Bạn đang xem bài viết Đặc Sản Ở Phượng Hoàng Cổ Trấn – Nét Đặc Sắc Của Trường Phái Ẩm Thực Hồ Nam được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong từ điển ẩm thực của người Hồ Nam nói chung và người dân Phượng Hoàng Cổ Trấn nói riêng chắc chắn không thể nào thiếu cái vị cay cay, tê tê nhưng lại thơm ngon và tươi. Vì khí hậu ở nơi đây se se lạnh, ẩm ướt, về lâu dài khiến cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi, chính vì vậy người dân ở đây rất thích ăn ớt đỏ, các món ăn chế biến cay để giữ sức khỏe, mang lại sự ấm áp.
Đặc sản Phượng Hoàng Cổ Trấn
Đầu cá hấp cayĐầu cá hấp cay là đặc sản ở Phượng Hoàng Cổ Trấn, cũng chính là món đặc sản của người Hồ Nam. Nguyên Liệu chính là đầu cá tươi, được bắt từ chính dòng sông Đà Giang. Ngoài đầu cá còn có những lát ớt đỏ tươi, được cắt nhỏ. Cách chế biến món ăn của người dân ở đây vô cùng công phu và cầu kỳ. Đầu cá được chẻ đôi, tẩm ướp kỹ càng, chiên qua dầu, sau đó đem hấp đến khi thật mềm, vừa ăn. Điểm thêm một chút dầu, gừng tỏi và chắc chắn không thể thiếu ớt đỏ. Tất cả các nguyên liệu, gia vị giúp cho món ăn vô cùng hấp dẫn. Bạn có thể tìm thấy món đặc sản này ở các nhà hàng hay bất cứ quán ăn nào tại Phượng Hoàng Cổ Trấn.
Đầu cá hấp cay, một món ăn hấp dẫn của Phượng Hoàng Cổ Trấn
Đặc sản lẩu cá cayLẩu cá cay cũng được xem là một món đặc sản ở Phượng Hoàng Cổ Trấn không thể không thưởng thức. Cá tươi được đánh bắt trực tiếp tại sông Đà Giang và chế biến ngay nên vẫn giữ được độ ngọt bùi vô cùng hấp dẫn. Ở Phượng Hoàng Cổ Trấn có một nét đặc trưng khác với Việt Nam, đó là người dân ở đây ăn lẩu cùng với cơm trắng. Món ăn sẽ thêm phần ngon khi bạn ăn cùng rau xào.
Một nồi lẩu cá cay như này chắc chắn sẽ quyến rũ bạn
Đậu phụ thối hỏa cung điệnĐến với Phượng Hoàng Cổ Trấn, đặt chân lên đất Hồ Nam mà chưa ăn đậu phụ thối hỏa cung điện thì chưa gọi là tới Trung Quốc. Nguyên liệu chính của món ăn này chính là đậu phụ được ủ nửa tháng thế nhưng ngay từ những bước đầu, người dân ở đây đã rất cầu kỳ và cẩn thận. nước ngâm đậu phải là nước muối, ngâm kèm với măng tươi, nấm hương và rượu trắng thượng hạng. Sau khi đã ủ đủ ngày, đậu được đem ra chiên bằng dầu cây trà trên lửa nhỏ rồi cho thêm dầu mè cùng với sốt cay.
Đậu phụ thối hỏa cung điện, đặc sản của Phượng Hoàng Cổ Trấn
Cũng giống như những món đậu phụ thối ở du lịch Trung Quốc, đậu phụ thối hỏa cung điện vẫn giữ mùi đặc trưng của món ăn này. Thế nhưng sau khi cắn thử một miếng, mới thấy hết được cái vị ngon từ Phượng Hoàng Cổ Trấn đặc sản này mang lại. Miếng đậu béo ngậy cùng với lớp vỏ ngoài giòn tan, ẩn phía bên trong là đậu phụ non mềm, tất cả hòa quyện lại với nhau, khiến cho món ăn tưởng như có phần ngại miệng lại trở nên vô cùng hấp dẫn. Ngoài ra, đậu phụ thối hỏa cung điện còn có màu đen rất đặc trưng.
Đặc sản Phượng Hoàng Cổ Trấn – vịt hầm tiết và gạo nếpĐây là món ăn có thể nói là đặc trưng nhất của riêng Phượng Hoàng Cổ Trấn. Vịt hầm tiết và gạo nếp được chế biến hết sức cầu kỳ và tỉ mỉ trong từng bước. Gạo nếp được ngâm với nước để qua 1 đêm, sau đó vớt ráo nước, đem trộn với gạo nếp với tiết sống rồi đem hấp cách thủy. Sau khi đã thành phẩm, người đầu bếp sẽ cắt thành từng miếng nhỏ rồi đem chiên cho giòn đồng thời đem vịt đi hầm cho mềm. Sau khi vịt đã nhừ, đem gạo vừa chiên nhồi vào rồi tiếp tục bỏ vào hấp đến khi vịt chuyển thành màu vàng đỏ.
