Bạn đang xem bài viết Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Tuổi Teen được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Các giai đoạn quan trọng quyết định đến sự phát triển của con người gồm có: giai đoạn bào thai, giai đoạn từ 0 – 3 tuổi và giai đoạn tuổi teen (từ 10 – 18 tuổi).
Theo các nhà nghiên cứu của các nước trên thế giới và của Việt Nam thì số trẻ bị suy dinh dưỡng trong những năm đầu sau sinh, sẽ có nhiều nguy cơ bị thấp còi ở tuổi vị thành niên và khó có thể phát triển bằng các bạn cùng trang lứa.
Các bạn nữ thấp còi ở tuổi vị thành niên sẽ có nguy cơ phát triển thành những phụ nữ “nhỏ nhắn” hơn tiêu chuẩn và hậu quả là sinh ra những trẻ bị suy dinh dưỡng trong bào thai (có cân nặng sơ sinh thấp dưới 2.5kg). Những em bé này lại có nguy cơ suy dinh dưỡng. Cứ thế thành một vòng tròn luẩn quẩn chính vì vậy mà bổ sung dinh dưỡng hợp lý kết hợp với lối sống lành mạnh cần được chú ý ở mọi lứa tuổi.
Tuổi vị thành niên là lứa tuổi phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng, biến đổi về tâm, sinh lý, nội tiết,… Cân nặng trung bình ở lứa tuổi này tăng từ 3-5 kg/năm, chiều cao tăng từ 4-7 cm/năm, con trai phát triển nhiều hơn con gái.
Để đảm bảo đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng, trẻ cần ăn 3 bữa/ngày, ăn đủ 2100 – 2900 kcalo/ ngày đối với nam và 2100 – 2200 kcalo/ngày đối với nữ, điều chỉnh phù hợp với từng độ tuổi. Hơn nữa độ tuổi này đang trong “tuổi ăn tuổi học”, áp lực học hành, thi cử luôn đè nặng lên các em nên ngoài bữa chính các em cần được bổ sung thêm bữa phụ: trái cây, sữa,…
Chất đạm
Chất đạm có vai trò thiết yếu cho tốc độ phát triển cho tuổi teen, nó giúp tạo nên cấu trúc tế bào, các nội tiết tố (hóc môn) và đáp ứng khả năng miễn dịch của cơ thể. Nhu cầu về chất đạm của lứa tuổi này là khoảng 70 gam/nam và 60 gam/nữ.
Đạm có trong cả động vật và thực vât: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu đỗ, vừng, lạc,…
Chất béo
Đây là nguồn cung cấp năng lượng, giúp cơ thể hòa tan và hấp thu các vitamin tan trong dầu. Lượng chất béo hàng ngày mà các em cần là từ 40 – 50 gam, trong đó nguồn chất béo từ nguồn gốc động vật chiếm 70% và từ thực vật là 30%.
Chế độ dinh dưỡng đủ chất cho tuổi teen
Các chất khoáng
Chất sắt: Sắt cùng với protein tạo thành hemoglobin (huyết sắc tố), tham gia vào quá trình vận chuyển oxy, CO2, phòng tránh bệnh thiếu máu…
Ở lứa tuổi vị thành niên, trẻ trai cần từ 12-18 mg/ngày, trẻ nữ cần khoảng 20 mg/ngày (do các em ở tuổi dậy thì và mất máu do chu kỳ hàng tháng). Thức ăn giàu sắt có nguồn gốc từ động vật như: thịt bò, tiết bò, trứng gà, trứng vịt, gan,…; ngoài ra có thể cho các em uống bổ sung thêm viên sắt hoặc viên đa vi chất hàng tuần.
Vitamin A: Đặc biệt cần thiết cho đôi mắt tinh anh, cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường, tăng cường khả năng miễn dịch, giúp giảm tỷ lệ nhiễm trùng và tử vong. Nhu cầu vitamin A của lứa tuổi này là 600 mcg/ngày.
Canxi: đặc điểm nổi bật của giai đoạn tuổi thành niên là phát triển chiều cao, nhu cầu canxi rất cao, cùng với photpho sẽ giúp duy trì hình thành và bảo vệ bộ xương, răng vững chắc. Can xi có nhiều trong sữa, các loại thủy, hải sản.
