Xu Hướng 9/2023 # Bộ Ảnh ‘Hà Nội Chuẩn Bị Đón Tết’ Khiến Bao Người Con Xa Quê Phải Thổn Thức Vì Nhớ Nhà! # Top 17 Xem Nhiều | Bvta.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Bộ Ảnh ‘Hà Nội Chuẩn Bị Đón Tết’ Khiến Bao Người Con Xa Quê Phải Thổn Thức Vì Nhớ Nhà! # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bộ Ảnh ‘Hà Nội Chuẩn Bị Đón Tết’ Khiến Bao Người Con Xa Quê Phải Thổn Thức Vì Nhớ Nhà! được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bộ ảnh Hà Nội chuẩn bị đón Tết của nhiếp ảnh gia Hiếu Trần làm biết bao người nôn nao về một cái Tết cổ truyền đoàn viên, ấm cùng bên gia đình thương yêu. 

Hà Nội – mảnh đất thủ đô nhìn đâu cũng thấy bình yên

Hà Nội – vùng đất Kinh kỳ với lịch sử nghìn năm văn hiến luôn là điểm đến đẹp trên bản đồ du lịch Việt Nam. Du khách đem lòng thương nhớ Hà Thành vì những địa danh lịch sử, những công trình kiến trúc nhuốm màu thời gian và những nếp văn hóa truyền thống lâu đời.

Hà Nội những ngày cuối năm thật đẹp và bình yên. Ảnh:Hiếu Trần

Không chỉ có thế, người ta còn thương Hà Nội ở nhịp sống bình dị, mộc mạc trong những góc phố, thôn làng, ngõ hẻm. Người ta còn quý vùng đất này bởi những điều hết sức bình thường của cuộc sống hàng ngày.

Đi du lịch Hà Nội, có du khách thích đến cầu Long Biên, Nhà Thờ Lớn, Quảng Trường Ba Đình hoặc các khu trung tâm thương mại, các quán cà phê sang trọng. Nhưng cũng có những lữ khách, những nhiếp ảnh gia thích rong ruổi các góc phố nhỏ trên đường, nhìn ngắm và thưởng thức vẻ đẹp trong lối sống của người Hà Thành.

Thời điểm này, hoa đào đã xuống phố. Ảnh:Hiếu Trần

Cũng như bao người yêu mến Hà Nội khác, nhiếp ảnh gia Hiếu Trần đã có vài lần rong ruổi, lang thang khắp mọi phố phường Hà Nội, “chụp choẹt” những bộ ảnh đẹp về nhịp sống của đất thủ đô. Gần đây nhất, anh chàng đã chụp lại được những bức hình đẹp trong bối cảnh Hà Nội chuẩn bị đón Tết.

Những ngày giáp Tết, Hà Nội đẹp hơn bao giờ hết. Ảnh:Hiếu Trần

Ngắm một lượt những bức ảnh này, ai ai cũng nghe trong lòng xôn xao, nôn nao đón chờ một cái Tết thật đầm ấm, sum vầy bên người thân, gia đình. Những người con xa quê hẳn cũng muốn nhanh chóng hoàn tất công việc cuối năm, trở về với mái nhà an yên, cùng gia đình chuẩn bị đón năm mới.

Hà Nội những ngày giáp Tết đẹp làm sao

Thủ đô Hà Nội luôn đẹp, luôn bình yên và cổ kính vào bất kỳ mùa nào trong năm. Thế như có lẽ nơi đây đẹp nhất vào những ngày giáp Tết. Khi mà khắp nơi, người ta bắt đầu rộn ràng chuẩn bị các hoạt động cho một năm mới an lành, hạnh phúc.

Hà Nội những ngày cuối năm rộn ràng hơn những ngày bình thường. Ảnh:Hiếu Trần

Không quá cao sang hay cầu kỳ, hình ảnh Hà Nội chuẩn bị đón Tết trong bộ ảnh của tác giả Hiếu Trần hiện lên nhẹ nhàng, chân thực. Tất cả đều là các hoạt động thường niên của cư dân đất thủ đô, là điều hết sức bình thường nhưng mang lại nhiều cảm xúc thi vị cho người xem.

Hoa đào rực rỡ đón mừng xuân mới. Ảnh:Hiếu Trần

Được biết, bộ ảnh đẹp này được nhiếp ảnh gia Hiếu Trần chụp trong một lần lang thang Hà Nội. Anh đã đi qua những góc phố nhỏ, đi ngang những khu chợ, qua hồ Gươm và nhiều địa điểm khác nhau để “bắt” được các khoảnh khắc đẹp và tự nhiên trong sinh hoạt của người dân.

Người dân đi mua hoa về trang trí Tết. Ảnh:Hiếu Trần

Thưởng thức bộ ảnh Hà Nội chuẩn bị đón Tết, bạn sẽ thấy trong lòng dân lên niềm mong chờ rất đỗi tự nhiên. Đâu đó là hình ảnh người dân treo cờ trước hiên nhà, lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới như một niềm mong mỏi về một năm mới tốt đẹp, an lành và hạnh phúc.

Đường sá Hà Nội bắt đầu treo cờ đỏ sao vàng. Ảnh:Hiếu Trần

Mùa xuân đang đến rồi nên người dân Hà Thành không thể không chuẩn bị hoa đào trang trí nhà cửa. Trước hiên nhà đầy nắng, những cây đào hồng đã khoe sắc thắm tươi, rực rỡ đón chào một mùa xuân mới đầy tin yêu, hi vọng. Trên các khu chợ, người dân cũng nô nức mua đào, mua hoa về bày trí cho nhà cửa thêm đẹp.

