Bạn đang xem bài viết 12 Điểm Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh Nổi Tiếng Ở Hải Phòng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đền Nghè (An Biên cổ miếu)Khi nói đến Hải Phòng, hầu như ai cũng luôn nhắc đến Nữ tướng Lê Chân, người đã lập nên ấp An Biên – chính là Hải Phòng bây giờ. Đền Nghè tức An Biên cổ miếu là trái tim tâm linh tín ngưỡng quan trọng nhất của thành phố được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 20, là di tích lịch sử cấp quốc gia được Nhà nước xếp hạng vào năm 1975. Đền Nghè thờ nữ tướng Lê Chân – vị tướng tài ba trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Lê Chân quê gốc ở Đông Triều, Quảng Ninh, vì nợ nước, thù nhà, bà rời bỏ quê hương, khai khẩn vùng đất mới lập nên ấp An Biên – chính là Hải Phòng ngày nay.
Đền Nghè (còn được gọi với cái tên An Biên cổ miếu) là một quần thể kiến trúc dân tộc mang phong cách thời Nguyễn gồm hậu cung, nhà thiêu hương, tả vu, hữu vu, nhà bái đường, nhà bia, tam quan… Ngoài đền thờ chính, di tích đền Nghè còn có điện Tứ phủ. Cổng đền Nghè thực sự là một công trình kiến trúc đồ sộ, đẹp và hoành tráng như cổng các cung điện, lăng tẩm, đền đài thời trung cổ. Hiện Đền còn giữ lại được rất nhiều những cổ vật có giá trị là các hoành phi, câu đối, cuốn thư làm bằng gỗ được sơn son thiếp vàng và chạm trổ rất tinh vi, có niên đại lên đến hàng trăm tuổi.
Hàng năm cứ đến ngày sinh 8 tháng 2, ngày hóa 25 tháng chạp, ngày khánh hạ 15 tháng 8, nhân dân Hải Phòng nô nức đến đền Nghè tưởng niệm vị Nữ tướng khai quốc công thần triều Trưng cũng là người khai sinh trang An Biên, cái nôi của nội thành Hải Phòng ngày nay.
Hiện nay, Đền Nghè còn bảo tồn được nhiều tác phẩm điêu khắc trên đá rất có giá trị. Điển hình là tấm bia đá có kích thước lớn được tạc vào thời Nguyễn, ghi tiểu sử của Nữ tướng Lê Chân. Tại tòa hậu cung, tượng Nữ tướng ngồi trên ngai thờ, đặt trong một khám lớn sơn son thếp vàng với dáng vẻ uy nghi, đôn hậu, xinh đẹp.
Địa chỉ: Phố Lê Chân, phường An Biên, quận Lê Chân, Hải Phòng
Lễ hội chính: Từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 3 âm lịch hàng năm
Cổng Đền Nghè (An Biên cổ miếu) rất đẹp và hoành tráng, uy nghi
Chính điện Đền Nghè
Từ Lương XâmTừ Lương Xâm là một trong “Tứ Linh Từ” của huyện cổ An Dương, nay là một trong 3 “Linh Từ” của quận Hải An (Từ Lương Xâm, Phủ Thượng Đoạn, Đền Phú Xá). Trong số các di tích thờ vua Ngô Quyền trên địa bàn quận Hải An, Từ Lương Xâm được suy tôn là “Từ Cả” – tức là nơi đứng đầu về thờ Ngô Quyền, là căn cứ đại bản doanh của Ngô Quyền khi ông chỉ huy trận Bạch Đằng năm 938.
Tại Từ còn lưu giữ được 25 đạo sắc chính và hơn 20 sắc phong được sao lại có niên đại năm 1522 đến năm 1924 của các triều Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng, Tây Sơn, Nguyễn. Trong các sắc phong đó, nhiều triều đại suy tôn Đức Vương Ngô Quyền là “Thượng đẳng tối linh đại vương”, là “Ngô Vương Thiên tử” và nhiều mỹ tự.
Đặc biệt tại nhà Dải vũ lưu giữ 03 chiếc cọc Bạch Đằng là chứng tích của trận Bạch Đằng năm 938; trong trận này, Ngô Quyền đã sử dụng kế sách cắm cọc nhọn đầu bịt sắt ngầm ở cửa biển, lợi dụng con nước thủy triều tạo nên một trận địa cọc tiêu diệt quân Nam Hán làm nên chiến thắng lưu danh sử sách và chiếc thuyền rồng, biểu tượng cho trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng năm 938.
Địa chỉ: Làng Lương Xâm, phường Nam Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng
Lễ hội chính: Từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 01 âm lịch hàng năm
Từ Lương Xâm – Đại bản doanh của Ngô Vương năm 938
Tượng đài đức Vương Ngô Quyền tại khuôn viên Từ Lương Xâm
Khu di tích đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh KhiêmTrạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) có tên chữ là Hanh Phủ, tên hiệu là Bạch Vân cư sĩ. Năm 1535, ông thi đỗ Trạng nguyên và ra làm quan cho nhà Mạc, giữ chức Tả thị lang. Năm 1543, trước cảnh quan lại lộng quyền, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dâng trảm sớ đối với 18 đình thần biến chất, mưu phản, xong không được nhà vua chấp thuận. Ông bèn cáo quan về ở ẩn nơi quê nhà, lập am Bạch Vân, mở trường dạy học, làm thơ, nghiên cứu kinh sử. Học trò của ông nhiều người trở thành danh tướng, Trạng nguyên như: Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Quyền…
Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là nhà triết học lớn của Việt Nam. Ông cũng tinh thông về thuật số, được dân gian truyền tụng và suy tôn là “nhà tiên tri” số một của Việt Nam với hàng loạt những lời tiên tri cho hậu thế mà người đời gọi là “Sấm Trạng Trình”. Sau khi Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm mất, để tưởng nhớ công ơn của ông người dân đã lập đền thờ tại quê nhà của ông ở thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Đền được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia năm 1991.
Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng đá cao 5,7 m, nặng 8,5 tấn uy nghiêm qua bao mùa mưa nắng, hai bức phù điêu lớn với những nét điêu khắc tinh xảo của các nghệ nhân đã dựng lên những thước phim sống động về những thăng trầm trong cuộc đời danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm, căn nhà được lợp bằng cói mô tả Bạch Vân Am trước đây, cùng với đó là nhà trưng bày, nơi lưu giữ bút tích, những kiệt tác văn học qua những bản in cổ, những lời sấm truyền cho ngàn đời sau …
Địa chỉ: Thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
Lễ hội chính: Từ ngày 27 đến ngày 29 tháng 11 âm lịch hàng năm
Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn tấp nập du khách thập phương đến thăm
Quang cảnh bên trong khu di tích Trạng Trình
Khu di tích Tràng Kênh (Bạch Đằng Giang)Khu di tích Tràng Kênh là một quần thể bao gồm 3 ngôi đền và 1 ngôi chùa theo dòng Phật giáo Trúc Lâm Tam Tổ của Việt Nam nằm trong quần thể di tích Bạch Đằng Giang nổi tiếng không chỉ bởi vẻ đẹp, sự uy nghiêm của các công trình kiến trúc như đền, chùa mà còn bởi sự quản lý rất tốt của các ban ngành chức năng với tôn chỉ “3 không”: không mất tiền, không rác thải, không hàng quán.
Ngôi đền đầu tiên trong quần thể di tích Tràng Kênh là đền thờ đức vua Lê Đại Hành. Đây là vị vua của triều Tiền Lê, đã có công đánh thắng quân Tống xâm lược tại dòng sông Bạch Đằng vào năm 981. Ngôi đền tiếp theo và cũng là nổi bật nhất trong quần thể di tích Tràng Kênh là đền thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Ngôi đền được xây dựng hướng ra dòng sông Bạch Đằng và ngọn núi U Bò, nơi trước đây Trần Hưng Đạo chỉ huy quân dân Nhà Trần đánh tan quân xâm lượng Mông Nguyên vào năm 1288 bắt sống đại tướng Ô Mã Nhi. Ngôi đền thứ ba trong quần thể đền Tràng Kênh là đền thờ vua Ngô Quyền, người đã có công đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào năm 938, xóa bỏ ách đô hộ của phong kiến phương Bắc hơn 1000 năm, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài cho dân tộc.
Tiếp đến là ngôi chùa Tràng Kênh Trúc Lâm, tọa lạc trên một ngọn núi nhỏ, hướng ra dòng sông Bạch Đằng. Trong chùa là các bức tượng được mạ vàng. Mặc dù chùa có diện tích khá nhỏ, nhưng đây lại là nơi rất linh thiêng và uy nghiêm. Vào tháng 5/2013, hoa Ưu Đàm – loài hoa trắng muốt linh thiêng trong kinh điển nhà Phật – đã khai nở trên chuông đồng của chùa Tràng Kênh, đây là một hiện tượng vô cùng kỳ diệu.
Ngoài ra, trong quần thể di tích còn có đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với các đền thờ vua Lê Đại hành, đền thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, đền thờ vua Ngô Quyền tạo nên “Tứ linh từ” nổi tiếng cho khu di tích này. Một điểm đặc sắc nữa của khu di tích này, là bên nền khung cảnh sóng nước mênh mông là ba tượng đài uy nghi của các vị anh hùng Đức Vương Ngô Quyền, Đức Hoàng đế Vua Lê Đại Hành và Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, những tiền nhân lỗi lạc, có tài thao lược làm nên những chiến thắng lịch sử trước những đạo quân địch đông gấp nhiều lần ta. Đây thực sự là những tác phẩm văn hóa tâm linh đẹp và sống động. Điều mà bất cứ du khách nào dừng chân nơi đây, đều có cảm nhận thông qua ánh mắt đầy biểu cảm của các vị tướng như sáng rực, quyết đoán, dõi thẳng xuống dòng sông trong tư thế đang chỉ huy trận đánh.
Địa chỉ: Xã Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Lễ hội chính: Từ ngày 06 đến ngày 07 tháng 01 âm lịch hàng năm
Cổng khu di tích Tràng Kênh
Chùa Tràng Kênh
Chùa Dư HàngChùa Dư Hàng (tên chữ là Phúc Lâm tự) là một ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng được xây dựng từ thời Tiền Lê (980-1009) theo kiến trúc cổ với tam quan, Phật điện, nhà Tổ, nhà thờ Mẫu, nhà phương trượng, tăng xá. Cuối thời Vua Lê Đại Hành đã có vị sư tổ đến đây thuyết pháp, khai sáng giáo lý nhà Phật. Năm 1986 chùa Dư Hàng được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Chùa Dư Hàng có kiến trúc bề thế, khuôn viên hoàn chỉnh, gồm tòa Phật điện 7 gian, gác chuông cao 3 tầng, mái đao cong vút, quả chuông đồng cỡ lớn, chữ đề: “Phúc Lâm tự chung”, nghĩa là chuông chùa Phúc Lâm. Chùa còn có một gác chuông 5 gian 2 tầng, treo một quả chuông lớn. Tiền đường cách gác chuông một sân rộng; bên phải là 5 gian nhà tổ, nhà thọ trai và nhà ngang; bên trái là 5 gian nhà hậu. Tại đây hiện còn lưu giữ được nhiều pho tượng Phật cổ có giá trị với tạo hình chuẩn xác và kỹ thuật tinh xảo như: bộ Tam thế, tòa Cửu long – Thích ca sơ sinh, hộ thiện, trừ ác, bộ tượng “Thập điện minh vương”, tượng Hộ Pháp, tượng Trúc Lâm Tam Tổ.
Địa chỉ: Số 121 phố Dư Hàng, phường Hồ Nam, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
Gác chuông 3 tầng của chùa Dư Hàng
Chính điện chùa Dư Hàng
Đền Bà ĐếĐền Bà Đế nằm ở chân núi Độc, lưng tựa vào núi, cửa hướng ra biển, là một trong những ngôi đền nổi tiếng về vẻ đẹp và sự linh thiêng. Ðền bà Đế được vua Tự Ðức về thăm và ban sắc phong “Ðông Nhạc Ðế Bà – Trịnh chúa phu nhân”.
Ðền có cấu trúc giản dị nhưng thanh thoát và trang nhã, nép mình vào lưng núi, trước mặt là biển khơi bao la, tạo nên một kỳ quan thiên nhiên độc đáo không thua gì “Nam thiên đệ nhất động – Chùa Hương”. Trong đền có “Hang giải oan”, tương truyền những người có nỗi oan khiên, khi tìm đến hang đá than khóc đều được báo mộng chỉ cách hóa giải. Ngôi đền nổi tiếng về sự linh thiêng đã làm cho bọn cướp và bọn hào lý thời xưa không dám nhũng nhiều dân lành.
