Bạn đang xem bài viết Chăm Sóc Trẻ Thừa Cân: Cách Giảm Chất Béo Trong Khẩu Phần Ăn Của Trẻ ? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể của con bạn. Tuy nhiên, có những thực phẩm với thành phần có lợi. Ngược lại, một số thực phẩm cũng có nhiều mặt hại. Hiện nay, béo phì đã trở thành một trong những vấn đề sức khỏe đáng chú ý ở trẻ nhỏ. Bên cạnh kiểm soát cân nặng bằng cách tập thể dục thì hạn chế trong khẩu phần ăn của trẻ cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Chất béo bổ sung rất nhiều năng lượng cho hoạt động của cơ thể. Con bạn cần được cung cấp một lượng hợp lí trong chế độ ăn uống để có sức khỏe tốt vì những lí do sau:
Giúp cơ thể hấp thụ một số chất dinh dưỡng. Ví dụ như các loại vitamin A, D, E và K hay những chất chống oxy hóa.
Có trong dầu thực vật và cá có thể giúp ngăn ngừa tình trạng tăng cholesterol trong máu, bệnh tim và các vấn đề sức khỏe khác.
Chất béo và dầu cũng là gia vị giúp thức ăn thêm ngon. Hầu hết nó đều có trong các loại thực phẩm. Ví dụ như thịt, cá, sản phẩm từ sữa, dầu thực vật, thực phẩm đóng gói …
Tất cả các loại này bgay cả có lợi, đều rất giàu năng lượng. Nếu con bạn ăn nhiều thức ăn giàu chất béo, năng lượng sẽ nhiều hơn mức cơ thể cần sử dụng. Khi đó, trẻ sẽ tăng cân. Thừa cân hay béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, tăng cholesterol, đái tháo đường, bệnh tim và đột quỵ.
2.1 Chất béo bão hòa (có hại)
Chất béo bão hòa chủ yếu có trong các thực phẩm động vật như các sản phẩm từ sữa, thịt gia cầm, mỡ heo… Ngoài ra, chúng cũng được tìm thấy trong một số thực phẩm thực vật. Như dầu dừa, các loại bơ… Con bạn nên hạn chế ăn càng ít lượng bão hòa càng tốt.
Điều quan trọng bạn là có thể kiểm soát lượng chất béo của trẻ. Bằng cách xem thông tin thành phần dinh dưỡng của thực phẩm đóng gói trước khi quyết định mua chúng.
2.2 Chất béo không bão hòa (có lợi)Chất béo không bão hòa được tìm thấy chủ yếu trong ngô, đậu nành, các loại hạt, dầu thực vật và dầu cá. Axit béo là thành phần cấu tạo nên không bão hòa. Ba axit béo quan trọng trong cơ thể là omega-3, omega-6 và omega-9. Chúng có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ, tăng huyết áp cao và tình trạng viêm trong cơ thể.
Nếu trẻ ăn lượng chất béo vừa phải, đặc biệt là nhóm có lợi, sẽ rất tốt cho sức khỏe. Ngược lại, khi trẻ ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, sẽ dẫn đến thừa cân. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo trẻ em nên:
Bổ sung không quá 20 đến 35% tổng lượng calo và không quá 10% lượng calo từ chất béo bão hòa.
Bạn có thể cắt giảm chất béo trong chế độ ăn của trẻ bằng nhiều cách. Hướng dẫn trẻ ăn ít các sản phẩm từ động vật như thịt đỏ, da của thịt gia cầm, đồ chiên… Ngay cả các chất béo lành mạnh như dầu, các loại hạt… Chúng có lượng calo cao và chỉ nên ăn với số lượng hạn chế. Khuyến khích con bạn ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt (whole grains).
Ngoài ra, bạn có thể xem xét một vài gợi ý sau:
Chú ý đến thông tin dinh dưỡng của tất cả thực phẩm và dạy trẻ cách đọc chúng.
Chọn kem chua (12 – 16% chất béo), kem phô mai, phô mai, sữa chua và các sản phẩm sữa không béo hoặc ít béo. Hạn chế thực phẩm đóng gói sẵn.