Một món ăn vô cùng độc đáo mà chỉ đến với Phượng Hoàng Cổ Trấn mới có
Món ăn được coi là đặc sản ở Phượng Hoàng Cổ Trấn này, nghe qua thì có vẻ khó ăn, thế nhưng lại thực sự rất ngon, bởi vịt, tiết và gạo nếp đã qua nhiều công đoạn chế biến, tẩm ướp gia vị kỹ càng. Thịt vịt hấp chín nhừ, ăn rất mềm và ngon, cùng với gạo chiên có phần giòn và thơm, tô điểm cho món ăn tròn vị, đạt điểm 10 một cách xuất sắc.
Phượng Hoàng Cổ Trấn với vô vàn sạp bán đồ ăn đường phố
Đăng bởi: Quân Lê
Từ khoá: Đặc sản ở Phượng Hoàng Cổ Trấn – nét đặc sắc của trường phái ẩm thực Hồ Nam
Vẻ Đẹp Bốn Mùa Của Phượng Hoàng Cổ Trấn Ở Trung Quốc
Nằm hoàn toàn trong khu vực của tỉnh Phượng Hoàng – Hồ Nam, Trung Quốc, Phượng Hoàng Cổ Trấn nổi lên với khu thị trấn nhỏ, cổ xưa ngay cạnh sông Đà Giang cùng rất nhiều cây cầu được bắc qua sông. Khu thị trấn này còn có vô vàn các ngõ ngách nhỏ cổ kính cho bạn cảm giá khám phá đầy bí ẩn và tò mò. Chốn tiên cảnh bồng lai này sẽ làm bạn một lần đến và nhớ mãi bởi cảnh sắc thiên nhiên đặc sắc nơi đây vừa có nét mộc mạc, đơn sơ nhưng rất cổ kính, ấn tượng.
Nhắc đến du lịch Trung Quốc ngoài những thắng cảnh nổi tiếng như Vạn lý Trường Thành, hang đá Long Môn, Khu mộ Tần Thủy Hoàng… cũng không thể bỏ qua Phượng Hoàng cổ trấn – chốn bồng lai tiên cảnh hoàn mỹ của Trung Quốc, điểm dừng của hàng triệu lượt khách du lịch trong và quốc tế tới đây. Toàn bộ khung cảnh là những ngôi nhà cổ kính, khung đường nhỏ chạy quanh, nhiều cây cầu gỗ bắc sông quen thuộc. Chúng hòa quyện thành nét đẹp bồng lai tiên cảnh giữa đời thường. Thêm vào đó nơi đây còn được biết đến bởi kiến trúc độc đáo, ẩm thực hấp dẫn, cộng thêm lòng hiếu khách của người dân nơi đây. Tất cả nét đơn sơ, bình dại tạo nên bức tranh Phượng Hoàng Cổ Trấn đẹp đến bất ngờ. Vậy đi du lịch Phương Hoàng Cố Trấn mùa nào đẹp nhất?
Mùa thu dịu êm
Chẳng biết từ bao giờ Phượng Hoàng Cố Trấn đã đi vào lòng rất nhiều lượt khách du lịch từng đến đây. Đặc biệt vào tiết trời ngày thu dijy mát, êm ái thực sự tạo cho con người cảm giác bình yên mỗi khi đặt chân tới đây. Thường khách du lịch sẽ lựa chọn mùa thu cho chuyến thăm quan Phượng Hoàng bởi khí hậu mát mẻ, dễ chịu, không quá khắc nghiệt như trời vào hè hay mùa đông lạnh giá. Dòng sông Đà Giang vào trời thu cũng được thay áo mới thành nàng thơ xinh đẹp, nhẹ nhàng nhưng vô cùng huyền ảo. Hít thở không khí trầm mặc cổ trang, cảm nhận dòng nước chảy qua dưới chân mình, ngẩng đầu lên thấy lớp lớp gác mái rêu phong cổ kính sẽ là cảm giác rất tuyệt cho mùa thu.
Đi du lịch vào tiết trời mùa thu bạn cũng nên lập lịch trình cho chuyến đi phong phú hơn với nhiều thắng cảnh gần đó như Bắc Môn cổ thành, Hồng kiều, Lầu Phong Thúy Hồng Kiều, Cây cầu đá bắc qua sông Đà Giang.