Địa chỉ: Phường Ngọc Hải, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng
Lễ hội chính: Từ ngày 26 tháng 01 đến ngày 26 tháng 02 âm lịch hàng năm
Quang cảnh Đền Bà Đế
Tượng Bà Đế hướng ra biển
Chùa ĐỏNgôi chùa cổ Linh Độ Tự – tên thường gọi là chùa Đỏ (trước đây thuộc xã Đông Khê, huyện An Dương, phủ Kinh Môn Đạo, hải Dương) tọa lạc trên khu bãi bồi cao gần bờ sông, do dân làng dựng thờ Phật, cầu Như Lai độ cho linh hồn những người xấu số chết trôi dạt vào bờ. Cô hồn từ đó có nơi nương tựa, chùa nổi tiếng linh ứng. Tên Linh Độ có xuất xứ từ đó.
Chùa Đỏ là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất thành phố Hoa phượng đỏ. Theo truyền ngôn, năm Mậu Tuất (1288) Hưng Đạo Vương khi đến vùng An Dương để nghiên cứu trận thủy chiến tiêu diệt đoàn thuyền Ô Mã Nhi rút chạy qua cửa Bạch Đằng, có đội hỏa đầu quân ở chùa Linh Độ Tự lo việc phục dịch ăn uống cho bộ chỉ huy chiến dịch.
Chùa vốn là nơi am thanh cảnh vắng, khi đội hỏa đầu quân đến đóng, bếp luôn đỏ lửa. Sau khi Trần Hưng Đạo qua đời, dân làm hai ngôi miếu ở hai bên chùa để thờ Ngài và các bộ tướng thân tín là các con trai và con rể, tức Điện soái Phạm Ngũ Lão.
Một trong những điểm “hút” khách nhất của Chùa Đỏ chính là kiến trúc độc đáo chưa từng có trong lịch sử kiến trúc chùa chiền Việt Nam. Chùa cao 26m cùng kiến trúc cổ diêm chồng đấu có 3 tầng 20 mái, mối liên hệ giữa Tiền đường – Trung đường và Hậu cung đã xử lí hai mái giao nhau, tạo ra sự hòa quyện giữa các khu, liên kết khéo léo các khu lại tạo ra hình khối liên kết nguy nga, hoành tráng… Trên mái tiền đường được thiết kế một tòa tháp cao 7 tầng.
Địa chỉ: Đường Lê Lai, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
Chùa Đỏ (Ngô Quyền – Hải Phòng)
Bên trong chùa
Chùa Cao LinhChùa Cao Linh là một trong những ngôi Chùa có cảnh quan đẹp và hấp dẫn với những công trình kiến trúc độc đáo và đồ sộ vào bậc nhất ở Hải Phòng.
Theo lịch sử ghi lại thì chùa Cao Linh được dòng họ Lê Văn trong làng Hà Liên xây dựng cách đây khoảng 300 năm với đường nét xây dựng độc đáo, nghệ thuật kiến trúc đậm đà bản sắc văn hóa Phật Giáo. Hiện nay chùa là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của những người con Phật trong khắp nội ngoại thành phố, là điểm tham quan du lịch của các du khách trong và ngoài nước, và cũng là điểm nhấn nổi bật trong toàn cảnh khu danh thắng du lịch nổi tiếng Núi Voi.
Địa chỉ: Thôn Bắc Hà, xã Bắc Sơn, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
Cổng chùa Cao Linh vô cùng đẹp và đồ sộ
Chính điện chùa Cao Linh
Đền, chùa MõĐền, chùa Mõ thờ Quỳnh Trân công chúa, con gái vua Trần Thánh Tông, người đã có công khai hóa mảnh đất này. Năm Quí Mùi (1283), công chúa xin vua Trần Thánh Tông cho xuất gia qui y nơi cửa Phật và được chấp thuận. Công chúa đã chọn đất thuộc làng Nghi Dương thuộc huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương nay là xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng làm nơi lập am. Sau đó bà chiêu mộ dân đến khai hoang lập ấp, rồi cùng với dân xây dựng lại thành ngôi chùa Mõ.
Đây là một quần thể kiến trúc đặc sắc có cây gạo cổ thụ hơn 720 năm tuổi, theo tương truyền cây gạo này do chính tay công chúa Quỳnh Trân trồng với ước mong nhân dân địa phương no ấm. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử đền chùa Mõ vẫn được gìn giữ được những nét đẹp cổ kính. Năm 1991, đền chùa Mõ đã được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia và cây gạo đại thụ này cũng được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường công nhận là cây di sản Việt Nam
Địa chỉ: xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng
Lễ hội chính: Từ ngày 06 đến ngày 08 tháng 01 âm lịch hàng năm
Đền/ chùa Mõ
Cây gạo hơn 700 năm tuổi trong đền
Khu tưởng niệm Vương triều nhà MạcKhu tưởng niệm Vương triều Mạc là một quần thể công trình được phục dựng công phu. Với tổng diện tích rộng 2,5 ha, gồm có nhà chính điện, nơi thờ 5 vị vua triều Mạc định đô tại Thăng Long (1527 – 1592) là Thái tổ nhân minh Cao Hoàng đế Mạc Đăng Dung và 4 vị hoàng đế là Mạc Đăng Doanh, Mạc Phúc Hải, Mạc Phúc Nguyên, Mạc Mậu Hợp.
Tại khu tưởng niệm các vua nhà Mạc, trong chính điện có nhiều đồ thờ, cổ vật quý giá. Từ chiếc bình với hình ảnh chùa Một Cột, chim hạc đến chiếc đại hồng chung nặng 1.527kg (cân nặng ứng với năm vua Mạc Đăng Dung lên ngôi), chiếc chiêng đồng với hình ảnh 2 con rồng khắc nổi, lư hương màu lam từ thời nhà Mạc. Đặc biệt là thanh Định Nam Đao từng cùng vua Mạc Đăng Dung xông pha chiến trận “bách chiến bách thắng”, những câu chuyện kỳ thú trong suốt 418 năm thanh long đao bị lưu lạc. Hiện, thanh long đao hơn 500 tuổi và là đại đao lớn nhất Đông Nam Á với chiều dài 2,55m, cân nặng 25,6 kg, bằng sắt rỗng, phần lưỡi đao dài 95 cm, cán đao dài 1,6 m. Theo gia phả dòng họ và truyền ngôn của các bậc cao niên, thời còn làm tướng, đức Mạc Thái tổ thường sử dụng thanh đại đao này xông pha trận mạc.