Nấu ăn với dầu hạt cải hoặc dầu ô liu thay vì bơ thực vật. Chọn dầu chứa ít hơn 2 gram bão hòa trong mỗi muỗng canh. Giảm lượng chất béo và dầu bạn sử dụng khi nấu hoặc nướng.
Nên mua thịt nạc như ức gà không có da, thịt lợn thăn, sườn… hay các loại cá. Chuẩn bị một bữa tối không thịt một vài lần trong tuần.
Hạn chế cách chế biến với chất béo. Nướng, hấp, luộc thức ăn thay vì chiên.
Thức ăn nhanh hiện nay là lựa chọn thường xuyên của nhiều cha mẹ vì sự tiện lợi. Tuy nhiên, hãy chọn cho trẻ các món nướng, hấp (thay vì chiên) hoặc salad với nước sốt ít béo.
Để có một bữa ăn nhẹ lành mạnh, hãy chọn trái cây tươi hoặc sữa chua ít béo thay vì các món chiên hay đồ ngọt.
Không phải tất cả chất béo là đều có hại. Nhưng chúng có thể không tốt cho sức khỏe nếu con bạn ăn quá nhiều. Với chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol kết hợp tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm cho trẻ. Đó cũng là cách giúp con bạn giữ cân nặng ổn định hoặc giảm cân nếu trẻ thừa cân.
Ăn Chất Béo Để Giảm Cân, Chuyện Khó Tin Nhưng Có Thật
Theo cảnh báo của các chuyên gia, cắt giảm tối đa lượng bơ, kem, pho mát và các đồ ăn chứa chất béo là nguyên nhân gây béo phì, chưa kể tới hàng loạt hệ lụy kinh khủng khác và họ đưa ra lời khuyên là ăn chất béo để giảm cân.
ăn chất béo để giảm cân là chuyện hoàn toàn có thể
Chất béo là bạn, ăn chất béo không hề béoCác tác giả bản báo cáo này khẳng định, cội rễ của đại dịch béo phì nằm ở nỗi ám ảnh thời hiện đại mang tên “chế độ ăn ít béo”. Trong khi đó, đồ ăn vặt giữa các bữa chính đang làm con người ngày càng phát phì. Họ trích dẫn một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu chất béo và ít đường, tinh bột, chất xơ mới là lựa chọn đúng đắn. “Ăn các sản phẩm nguyên kem như pho mát, sữa và sữa chua thực sự có thể làm giảm nguy cơ béo phì. Những thực phẩm tự nhiên nhất, giàu dinh dưỡng nhất hiện sẵn có – như thịt, cá, trứng, sản phẩm từ sữa, hạt, quả, ô-liu, bơ – đều chứa chất béo bão hòa.
Chất béo là bạn của mọi người ?
Những chi tiết gây sốc trong báo cáo:
Bằng mọi giá, không nên sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn được gắn mác “ít béo”, “hàm lượng cholesterol thấp” hay “được chứng minh là có tác dụng giảm cholesterol.
Người bị tiểu đường tuýp 2 nên ăn chế độ dinh dưỡng giàu chất béo hơn là chỉ dựa trên đường, tinh bột và chất xơ (carbonhydrate).
Không nên ăn đường và việc đo đếm lượng calo cũng nên được dừng lại.
Ý tưởng về việc luyện tập thể dục thể thao có thể giúp bạn nhiều hơn so với một chế độ dinh dưỡng lành mạnh là điều chưa thật đúng.
Thay vào đó, chế độ ăn ít đường, tinh bột và chất xơ tinh luyện nhưng giàu chất béo có lợi cho sức khỏe là “cách tiếp cận an toàn và hiệu quả trong việc phòng tránh thừa cân và hỗ trợgiảm cân”, đồng thời giảm thiểu nguy cơ các bệnh về tim.
Các tác giả bản báo cáo kêu gọi sự trở lại của những “thực phẩm toàn phần” như thịt cá, sữa cũng như những thực phẩm tốt cho sức khỏe bao như bơ và nhấn mạnh rằng: “ăn đồ có chất béo không làm bạn béo lên”.
