Bạn đang xem bài viết Cách Làm Bột Gạo Lứt Cho Bé Ăn Dặm được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khi bé của bạn được 4 tháng tuổi bé đã có thể bước sang một giai đoạn mới phát triển hệ tiêu hóa và kỹ năng ăn uống đầu đời với những thức ăn hợp lý. Luôn nhớ rằng 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp cho bé ăn thức ăn đặc, 4 tháng tuổi hãy khởi đầu nhẹ nhàng với những thức ăn hơi lỏng, pha cùng sữa mẹ hoặc sữa công thức để bé quen dần. Lựa chọn hàng đầu cho các bé khi mới bắt đầu ăn dặm là những thực phẩm dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và không gây dị ứng do hệ tiêu hóa của bé còn rất non nớt. Bột gạo là phương án an toàn mà hầu hết các bà mẹ lựa chọn. Nhưng nên cho con ăn bột gạo lứt hay bột gạo xát trắng? Loại nào thì tốt cho bé hơn?
Giải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường ăn gạo lứt có khỏi không?
Vì hàm lượng tinh bột có trong gạo trắng rất cao dẫn đến lượng đường trong máu quá tải, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nhất là khu vực châu Á. Vì vậy mà nhiều người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt với mong muốn kiểm soát tốt lượng đường…
Nên chọn gạo lứt cho bé khi bắt đầu ăn dặm. Gạo lứt hoàn toàn dinh dưỡng hơn gạo trắng. Gạo trắng qua quá trình xát nhiều lần làm gạo mất đi lớp vỏ cám và mầm gạo trong khi đây là phần chứa nhiều dinh dưỡng. Gạo lứt là một trong những loại hạt nguyên cám, giữ được phần mầm gạo nên mang trọn vẹn dinh dưỡng tự nhiên nhất mà không chứa những chất gây dị ứng cho bé.
Cách làm bột gạo lứt cho bé ăn dặm
Khi bé của bạn được 4 tháng tuổi bé đã có thể bước sang một giai đoạn mới phát triển hệ tiêu hóa và kỹ năng ăn uống đầu đời với những thức ăn hợp lý. Luôn nhớ rằng 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp cho bé ăn…
Tự làm bữa ăn sáng cho bé bằng công thức bột gạo lứtTrái ngược với niềm tin vào các hãng bột cho trẻ sơ sinh, ko có gì là kì diệu ở đây cả. Tự làm bột rất dễ bằng cách xay gạo thành bột, sau đó nấu trong 10 phút. như bạn có thể nhìn ở hình, là một thìa bột gạo mịn cho bé, nó ko chỉ dễ mà còn rẻ hơn so với bột của hãng nữa.
Các làm bột gạo
1oz = 30ml bột gạo lứt
8 fl oz khoảng 240ml nước
Một ít sữa công thức/sữa mẹ
Để làm bột gạo, xay gạo lứt trong 1 máy xay sinh tố hoặc máy chế biến thức ăn. Tốt nhất là xay theo từng nhím nhỏ – nhưng để làm bột thật mịn, nên thử dùng máy xay cafe hoặc ớt.
Bạn có thể thay gạo lứt bằng gạo trắng nếu thích.
Đặt nước lên bếp.
Cho bột gạo vào, quấy đều.
Để lửa liu riu trong khoảng 10p (đừng quên khuấy liên tục, nếu ko gạo sẽ bị dính).
Sau đó trộn vừa đủ lượng sữa công thức hoặc sữa mẹ để cung cấp chất tốt nhất cho bé và tạo độ loãng phù hợp cho bé.
Cách nấu cháo gà bí đỏ cho bé ăn dặm
Thời kì ăn cháo của bé đặc biệt quan trọng, các mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng có trong cháo bằng cách thay đổi thực phẩm nấu cháo cho bé thường xuyên. Món cháo thịt gà bí đỏ bổ dưỡng cho bé yêu là một trong số…
Chúc mẹ thành công!
Cách Nấu Cháo Ăn Dặm Cho Bé 5 Tháng Tuổi
Cách nấu nước dùng cho bé ăn dặm
Nổi tiếng với các bài viết về ăn dặm trên mạng xã hội, mẹ Xì Trum hướng dẫn tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu, chế biến và trữ đông. Nước dùng là “linh hồn” của món ăn dặm mà mẹ nấu cho bé. Tiếp tục chuyên đề về ăn…
Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi từng tuần
Trong thời gian đầu tập ăn dặm, chủ yếu là mẹ cho bé làm quen với thìa và tập nuốt, nguồn dinh dưỡng chính vẫn là sữa mẹ. Do đó, chưa cần chú trọng đến việc làm sao cho bé ăn dặm đủ chất nhiều.
– Khi mới bắt đầu, trong thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi mẹ nên cho bé ăn thử bột loãng (tỷ lệ 1:10) với lượng bột khoảng ½ thìa cà phê, hoặc cháo trắng theo tỉ lệ 1 gạo/10 nước. Lượng cháo trắng trong tuần đầu tiên này, mẹ nên cho bé ăn cháo trắng với một lượng khoảng từ 5ml – 10ml.
– Sang tuần thứ hai, ngoài cháo trắng (15ml – 25ml), các mẹ có thể bổ sung thêm carot (5ml), bí đỏ (5ml) và cà chua (5ml) vào thực đơn ăn dặm của trẻ.
– Khi bé đã quen dần với đồ ăn mới ở tuần thứ 3, mẹ có thể tăng số lượng cho con ăn mỗi ngày. Cháo trắng (30ml – 40ml) kết hợp với các loại rau củ như rau ngót (10ml), su hào (10ml), rau cải bó xôi (10ml). Tổng số lượng mà bé sẽ dung nạp mỗi ngày là khoảng 40ml – 50ml.
Khoảng 2 tuần đầu tiên mới tập ăn, mẹ chưa cần cho đạm (thịt, cá,…) vào thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi. Còn với loại nước uống hằng ngày mẹ có thể nên cho bé uống khi 5 tháng tuổi là ½ quả quýt ngọt pha loãng, hoặc quả bơ có tác dụng làm mát và tăng sức đề kháng cho bé những ngày hè… Thịt, cá, và rau thường khó làm mịn hơn cháo, vì kiểu gì cũng thấy lợn cợn trong khi chế biến thức ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi, nhất là thịt. Vì thế, mẹ cần chú ý làm theo hướng dẫn sau nếu vẫn muốn con “thử sức” với một chút đồ đạm:
Tham khảo cách chế biến mọi loại thịt cá khi chế biến thức ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi
Luộc thịt, cá (nạc) lên, giữ nước dùng lại.