Địa chỉ: Thôn Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng
Lễ hội chính: Ngày 06 tháng 01 âm lịch hàng năm
Khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc
Khuôn viên rộng lớn trong khu tưởng niệm
Cây đa mười ba gốcCây đa 13 gốc là chốn linh thiêng nổi tiếng tại Hải Phòng. Tương truyền khi xưa Chúa năm phương cùng 2 cô hầu cận hay đi xe kéo lúc nửa đêm dạo quanh vùng đất Hải Phòng, cây đa 13 gốc là nơi chúa bà dừng chân cuối cùng.
Người dân thấy sự linh thiêng nên dưới gốc đa nên lập 1 ngôi miếu nhỏ thờ Chúa Bà, quanh năm hương khói. Năm 2014, cây đa 13 gốc đã được công nhận là cây di sản Việt Nam.
Địa chỉ: Xóm Trại, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Hải Phòng
Cây đa 13 gốc được công nhận là cây di sản Việt Nam
Ngôi miếu thờ dưới gốc đa
Chùa tháp Tường LongChùa Tháp Tường Long (còn gọi là tháp Đồ Sơn) là một ngôi chùa có từ thời nhà Lý (1010 – 1225), nằm trên đỉnh núi Ngọc với 20 pho tượng đồng nặng hơn 20 tấn được đặt trong nhà tam bảo. Đặc biệt, chuông chùa nặng 1000 kg mô phỏng chuông chùa Vân Bản của Đồ Sơn, được đúc trực tiếp trên đỉnh núi Ngọc.
Phần móng của tháp Tường Long với kiến trúc 9 tầng cũng được hoàn thiện. Bên cạnh đó là nhà che bia và che hố khảo cổ 2 tầng, nơi lưu giữ nhiều hiện vật vô cùng giá trị với các chi tiết, nguyên liệu, hoa văn làm từ gỗ, đá, ngói, gạch từ thời Lý là một công trình mang nhiều giá trị về kiến trúc, điêu khắc tôn giáo và văn hóa của thế kỷ XI.
Địa chỉ: Phường Vạn Sơn, thị xã Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng
Toàn cảnh chùa tháp Tường Long
Cảnh quan bên trong chùa
Đăng bởi: Hoàng Dần
Từ khoá: 12 Điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng ở Hải Phòng
Chùa Linh Ứng Trên Đỉnh Sơn Trà – Địa Điểm Du Lịch Tâm Linh Nổi Tiếng
Các ngôi Chùa Linh Ứng tại Đà Nẵng Chùa Linh Ứng Non Nước
Chùa Linh Ứng Non Nước là ngôi chùa có tên Linh Ứng đầu tiên tại Đà Nẵng. Ngôi chùa nằm trong khu du lịch Non Nước, cách trung tâm thành phố khoảng 6km. Ngôi chùa với lối kiến trúc độc đáo luôn là địa điểm được được nhiều du khách đến để cầu may và an lành. Ngôi chùa là một niềm tự hào đối với người dân Đà Nẵng.
Chùa Linh Ứng Non Nước
Chùa Linh Ứng Bà Nà HillNgôi chùa Linh Ứng thứ hai ở Đà Nẵng chính là ngôi chùa ở Bà Nà Hill. Nằm trong khu du lịch Bà Nà Hill, chùa Linh Ứng luôn hấp dẫn du khách tham quan. Đến với chốn thanh tịnh trong lòng khu vui chơi Bà Nà cũng là một cảm giác vô cùng thú vị. Chùa Linh Ứng Bà Nà Hill rất đẹp với mây mờ che phủ và pho tượng cao 27m. Chắc chắn bạn phải trầm trồ trước vẻ đẹp của chùa Linh ứng Bà Nà Hill.
Ngôi chùa trên Bà Nà Hill
Chùa Linh Ứng trên đỉnh Sơn TràChùa Linh Ứng trên đỉnh sơn Trà là ngôi chùa lớn nhất, mới nhất mà được nhiều người biết đến nhất. Chắc chắn, khi hỏi về chùa Linh Ứng ở Đà Nẵng thì đây chính là ngôi chùa ấn tượng nhất. Chùa Linh Ứng tọa lạc tại bãi Bụt, cách trung tâm thành phố 9Km. Từ bãi tắm Mỹ Khê bạn đã có thể nhìn thấy tượng quan âm sừng sững.
Chùa Linh Ứng Sơn Trà được du khách đánh giá cao về lối thiết kế. Tương truyền thì tượng quan âm của ngôi chùa hướng ra biển để cầu mong mưa thuận gió hòa. Mang hi vọng mảnh đất miền Trung sẽ không phải hứng chịu những thiên tai.
Linh Ứng Tự
Bên trong chùa Linh Ứng Sơn Trà như thế nào?Chùa Linh Ứng luôn là ngôi chùa được du khách lựa chọn để cầu mong sức khỏe, bình an cho gia đình. Chùa Linh Ứng có giá trị tâm linh rất cao trong lòng người đến cầu nguyện. Chùa Linh Ứng Sơn Trà được xây dựng thành nhiều khu vực khác nhau. Hiện tại, bên trong chùa được chia thành 3 khu vực chính.
Chánh điện Linh Ứng
Khi bước vào chánh điện thì hai bên được bảo trùm bởi bóng mát bởi cây xanh. Bên cạnh đó, còn có những pho tượng La Hán.
Khu bên trái là khu vực của tượng quan âm cao 67m với 17 tầng hướng ra biển. Ngoài ra, khu vực này còn có nhiều cây cổ thụ lớn cho bóng mát.
Linh б»Ёng tб»± trГЄn bГЎn Д‘бєЈo SЖЎn TrГ
Khu vực bên phải chính điện có tháp Xá Lợi và phía trước tháp là tượng phật cùng với những tượng La Hán.
Nên tham quan Chùa Linh Ứng Sơn Trà vào thời gian nào?Cổng chùa
Nếu bạn chưa biết thì Chùa Linh Ứng Sơn Trà chỉ mở cửa từ 8h00 đến 18h00 trừ rằm, mùng một. Thông thường sẽ mất tầm 2-3 tiếng để tham quan hết chùa. Do đó, bạn hãy lựa chọn cho mình khoảng thời gian mà bạn thấy hợp lý nhất.