Chế độ ăn nhiều thực phẩm từ sữa nguyên kem như pho mát, sữa và sữa chua thực sự có thể giảm nguy cơ béo phì.
Chất béo bão hòa không gây bệnh tim và thực phẩm từ sữa nguyên kem thực sự có thể giúp bảo vệ tim.
Bản báo cáo cũng nhấn mạnh: Những thực phẩm tự nhiên và giàu dinh dưỡng nhất sẵn có như thịt, cá, trứng, sản phẩm từ sữa, hạt, quả, oliu, bơ – tất cả đều chứa chất béo bão hòa.
Giáo sư David Haslam, Chủ tịch National Obesity Forum, cho biết: “Là bác sĩ, ngày nào cũng điều trị cho bệnh nhân, tôi nhanh chóng nhận ra những hướng dẫn về chế độ ăn ít chất béo, giàu đường, tinh bột và chất xơ được xem là phương thuốc có thể áp dụng toàn cầu thực ra là hoàn toàn sai lầm”.
Đồng tác giả báo cáo, Aseem Malhotra, là thành viên sáng lập Public Health Collaboration – một tổ chức từ thiện bao gồm chuyên gia dinh dưỡng, nhà khoa học và bác sĩ nói chung, khẳng định, quảng bá cho thực phẩm ít béo “có thể là sai lầm lớn nhất trong lịch sử y khoa hiện đại và đã để lại những hậu quả khủng khiếp cho sức khỏe cộng đồng. Đáng buồn thay, lời khuyên vô dụng này vẫn tiếp tục được truyền bá. Ăn chất béo để trở nên thon thả. Đừng sợ chất béo. Chất béo là bạn. Bây giờ thực sự là lúc phải đưa chất béo trở lại thực đơn đúng nghĩa của chúng ta”.
Các chuyên gia dinh dưỡng phản đối kịch liệtTuy nhiên, kết luận của báo cáo trên đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ giới chuyên gia. Nhiều người cho rằng, các tác giả bản báo cáo chỉ trích dẫn những bằng chứng có lợi cho quan điểm của họ mà thôi. Bác sĩ Alison Tedstone, trưởng nhóm chuyên gia dinh dưỡng tại Public Health England, cho biết: “Kêu gọi mọi người ăn nhiều chất béo hơn, giảm lượng đường, tinh bột, chất xơ và phớt lờ hàm lượng calo là vô trách nhiệm. Các chuyên gia độc lập của chúng tôi đã xem xét mọi bằng chứng hiện có – thường là hàng ngàn nghiên cứu khoa học – rồi tiến hành các tư vấn toàn diện để đảm bảo không xảy ra hiểu nhầm nào. Các tổ chức sức khỏe thế giới cũng đồng ý rằng quá nhiều chất béo bão hòa sẽ làm tăng cholesterol, tăng nguy cơ bệnh tim và béo phì có nguyên nhân từ việc liên tục tiêu thụ quá nhiều calo trong thời gian dài”.
Tom Sanders, giảng viên đại học King’s College London, bày tỏ: “Khẳng định ăn chất béo không làm bạn béo là điều đáng ghê tởm. Nếu bạn ăn nhiều đồ béo, bạn sẽ tăng cân”.
Còn John Wass, cố vấn đặc biệt về béo phì cho Royal College of Physicians, chia sẻ: “Có bằng chứng rõ ràng cho thấy chất béo bão hòa làm tăng cholesterol. Điều cần thiết là một chế độ dinh dưỡng cân bằng, thường xuyên vận động và duy trì cân nặng bình thường. Chỉ trích dẫn một số nghiên cứu có lợi cho quan điểm của mình sẽ khiến dư luận nhầm lẫn”.
Chất béo có lợi cho sức khỏeĂn chất béo để giảm cân với những món chứa chất béo tốt
Một lượng nhỏ chất béo là phần thiết yếu của một chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh. Chất béo là nguồn cung cấp axit béo quan trọng như omega-3 – quan trọng vì cơ thể không thể tự sản sinh ra được. Chất béo cũng giúp cơ thể hấp thu vitamin A, D và E.