Đối với cá: mềm hơn nên rây qua lưới. Sau đó hòa loãng ra bằng nước luộc. Thêm ít bột năng (hoặc bột sắn) đã hòa tan vào 1 chút nước, rồi hòa cùng bát cá. Quay vi sóng 20-30s hoặc nếu cẩn thận hơn thì đun lên.
Đối với thịt: làm tương tự như cá, những sẽ khó mịn hơn cá, nếu khó rây thịt qua lưới thì đầu tiên giã thịt sơ qua rồi hãy rây thịt qua lưới.
Nếu làm nhiều cất đông thì có thể xay lẫn thịt và nước luộc chung bằng máy xay. Khó có thể làm thịt cá thật nhuyễn hoàn toàn, nhưng đây cũng là bước để tăng độ thô. Nếu chưa cảm thấy yên tâm, thì hãy cho tỉ lệ nước dùng nhiều hơn, cá thịt ít hơn, bé sẽ nuốt dễ hơn trong những bữa ăn dặm đầu tiên này.
Giúp con thông minh nhờ những thực phẩm chứa DHA
DHA là acid béo giúp nuôi dưỡng não và chất này đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bé phát triển trí tuệ. Ngoài ra, chất DHA cũng có thể giúp cải thiện tầm nhìn và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ em. DHA giúp phát triển…
Lưu ý khi cho bé ăn dặm
Mẹ nên nhớ, mọi thứ cho bé ăn đều phải được nghiền nhuyễn. Ngoài đồ ăn dặm, mẹ vẫn phải duy trì cho bé dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức thường xuyên.
Việc lên thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi không phải tập trung chủ yếu vào việc cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho bé, mà quan trọng là giúp bé tập làm quen dần với thức ăn trong những bữa ăn đầu đời này.
Trước khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi, bước đầu mẹ nên lên một khung giờ ăn cố đinh cũng như một chế độ ăn uống hợp lý, vừa phải để bé tập quen dần, đây là những bữa ăn đầu đời rất quan trọng của bé.
Gạo Lứt Trắng (Nâu) Là Gì? Cách Sử Dụng Gạo Lứt Tốt Nhất
I. Kiến thức “nhập môn” về gạo lứt
Gạo lứt là một trong những loại ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người, còn được mệnh danh là nguồn cung cấp “tinh bột vàng” bởi không đơn thuần như gạo trắng cung cấp đa phần là tinh bột và lượng ít các loại chất khác. Gạo lứt có một lớp nguyên cám bao bọc bên ngoài lõi gạo, chính lớp màng bọc này đã đem đến cho gạo lứt một bảng thành phần dinh dưỡng giá trị hơn rất nhiều.
Sâu sát hơn để mô tả và hình dùng về gạo lứt thì mỗi hạt thóc sau khi được người nông dân thu hoạch về sẽ có tổng cộng là ba lớp gồm lớp vỏ trấu màu vàng không ân được, lớp cám gạo chứa nhiều vitamin, chất xơ khoáng chất,… và cuối cùng là lõi gạo. Nói kỹ hơn về cấu tạo này để chúng ta có thể gạo lứt gồm 2 phần: cám gạo và lõi gạo. Do đó, chúng ta cũng có hai cách để phân biệt các loại gạo lứt dựa vào lớp vỏ cám và lớp lõi gạo.
Nếu lõi gạo hay nói cách khác là chất gạo thì chúng ta có hai loại: gạo lứt tẻ và gạo lứt nếp, về cơ bản không hề khác cách phân biệt gạo trắng. Trong khi phân biệt bằng màu sắc của vỏ cám thì gạo lứt được chia thành 3 chủng: gạo lứt đen (nếp than), gạo lứt đỏ và gạo lứt trắng. Tất nhiên, gạo lứt trắng được gọi như vậy bởi vỏ cám bên ngoài có màu trắng đục, giống như màu của hạt của những hạt ngọc trai, thoạt nhìn nhiều người sẽ tưởng gạo trắng nhưng thực tế gạo lứt trắng sẫm màu hơn gạo trắng được xay xát kỹ nhiều.
I. Tổng quan về Gạo lứt trắng 1. Gạo lứt trắng có đặc điểm và công dụng như thế nào?Như đã đề cập ở trên, bản chất cơ bản của gạo lứt trắng chính là gạo trắng nhưng “tặng kèm” lớp vỏ cám quý giá nhiều dinh dưỡng. Theo nhiều nghiên cứu cũng như những chuyên gia dinh dưỡng khẳng định thì nhìn có vẻ mong manh cũng như chẳng khác gạo trắng là bao nhưng thực tế thì lợi ích và hàm lượng dinh dưỡng của gạo lứt trắng không hề kém cạnh những loại lứt khác.
2. Ăn gạo lứt trắng giúp kiểm soát cân nặng tốt hơnTrong bảng thành phần đề cập về lượng calories của mỗi 100 gram gạo lứt sẽ chỉ nạp khoảng 242 kcal – thực sự đây là mức calories khá thấp và phù hợp với những người đang muốn giảm cân hoặc đơn thuần là kiểm soát cân nặng của mình. Hơn nữa, hàm lượng chất xơ cao giúp người ăn có cảm giác no lâu, ít thèm ắt vặt lại và hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà chúng ta có thể ăn gạo lứt trắng một cách vô tội vạ vì nghĩ rằng ăn càng nhiều càng tốt.
Công bằng mà nói thì mức năng lượng mà gạo lứt trắng nạp vào cơ thể chỉ thấp hơn so với gạo trắng thông thường không đáng kể. Ưu thế nằm ở chỗ là những chất dinh dưỡng đi kèm như acid amin và các nguyên tố vi lượng tốt cho cơ thể. Nếu bạn lợi dụng gạo lứt trắng thì nó không những không có lợi cho sức khỏe của bạn mà ngược lại còn có thể phản tác dụng bởi lớp vỏ cám cần thời gian và sự làm việc cật lực của dạ dày để tiêu hóa, lâu dần bạn sẽ mắc phải những vấn đề về dạ dày và điều này thì không hay một chút nào, đặc biệt đối với những ai vốn có bệnh dạ dày thì tốt chẳng thấy đâu nhưng bệnh càng thêm bệnh. Chúng ta cần lắng nghe cơ thể để thực hiện những phương pháp ăn uống khoa học và thông minh mới là cách yêu bản thân đúng đắn.