Khoảnh khắc người Hà Nội nấu bánh chưng. Ảnh:Hiếu Trần

Thời điểm này, các vườn hoa đào ở nội và ngoại ô Hà Nội đều trổ hoa tươi thắm. Người dân tất bật thu hoạch, chuẩn bị để mang đào ra chợ bán, giao cho các khách hàng đã đặt hoa chưng Tết từ mấy tháng trước đó. Tất cả đều là các hoạt động bình dị, năm nào cũng có. Ấy vậy mà dưới ống kính của Hiếu Trần, mọi thứ thật giàu cảm xúc.

Ai nấy cũng đều tranh thủ làm đẹp đón Tết. Ảnh:Hiếu Trần

Không chỉ có cờ đỏ sao vàng, không chỉ có nhành đào tươi thắm mà trong bộ ảnh Hà Nội chuẩn bị đón Tết, nhiếp ảnh gia Hiếu Trần còn chụp được các hoạt động sinh hoạt khác của người dân. Những gia đình đang nấu bánh chưng bên bếp lửa, những nam thanh tranh thủ ra hàng cắt tóc. Hay những tiểu thương đang loay hoay chuẩn bị hoa bán Tết đều thực sự đẹp và ấm áp.

Nhịp sống bình dị của phố phường Hà Nội ngày cuối năm. Ảnh:Hiếu Trần

Dẫu bộ ảnh này không chụp những điểm đến ở Hà Nội nổi tiếng như Cầu Long Biên, Hoàng Thành Thăng Long,… Nhưng những hình ảnh mang tính biểu trưng về nếp sống của người dân thủ đô cũng phần nào quảng bá được vẻ đẹp của người Việt Nam trước bạn bè quốc tế.

Đâu đó những khoảng lặng bình yên. Ảnh:Hiếu Trần

Cái Tết cổ truyền của người Việt đang dần đến với nhiều ước mong về một năm mới tốt đẹp hơn sau một khoảng thời gian dài đối diện với dịch bệnh. Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội ngày giáp Tết của nhiếp ảnh gia Hiếu Trần, ai cũng nhủ lòng sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để đón một năm mới thật trọn vẹn.

Nhiếp ảnh gia Hiếu Trần – tác giả bộ ảnh đẹp về Hà Nội

Bộ ảnh Hà Nội chuẩn bị đón Tết của nhiếp ảnh gia Hiếu Trần không quá lộng lẫy, không có nam thanh nữ tú. Mọi con người, sự vật trong ảnh đều là hiện thực, đều là không khí rộn ràng của đất thủ đô thời điểm hiện tại. Chính cái hồn của nét đẹp truyền thống giúp những bức ảnh có sức hút hơn, dễ khiến người ta đồng cảm hơn.

Có một điều thú vị là anh chàng Hiếu Trần – tác giả bộ ảnh chưa từng trải qua một khóa học nào về nghệ thuật nhiếp ảnh. Mãi đến khi kết bạn với một nhóm các nhiếp ảnh gia báo chí, anh chàng mới đem lòng say mê môn nghệ thuật này.

Nét đẹp đậm chất Bắc Bộ trong bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Hiếu Trần. Ảnh:Hiếu Trần

Theo thời gian, chàng trai này đã miệt mài tìm tòi kiến thức trên các website, diễn đàn về nhiếp ảnh trong và ngoài nước, nuôi dưỡng niềm đam mê chụp ảnh mình. Hiếu Trần chia sẻ rằng anh thích lang thang chụp những khoảnh khắc của đời sống thường nhật và dành một tình yêu đặc biệt cho việc chụp ảnh lễ hội cho những làng quê Bắc Bộ.

Và Hà Nội với nếp sinh hoạt đời thường, bình yên, thơ mộng cũng là một trong những nguồn cảm hứng trong các bức ảnh của anh. Bộ ảnh Hà Nội chuẩn bị đón Tết được chụp vào một phút ngẫu nhiên khi tác giả đang lửng thửng dạo bước trên đường phố Hà Nội. Những bức ảnh thể hiện một khoảnh khắc đời thường của những con người “muôn năm cũ” ở đất xứ Kinh Kỳ.

Mùa xuân đã thực sự về bên trước hiên nhà. Ảnh: Hiếu Trần

Để rồi khi nhìn ngắm qua những hình ảnh tuyệt đẹp này, ai cũng đem lòng say mê vẻ đẹp của một Hà Nội thật thơ, thật bình yên nhưng cũng hết sức dung dị, mộc mạc. Hình ảnh bánh chưng, hoa đào càng làm cho mọi người nôn nao, mong chờ vào một mùa xuân mới thật nhiều điều tốt đẹp, hạnh phúc.

Ảnh: Hiếu Trần

Biên tập: Ngọc Anh

(Theo Báo Thể Thao Việt Nam)

Đăng bởi: Nguyễn Đức Anh

Từ khoá: Bộ ảnh ‘Hà Nội chuẩn bị đón Tết’ khiến bao người con xa quê phải thổn thức vì nhớ nhà! 

10 Món Ăn Hà Thành Khiến Du Khách Phải “Thổn Thức”

Hà Nội thủ đô Nghìn năm văn hiến nơi đây hội tụ rất nhiều địa điểm du lịch đặc sắc của nền văn hóa Việt. Không những thế, đây còn là nơi quy tụ tinh hoa ẩm thực của khắp mọi miền tổ quốc, nơi có đủ những món ngon từ Nam ra Bắc. Và cũng không thiếu những món đặc sản mang đậm phong cách Hà Thành với hương vị rất riêng mà không nơi nào có thể có được. Cũng vì lẽ đó mà Hà Nội đã được xếp vào danh sách những thành phố có ẩm thực tuyệt nhất thế giới do tờ Telegraph (Anh) bình chọn.