Có nhiều loại chất béo khác nhau và một số thì tốt cho sức khỏe hơn một số khác. Để giảm nguy cơ bệnh tim mạch, việc giảm lượng chất béo bão hòa – có thể thấy trong thịt và các sản phẩm từ sữa – và thay bằng chất chất béo không bão hòa. Chất béo không bão hòa, chủ yếu có trong tinh dầu một số loài thực vật, có tác dụng giảm cholesterol.
Có 2 loại: Chất béo đơn không bão hòa (monounsaturated fat) – có trong dầu oliu, dầu hạt cải, bơ, một số loại hạt như hạnh nhân, quả hạch Brazil và lạc.
Chất béo đa không bão hòa (polyunsaturated fat) gồm 2 loại omega-3 – có trong dầu thực vật như dầu hạt cải, dầu bắp, dầu hướng dương và một số loại hạt – và omega-6 – có trong dầu cá như cá thu, cá trích, cá hồi.
Đăng bởi: Hòa Diên Lê
Từ khoá: Ăn chất béo để giảm cân, chuyện khó tin nhưng có thật
Dạy Trẻ Chăm Sóc Răng Miệng Là Việc Quan Trọng Mẹ Không Nên Lơ Là
Chính vì thế, bạn hãy lưu ý việc giúp và dạy trẻ chăm sóc răng miệng từ sớm. Bạn cần vừa dạy trẻ vừa hỗ trợ để để việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng được thực hiện tốt hơn. Cụ thể như:
3.1. Những việc cụ thể trong việc bạn dạy trẻ chăm sóc răng miệngBạn nên dạy trẻ chăm sóc răng miệng từ sớm, bao gồm:
Cho trẻ tiếp xúc với bàn chải phù hợp với độ tuổi ngay từ khi con bắt đầu mọc răng. Sau đó bạn kiên nhẫn dạy con chải răng đúng cách sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
Dạy trẻ sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
Khuyến khích trẻ uống nhiều nước để làm sạch khoang miệng.
Dạy trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh , tránh hoặc hạn chế đồ ngọt, nước trái cây chế biến sẵn, kẹo (đặc biệt các loại kẻo dẻo). Nếu trẻ rất yêu thích những loại thực phẩm này, bạn hãy dạy trẻ thói quen súc miệng hoặc chải răng sau mỗi lần ăn, kể cả sau khi uống các loại thuốc dạng siro ngọt.
Bạn nên dạy trẻ chăm sóc răng miệng ngay từ sớm. Ảnh: Little Critter Pediatric Dentistry
3.2. Những việc bạn cần hỗ trợ khi dạy trẻ chăm sóc răng miệngBên cạnh việc dạy trẻ, bạn cũng cần hỗ trợ về vấn đề chăm sóc răng miệng cho con. Cụ thể như:
Khi bé chưa mọc răng, bạn hãy dùng khăn sạch để lau lợi cho bé để loại bỏ vi khuẩn có hại.
Khi bé bắt đầu mọc răng, hãy chải răng cho bé bằng bàn chải mềm và kem dành cho trẻ sơ sinh.
Khi răng bé đã mọc liền nhau, bạn có thể dùng chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng cho con.
Khi được hai tuổi, trẻ bắt đầu học cách nhổ ra khi đánh răng. Lúc này, bạn nên tránh cho trẻ uống nước để súc miệng và nhổ ra ngoài. Vì việc này có thể khiến trẻ dễ dàng nuốt kem đánh răng hơn.
Bạn chỉ nên lấy cho trẻ một lượng kem đánh răng rất nhỏ mỗi lần bé đánh răng . Lượng kem khoảng bằng hạt gạo là thích hợp cho trẻ dưới 3 tuổi, và bằng hạt đậu cho trẻ trên 3 tuổi.