Vitamin C: nhu cầu vitamin C của tuổi vị thành niên là 65mg/ngày, vitamin C giúp cơ thể hấp thu, điều phối các chất sắt, canxi và axit folic. Hơn thế nữa, nó còn có chức năng phòng chống dị ứng, tăng khả năng miễn dịch, kích thích tạo dịch mật, bảo vệ thành mạch.
Chế độ dinh dưỡng lứa tuổi vị thành niên là yếu tố vô cùng quan trọng, nó quyết định sự phát triển của trẻ cả về thể chất (chiều cao, cân nặng) và thể chất ở mức tối ưu khi trưởng thành. Trẻ em là tương lai của gia đình, của đất nước, do đó hãy chú ý đến vấn đề dinh dưỡng cho các em để các em phát triển tốt nhất.
Chế Độ Dinh Dưỡng Trẻ 5 Tuổi Và 5 Sai Lầm Cần Tránh
Khi bước sang độ tuổi mầm non, nhất là ở trẻ 5 tuổi, bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý để trẻ phát triển toàn diện. Tuy nhiên không phải bậc phụ huynh nào cũng hiểu rõ những nguyên tắc trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ em 5 tuổi. Vì đôi lúc có những sai lầm trong cách nuôi con mà chúng ta vẫn còn chưa nhận ra.
1. Không cho trẻ ăn dầu mỡ
Có nhiều bậc phụ huynh vì sợ con mình béo phì nên cắt giảm hoàn toàn lượng chất béo có trong thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên trong chế độ dinh dưỡng trẻ 5 tuổi nhất định phải có mặt của chất béo. Vì ở độ tuổi này, trẻ tiếp thu và học hỏi nhiều hơn. Do đó rất cần các axit béo hỗ trợ bộ não. Ngoài ra, chất béo còn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành màng tế bào thần kinh.
Trẻ cần 30 – 40% lượng calo từ chất béo để đáp ứng hệ thần kinh hàng ngày. Chất béo có từ quả bơ, dầu thực vật hoặc cá hồi luôn giàu Omega 3 giúp nâng cao hệ miễn dịch và tốt cho trí não. Bạn có thể cho trẻ dùng 2 lần/tuần các thực phẩm chứa Omega 3 để tăng trí thông minh và độ nhanh nhạy.
Ăn trái cây lúc nào là tốt nhất?
Trái cây là một nguồn cung cấp vitamin và dưỡng chất dồi dào cho cơ thể con người. Không chỉ trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng cần phải bổ sung trái cây vào khẩu phần ăn mỗi ngày. Tuy nhiên không phải cứ ăn trái cây là sẽ…
2. Bổ sung vitamin tổng hợp khi bé không ăn rau
Theo các chuyên gia, khẩu phần dinh dưỡng trẻ 5 tuổi cần phải đầy đủ chất, tất nhiên là không thể thiếu rau xanh. Tuy nhiên, có rất nhiều trẻ rất lười và không thích ăn rau. Điều này khiến các bậc cha mẹ nghĩ rằng cần cho con mình uống vitamin tổng hợp để bổ sung. Thế nhưng có rất nhiều trẻ lười ăn rau nhưng cơ thể lại không thiếu vitamin và khoáng chất nào. Cách tốt nhất là hãy bổ sung hoa quả tươi.
Nếu bạn muốn bổ sung axit folic mà trẻ lại ngán rau bina, hãy chọn quả cam hoặc dâu tây thay thế. Nếu cần cung cấp kali, hãy cho trẻ chuối thay cho khoai tây. Vitamin A và caroten rất tốt cho mắt. Khi trer nhà bạn không ăn cà rốt, hãy lựa chọn quả mơ hoặc dưa hấu thay thế.
3. Cho trẻ ăn ít đi khi trẻ bị bệnh
Có rất nhiều ông bố, bà mẹ có tâm lý khi trẻ ốm, bệnh thì khắt khe hơn trong việc ăn uống của con. Thế nhưng, chúng ta cần lưu ý không nên cắt giảm lượng thức ăn của con. Chỉ là khi bị bệnh, trẻ cần hấp thu nhiều hơn thức ăn dạng lòng ví dụ như súp hoặc cháo. Bạn đừng quá lo lắng mà hãy cho trẻ ăn những gì mình thích ở độ tuổi này.