Đi chùa Linh Ứng vào buổi sángĐây khoảng thời gian được nhiều du khách lựa chọn nhất. Bởi lẽ, không khí tại chùa cực kì thoáng đãng và cực kì mát mẻ. Bạn có thể chủ động để thăm quan được các địa điểm khác ở Sơn Trà vào buổi chiều. Bên cạnh đó, buổi chiều thăm quan các địa danh khác trong thành phố.
Đi chùa Linh Ứng vào buổi trưaBuổi trưa tại chùa khá vắng vẻ, bởi vào buổi trưa khá nắng để thăm quan. Tuy nhiên, khi đi chùa vào buổi trưa vô cùng yên tĩnh. Bên cạnh đó, các cây cổ thụ táng khá rộng nên không cần phải lo quá nóng.
Đi chùa Linh Ứng vào chiềuChùa Linh Ứng chỉ mở cửa đón khách trước 18h00 ngoài trừ rằm, mùng một. Tuy nhiên, đi chùa vào buổi chiều cực kì thích. Trước tiên, bời vì nằm trên đỉnh Sơn Trà nên về chiều rất mát mẻ. Ngoài tham quan chùa, thì ngắm cảnh hay hoàng hôn cũng cực kỳ xịn.
Nên đi chùa Linh Ứng Sơn Trà bằng phương tiện gì? Xe máyĐi đến Chùa Linh Ứng bằng xe máy sẽ vô cùng phù hợp với những bạn thích trải nghiệm. Khoảng cách chỉ 10km, đường xá lại rất dễ đi. Do đó, bạn cứ an tâm về độ an toàn với phương tiện này.
Xe taxiBạn có thể dễ dàng bắt taxi từ trung tâm thành phố để đi chùa Linh Ứng. Phương tiện này sẽ phù hợp nếu bạn không có xe máy hoặc chưa thuê xe máy. Ngoài ra, nếu đi nhóm không quá đông thì phương tiện này sẽ rất phù hợp. Giá cả cũng rất phải chăng rất thuận tiện cho chuyến đi.
Xe du lịchThường khi đi du lịch đến Đà Nẵng bạn có thể liên hệ để đi theo đoàn xe du lịch. Xe du lịch sẽ rất an toàn nếu bạn có người già và trẻ em trong đoàn. Đến với Chùa Linh Ứng có hẳn một khu để xe nên bạn sẽ không cần lo lắng không tìm được xe. Tuy nhiên, khi đi theo xe du lịch bạn cần chú ý thời gian để chủ động lên xe.
Đăng bởi: Lý Trần Thị
Từ khoá: Chùa Linh Ứng trên đỉnh sơn Trà – địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng
Kinh Nghiệm Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh Chùa Nam Sơn Đà Nẵng
Với kiến trúc cung đình cổ xưa mà không thiếu những nét hiện đại độc đáo, chùa Nam Sơn Đà Nẵng mang tới vẻ đẹp có 1-0-2, là chốn an yên và thanh bình mà du khách không nên bỏ qua trên hành trình du lịch Đà Nẵng của mình.
1. Chùa Nam Sơn Đà Nẵng ở đâu? Có đặc điểm gì?Chùa Nam Sơn Đà Nẵng được xây dựng vào năm 1962. Với những ai thắc mắc không biết địa chỉ chùa Nam Sơn Cẩm Lệ Đà Nẵng ở đâu thì câu trả lời nằm ngay tại thôn Cẩm Nam, xã Hòa Châu, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng Chùa được xây dựng bởi công sức và bàn tay của phật tử Nguyễn Văn Châu cùng một số phật tử ở địa phương. Hiện nay trụ trì của chùa đang là Đại Đức Thích Huệ Phong.
Chùa Nam Sơn mở cửa từ lúc 5h00 đến 21h00 hàng ngày để du khách tới tham quan và vãn cảnh. Với diện tích lên tới 10.000 mét vuông, cảnh chùa được quy hoạch thành nhiều khu vực, vừa thoáng đãng và yên bình, vừa độc đáo trong lối thiết kế của mình.
Theo kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng – Chơi gì? Ăn gì? Ở đâu? – Đây là sự lựa chọn mà du khách không nên bỏ qua nếu muốn đi tìm một thoáng an yên cho tâm hồn mà vẫn ra đời những bức ảnh “sống ảo” đẹp mắt.
2. Khám phá kiến trúc độc đáo tại chùa Nam Sơn Đà Nẵng 2.1. Lối thiết kế tại chùa Nam Sơn Đà NẵngCông trình thiết kế của chùa Nam Sơn Đà Nẵng do trụ trì chùa Đại Đức Thích Huệ Phong lên ý tưởng thực hiện 100%. Chùa mang phong cách miền Trung thời xưa, gồm nhiều khu vực được phân chia tách biệt như là Thiền Viện, Đình Vọng Nguyệt, Hồ Phóng Sanh, chính điện, bãi đỗ xe, nhà đón khách… rất thuận tiện để du khách tham quan.
Với thế đứng đặc biệt, mặt hướng về Ngũ Hành Sơn với lưng tựa vào dãy núi Trường Sơn, chùa Nam Sơn Tự Đà Nẵng mang một nét trang nghiêm, kiên cố với nét đẹp cổ kính của mình.
Các dãy nhà ở chùa sơn thếp vàng, nhiều nét chạm trổ tỉ mỉ, công phu, mang đậm văn hóa phương Đông. Tới đây, du khách sẽ ấn tượng nhất với khu Chánh Điện được xây theo kiến trúc ba gian miền Bắc cùng chút bài trí như cung đình Huế vô cùng nổi bật.
Dừng chân trong không gian này, bạn hoàn toàn có thể cảm nhận bầu không khí uy nghi, tráng lệ mà hài hòa của một trong những ngôi chùa đẹp ở Đà Nẵng Nam Sơn vô cùng nổi tiếng.
2.2. Các khu vực trong chùa Nam Sơn Đà Nẵng 2.2.1. Hồ Phóng SanhVừa bước chân vào ngôi chùa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hồ Phóng Sanh nằm ngay giữa trung tâm với làn nước màu xanh ngọc trong veo. Lối đi băng qua hồ được kiến tạo thành hình chữ thập, tạo ra một ngã tư dẫn tới mọi ngóc ngách.
2.2.2. Cầu Tam TạngCầu có chiều dài khá ngắn nhưng chiếm một vị thế nổi bật, là điểm nhấn không thể thiếu của vườn chùa chùa Nam Sơn, Hòa Châu, Đà Nẵng. Thiết kế của cây cầu giống như hình cánh cung với đường cong nhô lên mềm mại trong màu vàng cam gạch, đặt trong bối cảnh xanh mướt của thiên nhiên nơi cảnh chùa, tạo thành một điểm tham quan bình yên cho du khách.