Một số trẻ có thể không đủ sự tập trung để vệ sinh răng miệng đúng cách cho đến khi được 6 – 8 tuổi. Vì vậy, bạn nên quan sát để hỗ trợ trẻ nếu cần thiết.
Đưa trẻ đi kiểm tra răng định kỳ để phát hiện kịp thời các vấn đề về răng miệng nếu có. Đồng thời đảm bảo quá trình phát triển răng của con diễn ra bình thường.
Bạn nên chăm sóc răng miệng cho bé ngay từ sớm. Ảnh Internet
3.3. Dạy trẻ vệ sinh răng miệng đúng cáchDạy trẻ vệ sinh răng miệng không chỉ đơn giản là kĩ thuật chải răng. Nó còn bao gồm làm sạch lưỡi, dùng chỉ nha khoa và súc miệng khi cần thiết.
Dạy trẻ chải răng : bạn hướng dẫn trẻ cầm bàn chải nghiêng 45 độ so với nướu và di chuyển bàn chải lên xuống để chải sạch răng một cách nhẹ nhàng cả mặt trong và ngoài.
Dạy trẻ làm sạch lưỡi : bạn hướng dẫn trẻ dùng dụng cụ vệ sinh lưỡi để làm sạch lưỡi nhẹ nhàng.
Dạy trẻ dùng chỉ nha khoa : bạn hướng dẫn trẻ dùng chỉ nha khoa để thường xuyên làm sạch kẽ răng. Chỉ sẽ được quấn vào hai ngón tay trỏ hoặc giữa và chừa lại một đoạn khoảng 2 – 2.5 cm để đưa vào kẽ răng và làm sạch thức ăn thừa.
Bạn hãy hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ để giúp trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách. Ảnh: Royal Examiner
4. Khi nào bạn nên đưa trẻ đến gặp nha sĩCác chuyên gia khuyên chúng ta nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ lần đầu tiên khi được 1 tuổi. Bạn hãy xem xét hẹn gặp nha sĩ nhi vì họ được đào tạo để chuyên “đối phó” với các bệnh nhân nhí.
Tại buổi hẹn này, bạn sẽ được hướng dẫn các kĩ thuật chăm sóc răng miệng cho trẻ . Trẻ cũng được kiểm tra răng miệng để đảm bảo sự phát triển răng diễn ra bình thường. Đồng thời phát hiện kịp thời các vấn đề về răng miệng nếu có và can thiệp kịp thời.
Trẻ nên được đưa đến nha sĩ khi được khoảng 1 tuổi. Ảnh: Harriman Family Dental
Dạy trẻ chăm sóc răng miệng là một việc vô cùng cần thiết mà bạn nên thực hiện từ sớm. Trẻ càng nhận thức sớm được về sức khỏe răng miệng thì sẽ càng có ý thức chủ động hơn về vấn đề này. Một hàm răng khỏe mạnh, được chăm sóc đúng cách ngay từ đầu sẽ phát triển tốt và hạn chế được các nguy cơ có thể xảy ra trong tương lai hơn.
Theo Kid’s Health
Lily Nguyễn lược dịch
Trẻ Gầy Yếu Nên Ăn Gì Để Tăng Cân Nhanh Chóng?
Mẹ luôn mong muốn cho con được khỏe mạnh, phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Vì thế, trẻ gầy yếu nên ăn gì luôn là nỗi trăn trở của mẹ.
Khi lớn lên, trẻ nhỏ cần đạt được một mức cân nặng nhất định để phát triển tốt về vận động, thể chất và tinh thần. Để đánh giá đúng tình trạng của bé, mẹ nên dựa vào bảng cân nặng chiều cao chuẩn của trẻ (được WHO khuyến nghị). Tuy nhiên có nhiên có nhiều những nguyên nhân khác nhau khiến trẻ không đạt được mức cần nặng cần thiết, lâu dần trở nên gầy yếu. Với một kế hoạch cụ thể chi tiết, mẹ có thể giúp bé tăng cân trở lại bằng những thực phẩm dinh dưỡng và chế độ ăn khỏe mạnh.