10 món ăn nhất định phải thử khi đến Hà Nội

Phở – tinh hoa ẩm thực Việt

Trong nhiều cuộc bình chọn của các tờ báo trong nước và quốc tế, thì phở luôn là món ăn được nhiều người ưa thích nhất, cả người Việt lẫn bạn bè quốc tế. Nó đã trở thành biểu tượng đặc trưng của ẩm thực Việt Nam. Món ăn này có mặt hầu như có mặt khắp mọi nơi trong 63 tỉnh thành của Việt Nam, nhưng phở nổi tiếng ngon nhất là Hà Nội. Không ai biết chính xác phở ra đời từ thời gian nào, người ta chỉ biết món ăn này được định hình vào đầu thế kỷ 20. Và từ năm 1940 phở đã rất nổi tiếng ở Hà Nội.

Phở, món ăn đặc trưng nổi tiếng trong ẩm thực Việt

Phở là một món ăn rất ư là “dễ chịu”, bởi bạn có thể thưởng thức chúng bất cứ thời điểm nào trong ngày từ sáng, trưa, chiều cho đến tối. Thành phần chính để tạo nên một bát phở là nước dùng, bánh phở, và các loại gia vị như tiêu, hành lá, chanh, ớt… Để nước dùng đậm đà, người đầu bếp thường hầm xương bò (gồm xương cục và xương ống) thật kỹ. Bánh phở đạt chuẩn phải vừa dai và vừa mềm. Với tiết trời se lạnh ngồi cạnh tô phở nóng hổi đầy đủ sắc hương vị với màu trắng của sợi phở, màu xanh của rau thơm, màu đỏ của ớt và thịt, nước lèo trong vắt,… đảm bảo sẽ không có một vị khách nào có thể cưỡng lại được.

Một số địa điểm gợi ý bạn có một tô phở ngon khi đến Hà Nội là phở Bát Đàn hay còn có tên gọi khác là Phở xếp hàng (49 Bát Đàn, Hoàn Kiếm, Hà Nội); phở vỉa hè Hàng Trống (Số 1 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội); phở Thìn (13 Lò Đúc, hai Bà Trưng, Hà Nội).

Chả cá Lã Vọng – sự kết hợp hoàn hảo giữa các gia vị

Một món đặc sản nổi tiếng mà không thể nào bỏ qua tại Hà Nội đó là chả cá Lã Vọng. Món ăn được xem là sự kết hợp tinh tế và hoàn hảo của các loại gia vị đặc trưng của Việt Nam như nghệ, thì là, mắm tôm, nước mắm,… Chả phải ăn nóng. Khi ăn, gắp từng miếng cá ra bát, rưới nước mỡ (đang sôi) lên trên, ăn kèm bún rối, bánh đa nướng, lạc rang, thì là, hành hoa, dọc hành chẻ nhỏ ngâm dấm, rau mùi, húng Láng và chút mắm tôm.

Chả cá Lã Vọng, sự kết hợp hoàn hảo giữa các gia vị

Hãy thử tưởng tượng bạn đang thưởng thức một bát bún chả cá với vị béo bùi của cá, mùi thơm nồng của rau thơm và mắm tôm, có vị chua của chanh, cay của ớt, ngọt của đường cả chút cồn của rượu,… tất cả quyện vào nhau tạo nên một cảm giác khó tả thì làm sao bạn có thể từ chối được.

Ở Hà Nội bây giờ có rất nhiều quán bán chả cá nhưng địa chỉ lâu đời nhất phải kể đến quán Chả cá Lã Vọng – 14 phố Chả Cá.

Bún thang – nét đặc trưng ẩm thực thủ đô

Bún thang là một trong những món ăn cầu kỳ và đòi hỏi sự công phu cao nhất trong số những món đặc sản của Hà Nội. Vì để có thể làm ra một bát bún thang là bạn phải chuẩn bị và xử lý đến hơn 20 nguyên liệu. Cũng chính vì nguyên liệu đa dạng và phong phú như thế cùng với cách trình bày mỗi thứ một ít giống như thầy lang đang kê đơn bóc thuốc nên món ăn này mới có tên gọi là “bún thang”.

Bún thang, nét đặc trưng ẩm thực thủ đô

Các nguyên liệu chính để chế biến bún thang bao gồm: thịt gà, trứng, nấm, củ cải, giò lụa, lạp xưởng, tôm bông, các loại rau,… Đặc biệt nước dùng phải trong và có vị ngọt dịu không quá béo, kèm theo gia vị như tiêu, chanh, ớt, và cũng không quên chút mắm tôm cho món ăn thêm đậm đà. Ngoài ra, một bát bún thang đầy đủ sẽ không thể thiếu củ cải ngâm, hay còn được biết dưới cái tên gốc Tàu là ca-la-thầu.

Địa chỉ thưởng thức bún thang ngon như: Bún thang Cầu Gỗ (số 32 và 48 Cầu Gỗ), Bún thang Hàng Hòm (11 Hàng Hòm).

Bún chả – tinh túy ẩm thực Việt

Nếu vẫn chưa thử qua món bún chả thì coi như bạn vẫn chưa đến Hà Nội. Bởi đây là một trong những món làm nên thương hiệu ẩm thực thủ đô, ngay cả Tổng thống Mỹ Barack Obama và đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdain cũng đã thưởng thức qua và hết lời khen ngợi, thế tại sao bạn làm không thử kia chứ?

Bún chả, tinh túy ẩm thực Việt

Bún chả món ăn dân dã nổi tiếng được nhiều người biết đến với miếng chả được nướng hơi cháy xém ăn cùng mắm chua ngọt kèm theo những lát đu đủ cắt miếng nhỏ với bún rối và rau sống các loại. Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên một mùi vị đặc trưng nơi đầu lưỡi khó tả, chắc chắn sẽ làm hài lòng những ai đã thử qua.