2.2.3. Đình Vọng NguyệtĐúng như tên gọi của mình, Đình Vọng Nguyệt là nơi để ngắm trăng nên nằm ở vị trí rộng rãi, có tầm nhìn thoáng đãng, giúp mọi người có thể hướng mắt thẳng lên bầu trời, ngắm mây trời và mặt trăng soi tỏ, đồng thời cũng có thể hướng mắt xuống hồ để ngắm đàn cá bơi lội tung tăng, sóng nước lăn tăn gợn bên những khóm sen e ấp.
2.2.4. Cây đèn lồngKhông phải tự nhiên mà chùa Nam Sơn Đà Nẵng được gọi bằng cái tên “Hội An giữa lòng Đà Nẵng”. Với hàng chục chiếc đèn lồng đỏ được treo lên từng chạc cây, cây đèn lồng đứng một bên góc chính điện không chỉ mang ánh sáng lung linh về đêm, đồng thời còn là nét điểm xuyết ấn tượng trong lòng du khách giữa không gian tĩnh lặng.
2.2.5. Khu nhà kháchKhu nhà khách của chùa Nam Sơn Đà Nẵng nằm trước khuôn viên chùa. Nơi đây được xây dựng với thiết kế mở, giúp du khách thoải mái dừng chân nghỉ ngơi, vừa thưởng trà và ăn nhẹ lót dạ, vừa dõi mắt ngắm nhìn toàn cảnh không gian xung quanh.
2.2.6. Khu chính điệnẤn tượng nhất trong lòng các du khách tới đây vãn cảnh chính là sự uy nghiêm của điện chính trong chùa. Từng đường nét thiết kế cửa chính điện đều thể hiện sự tinh tế của các nghệ nhân.
Trong đó phải kể đến rồng phượng như tung cánh bay cao trên cá cột nhà, những bức tường ngăn theo phong cách cung đình xưa, nước sơn màu mạ vàng… Tất cả tạo nên một vẻ ngoài sang trọng và choáng ngợp trước mắt du khách.
2.2.7. Vườn chùa Nam SơnBước dọc theo sân vườn của chùa Nam Sơn Đà Nẵng, du khách sẽ được đón nắng đón gió trong không gian xanh tươi mát rượi. Với đủ loại hoa cỏ, cây, trái xum xuê, nếu có ai gọi đây là “vườn thượng uyển” của các vua chúa hay phi tần thời xưa đều không sai. Vẻ đẹp an lạc và bình yên từ trong tâm hồn trở thành nét đặc trưng mà bạn chỉ có thể tìm thấy ở chốn linh thiêng phật pháp.
3. Có gì hấp dẫn khi đến Chùa Nam Sơn Đà Nẵng?Đặt chân tới chùa Nam Sơn Đà Nẵng, du khách mới hiểu ra tại sao nơi đây được mệnh danh là “chốn tiên cảnh giữa nhân gian”. Trong bầu không khí thanh tịnh nơi đây, bạn dường như trút bỏ được những lo toan, bộn bề của cuộc sống thường nhật để tìm kiếm cảm giác yên bình, thư thái từ sâu trong lòng.
Hành trình tham quan, vãn cảnh cũng trở nên thuận lợi hơn hẳn nhờ sự nhiệt tình và thân thiện nơi đây. Bạn sẽ được chỉ dẫn nơi đỗ xe, đường đi và một số quy tắc trong chùa rất tận tình. Để chuyến đi thêm phần trọn vẹn, đừng bỏ qua cơ hội được lắng nghe bài giảng đạo của các sư thầy, qua đó hướng tới cuộc sống tốt đời đẹp đạo với cái tâm thiện lành.
Kiến trúc đình đài lầu các vừa cổ kính, vừa hiện đại của chùa Nam Sơn Đà Nẵng chính là những điểm check in độc đáo mà ở đó, bạn chỉ cần đứng vào, nhấc máy ảnh lên là đã có ngay không ít “tuyệt tác”.
Khi tới thăm chùa Nam Sơn hay bất cứ ngôi chùa ở Đà Nẵng nào, du khách nên lưu ý về lời ăn tiếng nói, cách ăn mặc và đi lại như sau để gìn giữ nét trang nghiêm và tôn kính đối với chốn linh thiêng.
Cần ăn nói nhẹ nhàng, không văng tục khi vào chốn chùa chiền
Đi thật nhẹ nhàng, không chạy nhảy, nô đùa.
Không mặc quần đùi, váy ngắn trên đầu gối khi tới vãn cảnh, nếu cần, hãy chủ động xin mượn áo lam để khoác ngoài tại quầy đăng ký trước khi vào chùa.
Chỉ được phép quay phim chụp ảnh ở khuôn viên ngoài, vườn hoa.
Trong các chính điện và điện phụ không cho phép du khách quay phim chụp ảnh.
5. Đường di chuyển tới chùa Nam Sơn Đà NẵngĐi từ trung tâm thành phố về phía Nam, du khách chỉ cần di chuyển một quãng đường khoảng 10km, với 15-20 phút đồng hồ, là đã có thể đặt chân tới chùa Nam Sơn thông qua những cung đường khác nhau.
Con đường dễ đi nhất là khởi đầu từ đường 2/9, tới ngã tư Lê Thanh Nghị thì rẽ về hướng cầu Hòa Xuân. Ngay dọc đường đi, bạn sẽ thấy lối rẽ phải chỉ vào đường Thăng Long thì rẽ vào đây chứ không chạy qua cầu.
Chạy dọc theo đó, bạn sẽ thấy đường An Hòa 9, rẽ vào Phạm Hùng và băng qua cây cầu Cẩm Lệ để tới đường Nguyên Thứ. Tới đây, bạn chỉ cần rẽ phải vào đường Mẹ Thứ rồi chạy thêm một đoạn ngắn nữa là đã tới chùa Nam Sơn.
Nằm cách chùa Nam Sơn không xa, chỉ mất thêm khoảng 15 phút di chuyển là Vinpearl Luxury Đà Nẵng, không gian nghỉ dưỡng cao cấp “tựa sơn hướng thủy” bên bờ biển Non Nước yên bình. Nơi đây có dịch vụ massage thư giãn trong phòng xông đá muối Himalaya độc đáo, giúp thanh lọc cơ thể, rũ bỏ mọi mệt mỏi sẽ là lựa chọn nghỉ dưỡng lý tưởng cho du khách.