Ngỡ ngàng trước cảnh mùa đông
Sáng thức dậy ở một nơi xa, ngắm nhìn dòng sông sương giăng huyền ảo, vi diệu, và sau đó cùng thưởng thức những món ăn nóng hổi hấp dẫn tại thị trấn cổ sẽ là một trải nhiệm thú vị đang nhớ trên hành trình khám phá cái đẹp. Nếu vào tiết trời thu cho con người cảm giác thoải mái thì du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn vào mùa đông lại cho chúng ta trải nghiệm hoàn tòa mới. Mọi cảnh vật như đang chìm mình vào giấc ngủ đông yên ả. Đây sẽ là thời điểm được lựa chọn nhiều nhất của những khách du lịch cần tìm đến sự thanh bình, yên tĩnh.
Mùa xuân đầy mơ mộng
Du khách sẽ được thỏa sức mua sắn, ăn uống, tìm hiều những ngõ nhỏ, dạo chơi trên những cây cầu với cảnh sắc tuyệt đẹp ở nơi đây. Phượng Hoàng sống trong những ngày mùa Xuân cũng vô cùng dịu êm. Bạn sẽ được trải nghiệm cuộc sống thường nhật của con người nơi đây, bình yên, vắng lặng. Trời xuân tại Phượng Hoàng tương đối lạnh nhưng không quá giá buốt cho chuyến đi du lịch thăm quan của bạn. Nơi đây còn được biết đến bởi những cảnh quay đẹp, bắt mắt, sinh động trong những bộ phim kiếm hiệp đình đám cùng những tiếng vang lớn của Trung Quốc.
Đặt chân tới Phượng Hoàng bạn còn được thỏa sức đam mê với thiên đường ẩm thực nơi đây. Có thể điểm qua những món ăn đặc trưng như lẩu cá cay, mỳ cay, đồ ăn đường phố hay các loại bánh như bánh bao, bánh lá hấp…
Hòa mình vào mùa hè
Mùa hè cũng là thời gian lý tưởng của nhiều người lựa chọn Phượng Hoàng Cổ Trấn. Không khí oi nóng của những ngày hè sẽ được xua dịu bởi sự mát mẻ từ dòng nước sông Đà Giang mát dịu. Gió sông mát lành sẽ mang đến cho bạn cảm giác thoải mái khi đi dạo cùng bạn bè người thân và gia đình, cùng nhau thưởng thức món ăn ngon bên bờ sông Đà Giang mát lạnh.
Du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn vào mùa thu được nhiều người lựa chọn nhất. Tuy nhiên, tùy theo sở thích và lịch trình thời gian bạn lựa chọn đều có thể đi các mùa trong năm để có trải nghiệm cảm giác mới lạ tại nơi bồng lai tiên cảnh này.
Đăng bởi: Lâu Trúc
Từ khoá: Vẻ Đẹp Bốn Mùa Của Phượng Hoàng Cổ Trấn Ở Trung Quốc
Huyền Bí Ai Cập, Nét Ẩm Thực Đặc Sắc Và Lạ Mắt
Ai Cập còn có một nền văn hóa ẩm thực đặc sắc và lạ lẫm, các món ăn Ai Cập nhìn chung khá đa dạng, dễ ăn và là sự giao thoa hài hòa giữa hai nền ẩm thực Á – Âu.
Nguyên liệu trong các món ăn của Ai Cập được sử dụng phổ biến bao gồm các loại đậu, rau và trái cây – vốn là những sản phẩm dồi dào từ đồng bằng châu thổ sông Nile. Một số món ăn đặc sắc không thể bỏ lỡ khi du lịch tới xứ sở này có thể kể tới như: Konafah, bánh mì Aish Baladi, Cơm trộn cà ri, các món ăn từ chà là hay Trà hoa dâm bụt….
Bánh KonafahLà một loại bánh phô mai được ăn với sirô đường. Ngoài phô mai, nó còn được chế biến bằng một số nguyên liệu mới lạ như xoài, sô cô la và thậm chí cả bơ. Bánh konafah cũng có họ hàng với nhiều dòng bánh có cấu trúc tương tự ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Loại bánh này thường có màu vàng rất bắt mắt, hương vị kết hợp hài hòa giữa cái giòn tan của pastry và cái béo ngầy ngậy của phô mai. Trước khi ăn, người ta thường rưới một lớp siro đường để tạo vị ngọt, đồng thời rắc thêm một lớp quả hồ đào nghiền lên trên.
Aish BaladiLà một loại bánh mì được sử dụng thường ngày trong các bữa ăn của người Ai Cập. Thành phần chủ yếu của nó là bột ngô và có thêm khoảng 5-10% bột cà ri. Bánh có hình dẹt và đường kính khoảng 10cm, là khẩu phần ăn truyền thống của vùng quê Ai Cập, được chế biến ở các hộ gia đình. Baladi theo tiếng Ả Rập có nghĩa là cuộc sống, loại bánh mì này được bán phổ phiến khắp mọi nơi từ thành thị tới nông thôn ở Ai Cập.