4. Ưu tiên nước trái cây ép hơn
Nước ép trái cây rất giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ. Thế nhưng nó không thể thay thế cho hầu hết nước lọc và các loại nước khác. Nếu trong chế độ dinh dưỡng trẻ 5 tuổi hàng ngày có quá nhiều nước ép trái cây thì không hề tốt chút nào. Bởi lượng đường cao có trong loại nước này sẽ khiến dạ dày trẻ khó tiêu. Hơn nữa, nếu uống không kiểm soát liều lượng sẽ khiến trẻ bị sâu răng do đường phá hỏng men răng.
Những sai lầm khi ăn trái cây mà có thể bạn không biết
Trái cây rất cần thiết cho sức khỏe của con người nhưng nếu như mắc phải những sai lầm khi ăn trái cây sẽ có tác dụng ngược lại. Bởi vậy chúng ta cần phải cẩn thận. Top 5 loại thực phẩm dinh dưỡng để sinh con trai theo ý…
5. Chỉ sử dụng phần nước
“Khôn ăn nước, dại ăn cái” là câu nói quen thuộc của ông bà ta ngày xưa. Vì thế mà nhiều người nội trợ khi hầm hoặc ninh thịt, xương hoặc luộc rau đều bỏ phần xác, chỉ lấy phần nước. Thế nhưng ít ai biết rằng hầu hết thành phần dinh dưỡng đều không tan vào nước. Chúng vẫn còn “hiển diện” ở trong phần xác hoặc phần cái. Nếu chỉ cho trẻ ăn phần nước rau hoặc nước hầm xương, trẻ sẽ không nhận được bất kỳ dưỡng chất nào.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Mẹ Mang Thai 3 Tháng Đầu
Cập nhật: 14:1, 16/9/2023 Lượt đọc: 64715
Chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai 3 tháng đầu1. Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ nhất
– Tháng đầu của thai kỳ, cơ thể bắt đầu thay đổi, hormone nội tiết tố tăng lên, làm bạn thường xuyên cảm giác buồn nôn và khó chịu bụng. Đó chính là dấu hiệu của ốm nghén. Lúc này, thật khó để có thể kết hợp ăn uống đủ chất và giúp làm dịu cơn thai nghén. Trong tháng đầu mang thai, bà mẹ nên ăn:
• Ăn một bữa ăn nhẹ giàu carbohydrate khoảng 15-20 phút trước khi ra khỏi giường. Để sẵn ở đầu giường một lọ bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc hoặc trái cây sấy khô.
• Chia 3 bữa ăn chính thành 6 bữa nhỏ mỗi ngày.
• Chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, kết hợp ăn tinh bột cùng nguồn protein nạc từ thịt gà và cá. Đừng quên uống thêm sữa ít béo và bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa vào buổi sáng và buổi tối.
• Uống nước giữa các bữa ăn, chứ không nên uống trong bữa ăn.
• Tránh những món khó tiêu nhiều chất béo, chiên, rán, quá ngọt hoặc cay. Chúng chỉ khiến tình trạng ốm nghén của bạn thêm tồi tệ mà thôi!
– Trong tháng đầu tiên này, bác sĩ thường khuyên bạn nên uống axit folic. Bổ sung dưỡng chất này là rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Bạn cũng có thể bổ sung thêm thực phẩm giàu folic như: Các loại rau xanh đậm, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu. Trong tháng đầu mang thai, tuyệt đối không ăn thức ăn chưa nấu chín như trứng sống, thịt tái, sashimi…
2. Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 2
Tăng cân khi mang thai sao cho hợp lý là điều mẹ bầu cần phải biết. Trong 3 tháng đầu, bạn chỉ cần tăng khoảng 1-2kg, hoặc đôi khi chỉ cần 0,4kg -1,7kg cũng khá ổn, bởi nhiều mẹ vì sự “tra tấn” của chứng ốm nghén, lại bị sút vài cân. Về vấn đề ăn cho cả hai, mẹ nên định rõ lại quan điểm. Không phải ăn gấp đôi, nhưng phải ăn thêm để đảm bảo lượng calorie cần thiết hằng ngày tăng khoảng 300. Vì vậy, thay vì để ý đến kích cỡ khẩu phần ăn, bạn nên chăm sóc chất lượng món ăn của mình. Thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 2 nên đa dạng, và nằm trong nhóm thực phẩm thiết yếu: Các loại ngũ cốc, bánh mì, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu. Ngoài ra, cố gắng hạn chế thức ăn nhiều calorie, chất béo và đường. Axit folic vẫn đóng vai trò quan trọng trong tháng này. Ngoài ra, nhớ uống 2 ly sữa ít béo mỗi ngày, vì đây là nguồn bổ sung canxi tuyệt vời.
3. Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 3
Trong 2 tháng đầu tiên của thai kỳ, có thể chuyện ăn uống không phải đề tài yêu thích của bà bầu bởi tác dụng phụ của buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ. Tuy nhiên, một khi đã bước qua tháng thứ 3, tình hình sẽ dần chuyển biến tích cực hơn. Cảm giác khó chịu do chứng ốm nghén đang giảm đi trông thấy. Nếu 2 tháng trước vẫn chưa ăn đúng cho lắm, không sao, bạn có thể cho vào quỹ đạo từ bây giờ. Cấu trúc bữa ăn vẫn là 3 bữa chính và 2-3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Vào cuối tháng thứ 3, bạn nên tăng khoảng 0,4- 1,7kg. Sau cột mốc này, mỗi tuần bạn sẽ tăng khoảng 0,5kg. Lời khuyên dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 3 này như sau:
• Tạo thói quen ăn nhiều rau và trái cây trong bữa ăn. Giảm đồ ăn vặt không thân thiện, nhiều calo, ít dinh dưỡng như đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến. Thay vào đó, chọn món giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như các loại hạt, trái cây sấy khô.
• Tiếp tục bổ sung vitamin, khoáng chất bác sĩ kê toa.
CN. Vũ Văn Trình (t/h)
SỞ Y TẾ NAM ĐỊNH
Chế Độ Ăn Có Lợi Cho Da
/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/che-do-co-loi-cho-da/
Chế độ ăn tốt cũng là cách chăm sóc da hiệu quả. Chế độ ăn càng có nhiều thực phẩm tốt cho da thì làn da càng khỏe mạnh giàu sức sống.
1. Chế độ ăn tốt là cách chăm sóc da hiệu quảNếu muốn có một làn da trẻ trung, khỏe mạnh, đầy sức sống hãy chắc chắn bạn uống nhiều nước và có chế độ ăn có lợi cho da. Mọi thứ bạn ăn không những được cơ thể sử dụng để xây dựng các cơ quan bên trong mà còn tạo nên cả bề ngoài cơ thể. Chế độ ăn có càng nhiều các thực phẩm tốt cho sức khỏe, làn da của bạn sẽ càng đẹp hơn. Ngược lại, nếu không chú ý đến chế độ ăn, ăn nhiều thức ăn không tốt cho da, da bạn sẽ ngày càng gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng như khô, thô ráp, lão hóa, tối màu. Những hiện tượng này không xuất hiện tức khắc, nhưng nếu da thiếu dinh dưỡng trong một thời gian dài sự xuống cấp của làn da sẽ biểu hiện rõ và rất khó để hồi phục.
2. Ăn gì đẹp da? 2.1. Uống nhiều nướcNước chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể và có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe làn da. Uống nhiều nước giúp dưỡng ẩm, giảm hình thành các nếp nhăn và mờ các nếp nhăn đã được hình thành. Do giúp lưu thông máu nên nước cũng giúp da hấp thu chất dinh dưỡng nhiều hơn và loại bỏ độc tố, giúp da sáng đẹp. Bạn nên uống từ 6-8 ly nước mỗi ngày, mỗi ly khoảng 240ml, tương đương lượng nước cần cung cấp cho cơ thể từ 1,4-2 lít nước. Lượng nước này bao gồm nước lọc bạn uống vào và nước trong các loại canh, súp, nước trái cây, sữa,…
2.2. Thực phẩm giàu SelenSelen là một khoáng chất giúp bảo vệ làn da khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Các gốc tự do độc hại sinh ra từ quá trình chuyển hóa của cơ thể sẽ gây ra các dấu hiệu lão hóa da như xuất hiện nếp nhăn, khô da, tổn thương tế bào da và thậm chí là một số bệnh về da. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, Selen có thể giúp ngăn ngừa ung thư da. Để bảo vệ da, nên tăng cường Selen trong chế độ ăn hàng ngày qua một số thực phẩm giàu Selen như hạt Brazil, nấm, tôm, thịt cừu, một số loại cá như cá hồng, cá tuyết, cá bơn, cá ngừ, cá hồi. Thịt bò nấu chín, gà tây, hàu, cá mòi, cua, mì làm từ lúa mì nguyên chất cũng có Selen.