Một số nơi bún chả ngon ở Hà Nội: 34 phố Hàng Than, bún chả Hương Liên, bún chả Sinh Từ,…

Bánh cuốn – món ăn dân dã giản dị

Bánh cuốn là một món ăn dân dã khá nổi tiếng của Việt Nam, món ăn được làm từ bột gạo hấp tráng mỏng, cuộn tròn, bên trong độn nhân rau hoặc thịt. Khi ăn sẽ rắc thêm một hành phi, và dùng với nước chấm đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt.

Có mặt ở Thủ đô đã gần 7 thập kỷ, bánh cuốn Bà Hoành (66 Tô Hiến Thành) trở thành món ăn quen thuộc của người dân Hà Nội. Điều làm nên sự khác biệt trong những đĩa bánh cuốn ở đấy đó là bánh tráng không mỏng quá nhưng cũng không dày quá, độ dai tự nhiên, có mùi thơm của gạo nhưng không có vị chua. Đặc biệt chả ăn kèm không quá ngấy, thơm và phải giòn. Bên cạnh đó, ở những quán bánh cuốn lâu đời trên bàn thường có sẵn vài đĩa cà cuống đã hấp chín phục vụ những ai muốn tìm chút hương vị xưa của Hà Nội.

Bánh cuốn, món ăn dân dã giản dị

Ngoài địa điểm trên thì Hà Nội vẫn còn một nơi lý tưởng để bạn thưởng thức bánh cuốn đó là quán Bánh cuốn ruốc tôm (68 Hàng Cót). Những du khách thập phương đã từng ăn qua bánh cuốn ở quán đều mong muốn được quay lại Hà Nội lần nữa để được thử lại hương vị tuyệt vời của món ăn mọc mạc bình dân này.

Xôi xéo – bữa sáng ấm bụng của dân Hà Thành

Xôi là một món dễ ăn, có rất nhiều loại xôi từ ngọt cho đến mặn đều có đủ. Tuy nhiên mỗi khi nói đến xôi ở Hà Nội thì nhất định không thể nào bỏ qua xôi xéo. Một loại xôi được ăn kèm thứ nào là chả, trứng rán, trứng kho, thịt gà, xá xíu, lạp xưởng,… Từ ruốc, hành phi giòn tan cho đến những nắm đậu xanh nghiền nát. Dân sành ăn quà sáng hẳn không ai không biết hàng xôi xéo này. Mỡ, đậu và xôi hòa vào như rồi như tan vào trong miệng, một cảm giác cực kỳ thích thú.

Xôi xéo, bữa sáng ấm bụng của dân Hà Thành

Hàng xôi xéo nổi tiếng ở Hà Nội nhiều vô kể, nhưng xôi sáng 44 Hàng Hòm là nơi thu hút nhất. Không chỉ chất lượng mà giá cũng rẻ hơn so với những nơi khác (chỉ khoảng 5.000 đồng cả chục năm nay). Giá rẻ, xôi ngon lại có đủ loại từ xôi xéo, xôi vò, xôi đỗ, lạc được làm ra bởi đôi bàn tay khéo léo, nên sáng nào quán cũng đông nghẹt khách. Thế nên từ 6 giờ sáng người mua đã chen chúc vòng trong, vòng ngoài, đến khoảng 8 giờ sáng, những thúng, bao tải xôi đã được bán sạch hết trơn.

Kem Tràng Tiền – quyến rũ hương vị tươi mát

Tràng Tiền là một hãng kem nổi tiếng đã có từ năm 1958 ở Hà Nội, Việt Nam. Sở dĩ món kem đặc biệt này có tên là “Tràng Tiền” là vì nó được sản xuất và bán đầu tiên ở phố Tràng Tiền (số nhà 35 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm). Đây dường như là món khoái khẩu của bạn trẻ Hà Thành vào những ngày nắng nóng oi ả. Tuy nhiên vào những ngày đông rét mướt bạn cũng sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh nam thanh nữ tú ngọt ngào bên những cây kem tuyệt dịu này.

Kem Tràng Tiền, món quà vặt mát lạnh ưa thích của những bạn trẻ

Loại kem này không giống những loại kem được sản xuất công nghiệp, vị kem mát lạnh, ngọt thanh, thơm và bùi. Kem Tràng Tiền có nhiều loại mang hương vị truyền thống như cốm, đậu xanh, sữa dừa,… nhưng được nhiều người yêu thích và lựa chọn đó là kem ốc quế. Hà Nội có nhiều nơi bán loại kem này nhưng nếu bạn muốn thưởng thức kem Tràng Tiền đúng điệu thì nhất định phải đến địa chỉ 35 Tràng Tiền.

Bún ốc – ẩm thực tinh tế của người Hà Nội

Bún ốc là một đặc sản ẩm thực tính tế của người Hà Nội với hương vị tuyệt vời khó lẫn. Với nước dùng chua chua thanh thanh cộng thêm chút cay của ớt chưng, hòa quyện cùng vị béo ngậy của từng con ốc, giòn giòn của đậu phụ, cái mềm mịn của bún,… thì cho dù có no đến mấy bạn cũng sẽ không thể nào bỏ qua.