Karkade – Trà hoa dâm bụtLà một loại trà nổi tiếng của Ai Cập được làm từ hoa dâm bụt. Cách chế biến Karkade rất đơn giản: hoa dâm bụt tươi hoặc khô được cho vào nước sôi, nước sẽ nhanh chóng chuyển sang màu đỏ thẫm. Sau khi trà nguội, cho thêm một ít nước cốt chanh vào, trà sẽ chuyển sang màu đỏ tươi. Tùy theo khẩu vị người dùng có thể nêm nếm lượng đường phù hợp. Ngoài tác dụng giải khát, Karkade còn giúp điều hòa huyết áp, lợi tiểu và là nguồn vitamin C dồi dào cho cơ thể. Trà hoa dâm bụt có màu đỏ tươi hấp dẫn, khi uống có vị ngọt, thơm và mát. Thời cổ đại, Karkade thường được dùng trong những dịp đặc biệt như đám cưới, tiệc tùng. Ngày nay, loại trà này được sử dụng hàng ngày và bày bán ở khắp mọi nơi từ các nhà hàng cho đến quán cà phê. Các khách sạn thì dùng Karkade như một loại nước chào mừng du khách khi đến thăm đất nước Ai Cập. Bên cạnh đó, Ai Cập cũng rất nổi tiếng với các loại dược liệu quý như Saffron hay nụ hoa hồng khô…
Chà làChà là là loại cây được trồng rất nhiều ở Ai Cập. Trái chà là có thể dùng tươi, sấy khô hoặc làm nguyên liệu để chế biến các món ăn khác, tất cả đều rất tốt cho sức khỏe.
Cơm trộn cà riMón cơm này thường được dùng kèm với thịt và rau củ. Việc thêm cà ri vào giúp tăng hương vị của món ăn, tăng lượng protein và khả năng tiêu hoá.
Theo Nhu Nguyen (Wiki Travel)
Đăng bởi: Phạm Thương Mến
Từ khoá: Huyền bí Ai Cập, nét ẩm thực đặc sắc và lạ mắt
Những Cây Cầu “Kiều” Lớn Chỉ Có Ở Phượng Hoàng Cổ Trấn
Chữ Kiều trong Hán Việt tức là “cầu”. Trên một đoạn sông nhỏ ở Phượng Hoàng cổ trấn không biết có bao nhiêu cây cầu? nhưng nếu đã đi tour du lịch Phượng Hoàng cổ trấn thì bạn đừng bỏ lỡ cơ hội khá phá những cây cầu “kiều” lớn trong bài viết này nha.
Phượng Hoàng cổ trấn
Bạn biết gì về Phượng Hoàng Cổ Trấn ?Phượng Hoàng Cổ Trấn chính là một thị trấn nhỏ ở Trung Quốc, địa chỉ của phượng hoàng cổ trấn thuộc huyện Phượng Hoàng, Châu tự trị người thổ gia, người miêu ở phía tây của Hồ Nam, Trung Quốc. Phượng hoàng cổ trấn cách Cát Thủ khoảng 53km, Trương Gia Giới khoảng 280km. Chính vì vậy, trong chuyến du lịch Trung Quốc, nhiều du khách thưởng lựa chọn 2 điểm chính để khám phá, đó là Trương Gia Giới và Phượng Hoàng cổ trấn.
Trấn cổ Phượng Hoàng
Đặc biệt, Phượng hoàng còn là một trong những cổ trấn còn lại của Trung Quốc và hiện tại nó vẫn giữ được nét lịch sử mà mọi người vẫn thường thấy trong các phim võ thuật Trung Quốc. Khi đến đây du khách sẽ được thưởng thức một khung cảnh yên bình sự kết hợp hài hòa của tự nhiên, giữa núi non sông nước sẽ tạo ra một khung cảnh choáng ngợp, một không gian thanh bình và tĩnh lặng.
Hiện nay, mảnh đất Phượng Hoàng còn lưu giữ nhiều thành quách xưa và những dãy phố kèm những căn nhà cổ đây có thể được xem như bảo tàng sống về văn hóa với số tuổi lên tới 1300 năm.Các dân tộc sinh sống tại Phượng Hoàng Cổ Trấn chủ yếu là người Miêu, Hán, Thổ Gia, Hồi.
Những cây cầu “kiều” lớn chỉ có ở Phượng Hoàng cổ trấn
Khám phá du lịch Trương Gia Giới Phượng Hoàng cổ trấn, bạn sẽ thấy chỉ có một đoạn sông ngắn chảy qua cổ trấn Phượng Hoàng mà có đến cả chục cây cầu bắc qua. Đằng sau mỗi cây cầu là cả một câu chuyện dài để kể. Tên của những cây cầu lớn ở đây được đặt theo tên của các hình thái thời tiết như: cầu vồng (Hồng Kiều), tuyết (Tuyết Kiều), gió (Phong Kiều), mưa (Vũ Kiều), mây (Vân Kiều), sương mù (Vụ Kiều)…
Những cây cầu “kiều” lớn ở Phượng Hoàng cổ trấn 1, Hồng Kiều – Cầu VồngHồng Kiều (Rainbow bridge/ Hong qiao/虹桥) có nghĩa là cầu vồng. Đây là cây cầu mang kiến trúc đặc trưng của kiểu cầu nhà độc đáo.