3. Gạo lứt trắng giúp phòng tránh nhiều căn bệnh nguy hiểmDựa trên cơ sở là những thành phần chất có trong gạo lứt mà chúng ta có thể nhận thấy công dụng phòng tránh các căn bệnh nguy hiểm từ sớm thông qua việc sử dụng khoa học gạo lứt trắng. Cơ thể con người chúng ta luôn tồn tại những gốc tự do – đây là những loại phân tử không thuộc về bất cứ một cơ quan hay hoạt động sinh học nào, ngược lại chúng lại là nguyên nhân chính dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm thông qua cơ chế thúc đẩy quá trình lão hóa tế bào hay thậm chí là phá hủy tế bào. Gốc tự do, nó có thể tác động đến các ADN của chung ta, gây đột biến và tăng khả năng mắc bệnh ung thư hoặc làm cho bệnh tình trở nặng nếu chẳng may chúng ta đã mắc phải. Trong gạo lứt nói riêng và các loại gạo lứt nói chung thì “sứ mệnh” của các thành phần chống oxy hóa vô cùng quan trọng. Các hợp chất này như “vệ sĩ” của các tế bào trước sự tấn công của gốc tự do. Nhờ vậy, hạn chế cơ hội hình thành và sinh sôi của các căn bệnh nguy hiểm.
Đồng thời, bổ sung gạo lứt trắng qua thói quen sinh hoạt dù với hình thức ăn trực tiếp hay bổ sung thông qua trà hay nước gạo lứt đều hỗ trợ cơ thể chúng ta cũng cố hệ miễn dịch, giúp cơ thể có một “hàng rào” kiên cố trước những căn bệnh vặt vốn dĩ thường hay gặp hay hơn nữa là hạn chế nguy cơ thâm nhập của các loại virus như Coronavirus.
Theo thời gian dài sử dụng gạo lứt kết hợp với chế độ ăn phù hợp đầy đủ chất dinh dưỡng thì bạn sẽ thấy mình ngày càng minh mẫn hơn, sau khi về già cũng giúp bạn tránh được những bệnh suy giảm trí nhớ như Parkinson, Alzheimer. Bởi trong gạo lứt chứa nhiều hàm lượng các vitamin tốt cho hệ thần kinh như vitamin B1, vitamin B6. Nhờ các chất dinh dưỡng này mà quá trình sinh học của hệ thần kinh được cải thiện, gia tăng sức mạnh trí nhớ của bạn nữa đấy.
4. Kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn khi dùng gạo lứt trắngHơn nữa, trong loại gạo này còn chứa một lượng lớn chất xơ (cả chất xơ không tan và chất xơ hòa tan được), giúp ngưng kết tiểu cầu, đảm nhiệm công việc “gạn lọc” những phân tử Cholesterol xấu – một loại chất béo không tan, là một trong những tác nhân gây tắc nghẽn mạch máu và cản trở công cuộc vận chuyển hồng cầu đồng thời dẫn đến các bệnh như xơ vữa mạch máu và biến chứng về tim mạch. Ngoài ra, lượng chất xơ không tan còn góp phần nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón và giảm nguy cơ mắc các bệnh như sỏi mật, sỏi thận.
5. Cải thiện quá trình nuôi dưỡng và phòng tránh các bệnh về xươngCũng như các loại gạo lứt khác, gạo lứt trắng hàm chứa Canxi và Magie – cần thiết cho cơ thể con người trong quá trình nuôi dưỡng khung xương khỏe mạnh. Thành phần chính trong cấu trúc xương chính là canxi, ngoài việc bổ sung canxi bằng những thực phẩm giàu chất này thì gạo huyết rồng cũng có thể hỗ trợ thêm trong việc bổ sung canxi, nuôi dưỡng cấu trúc xương của bạn ngày càng chắc khỏe. Kết hợp ăn gạo lứt trắng và bổ sung thêm các thực phẩm giàu Canxi và Magie sẽ giúp cơ thể mình phát triển xương tốt hơn, ngăn ngừa nguy cơ mắc những bệnh về xương như thoái hóa khớp, loãng xương. Cơ thể chúng ta luôn cần thu nạp canxi hàng ngày để làm nhiên liệu cho việc tái tạo xương hàng ngày cho xương ngày càng chắc khỏe hơn. Ngoài ra, trong gạo lứt trắng cũng có Magie, nguyên tố này sẽ chuyển hóa vitamin D thành chất hoạt động và giúp cơ thể chúng ta hấp thụ Canxi tốt hơn. Trung bình, một bát cơm nấu từ gạo lứt trắng có thể cung cấp khoảng 25% canxi và 21 % magie lượng mà cơ thể cần trong một ngày.
6. “Trẻ người, đẹp da” nhờ ăn gạo lứt trắng là có thậtĂn gạo lứt trắng giúp giữ cho làn da tươi trẻ và trắng sáng:
Đối với các chị em phụ nữ thì “nhất dáng nhì da” chính là công thức bất diệt trong quy trình làm đẹp của họ. Ngoài kiểm soát cân nặng thì việc làm sao để da đẹp và khỏe mạnh cũng là mối quan tâm đặc biệt. Trong gạo lứt trắng có chứa các loại vitamin thuộc nhóm B, vitamin nhóm E hay cả biotin vì thể sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc có một làn da tươi trẻ, mịn màng. Không chỉ vậy, sử dụng gạo lứt thường xuyên hơn còn đẩy lùi dấu hiệu của thời gian khi mà vốn trong gạo lứt chứa khá nhiều chất chống oxy hóa.
7. Những người không nên sử dụng gạo lứt trắngNgười đang bị thiếu hụt Sắt và canxi cũng là nhóm đối tượng hạn chế sử dụng gạo lứt trắng, mặc dù trong thành phần dinh dưỡng của nó vẫn có một lượng hai nguyên tố này nhưng nó lại là vật cản cơ thể chúng ta trong việc hấp thụ Sắt và Canxi.