Đăng bởi: Thục Nguyên Nguyễn
Từ khoá: Kinh nghiệm du lịch văn hóa tâm linh chùa Nam Sơn Đà Nẵng
10 Địa Điểm Du Lịch Tâm Linh Ở Huế
Đền Huyền Trân Công Chúa
Trung tâm văn hóa Huyền Trân hay còn gọi là đền thờ công chúa Huyền Trân tọa lạc tại 151 đường Thiên Thai, phường An Tây, Tp Huế. Đền thờ mang trong mình chút phiêu bồng với cảnh sắc đậm chất thiền, nhưng cũng đậm sắc thái gần gũi từ những hình ảnh gắn liền với Phật giáo cũng như văn hóa Huế.
Bà sinh vào năm 1287 đến năm 1293 thì vua Trần Nhân Tông thoái vị, hoàng thái tử Trần Thuyên lên nối ngôi lấy hiệu là hoàng đế Trần Anh Tông. Vua Trần Nhân Tông trở thành thái thượng hoàng, lên tu ở núi Yên Tử. Năm 1301, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông nhận lời mời, du ngoạn vào Chiêm Thành, được vua Chiêm Thành là Chế Mân tiếp đãi nồng hậu, có ở lại trong cung điện Chiêm Thành gần 9 tháng. Khi ra về, Trần Nhân Tông có hứa gả con gái là Huyền Trân cho Chế Mân, mặc dù khi đó Chế Mân đã có chính thất là hoàng hậu Tapasi, người Java. Sau đó nhiều lần Chế Mân sai sứ sang hỏi về việc hôn lễ, nhưng triều thần nhà Trần phản đối, chỉ có Văn Túc Vương Đạo Tái và Nhập nội hành khiển Trần Khắc Chung chủ trương tán thành.
Năm 1306, Chế Mân dâng châu Ô, châu Rý làm hồi môn, vua Trần Anh Tông đồng ý gả Huyền Trân cho Chế Mân. Huyền Trân về Chiêm Thành, được phong làm hoàng hậu Paramecvari. Một năm sau đó, khi hoàng hậu vừa sinh xong hoàng tử Chế Đa Đa, thì tháng 5 năm 1307, quốc vương Chế Mân băng hà. Thế tử Chiêm sai sứ sang Đại Việt báo tang. Theo tục nước Chiêm, khi vua chết hoàng hậu phải lên giàn hỏa để tuẫn tang. Vua Trần Anh Tông biết tin, sai Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang, tìm cách cứu Huyền Trân. Trần Khắc Chung bày kế thành công, cứu được Huyền Trân đưa xuống thuyền, đưa Huyền Trân về Đại Việt bằng đường biển. Cuộc hải hành này kéo dài tới một năm và theo Đại Việt Sử ký Toàn thư thì Trần Khắc Chung đã tư thông với công chúa.
Tháng 8 năm Mậu Thân tức 1308, Huyền Trân về đến Thăng Long. Theo di mệnh của Thượng hoàng Nhân Tông, công chúa đầu gia Phật giáo ở núi Trâu Sơn – nay thuộc Bắc Ninh. Vào năm 1309, dưới sự ấn chứng của quốc sư Bảo Phát. Công chúa thọ Bồ tát giới và được ban pháp danh Hương Tràng. Cuối năm Tân Hợi tức 1311, Hương Tràng cùng một thị nữ trước đây, lập am dưới chân núi Hổ để tu hành. Sau đó, am tranh trở thành điện Phật, tức chùa Nộm Sơn hay còn gọi là Quảng Nghiêm Tự. Bà mất ngày mồng 9 tháng giêng năm Canh Thìn tức 1340. Dân chúng quanh vùng thương tiếc và tôn bà là “Thần Mẫu” và lập đền thờ cạnh chùa Nộn Sơn. Ngày bà mất sau này hàng năm trở thành ngày lễ hội đền Huyền Trân trên núi Ngũ Phong ở Huế.
Các triều đại sau đều sắc phong bà là thần hộ quốc. Vua triều Nguyễn ban chiếu đền ơn công chúa “trong việc giữ nước giúp dân, có nhiều linh ứng”, nâng bậc tăng là “Trai Tĩnh Trung Đẳng Thần”. Để ghi nhớ công ơn của Công chúa, Triều đình nhà Nguyễn đã lập miếu Đại Đế Vương ở làng Lịch Đợi, phường Đúc, TP Huế, thờ các vị khai quốc công thần, trong đó có Công chúa Huyền Trân. Tiếc là miếu thờ này ngày nay không còn. Đến đầu năm 2006, Trung tâm Văn hóa Huyền Trân được khởi công xây dựng. Một năm sau đó, ngày 26 tháng 3 năm 2007, công trình khánh thành nhân kỷ niệm tròn 700 năm Thuận Hóa – Phú Xuân.
Đền Huyền Trân Công Chúa
Đền Huyền Trân Công Chúa
Chùa Thiên MụChùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ
Lăng Khải Định (Ứng Lăng)Lăng Khải Định (Ứng Lăng)
Lăng Khải Định (Ứng Lăng)
Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng)Lăng Tự Đức (còn gọi là Khiêm Lăng) là một di tích lịch sử trong quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 11-12-1993. Đây là nơi chôn cất vị hoàng đế thứ 4 của triều đại nhà Nguyễn tức vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Hồng Nhậm), ông trị vì được 36 năm từ 1847-1883, là vị vua ở ngôi lâu nhất của nhà Nguyễn. Lăng Tự Đức là một quần thể công trình kiến trúc tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ (萬年基), sau cuộc Loạn Chày Vôi, vua Tự Đức bèn đổi tên thành Khiêm Cung (謙宮). Sau khi nhà vua băng hà, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng (謙陵).
Khi mới khởi công xây dựng, vua Tự Đức lấy tên Vạn Niên Cơ đặt tên cho công trình, với mong muốn được trường tồn. Tuy nhiên, do công việc sưu dịch xây lăng quá cực khổ, lại bị quan lại đánh đập tàn nhẫn, là nguồn gốc cuộc nổi loạn Chày Vôi của dân phu xây lăng. Mặc dù cuộc khởi nghĩa bị đàn áp nhưng do sự việc này, vua phải đổi tên Vạn Niên Cơ thành Khiêm Cung và viết bài biểu trần tình để tạ tội.