Bún ốc, ẩm thực tinh tế của người Hà Nội

Nằm ở địa chỉ số 6 Hàng Chai, bún ốc cô Thêm là một trong những nơi lý tưởng để bạn khám phá tài năng tinh hoa ẩm thực của người Hà Nội. Quán của cô khác biệt bởi loại nước dùng đặc biệt, dậy mùi ốc nhưng không tanh mà lại rất thơm. Xì xụp với bát bún nóng hổi trong cái tiết trời se se lạnh, thì quả là còn gì tuyệt vời hơn. Bạn sẽ cảm nhận đầy đủ vị thanh của nước, từ vị the the của ớt, vị chua nhẹ của dấm bỗng, và một chút đậm đà của mắm tôm. Cũng vì cái hương vị đó mà khi đến Hà Nội nhiều thực khách phải đến đây cho bằng được.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đến quán bún ốc cô Huệ tại số 16 Đặng Dung. Bún ốc của cô vẫn luôn giữ gìn một nét tinh hoa ẩm thực giữa cuộc sống xô bồ. Người Hà Nội thế nên vẫn được bưng trên tay một thứ đồ ăn ngon lành, trọn vị, và giản dị đến khó quên, gắn với ký ức của bao thế hệ.

Miến lươn – phong vị trong những ngày chuyển mùa

Ẩm thực Hà Nội phong phú và đa dạng với vô vàn món ăn ngon. Những món ngon dân dã ấy, dù lẩn khuất đâu đó trong những nhà hàng, khách sạn sang trọng hay đông đúc với những quán xá vỉa hè cũng đều mang hương vị hết sức đặc trưng. Miến lươn là một món ăn như thế.

Quán miến lươn 2 Phủ Doãn chỉ là một gánh hàng nhỏ, có vài chiếc ghế được kê ra vỉa hè nhưng tấp nập người đến ăn. Quán có 3 món chính là miến lươn trộn, miến nước và miến xào. Miến trộn ở đây với loại nước sốt rất ngon, do bác chủ hàng tự tay chế biến. Miến mềm và dai, quyện với miếng lươn giòn giòn, vị hăng hăng của hành tây, thơm ngái ngái của cà rốt và thứ nước sốt mang hương vị riêng.

Miến lươn món ăn phổ biến trong những ngày chuyển mùa ở Hà Nội

Hàng miến lươn ở ngay đầu phố, số 1 Chân Cầm nức tiếng từ lâu. Miến lươn ở đây có đủ loại, từ miến trộn, miến nước tới miến xào, mỗi thứ đều có vị ngon vị đặc sắc riêng, vị ngon đều đến từ miếng lươn giòn tan, được tẩm ướp khéo léo. Nước sốt của quán cũng có công thức riêng, vừa béo béo như nước ninh xương, lại có vị chua ngọt rất đậm đà. Nước dùng có màu đậm, ngọt ngào vị lươn, thoảng thơm vị gừng nóng hôi hổi.

Cốm làng Vòng – món quà từ mẹ thiên nhiên

“Hà Nội mùa thu…, mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ, cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua…” đã đến Hà Nội thì nhất định phải thưởng thức qua cốm làng Vòng. Để đưa ra thành phẩm cho nạn thưởng thức thì phải trải qua một quá trình phức tạp và kì công từ lúc trồng cho đến lúc thu hoạch và sau khi thu hoạch bạn phải rang và giã đi giã lại dăm bảy lượt,…

Cốm làng Vòng, món quà từ mẹ thiên nhiên

Đây được xem là món quà quý giá từ mẹ thiên nhiên mang hương vị của sự đảm đang cần cù và sáng tạo của người nông dân mộc mạc chân chất. Đến Hà Nội bất cứ lúc nào bạn cũng có thể thưởng thức món đặc sản này nhưng chỉ có mùa thu hoạch (mùa thu) thì mới có cốm ngon. Muốn ăn cốm ngon phải đợi đến vụ mùa, bắt đầu từ tháng bảy đến tháng mười. Khi ấy là vào mùa thu, mùa của đất trời Hà Nội.

Ngoài làm bánh ngọt hay cốm ngọt thì cốm làng Vòng còn là thứ nguyên liệu chính làm nên nhiều món mặn tuyệt ngon

Ngoài những món đặc sản kể trên thì Hà Nôi còn rất nhiều những món ăn vặt mà bạn nhất định phải thử qua như: bánh đúc nóng, ốc luộc, mỳ gà tần, nem chua rán,…

Nếu bạn đang ấp ủ ước mơ được một lần ra thăm lăng Bác, được lang thang trên các con phố hoa sữa trắng cả lối đi với hương thơm thoang thoảng dịu nhẹ, được ngắm nhìn các khu phố cổ, hay đơn thuần là thưởng thức tinh hoa của ẩm thực,… Thì đừng nên chần chờ bởi Hà Nội yêu thương với những con người mộc mạc thân thương, mến khách vẫn đang chờ đón bạn.

Kim Chi

Đăng bởi: Trần Nhơn

Từ khoá: 10 món ăn Hà Thành khiến du khách phải “thổn thức”

Văn Khấn Chuẩn Đón Ông Bà Tổ Tiên Về Nhà Ăn Tết Vào Ngày 30

Theo phong tục người Việt, vào bữa cơm chiều cuối cùng của năm, các gia đình sẽ bắt đầu làm mâm cỗ cúng tất niên để thể hiện sự sum họp, ấm no của gia đình, cùng với đó là mời gọi ông bà, tổ tiên về nhà ăn Tết.

Mâm cỗ cúng thường được đặt ở một cái bàn con bên dưới, còn trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, mâm ngũ quả, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng.

Sau khi chuẩn bị mâm cơm cúng, gia chủ sẽ thắp hương và đọc văn khấn gia tiên, rồi các thành viên khác làm lễ vái. Trong các tài liệu ghi chép hiện nay, vẫn còn lưu truyền lại một số bài văn khấn tổ tiên chuẩn nhất để người Việt có thể sử dụng trong bữa cơm tất niên này.