Hồng Kiều – Cầu Vồng
“Tòa nhà” có hình dáng như một chiếc thuyền gồm hai tầng: tầng 1 là nơi buôn bán; còn tầng 2 là một bảo tàng nghệ thuật. Từ Hồng Kiều, du khách có thể phóng tầm mắt bao trọn cảnh sắc tuyệt đẹp của trấn cổ. Từ trên cầu Hồng Kiều du khách có thể ngắm nhìn những cảnh đẹp tuyệt trần của thị trấn cổ được coi là góc máy của rất nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và nghiệp dư yêu thích. Đặc biệt, Đây còn là cây cầu nổi tiếng ở trung tâm của Phượng Hoàng Cổ Trấn, cầu Hồng Kiều được xây dựng với nối kiến trúc độc đáo Cầu – Nhà, hình dáng của chiếc cầu được thiết kế như chiếc thuyền với mái là hình ngôi nhà,
2, Phong Kiều – Cầu GióPhong Kiều – Cầu Gió
Phong Kiều (Wind bridge/ Feng qiao/ 风橋) có nghĩa là cầu gió, khác với Hồng kiều thì Phong kiều tạo được dấu ấn nhờ khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp bao quanh. Trên nền rừng núi xanh ngắt xa xa và những ngôi nhà gỗ nâu đỏ ngay phía sau, cây cầu nổi bật với nền đá trắng và mái nâu rêu phong, vừa hiên ngang phóng khoáng lại đượm chút trầm ngâm, thật phù hợp với cái tên của mình.
Phong Kiều – Cầu Gió
Đặc biệt, Phong kiều được thiết kế nổi bật với khu nhà ở giữa cầu là nơi để các du khách có thể dừng lại ngắm quang cảnh của cổ trấn, cây cầu nổi bật với nền đá trắng phản chiếu xuống làn nước xanh biếc của con sông Đà Giang.
3, Vụ Kiều – Cầu MưaVụ Kiều (Fog bridge/ Wu qiao/ 雾橋) – cây cầu của sương mù. Những ngày trời mù sương, cây cầu như ẩn như hiện tựa ảo ảnh, thấp thoáng có bóng thuyền lướt trên mặt sông mà như đạp mây cưỡi gió, đưa du khách đến chốn tiên cảnh.
Vụ Kiều – Cầu Mưa
Còn gặp ngày nắng trong, lười biếng ngồi bên cầu, ngắm núi thấy núi xanh ngắt, ngắm trời thấy trời xanh thẳm, ngắm mái chèo khua nước cũng thấy vui trong lòng, góp phần tăng cảm xúc cho chuyến du lịch Phượng Hoàng cổ trấn.
Khám phá cổ trấn, chúng tôi được biết Vụ Kiều có nối kiến trúc khá giống với cầu Phong Kiều nhưng khác biệt là cầu Vụ Kiều có 3 mái nhà trên cầu cùng với đó là 3 điểm ngắm nhìn toàn cảnh Phượng Hoàng Cổ Trấn mà du khách có thể dùng lại trên cầu.
Ngoài ra trong tổng số 10 cây cầu tại Phường Hoàng Cổ Trấn thì còn nhiều cây cầu vô danh khác và cũng không kém phần độc đáo, mỗi cây cầu mỗi vẻ tạo nên điểm nhấn và vẻ đẹp huyền ảo cho Phường Hoàng Cổ Trấn.
4, Vân Kiều – Cầu Mây Vân là mây, kiều là cầu,Vân Kiều (Cloud bridge/ Yun qiao/ 云橋) tức là cầu mây. Đây là cây cầu của sự ranh giới phân chia cổ trấn làm hai phần: một bên là cổ kính và một bên là hiện đại. Bên này cầu là lịch sử hơn 1.300 năm của Phượng Hoàng với những ngôi nhà sàn bằng gỗ ven sông hay những ngôi nhà đá xám kiên cố.
Vân Kiều – Cầu Mây
Bên kia cầu lại cho thấy hình ảnh của một thị trấn hiện đại với dãy biệt thự liền kề sang trọng, bề thế. Dọc theo cây cầu cũng có một con đường nhựa khang trang chạy qua nối liền hai bên bờ.