2.3. Các loại quả chứa nhiều chất chống oxy hóaChất chống oxy hóa giúp làm chậm và ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí the Journal of Agricultural and Food Chemistry (Mỹ) cho thấy dâu đen (Blackberry), quả việt quất (blueberry), dâu tây và mận là bốn loại trái cây có khả năng chống oxy hóa cao nhất. Thường xuyên thêm những loại trái cây này vào chế độ ăn, sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho cơ thể nói chung và cả làn da. Một số loại rau quả khác cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa như cà chua, quả mơ, củ cải đường, bí, rau bina, khoai lang, đậu, atiso,…
2.4. Thực phẩm chứa nhiều CoQ10 giúp chống gốc tự doCoenzyme Q10 là chất oxy hóa được cơ thể tạo ra để chuyển hóa carbohydrate trong thức ăn thành năng lượng ATP cơ thể có thể sử dụng được. Coenzyme cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn các tổn thương tế bào do gốc tự do gây ra. Sự sản xuất coenzym Q10 của cơ thể sẽ giảm đi khi lớn tuổi. Bạn có thể bổ sung coenzyme Q10 vào chế độ ăn qua các thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, thịt gia cầm, gan, ngũ cốc,… Coenzyme Q10 được sử dụng để sản xuất các sản phẩm chăm sóc da, các loại mỹ phẩm này có thể ngăn ngừa nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa khác.
2.5. Thực phẩm chứa nhiều Vitamin A giúp sửa chữa các tổn thương daKhi cơ thể bị thiếu vitamin A, da có thể có bị khô sạm, bong tróc, xuất hiện các nếp nhăn,… Ăn gì đẹp da thì không thể bỏ qua các thực phẩm giàu vitamin A như cà chua, cà rốt, bí đỏ, ớt chuông đỏ, các sản phẩm từ sữa,… Retinoid là dạng vitamin A được sử dụng rất phổ biến trong mỹ phẩm điều trị mụn và các tổn thương da khác.
2.6. Thực phẩm giàu vitamin C giúp bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trờiVitamin C giúp bảo vệ collagen và elastin của da trước tác hại của ánh nắng mặt trời. Vitamin C giúp làn da tươi trẻ, săn chắc. Để chăm sóc da hiệu quả, nên bổ sung vitamin C vào chế độ ăn qua các loại thực phẩm như ớt chuông đỏ, trái cây họ cam quýt, đu đủ, kiwi, bông cải xanh,…
2.7. Tăng cường sức khỏe làn da với thực phẩm giàu vitamin EVitamin E là chất oxy hóa giúp chống viêm, bảo vệ làn da dưới ánh nắng mặt trời đồng thời giúp dưỡng ẩm cho da. Vitamin E có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu mầm lúa mì, dầu hướng dương, dầu hạnh nhân, dầu hạt mè, các loại hạt như hạt phỉ, đậu phộng, hạnh nhân, bơ, hạt brazil, rau bina, măng tây,…
2.8. Bổ sung vào chế độ ăn các chất béo tốt cho sức khỏeOmega-3 và omega-6 là những chất béo tốt cho sức khỏe đồng thời giúp làn da mịn màng, tươi trẻ. Các chất béo này có nhiều trong dầu ô liu và dầu canola, hạt lanh, quả óc chó và các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá mòi và cá thu.
2.9. Sử dụng các loại dầu tốt cho daDầu olive ép lạnh chứa các axit béo thiết yếu và nhiều chất dinh dưỡng khác rất tốt cho da. Dầu olive có thể dùng để dưỡng da mặt vì khả năng dưỡng ẩm rất tốt.