Bài 1: Trích từ Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa – Thông tin

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

– Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.

– Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ …

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm …

Tín chủ (chúng) con là: …

Ngụ tại…

Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.

Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thuỳ chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận.

Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.

Nam Mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).

Bài 2: Dành cho gia đình, hộ kinh doanh cúng Gia Thần ngày tất niên

Một số gia đình, hộ kinh doanh vào ngày 30 Tết, ngoài việc cúng gia tiên còn làm lễ cúng Gia Thần để tạ chỗ “Đất đai” sau một năm làm ăn.

Lễ cúng thường là lễ mặn hoặc chay, các lễ vật chuẩn bị thường là xôi, chè, hương, hoa, trầu câu, ngũ quả, tiền vàng, trà rượu,… được đặt tại sân hoặc hiên nhà, sau đó cúng lạy ra phía trước nhà.

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

Con kính lạy ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn Thần

Con kính lạy ngài tiền hậu Địa chủ Tài Thần

Con kính lạy các Tôn Thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là: …………………………………

Tuổi: …………………………

Ngụ tại: …………

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm…., tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Qua một năm làm ăn, chúng con xin dâng lễ tạ ơn trên đã phù hộ độ trì cho chúng con mọi sự an lành và may mắn.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính Thần, các vị Tôn Thần cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con, toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Advertisement

Phục duy cẩn cáo!

Tham khảo: Văn khấn mùng 1 Tết Quý Mão 2023 chuẩn nhất

Thờ cúng đón ông bà tổ tiên không chỉ là tập tục truyền thống mà còn là nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Việt. Ý nghĩa của việc này là thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ của thế hệ mai sau đối với công lao của ông bà, tổ tiên đã khuất và những người thân trong gia đình. Vì vậy, nghi lễ này thường được chủ nhà tổ chức vào ngày cuối cùng của mỗi năm (năm nào đủ là ngày 30 Tết, năm thiếu là ngày 29 Tết).

Ngày nay việc làm mâm cỗ cuối năm người Việt thường làm chung với mâm cỗ cúng giao thừa nhưng cách thức kể cả bài văn khấn cũng không thay đổi về ý nghĩa của việc cúng tất niên đưa ông bà về nhà ăn Tết.

Lý Do Đau Đớn Khiến Người Mẹ Phải Cho Con Mình Uống Thuốc Ngủ Mỗi Ngày

Đa số những người dân sống tại thành phố này đều tìm cách trốn chạy khỏi đây càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, đến thời điểm cao trào của cuộc chiến, cả gia đình phải sơ tán khỏi Ramadi và Saleh quyết định dành những viên thuốc ngủ cho các con của mình, trong đó có cô con gái út, Tabarak, chỉ mới 5 tuổi.

Cô Nada cho biết: “Chỉ những viên thuốc mới có thể khiến con tôi ngừng khóc và không bị phiến quân IS phát hiện”. Đồng thời, cô Nada cũng chia sẻ nỗi khổ tâm của một người mẹ rằng: “Tôi vẫn còn một vài viên thuốc ngủ cho các con uống để chúng không khóc và không làm lộ nơi ẩn náu của chúng tôi”.

Gia đình 8 người của cô Nada đã cố gắng sống sót dưới sự giám sát gắt gao của IS suốt nhiều tháng, nhưng tới khi những kẻ hung bạo xuất hiện và châm lửa đốt nhà của họ thì gia đình cô đã quyết định ra đi.

Trong nỗi bàng hoàng và lo sợ, cô Nada kể lại: “Khi đốt nhà tôi, chúng kéo chúng tôi ra ngoài và dí kiếm vào cổ chồng tôi đe dọa. Chúng muốn chồng tôi đưa chúng tôi đến quận Suffiya nơi chúng cũng đang giam giữ các gia đình khác. IS đang ẩn nấp đằng sau các gia đình ở đó, dùng họ để trốn lực lượng Iraq”.

Cô Nada sợ rằng vợ chồng bà và 6 đứa con sẽ bị IS dùng làm lá chắn khi lực lượng Iraq tấn công vào thành phố. May mắn thay, chồng của Nada cuối cùng đã trốn thoát khỏi IS nhưng như nhiều người đàn ông khác đã rời khỏi Ramadi, ông bị giới chức Iraq thẩm vấn để xem liệu có dính líu gì tới các phiến quân không.

Cô Nada sợ rằng vợ chồng cô và 6 đứa con sẽ bị IS dùng làm lá chắn khi lực lượng Iraq tấn công vào thành phố.

Cô Nada luôn hằn sâu trong tâm trí khoảnh khắc gia đình nắm tay nhau và vượt qua chiến tuyến. “Tôi đã cởi cái khăn trùm đầu màu trắng của con gái ra và vẫy nó khi chúng tôi đi qua đó. Tôi liên tục hét lên chúng tôi không phải là mối đe dọa”, cô kể lại trong sự bàng hoàng .

“Vào khoảnh khắc đó, tôi nghĩ mình sẽ chết. Tôi đã đọc Shahada (lời cầu nguyện của người Hồi giáo khi sắp chết) khi chúng tôi đi qua đó. Tôi nghĩ mình đang đi về phía tử thần hoặc đi đến sự sống nhưng không còn cách nào khác tôi phải chấp nhận rủi ro. Trong 4 ngày, chúng tôi chạy trốn, di chuyển từ nơi này qua nơi khác”, cô nhớ lại. “Đêm trước chúng tôi đã ngủ trong một tòa nhà bị đánh bom. Những đứa trẻ run lên vì lạnh nhưng chúng tôi không dám đốt lửa”.