Vân Kiều – Cầu Mây
Cầu mây được xây dựng với nối kiến trúc giống cầu Hồng Kiều cũng với 2 tầng nhưng có 3 tầng mái ngói, cầu Vân kiều là nơi nối 2 phần khác nhau của thành phố, một bên là cổ kính hàng nghìn năm một bên là một Phượng Hoàng Cổ Trấn hiện đại với khu biệt thự hiện đại, tráng lệ. 5,Tuyết Kiều – Cầu Tuyết Tuyết Kiều (Snow bridge/ Xue qiao/ 雪橋) là một trong bốn cây cầu “Tuyết – Vũ – Vụ – Phong” do họa sĩ đương đại xuất chúng Hoàng Vĩnh Ngọc thiết kế và bỏ vốn đầu tư. Bởi Phượng Hoàng cổ trấn không chỉ là nơi lưu giữ những ký ức tuổi thơ hạnh phúc mà còn là nguồn cảm hứng bất tận trên con đường sáng tác nghệ thuật của ông.
Tuyết Kiều – Cầu Tuyết
Tuyết Kiều với phong cách thiết kế cổ xưa đã hoàn toàn hòa nhập vào quang cảnh của Phượng Hoang Cổ Trấn, là một trong những điểm ấn tượng của Cổ Trấn nghìn năm tuổi này.
Tuyết Kiều – Cầu Tuyết
Với tổng vốn đầu tư 11 triệu nhân dân tệ, được đưa vào xây dựng từ tháng 4/2011 và hoàn thành vào tháng 11/2012, “tứ kiều” với phong cách thiết kế cổ xưa đã hoàn toàn hòa mình vào quang cảnh chung của Phượng Hoàng và góp tên mình vào danh sách những điểm đến ấn tượng ở cổ trấn nghìn năm tuổi này.
Đông Bích
Đăng bởi: Nguyễn Thị Kiều Oanh
Từ khoá: Những cây cầu “kiều” lớn chỉ có ở Phượng Hoàng cổ trấn
Những Đặc Trưng Của Ẩm Thực Washoku
Trân trọng hương vị thuần túy của nguồn nguyên liệu đa dạng và tươi ngon
Có sự cân bằng dinh dưỡng, hỗ trợ lối ăn uống lành mạnh
Có sự gắn kết mật thiết với những sự kiện trong năm
Món quà từ gạo trắng
Phương thức “Chế biến nguyên hạt”
Phương thức “Xay thành bột”
Bột gạo chủ yếu được dùng để làm các loại bánh ngọt. Bột gạo được chia thành hai loại là bột gạo nếp và bột gạo tẻ. Bột gạo tẻ được dùng làm một số loại bánh Mochi như Kashiwa-mochi, Kusa-mochi. Bột gạo nếp mang tính chất dẻo dính, được dùng để làm các món ngọt phổ biến như bánh in Rakugan, Sakura-mochi, Daifuku-mochi. Ngoài ra, bột cám gạo làm từ lớp vỏ gạo lứt còn được dùng cho việc muối dưa. Khi trộn nước và muối vào cám gạo này sẽ tạo thành hỗn hợp Nukadoko. Các món dưa chua dưa muối được làm từ phương pháp muối cám này gọi là Nukazuke.
Phương thức “Lên men gạo”
Nhắc đến gạo Nhật Bản, tiêu biểu nhất có thể kể đến là gạo Koshihikari của tỉnh Fukui. Gạo Koshihikari có độ dẻo, bóng và mùi rất thơm, phù hợp để chế biến đa dạng món ăn dù là món mặn hay món ngọt. Ngoài ra, một loại gạo phổ biến khác là gạo Hitomebore xuất xứ từ tỉnh Miyagi. Đây là loại gạo thích ứng với điều kiện thời tiết lạnh, chủ yếu trồng tập trung tại các tỉnh phía Đông Bắc nước Nhật.
Tầm quan trọng của nước
Trong ẩm thực Nhật Bản, nước chính là yếu tố cốt lõi để quyết định độ thành công của một mẻ rượu Sake, của sợi mì Soba, của bánh đậu hũ, hay của nước dùng Dashi trứ danh. Vốn mang tinh thần chú trọng hương vị nguyên bản của nguyên liệu, không có gì ngạc nhiên khi Washoku luôn đề cao tầm quan trọng của nguồn nước dùng trong nấu ăn.
Hiện nay, nguồn nước mềm lý tưởng và tinh khiết nhất được cho là ở khu làng cổ Oshino Hakkai dưới chân núi Phú Sĩ. Nước ở đây được chảy từ lớp băng tan trên núi, không ngấm quá lâu trong đất do đó không bị hấp thụ nhiều khoáng chất, là nguồn nước tinh khiết vô cùng. Có lẽ vì đó mà món quà lưu niệm đáng giá của nơi đây chính là mì Soba, đậu hũ,… được chế biến từ nguồn nước ngầm tinh khiết này.