Người đang bị suy dinh dưỡng, đặc biệt là trẻ nhỏ đang ở tuổi dậy thì. Mặc dù giá trị dinh dưỡng của gạo lứt trắng cao nhưng tinh bột trong loại gạo này lại không bằng loại gạo trắng thông thường. Người đang bị suy dinh dưỡng và trẻ em đang ở tuổi ăn, tuổi lớn thì nên bổ sung các chất dinh dưỡng khác cùng với lượng tinh bột dồi dào để nuôi dưỡng cơ bắp, phát triển cơ thể một cách toàn diện nhất.
Trong cơ thể của người mẹ đang nuôi dưỡng một sinh mệnh – một cơ thể người nên việc bồi bổ và cung cấp năng lượng càng nhiều càng tốt để nuôi cả hai mẹ còn là điều cần thiết, vì thế gạo lứt trong trường hợp này không phải là một sự lựa chọn khôn ngoan. Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng nên hạn chế sử dụng gạo lứt trắng trong thai kì.
8. Những người nên sử dụng gạo lứt trắngGạo lứt trắng lại là loại ngũ cốc nguyên hạt có thể hỗ trợ cơ thể kiểm soát đường huyết, cơ thể người dùng không sợ bị kiệt sức do phải kiêng cơm trắng (loại cơm chuyển hóa đường khá cao) mà vẫn có đủ năng lượng cho chế độ sinh học của cơ thể. Những bệnh nhân đang mắc bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường), họ là những người có chỉ số đường huyết trong cơ thể cao nên việc kiểm soát chỉ số này vô cùng quan trọng để tránh những biến chứng sức khỏe cũng như những hậu quả khôn lường.
Tóm lại, gạo lứt trắng trở thành một sự lựa chọn trong chế độ ăn rất được ưa chuộng bởi nhiều chuyen gia dinh dưỡng hay các bác sĩ bởi nhiều công dụng bổ ích mà nó đem lại cho cơ thể con người. Không chỉ ngăn ngừa được những căn bệnh nguy hiểm ngay từ những mầm mống đầu tiên, hay tăng cường khả năng miễn dịch mà ngoài ra còn giúp cải thiện diện mạo cho một vóc dáng thon gọn và làn da mịn màng bao người mơ ước.
III. Tổng quan về Gạo lứt nâu 1. Lợi ích của gạo lứt nâu như thế nào? a. Nâng sức khỏe hệ tiêu hóa của bạn lên một “level” mớiGạo lứt nâu sẽ giúp cơ thể chúng ta nạp thêm được nhiều chất dinh dưỡng, trên lớp vỏ cám gạo của nó có chứa lớp dầu đặc biệt, có khả năng hỗ trợ điều hòa huyết áp trong cơ thể, chất xơ trong gạo lứt hỗ trợ giảm thiểu Cholesterol xấu và là “cực phẩm” đối với gan – bộ phận quan trọng trong cơ thể con người giúp chúng ta đào thải các chất dư thừa và có hại.
Vì trong gạo lứt có chứa chất xơ, nó sẽ góp phần tạo cảm giác cho bạn cảm thấy no lâu hơn, hạn chế cơn thèm ăn. Về khả năng hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa thì chất xơ là bậc thầy đảm đương nhiệm vụ này nên gạo lứt, đặc biệt là bột gạo lứt là một trong những thực phẩm hữu ích. Đã có nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng, nếu bạn ăn cùng một khẩu phần có trọng lượng bằng nhau, giữa gạo lứt và gạo trắng thông thường thì loại gạo còn vỏ cám bên ngoài có thể cung cấp một lượng năng lượng ngang bằng gạo trắng nhưng lại giúp cơ thể hấp thụ ít tinh bột hơn, bên cạnh đó cung cấp thêm đạm và chất xơ. Hơn nữa, chất xơ có trong bột gạo lứt như là tác nhân khiến quá trình carbohydrate hóa diễn ra nhanh hơn tức là mỡ thừa sẽ dễ dàng được đào thải hơn. Điều này thật tuyệt vời với những bạn đang ăn kiêng, không sợ bị đói mà có thể từng bước giảm khẩu phần ăn. Giảm cân lành mạnh vui vẻ mới là xu hướng chúng ta cần theo đuổi hiện nay.
b. Hỗ trợ tim mạch và ngăn ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm về hệ tuần hoànCó thể các bạn đã từng nghe đến cái tên cholesterol – nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý về tim mạch nguy hiểm như xơ mạch máu, đột quỵ, máu nhiễm mỡ,… bởi đây là đây là một dạng chất béo không tan và thật không tốt nếu để chúng tích tụ trong cơ thể. Sử dụng bột gạo lứt thường xuyên, chẳng hạn như uống một khối lượng đủ vào mỗi buổi sáng vừa giúp chúng ta có thể nạp được năng lượng cho cơ thể vừa góp phần giúp cơ thể đào thải chất béo dư thừa, vừa khỏe vừa đẹp. Nhờ các chất dinh dưỡng có chứa trong gạo lứt như chất xơ giúp cho cơ thể của chúng ta loại bỏ được hàm lượng cholesterol xấu ra khỏi cơ thể.
c. Cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa những mối nguy sức khỏeTrong gạo lứt có chứa khoảng gấp 5 lần so với gạo trắng đã mất đi lớp vỏ cám gạo, sự “dồi dào” của nguyên tố sắt cùng với nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp gạo lứt nâu có thể giúp người uống thường xuyên phòng chống ung thư, phong thấp hay thiếu máu.
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên người mắc bệnh hen suyễn bổ sung nhiều magie trong thực đơn hàng ngày. Đây là nguyên tố có thể giúp cơ thể những bệnh nhân hen suyễn giảm viêm cũng như thư giãn phế quản khi hô hấp, giảm các triệu chứng khó thở. Gạo lứt rất giàu magie và selen, vì vậy mà nó có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Theo một tờ tạp chí nổi tiếng của Mỹ, đối với những chất xơ không tan – một trong hai loại chất xơ có tồn tại trong gạo lứt rất tốt cho cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật.