Cuối cùng, họ cũng đến được Habbaniyah, nơi có một khu trại dành cho những cư dân may mắn chạy thoát khỏi lãnh thổ bị IS chiếm đóng. Được xây dựng trên địa điểm của một “làng du lịch”, nhiều ngôi lều ở Habbaniya vẫn còn trống bởi nhiều gia đình vẫn còn mắc kẹt bên trong thành phố Ramadi, cách đó hơn 40 km về phía tây.

Các lực lượng của Iraq, dưới sự yểm trợ của không lực phương Tây, đã đẩy lùi được các phiến quân IS khỏi trung tâm Ramadi vào tuần trước. Tuy nhiên, chúng vẫn còn kiểm soát nhiều khu vực thuộc các quận phía đông thành phố. Iraq cho biết khoảng 1.000 gia đình vẫn còn kẹt ở đông Ramadi. Chính phủ nước này tin rằng họ đang bị lợi dụng làm lá chắn cho các phiến quân.

Iraq cho biết khoảng 1.000 gia đình vẫn còn kẹt ở đông Ramadi. Chính phủ nước này tin rằng họ đang bị lợi dụng làm lá chắn cho các phiến quân.

Trong khi chờ đợi tin tức từ chồng mình, cô Nada và các con không thể làm được gì hơn ngoài việc hồi tưởng lại cuộc chạy trốn đáng sợ của họ và lo lắng khi nghĩ về tương lai. “Đã bao nhiêu lần tôi nghĩ mình có thể chết. Thậm chí bây giờ chỉ cần nghe tiếng một chiếc xe chạy vụt qua là tôi đã giật bắn mình. Chúng tôi vẫn bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi ấy”, cô Nada cho biết.

Theo Trí Thức Trẻ

Nguồn: CNN

“Thổn Thức Con Tim” Với Ngôi Làng Cổ Tích Đẹp Như Thiên Đường Ở Quảng Bình

Chày Lập Farmstay nằm ở vùng đệm của vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có phong cảnh đẹp như trong chuyện cổ tích, là điểm đến được rất nhiều bạn trẻ check in khi đến với Quảng Bình.

Chày Lập Farmstay

Chày Lập Farmstay chỉ cách vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng 20 phút di chuyển và sông Chày – hang Tối 5km, động Thiên Đường 8km, Khu sinh thái suối nước Moọc 4km. Vì thế, bạn có thể kết hợp vừa nghỉ dưỡng ở Chày Lập, vừa tham quan các địa điểm khác ở Quảng Bình mà không tốn quá nhiều thời gian.

Chày Lập Farmstay là khu resort mới được xây dựng dựa trên mô hình khách sạn kết hợp với làm vườn. Đến với Chày Lập, bạn sẽ được hóa thân thành những người nông dân thực thụ khi được tự trồng và thu hoạch những luống rau và trái cây chín do mình trồng.

Chày Lập Farmstay có cấu trúc nghỉ dưỡng kết hợp với nhà vườn

Một điểm “gây mê mẩn” đối với khách du lịch ở Chày Lập Farmstay là nơi đây có khung cảnh thiên nhiên bao la vây quanh, những vườn ươm và vườn rau xanh mướt.

Các căn hộ nằm giữa bốn bề là núi non, cây cối

Không chỉ được cảnh sắc thiên nhiên đẹp tựa như trong chuyện cổ tích, mà bạn còn được nghỉ dưỡng trong các căn phòng có thiết kế độc đáo, đầy đủ tiện nghi.

Đặc biệt là phòng Farmroom có cấu trúc mái vòm rất độc đáo, có thiết kế hướng ra sân vườn xanh mát. Bạn công của phòng được thiết kế theo phong cách quầy bar có bàn ghế ngoài trời rất tiện nghe tạo được cảm giác nghỉ dưỡng thoải mái cho du khách. Loại phòng này rất thích hợp cho các cặp đôi hoặc nhóm bạn từ 4 đến 6 người.

Phòng Farmroom với cấu trúc mái vòm độc đáo

Ngoài ra, Chày Lập còn sỡ hữu các loại phòng cho gia đình hoặc Công ty hay nhóm bạn từ 6 người trở lên, như phòng Superior, Deluxe Cottage, Deluxe có diện tích từ 24 đến 35m2. Các căn hộ có cấu trúc thông ra các khu vườn ở Farmstay, có mái hiên rộng rãi với ghế tắm nắng rất tiện nghi mang đến trải nghiệm nhiệt đới tươi xanh và mát mẻ cho du khách.

Phòng Deluxe

Phòng Superior

Deluxe Cottage

Không chỉ được ngắm cảnh, nghỉ ngơi mà bạn còn có thể tham gia các hoạt động thú vị khác.

Hoạt động cắm trại đêm tại các khu Thể Thao Nước được rất nhiều các bạn trẻ và khách Tây lựa chọn. Bạn sẽ trải qua một đêm trong không gian xanh mát, yên bình với bầu trời đầy sao, đây sẽ một trải nghiệm tuyệt vời cho bạn. Du khách có thể chọn các loại lều đơn hoặc đôi, lều cho 3 người với đầy đủ tiện nghi như túi ngủ, nệm, gối, bếp, đèn …

Hoạt động cắm trại đêm

Chày Lập Farmstay còn có rất nhiều hoạt động thể thao dưới nước Water Sport Riverside rất  phù hợp vơí nhu cầu của mỗi du khách gồm những trò chơi hấp dẫn như: Chèo thuyền kayak, xe nhảy nước, du thuyền, thuyền thúng, … Trong đó, chèo thuyền kayak là một trong những hoạt động dưới nước thú vị được nhiều người yêu thích nhất khi đến đây.