Bên cạnh đó, ẩm thực Nhật còn nổi tiếng vì có những món súp trong vắt gọi là “Osuimono – お吸い物”. Mặc dù được nấu với nhiều nguyên liệu khác nhau như sò, hến, rong biển,… nhưng điểm chung của các Osuimono là phần nước dùng đạt đến độ trong vắt hoàn hảo. Đừng vội nhìn vào màu sắc giản dị của Osuimono mà đánh giá. Vị ngọt thanh tao và sâu lắng của những chén canh này sẽ khiến bạn có cảm giác như đang thưởng thức cả một “trời” thiên nhiên chỉ trong một chén canh nhỏ. Để có thể chế biến nên những chén Osuimono tinh tế, bên cạnh nguyên liệu theo mùa thơm ngon và tươi mới, nguồn nước dùng để nấu canh cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Sử dụng thực phẩm theo mùa
Cái làm nên sự tinh tế đặc biệt của Washoku chính là sự linh hoạt. Linh hoạt ở đây là sự biến chuyển của món ăn theo mùa. Mùa nào có gì ngon thì Washoku có món đấy. Nét đẹp đó thể hiện sự tôn trọng đến với thiên nhiên, kết hợp hài hòa với vòng đời của vạn vật. Chẳng hạn như mùa đông chắc chắn phải ăn củ cải trắng, mùa thu sẽ ăn quả hồng, mùa hè thì ăn lươn, hay mùa xuân sẽ ăn cá tráp. Không chỉ linh hoạt về nguyên liệu, cách bài trí món ăn cũng luôn phảng phất phong vị từng mùa. Điều này thể hiện qua cách cắt tỉa các loại rau củ quả và cách sử dụng chén đũa. Chỉ cần nhìn vào mâm cơm của người Nhật, bạn cũng sẽ dễ dàng đoán được hiện đang là mùa nào trong năm.
Kho tàng thực phẩm lên men phong phú
Trong ẩm thực Nhật Bản có rất nhiều thực phẩm lên men như Natto, Nukazuke, rượu truyền thống hoặc các loại gia vị như Miso, giấm, rượu ngọt Mirin, nước tương Shoyu. Với một số nền ẩm thực, những món ăn lên men đôi khi mang lại những tác động không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có thể nói rằng thực phẩm lên men ở Nhật lại mang theo chức năng nhất định, đóng vai trò hỗ trợ tiêu hóa. Trong những món ăn lên men này, không thể không kể đến 2 món ăn được cho là bí quyết của sự trường thọ ở đất nước mặt trời mọc: tương Miso và đậu nành lên men Natto.
Nêm nếm gia vị cũng cần có thứ tự
Sự cầu kỳ và chỉn chu của Washoku còn nằm ở việc nêm nếm gia vị theo thứ tự bảng chữ cái “sa – shi – su – se -so”. Vòng tròn gia vị chính là bí quyết làm nên món ngon tròn vị.
Sa – 砂糖 (Sato): đường. Sử dụng đường ngoài tạo vị ngọt thì còn tạo độ mềm cho món ăn. Sở dĩ đường được nêm đầu tiên vì nó được xem là gia vị khó thấm nhất.
Shi – 塩 (Shio): muối. Muối có tác dụng đẩy các phân tử nước ra khỏi nguyên liệu chính, hút ẩm từ rau củ, khiến món ăn không bị ngấm nước và khử mùi tanh của cá.
Se – 醤油 (Seuyu/Shoyu) nước tương. Nước tương cũng là gia vị lên men dễ bay hơi khi nấu ở nhiệt độ cao. Do đó, nếu nêm sớm sẽ mất đi mùi vị vốn có. Cũng vì vậy mà được nêm vào gần cuối.
So – 味噌 (miso): tương đậu. Miso ở nhiệt độ cao sẽ bay hơi. Trong Miso có nhiều dinh dưỡng nên được nêm vào cuối cùng để đảm bảo các thành phần dinh dưỡng vẫn giữ lại trong món ăn.
chúng tôi
Chuẩn Bị Lịch Trình Đến Phượng Hoàng Cổ Trấn Ra Sao?
Những điểm đến mang dấu ấn lịch sử
Phượng Hoàng cổ trấn là niềm tự hào của người dân Trung Quốc bởi nơi đây vẫn lưu giữ rất nhiều công trình kiến trúc nguy nga. Tham gia tour Phượng Hoàng cổ trấn máy bay từ Hà Nội bạn có thể đến tham quan các địa điểm này để chiêm ngưỡng và hiểu hơn về nét đẹp trong văn hóa người dân nơi đây.
Miêu Cương thànhMiêu Cương thành là nơi sinh sống của người Miêu – Miêu Trại. Mọi công trình kiến trúc nơi đây được đều được làm bằng đá, bờ tường và những ngôi nhà theo lối kiến trúc cổ sẽ làm nền cực đẹp thỏa mãn niềm đam mê sống ảo của bạn. Vì thế, đây cũng chính là một trong những điểm đến được nhiều khách du lịch yêu thích tại Phượng Hoàng cổ trấn.