d. Ngăn ngừa sự lão hóa của thị lực và những căn bệnh thường gặp về mắtGạo lứt nâu có chứa các chất dinh dưỡng có lợi cho mắt của chúng ta như omega 3, omega 6 và omega 9 cũng như axit folic. Trong gạo lứt còn chứa hai thành phần quan trọng nhằm ngăn chặn và rủi ro mắc các bệnh về mắt như ngăn ngừa đục thủy tinh thể, đó chính là Zeaxanthin và Lutein. Hai loại chất này sẽ có khả năng hấp thụ được các tia cực tím từ mặt trời từ đó giúp bảo vệ võng mạc, hoàng điểm của chúng ta. Thông thường, Zeaxanthin và Lutein sẽ được nạp vào cơ thể thông qua các loại thực phẩm chức năng bổ mắt nhưng bạn vẫn có thể bổ sung thêm thông qua chế độ ăn có gạo lứt nếu như không muốn sử dụng đến thực phẩm chức năng. Đặc biệt, những bệnh về mắt thường sẽ dần xuất hiện ở tuổi về già, khi các tế bào mắt bắt đầu có những dấu hiệu của lão hóa.
e. Kiểm soát đường huyết cơ thể tốt hơn trong chế độ ăn uốngKhi chúng ta nạp thực phẩm vào cơ thế dù ở mức độ nào đi chăng nữa thì việc chúng chuyển hóa thành đường là tất yếu, tuy nhiên tùy vào loại thực phẩm mà lượng đường cũng được thay đổi theo. Việc chúng ta cần quan tâm ở đây là làm thế nào để ổn định lượng đường trong máu. Các chất dinh dưỡng khác có trong gạo lứt sẽ giúp cho quá trình chuyển hóa glucose (đường) ổn định hơn, đồng thời cải thiện quá trình tổng hợp hormon insulin – hormon duy nhất trong cơ thể giúp hạ đường huyết, đặc biệt tốt với người mắc bệnh đái tháo đường.
g. Tăng cường đề kháng nhờ chứa nhiều chất chống viêmTrong các loại gạo lứt, đặc biệt là loại gạo có màu đỏ có chứa hàm lượng phytosterol và sterol lớn, hai thành phần này có khả năng chống lại sự thâm nhập và phá hoại của các vi khuẩn hoặc virus từ môi trường bên ngoài nhờ vào cơ chế hỗ trợ tăng khả năng tự miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể chúng ta. Tức là chẳng hạn như không may chúng ta bị thương nhẹ như đứt tay, thứ nhất là khả năng lành lặn sẽ nhanh hơn và nguy cơ bị các vi khuẩn hay virus thâm nhập sẽ thấp hơn. Đó chính là lý do gạo lứt nói chung và gạo lứt nói riêng lại có ích với cơ thể của chúng ta như vậy. Không chỉ vậy, theo một vài nghiên cứu ở những người sử dụng gạo lứt nâu trong một thời gian dài, cơ thể của họ sẽ khỏe mạnh và tự có khả năng kiểm soát và ức chế các tế bào xấu như các khối u phát triển. Điều này được thấy rõ nhất là ở tại đường ruột và gan của họ.
h. Cải thiện trí nhớ và giúp đầu óc minh mẫn hơnLại lấy ví dụ từ người Nhật Bản có tuổi thọ trung bình xếp hàng top trên thế giới thì không chỉ sống thọ mà những người già ở đất nước này cũng rất minh mẫn ở tuổi gần đất xa trời, thậm chí khỏe mạnh về mặt thể chất. Bí quyết ở đây là họ cũng thường xuyên ăn cơm, đặc biệt là gạo lứt khi chứa nhiều hàm lượng các vitamin tốt cho hệ thần kinh như vitamin B1, vitamin B6. Nhờ các chất dinh dưỡng này mà quá trình sinh học của hệ thần kinh được cải thiện, gia tăng sức mạnh trí nhớ của bạn nữa đấy. Theo thời gian dài sử dụng gạo lứt kết hợp với chế độ ăn phù hợp đầy đủ chất dinh dưỡng thì bạn sẽ thấy mình ngày càng minh mẫn hơn, sau khi về già cũng giúp bạn tránh được những bệnh suy giảm trí nhớ như Parkinson, Alzheimer.
2. Cách chọn lựa và bảo quản gạo lứt nâuTương tự cách nấu thì cách bảo quản của gạo lứt nâu cũng tương tự các loại gạo thông thường mà thôi. Bạn nên cất gạo trong một thùng đựng gạo chuyên dụng, hoặc các chum bằng sứ, gốm hay thủy tính, tốt nhất là có nắp đậy để đảm bảo không có không khí lọt vào. Tránh ánh nắng mặt trời chiếu thẳng trực tiếp vào nơi bảo quản gạo.Gạo luôn cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh độ ẩm cao và kín không khí. Ngay sau khi lấy gạo thì phải đóng thật kín để ngăn không cho không khí ẩm len lỏi vào và làm mốc gạo. Nên chia thành những hũ nhỏ và dần dùng để tránh việc gạo tiếp xúc với không khí quá nhiều, đặc biệt với khí hậu của Việt Nam đặc trưng là độ ẩm cao rất dễ tạo điều kiện cho việc gạo bị mốc.
Trong trường hợp gạo lứt nâu chẳng may có dấu hiệu bị mốc, bạn có thể khắc phục bằng những mẹo thông dụng như là các loại gạo khác, có thể phơi nắng lại phần gạo đã bị mốc để loại bỏ các vi khuẩn gây mốc, rửa thật sạch hũ đựng gạo đồng thời phơi thật khô trước khi để gạo vào lại. Nhưng cũng nên cân nhắc kĩ nếu gạo lứt đã bị hỏng nặng, đừng tiếc nuối mà cố gắng dùng, rất có hại cho sức khỏe khi nạp vào cơ thể.
Có Nên Cho Bé Ăn Bánh Ăn Dặm? Thời Điểm Thích Hợp Cho Bé Sử Dụng
1Bánh ăn dặm là gì?
Bánh ăn dặm là một loại thực phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ, được chế biến từ các nguyên liệu như: Ngũ cốc, bột mì, bột ngô, bột yến mạch và các loại rau xanh, củ quả,…
Bánh ăn dặm có 2 loại là bánh mặn và bánh ngọt. Khi ăn, bánh nhanh chóng tan mềm ra giúp bé nhai nuốt dễ dàng mà không lo bị nghẹn và hóc. Ngoài ra, bánh còn được thiết kế với nhiều hình dạng rất dễ thương, đáng yêu,… Điều này mang lại cho bé sự thích thú và tránh nhàm chán mỗi khi ăn.