2.10. Uống trà xanh giúp đẹp da từ bên trọngTrà xanh có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, rất tốt cho làn da. Trà xanh giúp ngăn chặn phản ứng viêm, giảm nhẹ các tổn thương da và bảo vệ da trước tác hại ánh nắng mặt trời. Thường xuyên uống trà xanh là cách chăm sóc da hiệu quả, giúp làm đẹp da từ bên trong.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Hiểu Rõ Về Hàm Lượng Dinh Dưỡng Và Cách Chế Biến Đầu Tôm Hùm
Tôm hùm là một trong những loại hải sản được rất nhiều người yêu thích. Vậy phần đầu tôm hùm có ăn được hay không và có chứa những gì?
Tìm hiểu về đầu tôm hùm
Đầu tôm hùm có gìĐầu tôm hùm có gì? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người. Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ đọc thông tin bên dưới.
Bên ngoài đầu tôm hùm Bên trong đầu tôm hùmĐầu tôm hùm có chứa nhiều gạch tôm
Không chỉ có nhiều gạch trong phần đầu mà thịt tôm hùm ở đây cũng rất ngon. Thịt tôm ngon ngọt, dai sẽ làm bạn khó lòng nào mà quên được. Ngoài ra ở phần đầu sẽ có thêm kẹo cao su của nó. Phần này của tôm hùm không ăn được nên khi chế biến hay thưởng thức người ta sẽ bỏ đi.
Đầu tôm hùm ăn được không?Đầu tôm hùm hoàn toàn có thể ăn được và chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Vì trong đầu tôm có phần gạch và thịt tôm đem lại giá trị dinh dưỡng cao.
Hướng dẫn cách ăn đầu tôm hùmĐầu tôm hùm có nhiều chất dinh dưỡng nên bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn để thay đổi khẩu vị.
Đầu tôm hùm đã chínNếu bạn ăn đầu tôm hùm đã được chế biến sẵn thì sẽ khác so với phần thân tôm. Để lấy được phần thịt ở thân tôm bạn chỉ cần kéo vỏ ngược về phía đuôi là có thể tách dễ dàng thịt và vỏ. Nhưng với phần đầu tôm bạn cần phải cắt ra thành từng phần để ăn.
Cách ăn đơn giản đó là ăn phần gạch tôm hùm trước sau đó mới ăn đến phần thịt. Phần gạch bạn có thể dùng muỗng nhỏ để ăn dễ hơn. Đối với phần thịt chỉ cần dùng tay kéo theo thớ thịt tôm để tách ra khỏi vỏ.
Phần thịt tôm ở trong các chân bạn nên dùng kéo để tách thịt riêng ra. Thịt tôm ở phần chân ngon ngọt, dai.
Đầu tôm hùm sống
Sử dụng dao với đầu nhọn để có thể tách riêng phần đầu tôm ra khỏi thân tôm. Bạn sẽ cắt theo vòng tròn tại vị trí khớp nối giữa đầu và thân tôm.
Đặt đầu tôn lên thớt và sau đó loại bỏ bớt đi các râu tôm.
Cắt đi các móng vuốt của tôm hùm.
Để dễ dàng chế biến bạn nên dùng dao cắt đôi đầu tôm theo chiều dọc. Bạn cũng có thể cắt nhỏ hơn nữa tùy theo món ăn.
Đầu tôm hùm có thể đem đi chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon và hấp dẫn như đầu tôm hùm nấu cháo, lẩu đầu tôm hùm… Mỗi món ăn đều mang lại hương vị thơm ngon riêng.
Đầu tôm hùm chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn
Để có được những món ăn ngon từ đầu tôm hùm bạn cần lựa chọn được những con tôm tươi ngon và chất lượng. Vậy nên hãy lựa chọn những vựa hải sản uy tín trên thị trường. Đảo Hải Sản là một trong những nơi chuyên cung cấp tôm hùm chất lượng hàng đầu.
Ngoài ra, quý khách hàng khi mua tôm hùm tại Đảo Hải Sản luôn được hưởng mức giá ưu đãi hơn hẳn so với thị trường. Người mua có thể lựa chọn mua trực tiếp tại các cửa hàng hoặc mua thông qua hình thức trực tuyến.