Bắc Môn cổ thànhBắc Môn cổ thành hay tháp canh Bắc Môn được xây dựng thời nhà Minh với mục đích dùng làm phòng tuyến quân sự, vì vậy rất chắc chắn và an toàn. Tháp canh Bắc Môn là niềm tự hào của người dân nơi đây, nó được xem là nhân chứng lịch sử của biết bao cuộc chiến tranh để bảo vệ bình yên vùng đất này. Du khách đi Tour du lịch Phượng Hoàng cổ trấn vẫn luôn mong chờ đến đây, đứng dưới chân tháp và chụp ảnh kỉ niệm.
Cố cư Thẩm Tùng VănCố cư Thẩm Tùng Văn trước dây là nơi ở của nhà văn nổi tiếng Thẩm Văn Tùng. Nơi đây được xây dựng theo lối kiến trúc cổ, trước nhà một khoảng sân vuông được lát gạch đá. Trên sân là những chậu cây cảnh uốn thành nhiều hình dạng độc đáo.
Có thể thấy đây chính là không gian sống của các đại thi hào trong trí tưởng tượng của chúng ta mà đặc trưng là thú chơi cây cảnh thường gặp của những người mang tâm hồn nghệ sĩ. Ngoài ra, cố cư Thẩm Văn Tùng còn tạo được ấn tượng sâu sắc với khách đi Tour Phượng Hoàng cổ trấn từ Hà Nội bởi các chi tiết của cửa chính, cửa sổ có chạm khắc độc đáo. Dãy tường hai bên nhà có những cây thường xuân leo lên bờ thường mang đến cảm giác rất thanh bình, thôn quê.
Các món ăn đặc trưng tại Phượng Hoàng cổ trấn Bánh TépBánh Tép là một trong những món Đặc sản Phượng Hoàng cổ trấn được biết đến nhiều nhất. Những con tép tươi ngon trộn với bột, trứng cho thêm gia vị, ớt và hành sau đó chiên lên. Hương thơm bánh Tép rất đặc trưng, khi ăn giòn, nóng hổi và hơi cay cay rất thích hợp khi thời tiết se lạnh.
Kẹo gừngMột món ăn nữa cũng rất thích hợp vào mùa lạnh đó chính là kẹo gừng. Kẹo vừa có vị ngọt, cay của gừng giúp cơ thể ấm hơn khi đi trên đường. Ngoài ra, kẹo gừng còn giúp khách đi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn phòng ngừa cảm cúm hiệu quả. Bạn cũng có thể mua đặc sản này về làm quà cho gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Bánh dày Tương Tây Đậu phụ thối Thạch sương sáoThạch sương sáo Phượng Hoàng cổ trấn là món ăn giúp giải nhiệt vào mùa hè rất hiệu quả. Sương sáo rất trong thường được ăn cùng với đường nâu và rất được khách đi Tour Phượng Hoàng cổ trấn từ HCM yêu thích. Không chỉ giúp giải nhiệt, món thạch này còn chứa nhiều chất xơ, vitamin tốt cho cơ thể, hơn nữa hàm lượng calo lại thấp nên bạn có thể ăn thỏa thích mà không lo lên cân.
Chuẩn bị cho chuyến đi Phượng HoàngPhượng Hoàng cổ trấn (Nguồn: Vũ Trà My)
Để chuyến du lịch nước ngoài của mình trọn vẹn nhất thì khâu chuẩn bị vô cùng quan trọng. Chính vì thế, bạn phải trang bị đầy đủ những vật dụng cần thiết nhất cho mình. Đầu tiên là những vật dụng cần thiết như đồ dùng cá nhân, quần áo (tùy từng thời điểm mùa hè hay mùa đông để chuẩn bị), thuốc khi cần dùng đến.
Bạn nên sạc đầy pin cho máy ảnh, điện thoại để chụp thật nhiều ảnh đẹp cho chuyến đi. Ngoài ra, khách đi Tour Phượng Hoàng cổ trấn cũng cần mang theo cục sạc, sạc dự phòng phòng trường hợp hết pin. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tập trước một số câu hỏi tiếng Trung cơ bản để khi mua sắm, giao tiếp với dân bản địa tiện hơn.
Phб»±ng HГ
Đăng bởi: Hoàng Thị Thanh Nhàn
Từ khoá: Chuẩn bị lịch trình đến Phượng Hoàng cổ trấn ra sao?
Cập nhật thông tin chi tiết về Đặc Sản Ở Phượng Hoàng Cổ Trấn – Nét Đặc Sắc Của Trường Phái Ẩm Thực Hồ Nam trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!