Bánh ăn dặm Pigeon vị bí ngô và khoai lang
2Lợi ích khi cho bé ăn bánh ăn dặm Bổ sung thêm dinh dưỡngBánh ăn dặm thường được chế biến từ ngũ cốc, lúa mạch, rau củ quả,… nên rất giàu chất xơ. Thêm vào đó, bánh còn chứa đựng rất nhiều chất dinh dưỡng như canxi, vitamin,… do được làm từ cá, rong biển,…
Đây là những chất cần thiết cho sự phát triển của bé từ 6 tháng tuổi. Do vào thời điểm này, hệ tiêu hóa của bé đang dần hoàn thiện, khung xương và răng phát triển nhanh chóng nên rất cần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất nhằm tăng trưởng chiều cao và xây dựng hệ xương chắc khỏe.
Rèn luyện cho bé kỹ năng nhai, nuốtKhi ăn bánh, bé sẽ được rèn luyện kỹ năng cắn, nhai, nuốt thực phẩm đặc, đây là một trải nghiệm rất khác so với việc uống sữa. Hơn hết, việc ăn bánh ăn dặm là một bước đệm cần thiết trước khi cho bé tiếp cận với những thực phẩm thô như rau củ quả.
Do thành phần chính là bột mì nở nhanh khi gặp nước nên bánh ăn dặm rất dễ tan trong miệng. Trong trường hợp chưa mọc răng, bé vẫn có thể ăn được bình thường mà không lo bị nghẹn hay hóc.
Bánh ăn dặm Pigeon vị rau cải và rau bó xôi thơm ngon
Kích thích vị giác cho béBé sẽ rất dễ ngán nếu cứ ăn liên tục một loại thực phẩm như cháo, bột ăn dặm,… Thậm chí, nếu ăn mãi trong thời gian dài, bé sẽ dần dần trở nên biếng ăn, dẫn đến việc sụt cân và chậm lớn.
Bố mẹ nên mua nhiều hương vị bánh ăn dặm khác nhau để liên tục đổi bữa cho bé. Điều này giúp bé ăn ngon miệng hơn và tạo hứng thú cho bé trong mỗi bữa ăn.
Bánh ăn dặm Manna thơm ngon
Kích thích hoạt động hệ tiêu hóaChất xơ có trong bánh giúp cân bằng axit trong dạ dày của bé, giảm tiêu chảy và các triệu chứng táo bón khác. Ngoài ra, sự co bóp liên tục của dạ dày để tiêu hóa bánh cũng giúp tăng thời gian thức ăn ở trong dạ dày, từ đó bé hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Giúp mẹ tiết kiệm thời gian chuẩn bị bữa phụBánh ăn dặm có thể dùng trực tiếp hoặc trộn với sữa tươi, bố mẹ sẽ không mất nhiều thời gian để chế biến mà vẫn cho bé được một bữa phụ thơm ngon, bổ dưỡng.
Đặc biệt, khi bố mẹ bận bịu hay cho bé ra ngoài chơi, bánh ăn dặm sẽ là một lựa chọn cực kỳ tiện lợi để cho bé ăn lúc đói. Bố mẹ sẽ không phải dậy sớm để chuẩn bị cháo, bột ăn dặm,… mang theo một cách cồng kềnh nữa.
3Thời điểm thích hợp cho bé ăn bánh ăn dặmTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bé từ 6 tháng tuổi đã bắt đầu được ăn dặm nói chung và bánh ăn dặm nói riêng. Bởi vì lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã sản xuất đủ enzyme để phân hủy và hấp thụ thức ăn đặc hơn sữa. Hơn nữa, ở giai đoạn 6 tháng trở lên, sữa mẹ chỉ giữ vai trò bảo vệ hệ miễn dịch chứ không còn đáp ứng đủ dinh dưỡng cho bé.
Để có hiệu quả tốt nhất, mẹ cũng cần lưu ý đến thời điểm ăn bánh ăn dặm của bé.
Sử dụng bánh ăn dặm như một bữa phụ, xen kẽ với các bữa ăn chính.
Tuyệt đối không cho bé dùng bánh ăn dặm vào buổi tối muộn vì điều này có thể ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ và sức khỏe của bé.
Thời điểm thích hợp cho bé ăn bánh ăn dặm là từ 6 tháng tuổi
4Một số lưu ý khi cho bé ăn bánh ăn dặm Chọn bánh phù hợp với tuổi của béBánh quy Heinz chuối hộp phù hợp cho bé từ 6 tháng tuổi
Đọc kỹ thành phần dinh dưỡngMặc dù rất hiếm gặp nhưng thực tế vẫn có một số trường hợp bé bị dị ứng bẩm sinh với các thành phần có trong bánh ăn dặm. Chẳng hạn như có bé dị ứng với đạm bò, có bé không thể ăn rong biển. Vì vậy, trước khi mua bánh, bố mẹ nên kiểm tra bảng thành phần để tránh các loại bánh có chứa thành phần gây hại cho con.
Bảng thành phần dinh dưỡng có trong bánh ăn dặm Gerber vị chuối táo
Chú ý về hương vị của bánh Chọn cửa hàng, thương hiệu uy tínChính sách mua, đổi trả bánh ăn dặm tại AVAKids:
Bánh ăn dặm cho bé đang được kinh doanh tại tất cả cửa hàng của AVAKids, bạn có thể đến mua trực tiếp hoặc đặt hàng online thông qua:
Hotline: 1900.866.874.
Khi mua bánh ăn dặm tại AVAKids bạn sẽ nhận được những quyền lợi:
Cam kết 100% chính hãng.
Đổi sản phẩm mới hoặc hoàn tiền 100% trong 7 ngày nếu có lỗi nhà sản xuất.
Giao hàng thu tiền, thanh toán online nhiều phương thức.
Bánh ăn dặm Gerber vị táo lon được làm từ nguyên liệu siêu sạch hữu cơ
Cháo Khoai Lang Cho Bé Ăn Dặm: Giúp Bé Mau Ăn Chóng Lớn – Mamamy
1. Dinh dưỡng trong khoai lang
Khoai lang là một loại rau củ ngọt chứ nhiều vitamin và chất khoáng, chất oxy hóa và chất xơ. Đây là loại thực phẩm có cách chế biến rất phong phú và đa dạng, dễ ăn, tốt cho sức khỏe thể chất. Vì vậy món cháo khoai lang cho bé ăn dặm là sự lựa chọn tuyệt đối giúp bé mau ăn chóng lớn. Vậy mẹ có biết trong khoai lang có những dưỡng chất gì không ? Theo chuyên viên, trong 100 g khoai lang gồm có :
Năng lượng: 119kcal
Protein: 0,8g
Lipid: 0.2g
Glucid: 28,5g
Chất xơ: 1,3g
Vitamin A, C, B…
Chất khoáng: kali, mangan, niacin…
Chất oxy hóa: đặc biệt dồi dào trong khoai lang màu cam và tím.
