm và đối tượng khách hàng mục tiêu hướng tới. Customer service manager cũng chịu trách nhiệm như một người theo dõi, giám sát thực hiện quy trình, chịu trách nhiệm phản hồi về mọi hoạt động chăm sóc khách hàng tại doanh nghiệp. Trong quy trình giám sát và đánh giá thì trưởng bộ phận thực hiện đo lường và đào tạo nhân viên nhằm mục đích nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng.
1. Nắm chắc thông tin về sản phẩm, dịch vụ và các chính sách bán hàng của công tyĐể mang đến cho khách hàng một sự tư vấn khách hàng chính xác, chuyên sâu và phù hợp nhất thì nhân viên Customer service executive cần hiểu biết thêm về sản phẩm và dịch vụ của công ty. Không chỉ nhằm mục đích giải đáp thắc mắc cho khách hàng mà còn chủ động tư vấn và đưa ra những giải pháp tốt hơn và chương trình khuyến mãi phù hợp hơn.
2. Có kỹ năng giao tiếp tốt và kỹ năng xử lý vấn đề nhanhNhân viên chăm sóc khách hàng cần trang bị kỹ năng giao tiếp tốt với kỹ năng giải quyết và xử lý vấn đề nhạy bén, linh hoạt. Bởi vậy nhiệm vụ của nhân viên Customer service executive là giúp khách hàng giải đáp thắc mắc, từ đó mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Do đó, một người làm Customer service là gì cần có một giọng nói chuẩn, khả năng ăn nói và nhanh nhẹn trong giao tiếp.
3. Thái độ chuyên nghiệp, thân thiệnTrong khái niệm về Customer service là gì thì một nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp phải giữ được thái độ tích cực, thân thiện với khách hàng, ngay cả với những tình huống gặp phản hồi tiêu cực, hủy dịch vụ, yêu cầu trả hàng,… Tư duy tích cực và thái độ cầu thị của nhân viên Customer service executive giúp giải quyết những khiếu nại một cách dễ dàng hơn và góp phần tạo hình ảnh tốt cho doanh nghiệp.
1. Nhân viên tổng đàiNhân viên trực tổng đài là người trực điện thoại để hỗ trợ khách hàng từ việc trả lời câu hỏi cũng như thắc mắc đến xử lý và giải quyết khiếu nại, xử lý các giao dịch,… Nhân viên tổng đài là người trực tiếp hướng dẫn khách hàng sử dụng các chức năng của khách hàng.
2. Nhân viên bộ phận chăm sóc khách hàngTrong bộ phận Customer service là gì thì người quản lý bộ phận chăm sóc khách hàng giám sát một nhóm nhân viên và đảm bảo họ làm việc nghiêm túc theo quy trình chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp nhằm gia tăng trải nghiệm tích cực cho khách hàng, đồng thời đưa ra những phản hồi cũng như góp ý mang tính xây dựng để giúp cải thiện hiệu suất.
3. Nhân viên lễ tânNhân viên lễ tân hay còn gọi là nhân viên tiếp tân được xem như bộ mặt của văn phòng. Họ chào đón khách hàng đến với doanh nghiệp, trả lời các câu hỏi, xác nhận mọi cuộc hẹn, hướng dẫn khách hàng khi cần. Nhân viên lễ tân là người đầu tiên đón tiếp khách hàng nên phải có ngoại hình và sự chuyên nghiệp, giỏi giao tiếp cũng như thành tạo những nhiệm vụ hành chính.
VI. Kết luậnHiểu được công việc cũng như trách nhiệm của Customer service là gì thì bạn sẽ hiểu được tầm quan trọng của nhân viên Customer service với doanh nghiệp. Mỗi vị trí công việc trong phòng ban Customer service đều chịu một trách nhiệm riêng, tuy nhiên điểm chung chính là luôn nâng cao chất lượng trải nghiệm khách hàng khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Đối với customer service là gì, ứng viên phải được tuyển chọn về mặt thái độ làm việc cũng như sự chuyên nghiệp để hình ảnh thương hiệu được thống nhất.
Đăng bởi: Văn Quyền
Từ khoá: Customer service là gì? Tầm quan trọng của customer service?
Chăm Sóc Trẻ Thừa Cân: Cách Giảm Chất Béo Trong Khẩu Phần Ăn Của Trẻ ?
Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể của con bạn. Tuy nhiên, có những thực phẩm với thành phần có lợi. Ngược lại, một số thực phẩm cũng có nhiều mặt hại. Hiện nay, béo phì đã trở thành một trong những vấn đề sức khỏe đáng chú ý ở trẻ nhỏ. Bên cạnh kiểm soát cân nặng bằng cách tập thể dục thì hạn chế trong khẩu phần ăn của trẻ cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Chất béo bổ sung rất nhiều năng lượng cho hoạt động của cơ thể. Con bạn cần được cung cấp một lượng hợp lí trong chế độ ăn uống để có sức khỏe tốt vì những lí do sau:
Giúp cơ thể hấp thụ một số chất dinh dưỡng. Ví dụ như các loại vitamin A, D, E và K hay những chất chống oxy hóa.