Trẻ gầy yếu nên ăn gì để tăng cân nhanh chóng
Vỡi những thay đổi nhỏ trong bữa ăn hàng ngày mẹ đã có thể giúp bé nhận được lượng calo cần thiết cho nhu cầu phát triển của độ tuổi giúp bé đạt được mức cân nặng như mong muốn.
#1 Cắt giảm các đồ ăn vặt không tốt
Nhiều gia đình có thói quen tích trữ đồ ăn vặt như bim bim, nước ngọt, đậu phộng, thạch, bánh ngọt,.., và cho bé ăn những món đó. Với bé gầy yếu điều này rất không tốt. Thứ nhất, các sản phẩm đó không có nhiều chất dinh dưỡng, thậm chí còn có hại cho cơ thể vì cách chế biến và thành phần phụ gia. Thứ hai, giảm mong muốn thèm ăn các bữa chính vì phần lớn chúng là đồ ngọt sẽ làm bé không còn cảm giác đó. Trước khi suy nghĩ trẻ gầy yếu nên ăn gì mẹ cần loại bỏ đồ ăn vặt trong thực đơn hàng ngày của trẻ.
#2 Chọn thực phẩm và những đồ uống giàu dinh dưỡng, có năng lượng cao
Khi bé gầy yếu, ăn uống không đơn giản là cung cấp đủ năng lượng đủ cho hoạt động hàng ngày mà còn có nhiệm vụ bù đắp những thiếu hụt trước đó. Vì thế thực phẩm có hàm lượng calo cao là sự lựa chọn quan trọng. Mẹ có thể thêm vào thực đơn các thực phẩm như thịt bò, thịt lợn nạc, thịt ức gà, cá béo, trứng. Theo tính toán, trong 100 gam trứng sẽ có 13g protein cùng với các vitamin A, B12 tốt cho trẻ gầy yếu phát triển.
Mẹ cũng ghi nhớ cho bé uống đủ nước mỗi ngày bằng các đồ uống nhiều năng lượng. Sữa là thực phẩm tuyệt vời và rất quan trọng. Mẹ nên cho bé bú sữa mẹ đến 24 tháng đầu đời, sau đó cho bé uống thêm sữa ngoài và các dạng sữa khác. Sau bữa ăn hàng ngày của trẻ một số loại nước hoa quả giúp bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cũng rất tốt như sinh tố hoa quả, sữa chua hoa quả,….
#3 Thêm chất béo và dầu ăn vào bữa ăn hàng ngày
Nhiều mẹ cho con ăn uống khiêng kem mà rất ít cho thêm chất béo cho bé. Như thế là sai lầm. Cả 4 nhóm chất dinh dưỡng: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, không thể thiếu bất kỳ nhóm nào. Thêm chất béo vào bữa ăn hàng ngày bằng các thực vật như bơ, lạc, vừng,…hoặc các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu gạo, dầu đậu nành,…
#4 Thêm rau vào bữa ăn hàng ngày
Thường khi suy nghĩ trẻ gầy yếu nên ăn gì, mẹ sẽ luôn chú trọng vào nhóm thực phẩm giàu protein mà đôi khi xem nhẹ rau củ quả. Rau xanh chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, đồng thời cả chất xơ để trẻ dễ tiêu hóa. Đơn cử như các loại đậu còn nguyên vỏ, các loại rau xanh sẫm, khoai lang, bó đỏ,… có hàm lượng canxi rất cao. Một trong những nguyên nhân trẻ gầy yếu là do thiếu canxi, nguồn bổ sung canxi tuyệt vời này mẹ không thể bỏ qua.
Một số lưu ý khi áp dụng các phương pháp tăng cân cho trẻ gầy yếu
Thứ nhất, chia nhiều bữa ăn trong ngày. Trẻ gầy yếu nên sức ăn cũng kém, nhanh no vì thế ăn nhiều bữa trong ngày con sẽ hấp thụ được nhiều thức ăn hơn.
Thứ hai, không nên cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào mà không có tư vấn, khuyến nghị của bác sỹ, chuyên gia Nhi khoa uy tín.