2. Tác dụng của khoai lang với trẻ nhỏ 2.1. Giúp tăng cường hệ miễn dịchLượng vitamin C dồi dào có trong khoai lang sẽ giúp bé tăng cường sức đề kháng, loại bỏ các tạp chất có hại với cơ thể bé. Như vậy bé sẽ được phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra vitamin C trong khoai lang cũng giúp bé chữa lành vết thương và hạ sốt.
2.2. Giúp ngăn ngừa táo bónNhiều mẹ luôn lo ngại bé yêu bị táo bón và không biết cách ngăn ngừa như thế nào. Vì vậy trong thực đơn nhà hàng siêu thị hàng ngày của bé nên có những món ăn giúp đẩy lùi táo bón. Món cháo khoai lang cho bé ăn dặm là một ví dụ nổi bật. Trong khoai có hàm lượng chất xơ cao, giúp tương hỗ tiêu hóa của né một cách hiệu suất cao. Không những vậy còn hoàn toàn có thể làm giảm chứng ợ hơi, khó tiêu. Các thành phần axitamin trong khoai lang giúp nhu động ruột được kích thích để thuận tiện đẩy phân ra ngoài .
2.3. Cung cấp vitamin DMẹ đã biết vitamin D là chất rất quan trọng trong sự tăng trưởng tổng lực của bé. Hàm lượng vitamin D có trong khoai lang sẽ giúp hệ xương của bé được tăng trưởng một cách tốt nhất. Nếu bé được phân phối đủ lượng vitamin D, bé sẽ tăng trưởng to lớn hơn. Ngoài ra bổ trợ khoai lang trong khẩu phần của bé cũng giúp tăng cường nguồn năng lượng, ngăn ngừa bệnh còi xương, vàng da do thiếu vắng vitamin D .
2.4. Chống thiếu hụt vitamin A ở trẻKhoai lang là thực phẩm vàng trong phòng chống thực trạng thiếu vắng vitamin A ở trẻ nhỏ. Vitamin A là một dưỡng chất quan tọng giúp hấp thụ caroteen và bổ trợ chất béo một cách hiệu suất cao. Món cháo khoai lang cho bé ăn dặm sẽ giúp sức khỏe thể chất bé được bảo vệ một cách tổng lực và đẩy lùi những tác nhân gây ung thư. Mẹ nên quan tâm đặc biệt quan trọng trong khoai lang màu vàng và cam rất giàu vitamin A .
3. Cách nấu cháo khoai lang cho bé ăn dặm thơm ngon bổ dưỡng 3.1. Khoai lang nghiền nhuyễnĐây là món đơn thuần nhất từ khoai lang mà những mẹ thường làm cho bé ăn dặm .
1- Nguyên liệu
Khoai lang
Nước
2- Cách chế biển
Mẹ đem khoai lang rửa sạch nhưng không bào vỏ. Cho vào lò nướng ở nhiệt đôh 200 đôh C trong 45 phút, hoặc mẹ có thể hấp khoai trong khoảng 30 phút cho đến khi khoai chín mềm.
Khoai chín, mẹ dùng muỗng múc thị khoai ra khỏi vỏ rồi nghiền nhuyễn cho khoai mịn là cho bé ăn được rồi. Rất đơn giản phải không nào?
Ngoài ra mẹ có thể biến tấu thành món khoai lang trộn sữa bằng cách thêm 4 – 5 thìa sữa vào trộn đều.
3.2. Cháo khoai lang trứng gà cho bé ăn dặm1- Nguyên liệu
2 củ khoai lang
1 quả trứng gà
1 ly sữa
1 nắm gạo tẻ
1 nắm gạo nếp
2- Cách chế biến
Gạo nếp, gạo tẻ mẹ đem vo sạch rồi ngâm nước khoảng 30 phút cho gạo nở. Sau đó đem nấu thành cháo cho chín nhừ.
Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, hấp chín. Sau đó mẹ nghiền nhuyễn, trộn với sữa rồi cho vào nồi cháo đang nấu.
Tách lấy lòng đỏ trứng, khi cháo và khoai quyện vào nhau, mẹ cho lòng đỏ vào khuấy đều.
Tắt bếp, đợi cháo nguội rồi cho bé ăn.
3.3. Cháo khoai lang bí đỏ cho bé ăn dặm 1- Nguyên liệu
Khoai lang
Bí đỏ
2- Cách chế biến
Khoai lang và bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ. Sau đó mẹ đem nấu cho đến khi chín nhừ.
Cho khoai và bí đã chín vào máy xay nhuyễn.
Mẹ có thể thêm một chút sữa vào rồi trộn đều. Hoặc trộn cùng với cháo gạo đều được.
Múc ra bát, cho thêm 1 muỗng dầu ăn dặm cho bé. Rất đơn giản đúng không mẹ?
3.4. Cháo khoai lang thịt heo cho bé ăn dặm 1- Nguyên liệu
1 củ khoai lang
1 bát cháo
70 – 100g thịt thăn
Dầu ăn cho bé ăn dặm
2- Cách chế biến
Mẹ nấu cháo theo cách bình thường cho bé ăn dặm, nấu chín nhừ,
Khoai lang mẹ gọt vỏ, rửa sạch rồi hấp chín.
Sơ chế thịt heo sạch sẽ, thái nhỏ rồi xay nhuyễn.
Cháo sôi, mẹ cho phần thịt vừa đủ vào đảo đều, đun thêm khoảng 10 phút cho chín thịt.
Khoai lang đã hấp mềm, mrj nguyền nhuyễn rồi cho vào cháo nấu chung. Đảo đều tay để cháo không bị khét.
Thêm 1 muỗng dầu ăn dặm cho bé để món cháo hấp dẫn hơn.