Có trong dầu thực vật và cá có thể giúp ngăn ngừa tình trạng tăng cholesterol trong máu, bệnh tim và các vấn đề sức khỏe khác.
Chất béo và dầu cũng là gia vị giúp thức ăn thêm ngon. Hầu hết nó đều có trong các loại thực phẩm. Ví dụ như thịt, cá, sản phẩm từ sữa, dầu thực vật, thực phẩm đóng gói …
Tất cả các loại này bgay cả có lợi, đều rất giàu năng lượng. Nếu con bạn ăn nhiều thức ăn giàu chất béo, năng lượng sẽ nhiều hơn mức cơ thể cần sử dụng. Khi đó, trẻ sẽ tăng cân. Thừa cân hay béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, tăng cholesterol, đái tháo đường, bệnh tim và đột quỵ.
2.1 Chất béo bão hòa (có hại)
Chất béo bão hòa chủ yếu có trong các thực phẩm động vật như các sản phẩm từ sữa, thịt gia cầm, mỡ heo… Ngoài ra, chúng cũng được tìm thấy trong một số thực phẩm thực vật. Như dầu dừa, các loại bơ… Con bạn nên hạn chế ăn càng ít lượng bão hòa càng tốt.
Điều quan trọng bạn là có thể kiểm soát lượng chất béo của trẻ. Bằng cách xem thông tin thành phần dinh dưỡng của thực phẩm đóng gói trước khi quyết định mua chúng.
2.2 Chất béo không bão hòa (có lợi)Chất béo không bão hòa được tìm thấy chủ yếu trong ngô, đậu nành, các loại hạt, dầu thực vật và dầu cá. Axit béo là thành phần cấu tạo nên không bão hòa. Ba axit béo quan trọng trong cơ thể là omega-3, omega-6 và omega-9. Chúng có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ, tăng huyết áp cao và tình trạng viêm trong cơ thể.
Nếu trẻ ăn lượng chất béo vừa phải, đặc biệt là nhóm có lợi, sẽ rất tốt cho sức khỏe. Ngược lại, khi trẻ ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, sẽ dẫn đến thừa cân. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo trẻ em nên:
Bổ sung không quá 20 đến 35% tổng lượng calo và không quá 10% lượng calo từ chất béo bão hòa.
Bạn có thể cắt giảm chất béo trong chế độ ăn của trẻ bằng nhiều cách. Hướng dẫn trẻ ăn ít các sản phẩm từ động vật như thịt đỏ, da của thịt gia cầm, đồ chiên… Ngay cả các chất béo lành mạnh như dầu, các loại hạt… Chúng có lượng calo cao và chỉ nên ăn với số lượng hạn chế. Khuyến khích con bạn ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt (whole grains).
Ngoài ra, bạn có thể xem xét một vài gợi ý sau:
Chú ý đến thông tin dinh dưỡng của tất cả thực phẩm và dạy trẻ cách đọc chúng.
Chọn kem chua (12 – 16% chất béo), kem phô mai, phô mai, sữa chua và các sản phẩm sữa không béo hoặc ít béo. Hạn chế thực phẩm đóng gói sẵn.
Nấu ăn với dầu hạt cải hoặc dầu ô liu thay vì bơ thực vật. Chọn dầu chứa ít hơn 2 gram bão hòa trong mỗi muỗng canh. Giảm lượng chất béo và dầu bạn sử dụng khi nấu hoặc nướng.
Nên mua thịt nạc như ức gà không có da, thịt lợn thăn, sườn… hay các loại cá. Chuẩn bị một bữa tối không thịt một vài lần trong tuần.
Hạn chế cách chế biến với chất béo. Nướng, hấp, luộc thức ăn thay vì chiên.
Thức ăn nhanh hiện nay là lựa chọn thường xuyên của nhiều cha mẹ vì sự tiện lợi. Tuy nhiên, hãy chọn cho trẻ các món nướng, hấp (thay vì chiên) hoặc salad với nước sốt ít béo.
Để có một bữa ăn nhẹ lành mạnh, hãy chọn trái cây tươi hoặc sữa chua ít béo thay vì các món chiên hay đồ ngọt.
Không phải tất cả chất béo là đều có hại. Nhưng chúng có thể không tốt cho sức khỏe nếu con bạn ăn quá nhiều. Với chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol kết hợp tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm cho trẻ. Đó cũng là cách giúp con bạn giữ cân nặng ổn định hoặc giảm cân nếu trẻ thừa cân.
Cập nhật thông tin chi tiết về Dạy Trẻ Chăm Sóc Răng Miệng Là Việc Quan Trọng Mẹ Không Nên Lơ Là trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!