Thứ ba, mẹ có thể cho bé đi khám dinh dưỡng để xác định chính xác nguyên nhân và có những tư vấn về lộ trình tăng cân hiệu quả cho trẻ.
Ăn Kiểu Nhật – Cách Giảm Cân Hiệu Quả Nhất
Áp dụng những phương pháp ăn uống rất khoa học và lành mạnh theo kiểu của người Nhật không chỉ là cách giảm cân hiệu quả nhất mà còn giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, giảm các triệu chứng bệnh về tim mạch, béo phì.
Ăn trong chén nhỏ, đĩa nhỏNgười Nhật vốn rất tinh tế trong chuyện ăn uống, từ cách nấu nướng, bày biện cho đến cách ăn cũng rất từ tốn. Trên bàn ăn luôn dùng chén nhỏ, muỗng đũa nhỏ và ăn trong các đĩa nhỏ rất cầu kỳ. Với người Nhật, đồ ăn ngon chưa đủ, mà còn phải bày biện đẹp. Người ta thường có xu hướng ăn nhiều hơn 45% khi ăn trên đĩa to. Việc ăn bằng chén nhỏ sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng thức ăn trong mỗi bữa. Hơn nữa, ăn nhiều món nhưng mỗi món một ít cũng là cách đánh lừa não bộ, giúp bạn cảm thấy mau no hơn.
Bổ sung nhiều cá, rau và đậu hũ – cách giảm cân hiệu quả nhấtNgười Nhật luôn luôn bổ sung nhiều rau và đậu hủ vào khẩu phần ăn mỗi ngày. Họ cho rằng một bữa ăn có nhiều ranh xanh và đậu giúp bạn đẩy lùi những nguy cơ về béo phì, tim mạch và chống lại lão hóa da. Ngày nay, mặc dù các loại thịt đỏ đã thông dụng hơn nhưng họ vẫn hạn chế, chỉ ăn nhiều cá và các loại rau củ. Chế độ ăn uống tuân thủ theo đúng tháp dinh dưỡng này giúp người Nhật vẫn nạp đượng lượng chất cần thiết, bên cạnh đó còn hạn chế được lượng chất béo có trong thịt. Chế độ ăn uống nhiều rau xanh được cho là cách giảm cân hiệu quả nhất.
Ăn từ tốn, nhai kỹVốn nổi tiếng với phong cách ăn uống từ tốn, chậm rãi. Người Nhật thường chỉ ăn một chén cơm với đủ loại thức ăn. Đôi khi họ thay đổi bằng cách ăn một khay sushi với đủ món như cá hồi, cá ngừ, tôm, mực, bạch tuột để khẩu phần ăn thêm đa dạng. Họ nhai rất kỹ, từng chút một, không quên đặt đũa xuống sau mỗi lần gắp thức ăn vào chén. Việc nhai kỹ, ăn chậm rãi không chỉ tạo điều kiện để dạ dày làm việc dễ dàng hơn mà còn giúp não bộ cảm đo đếm được thời gian xác nhận bạn đã thật sự no. Thông thường quá trình này mất từ 15-20’ để cảm nhận. Đó là lí do vì sao khi ăn xong bạn cảm thấy vừa bụng nhưng khoảng thời gian sau đó thấy rất no, nhiều khi còn gây khó chịu vì bụng căng cứng lên. Ăn chậm, nhai kĩ cũng là một trong những cách giảm cân hiệu quả nhất của người Nhật.
“Tẩy chay” dầu ănNếu để ý, bạn sẽ thấy các món ăn Nhật hầu như được chế biến theo phương pháp rất thanh đạm, chỉ có luộc, nướng, hầm và ăn sống. Nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn nên cắt giảm lượng dầu mỡ trong khẩu phần ăn của mình một thời gian. Lâu dần, vị giác của bạn từ đó thay đổi, chức năng lưỡi hoạt động hiệu quả hơn trong việc cảm nhận các mùi, vị trong chức ăn. Hạn chế tối đa dầu ăn trong khẩu phần ăn là cách giảm cân hiệu quả nhất.