Từ những thông tin bài viết trên Đảo Hải Sản đã giúp bạn tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích về đầu tôm hùm. Bạn có thể chế biến ra nhiều món ăn chiêu đãi cả nhà từ phần đầu này. Đầu tôm mang lại giá trị dinh dưỡng và vj ngon không hề kém cạnh so với các phần còn lại của con tôm.
Giao hàng nhanh chóng
Đổi trả miễn phí nhanh chóng
Sản phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng
Nguồn hải sản phong phú với hơn 300 loại.
Đăng bởi: Dương Nguyễn
Từ khoá: Hiểu rõ về hàm lượng dinh dưỡng và cách chế biến đầu tôm hùm
4 Chế Độ Ăn Uống Cho Từng Nhóm Máu
Để biết mình nhóm máu gì khá dễ dàng. Tất cả những gì bạn cần là 3 ống nghiệm với 3 loại thuốc thử có chứa 3 loại kháng thể khác nhau: A, B và Rh. Và tất nhiên phải có một mẫu máu nữa. Nhỏ một ít máu vào mỗi ống nghiệm và quan sát xem các chất bên trong có bị vón cục không. Vón cục có nghĩa là máu đang phản ứng với cùng các kháng thể mà nó có trong chính nó và đó là cách các nhà khoa học tìm ra nhóm máu của chúng ta. Khi bạn đã biết cách xác định nhóm máu của mình, chúng mình sẽ chia sẻ với bạn các chế độ ăn cho từng nhóm máu.
Nhóm máu ONhững người có nhóm máu O được cho là có axit trong dạ dày cao và có khả năng tiêu hóa rất tốt cả protein và chất béo động vật. Đó là lý do tại sao một chế độ ăn giàu protein, với nhiều thịt, cá, rau và trái cây chất lượng tốt sẽ phù hợp nhất với họ. Carbs như ngũ cốc, đậu và các loại đậu có thể dễ dàng được lưu trữ dưới dạng chất béo trong hệ tiêu hóa. Vì vậy, nếu bạn thuộc nhóm máu O, tốt hơn là nên tránh hoặc hạn chế ăn carbs.
Nguồn: BRIGHTSIDE
Nhóm máu ABNhóm máu O
Nhóm máu AB là nhóm máu hiếm và mới nhất. Nó có sự di truyền hỗn hợp từ nhóm máu A và B. Những người có nhóm máu này có axit dạ dày thấp như nhóm máu A, nhưng họ cũng có sự thích nghi của nhóm máu B với thịt. Trứng, hải sản và rau xanh rất tốt cho người có nhóm máu AB. Họ cũng được khuyên nên ăn các khẩu phần ăn nhỏ trong ngày thường xuyên hơn vì nó tốt cho hệ tiêu hóa.
Nhóm máu AB
Nhóm máu BNhóm máu AB
Theo một số quyển sách, những người có nhóm máu B được coi là những người có hệ tiêu hóa tốt, vì vậy họ có thể ăn nhiều loại thức ăn. Tuy nhiên, các loại thực phẩm như ngô, lúa mì, cà chua và đậu phộng có thể gây tăng cân, mệt mỏi và hạ đường huyết nếu hấp thụ quá nhiều. Một loại thực phẩm khác mà những người có nhóm máu này nên tránh là thịt gà. Mặc dù là thịt nạc nhưng nó có thể gây đột quỵ và rối loạn miễn dịch ở những người nhóm máu B. Tốt hơn là thay thịt gà bằng thịt cừu, dê hoặc thỏ.
Nhóm máu ANhóm máu B
Đối với những người thuộc nhóm máu A, một chế độ ăn chay sẽ khá tốt. Người ta nói rằng những người có nhóm máu này có lượng axit trong dạ dày thấp và không thể tiêu hóa tốt chất đạm và chất béo động vật. Đó là lý do tại sao những người nhóm máu A nên ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. Điều quan trọng là những thực phẩm đó phải ở trạng thái tự nhiên nhất có thể – tươi, hữu cơ mà không cần thêm bất kỳ thành phần phụ gia nào nào khác.
Đăng bởi: Quyên Thảo
Từ khoá: 4 Chế độ ăn uống cho từng nhóm máu
Cập nhật thông tin chi tiết về Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Tuổi Teen trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!