Chèo thuyền kayak

Bên cạnh những trò chơi mất nhiều năng lượng, ở đây còn rất nhiều hoạt động thú vị khác. Thậm chỉ, bạn chỉ cần đi dạo một vòng quanh hồ, hay tắm trong hồ bơi trong xanh hoặc ngâm mình trong bồn tắm xông hơi. Chỉ những điều đó thôi, bạn cũng đã cảm thất cực “thỏa mãn” cho những ngày ở nơi đây.

Tắm hơi

Tắm nắng

Đạp xe

Ngoài việc vui chơi thì ăn uống cũng là một điều bạn không nên bỏ qua khi đến đây. Bạn nghĩ sao nếu vừa được ngắm bình minh vừa ăn sáng hoặc ăn tối khi hoàng hôn đang buông xuống trong một nhà hàng đầy thơ mộng với cảnh thiên nhiên bao quanh.

Tại nhà hàng  Expedition ở Chày Lập với không gian thân mật và menu được thiết kế theo món ăn châu Âu hay truyền thống Việt Nam sẽ mang đến cho bạn những bữa ăn “xanh – sạch – đẹp – bổ”.

Thưởng thức ẩm thực Đông – Tây tại Chày Lập Farmstay

Vậy nên, hãy đến Chày Lập Farmstay Quảng Bình với những người thân yêu của mình để không bỏ qua bất kỳ một khoảnh khắc đẹp lung linh nào.

Thực hiện: Xuân Phạm

Đăng bởi: Nản Nản

Từ khoá: “Thổn thức con tim” với ngôi làng cổ tích đẹp như thiên đường ở Quảng Bình

Cách Làm Bún Mọc Thơm Ngon Chuẩn Vị Hà Nội Tại Nhà

Nguyên liệu nấu bún mọc

Sườn thăn (hoặc sườn non): 400 gr (bạn chọn miếng sườn còn tươi, thịt có độ đàn hồi)

Xương ống: 300 gr

Bún tươi (sợi nhỏ): 700 gr

Chả lụa: 200 gr

Giò sống: 200 gr

Mộc nhĩ: 4 cái

Hành lá, rau mùi, hành tím, tỏi băm

Rau sống: tía tô, húng quế, rau diếp

Gia vị: Muối, hạt nêm, nước mắm, hạt tiêu

Các bước thực hiện nấu bún mọc

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Với phần xương ống thì bạn rửa thật sạch rồi trụng sơ qua nồi nước sôi. Sau đó, cho vào nồi nước mới với 2 muỗng café muối + 2 muỗng café hạt nêm + 1 muỗng café nước mắm và để lửa vừa hầm xương. Lưu ý: khi hầm xương bạn nhớ canh vớt bọt để nước dùng được trong.

– Phần sườn thăn bạn có thể rửa qua với nước muối để cho khử hoàn toàn mùi hôi của thịt. Sau đó xả với nước lạnh và chặt thành các miếng vừa ăn, bạn nêm với chút xíu tiêu xay + 1 muỗng canh hạt nêm và 1/3 muỗng canh nước mắm. Để yên phần thịt sườn trong khoảng 15 phút cho chúng thấm gia vị.

– Mộc nhĩ bạn rửa sạch rồi ngâm nước cho nở mềm rồi băm nhỏ.

– Bạn cắt chả lụa thành những miếng vừa ăn.

– Bún tươi bạn trụng sơ qua nước sôi rồi để ráo.

– Các loại rau sống bạn nhặt và rửa sạch, để ráo.

Bước 2: Sơ chế giò sống

– Nếu bạn mua giò sống chưa được nêm nếp thì có thể nêm chút gia vị, hành lá, tiêu xay trộn đều rồi cho phần nấm nhĩ bên trên vào và trộn đều.

– Hoặc bạn có thể sử dụng thịt heo rồi cho vào cối xay nhuyễn, nêm nếm với gia vị đều được. Sau đó, vo hỗn hợp giò sống và mộc nhĩ thành những viên mọc nhỏ.

Bước 3: Cách nấu nước dùng bún mọc

– Bắc chảo lên bếp, cho chút xíu dầu ăn vào, đợi cho dầu nóng thì cho hành tím, tỏi băm vào phi cho thơm rồi cho tiếp phần sườn thăn vào xào đến khi thịt vừa săn lại thì tắt bếp.

– Khi nồi nước hầm xương vừa sôi tới thì bạn cho phần sườn vừa xào vào nồi, tiếp tục đun cho đến khi sôi lần nữa thì bạn thả mọc vào nồi và nêm nếm cho khẩu vị vừa ăn. Bạn tiếp tục để nồi nước nấu khoảng 10 phút là mọc sẽ chín.

Bước 4: Hoàn tất món ăn

– Bạn múc bún vào tô và múc sườn thăn, rắc thêm chút hành lá và rau mùi, xếp vài miếng chả. Cuối cùng, chan nước dùng lên thật đều là hoàn tất món bún.

– Bún mọc ăn kèm rau sống, chanh, ớt và có người còn thích dùng với mắm tôm.

Video hướng dẫn làm bún mọc ngon nhất

Thông tin cách nấu bún mọc tại nhà đơn giản

Thời gian chuẩn bị : 25M

Thời gian nấu : 30M

Tổng thời gian : 55M

Số lượng người ăn : 2-3

Món ăn dành cho bữa : sáng

Nguồn gốc xuất xứ của món ăn: Việt Nam

Tổng calories Món ăn : 970 calories

Đăng bởi: Hà Đinh

Từ khoá: Cách làm bún mọc thơm ngon chuẩn vị Hà Nội tại nhà

Cập nhật thông tin chi tiết về Bộ Ảnh ‘Hà Nội Chuẩn Bị Đón Tết’ Khiến Bao Người Con Xa Quê Phải Thổn Thức Vì Nhớ Nhà! trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!