Pyn Trần
Đăng bởi: Hoàng Khánh đinh Phạm
Từ khoá: Ăn kiểu Nhật – cách giảm cân hiệu quả nhất
Cách “Chăm Sóc” Chiếc Kayak Của Bạn Sau Mỗi Chuyến Đi
Vệ sinh sạch sẽ và loại bỏ mảnh vụn Bảo vệ thuyền kayak khỏi ánh nắng mặt trời trực tiếp
Tia UV từ ánh nắng mặt trời có thể sẽ làm hư hỏng chất liệu sử dụng làm kayak, vì vậy, bạn nên bảo quản thuyền của mình ở những nơi râm mát.
Ngay cả khi có những bóng râm, bạn vẫn cần dùng một tấm bạt như căng lều che chắn chiếc thuyền.
303 Aerospace Protectant được cho là “kem chống nắng” cho kayak của bạn giúp tăng cường khả năng chống tia UV.
Tìm và sửa chữa những hư hỏng cho chiếc Kayak của bạnSau mỗi chuyến đi, thuyền của bạn có thể tích tụ đầy vết nứt và trầy xước khi bạn va đập, trượt hoặc mài qua qua các chướng ngại vật trong nước là điều dễ hiểu. Vì vậy, bạn cần tìm và sửa chữa chúng.
Thuyền kayak bị cong vênh hoặc móp méo thường có thể trở lại hình dạng trước đó bằng cách sử dụng nhiệt. Đây là lúc bạn có thể để nó ngoài nắng một lúc, cho đến khi bạn có thể điều khiển nó trở lại như cũ hoặc tự nó hoạt động một cách tự nhiên. Súng bắn nhiệt cũng có thể được sử dụng để loại bỏ các vết xước – nhưng chỉ cần đảm bảo giữ cho nó di chuyển. Bạn chỉ làm nóng bề mặt trên, đủ để quá trình chà nhám có hiệu lực.
Bảo quản thuyền Kayak của bạn đúng cáchMột trong những sai lầm phổ biến nhất của người dùng là bảo quản thuyền sai cách khiến nó biến dạng và mòn nhanh hơn bình thường, tốt nhất hãy đặt thuyền nằm theo chiều ngang, sử dụng một tấm thảm mềm bằng cao su chẳng hạn, đủ rộng và dài để đệm cho thuyền không bị chạm sàn. Bạn cũng có thể sử dụng giá lưu trữ giúp tiết kiệm không gian, tuy nhiên hãy phân bố trọng lượng đồng đều để vỏ thuyền không bị móp méo.
Một số mẹo chăm sóc khác
Nếu lựa chọn treo Kayak lên, tuyệt đối tránh treo trực tiếp từ tay cầm, nó sẽ bị mòn rất nhanh và và nếu thuyền bằng nhựa, nó sẽ bị chảy xệ rất có hại cho thân tàu.
Dây buộc chân có thể điều chỉnh có thể dễ dàng bị cát kẹt và khó điều chỉnh hơn nhiều. Khi thuyền kayak của bạn đã khô, hãy sử dụng máy hút bụi ở cửa hàng để hút những mảng cát lớn ra sau đó rửa sạch bên trong thuyền kayak của bạn bằng nước ngọt.
Việc bảo quản và chăm sóc thuyền Kayak thông thường sẽ làm bạn tốn thời gian hơn là tiền bạc. Tuy nhiên, việc cố gắng giữ cho thuyền luôn sạch sẽ, bảo quản cẩn thận và áp dụng một số mẹo mà chúng mình đưa ra sẽ giúp bạn đồng hành cùng chiếc Kayak thân yêu của mình thêm một thời gian rất dài đấy!
Đăng bởi: Hương Lý Huỳnh
Từ khoá: Cách “Chăm Sóc” Chiếc Kayak Của Bạn Sau Mỗi Chuyến Đi
Cập nhật thông tin chi tiết về Chăm Sóc Trẻ Thừa Cân: Cách Giảm Chất Béo Trong Khẩu Phần Ăn Của Trẻ ? trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!