Giá trị dinh dưỡng mà khoai lang đem lại cho trẻ là không hề nhỏ. Vì vậy đây là món ăn cần thiết trong thực đơn ăn dặm của bé. Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã học được các cách nấu cháo khoai lang cho bé ăn dặm thật thơm ngon và bổ dưỡng. Chúc mẹ thành công!
Cách Nấu Cháo Cua Cho Bé Ăn Dặm Ngon – Mẹ Đã Biết Chưa?
Còn chần chừ gì nữa, bạn hãy ra chợ mua ngay cua và các loại nguyên liệu khác để vào bếp thực hiện món cháo dinh dưỡng này cùng với chúng tôi. Chắc hẳn bạn sẽ rất bất ngờ đấy vì cách nấu cháo cua cho bé không hề khó một chút nào cả.
Cách nấu cháo cua đồng cho bé ăn dặm Nguyên liệu
Gạo tẻ: 1 nắm tay
Cua đồng: 100 gr
Bí đỏ: 1 miếng nhỏ
Hành lá: 1 – 2 cọng (nếu bé ăn được)
Dầu ăn cho bé: 10 gr
Gia vị: nước mắm dành riêng cho bé
Cách nấu cháo cua cho bé ăn dặm đơn giản ngay tại nhàBước 1: Trước tiên, bạn cần sơ chế gạo bằng cách vo sạch rồi ngâm nước trong khoảng 1 – 2 tiếng. Ngâm đến khi hạt gạo nở mềm ra để việc ninh cháo nhừ sẽ nhanh chóng, tiết kiệm thời gian hơn.
Bước 2: Cua đồng sau khi mua về, nếu có thời gian thì bạn ngâm nước cho cua nhả hết chất bẩn ra ngoài. Sau đó, bạn cho cua vào một chiếc xô có nắp đậy, đậy kín nắp lại rồi xóc thật mạnh khoảng 2 – 3 phút để cua ‘lả’ đi, đồng thời nhả chất bẩn ra ngoài. Xóc cua xong, bạn đổ cua ra thau nước, rửa sạch lại rồi để ra rổ cho ráo nước.
Bước 3: Bí đỏ bạn gọt bỏ vỏ, bỏ ruột rồi rửa sạch và thái miếng nhỏ.
Bước 4: Cua đồng khi đã ráo nước thì bạn bắt đầu sơ chế bằng cách lột bỏ yếm và miệng cua, lột mai và khều gạch để riêng ra một chiếc bát con. Xong xuôi thì bạn cho toàn bộ cua vào cối, giã thật nhuyễn. Giã xong, bạn thêm nước lọc vào, bóp mạnh, khuấy đều để thịt cua hòa tan vào trong nước. Phần xác cua bạn có thể bỏ đi hoặc giã và lọc lại lần nữa để lấy hết phần thịt còn xót lại.
Bước 5: Bạn bắc nồi nước thịt cua đồng lên bếp, đun sôi, vừa đun vừa khuấy nhẹ để thịt cua đóng thành bánh nổi lên. Sau đó, bạn vớt hết bánh thịt cua ra bát, đổ phần gạo đã ngâm vào nồi nước và tiếp tục đun sôi. Khi nước sôi, bạn khuấy đều, cho bí đỏ vào rồi hạ nhỏ lửa và ninh cháo liu riu cho tới khi chín nhừ.
Bước 6: Bạn bắc một chiếc chảo lên bếp, phi thơm hành khô rồi cho thịt cua và gạch cua vào xào lẫn với nhau. Khi cháo đã nhừ, bạn đổ hỗn hợp thịt và gach cua đã xào vào nồi cháo, đảo đều rồi nêm nêm một chút nước mắm cho vừa miệng bé. Xong xuôi, bạn đun tiếp thêm khoảng 2 phút nữa thì tắt bếp.
Cách nấu cháo cua biển cho bé ăn dặm Nguyên liệu
Rau mồng tơi 20g
1 con cua biển
Gạo hoặc bột gạo 1 chén
Bơ lạt ½ viên
Nước lọc. Nếu có nước dùng gà thì càng tốt.
Gia vị cần thiết: sả, gừng, nước mắm, dầu ăn,…
Các bước tiến hành nấu món cháo cua biển cho bé ăn dặmCách nấu nấu cháo cua biển cho bé ăn dặm ngon có rất nhiều. Chỉ cần thay đổi chút rau nấu cùng là đã có món cháo thơm ngon, độc đáo tức thì rồi. Hôm nay chúng mình hướng dẫn cách nấu cháo cua biển với rau mồng tơi thanh mát, giải nhiệt cho bé.
Bước 1: làm cuaCua mua về đem làm sạch, chà hết bùn cát rồi đem hấp chín cùng chút sả và vài lát gừng đập dập. Vớt cua ra đợi cho bớt nóng thì tiến hành gỡ phần thịt nạc cua, xé tơi. Vì bé còn nhỏ nên bạn cần kiểm tra thật kỹ để tránh các mảnh vụn cua dính lẫn trong thịt.
Cua biển gỡ ra thường nhiều thịt nên bạn chỉ dùng nấu 20g, số thịt cua còn lại đem sao khô rồi bảo quản trong tủ lạnh.
Bước 2: ninh cháoNếu dùng gạo thì cần ngâm gạo trước đó vài giờ để gạo nở mềm rồi mới cho vào nước dùng đun sôi. Nếu dùng bột gạo thì chỉ cần cho luôn vào nồi nước dùng, đun sôi. Nấu nhừ là được. Trong quá trình nấu cháo nhớ thi thoảng mở vung, khuấy đều để cháo chín mềm và nhừ, tránh bị trào ra bên ngoài.
Bước 3: làm phần thịt cuaCho nồi lên bếp đun nóng thì thêm bơ vào đun chảy. Đến khi bơ tan thì nhanh chóng đảo phần thịt cua vào, đảo đều, nhanh tay cho thịt cua ngấm đều gia vị.
Bước 4: hoàn thànhRau mua về đem nhặt, rửa sạch rồi thái thật nhỏ. Cho rau vào nồi cháo nấu chín, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi cho phần thịt cua vào đảo đều, đun sôi trở lại thì tắt bếp.
Múc cháo ra tô, đợi bớt nóng thì cho bé thưởng thức.
Đăng bởi: Lương Thị Ngọc Bích
Từ khoá: Cách nấu cháo cua cho bé ăn dặm ngon – mẹ đã biết chưa?
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Bột Gạo Lứt Cho Bé Ăn Dặm trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!