Năm 1864 Lăng được khởi công xây dựng với 5 vạn binh lính tham gia. Năm 1866 Đổi tên Vạn Niên Cơ thành Khiêm Cung. Năm 1873 Khiêm Cung được hoàn thành.
Đây được coi là lăng tẩm đẹp nhất trong hệ thống lăng tẩm các vua chúa triều Nguyễn. Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình, và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn. Toàn cảnh lăng Tự Đức như một công viên rộng lớn, hòa nhập với thiên nhiên. Không có đường nét thẳng tắp, góc cạnh, mà thay vào đó là sự hài hòa, uốn lượn như chìm hẳn vào thiên nhiên, dù cho công trình là hoàn toàn do tay con người kiến tạo. Nhìn chung, tổng thể kiến trúc này đầy trang trọng và mỹ thuật cao được cấu tạo hài hòa giữa đồi núi nhấp nhô, cây cỏ tốt tươi, rừng thông xanh biếc, khe hồ nước chảy du dương thành một khung cảnh êm đềm thơ mộng và hết sức tươi đẹp, phảng phất nét u trầm thanh nhã như tâm hồn mẫn cảm, yêu thích thiên nhiên và nghệ thuật của vị vua hiền đức hiếu thảo, được người đời mệnh danh là “ông vua thi sĩ”.
Với những đường nét mềm mại, Lăng Tự Đức như một bức tranh sơn thủy tuyệt mỹ, lăng được liệt vào một trong những công trình đẹp nhất thế kỉ XIX.
Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng)
Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng)
Đại Nội HuếĐại Nội Huế (tên thường gọi chung cho Hoàng thành và Tử Cấm thành Huế) là điểm du lịch tham quan nổi tiếng nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế, với quần thể kiến trúc cung đình vàng son một thuở.
Đại Nội Huế là nơi sinh hoạt và là trung tâm hành chính của triều đình phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Bắt đầu từ vua Gia Long, 13 vị vua của hoàng gia nhà Nguyễn đã sinh sống liên tục cho đến khi triều đại kết thúc sau tuyên bố thoái vị của vua Bảo Đại vào tháng 8 năm 1945. Đại Nội Huế có 4 cửa được bố trí ở 4 mặt với cửa chính nằm ở phía Nam là Ngọ Môn, phía Bắc là cửa Hòa Bình, phía Tây là cửa Chương Đức và phía đông là cửa Hiển Nhơn. Trước mặt Ngọ Môn là Kỳ đài Huế và quảng trường, nơi diễn ra các hoạt động văn hóa văn nghệ vào dịp lễ tết. Hoàng thành và toàn bộ hệ thống cung điện bên trong đều tuân thủ theo nguyên tắc “tả nam hữu nữ”, “tả văn hữu võ”.
Đại nội Huế được chia thành các khu vực:
Khu vực Tử Cấm Thành: Chốn cung cấm dành riêng cho vua và gia đình ăn ở, làm việc và hưởng thụ được bao bọc xung quanh bởi nhiều cung điện như: Duyệt Thị Đường, Cần Chánh, Càn Thành, Kiến Trung, Khôn Thái.
Khu vực cử hành đại lễ: Bao gồm từ Ngọ Môn đến điện Thái Hòa, nơi diễn ra các cuộc lễ Đăng quang, tiếp sứ các bộ ngoại giao quan trọng, mừng sinh nhật vua, lễ Quốc Khánh, lễ Duyệt binh, lễ Truyền lô, lễ vạn Thọ.
Khu vực miếu thờ: Được bố trí ở phía trước dọc theo hai bên trục Hoàng thành, nơi thờ phục các vua chúa nhà Nguyễn gồm Thế Miếu, Hưng Miếu, Thái Miếu và Tổ Miếu.
Cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh: Là khu vực dành cho bà nội và mẹ vua, gồm hệ thống cung Trường Sanh dành cho Thái Hoàng Thái Hậu và cung Diên Thọ dành cho Hoàng Thái Hậu, ngoài ra có điện Phụng Tiên dành cho phái nữ đến lễ vì không được phép vào Thế Miếu.
Khu vực vườn Cơ hạ, điện Khâm văn: Là nơi học tập, vui chơi và nghe các đại thần uyên bác giảng giải kinh sách cho các hoàng tử thời các vua Thiệu Trị, Tự Đức.
Đại Nội Huế
Đại Nội Huế
Chùa Từ ĐàmChùa Từ Đàm do Hòa thượng Minh Hoằng – Tử Dung (quê ở Trung Quốc, thuộc dòng Thiền, phái Lâm Tế thứ 34) tạo dựng vào khoảng năm 1695. Chùa ban đầu có tên là Ấn Tôn với ý nghĩa là lấy sự truyền tâm làm tông chỉ của chùa. Năm 1703, Thiền sư Minh Hoằng – Tử Dung cho trùng tu và sửa chữa lại chùa. Cũng vào thời điểm này, chúa Nguyễn Phúc Chu – vị chúa Nguyễn thứ 6 của chính quyền Đàng trong đã sắc phong cho chùa là “Sắc Tứ Ấn Tôn Tự”. Giống các ngôi chùa khác ở Việt Nam, chùa Từ Đàm có kiến trúc phối hợp giữa đường nét nghệ thuật kiến trúc truyền thống và hiện đại. Ngôi chùa tọa lạc trong không gian rộng rãi, thoáng mát với nhiều cây cảnh bao quanh. Kiến trúc chùa gồm ba phần là cổng tam quan, chùa chính và nhà Hội. Cổng tam quan (loại cổng có ba lối đi thường thấy ở chùa truyền thống Việt Nam) chùa cao, rộng, có mái ngói thanh nhã. Phía sau cổng có cây bồ đề quanh năm tỏa bóng mát. Được biết, đây là cây bồ đề được chiết ra từ cây bồ đề nơi Phật đắc đạo do bà Karpeies – hội trưởng hội Phật học Pháp thỉnh từ Ấn Độ qua Việt Nam tặng và được trồng vào năm 1936. Sân chùa rộng, được lát đá bằng phẳng, thoáng mát, đủ chỗ để tập trung hàng nghìn người.
Chùa chính gồm tiền đường, chính điện và nhà Tổ. Tiền đường được xây trên nền móng bằng đá hoa cương, cao 1,5m; mái xây kiểu cổ lầu tạo cho ngôi chùa có hình dáng cao hơn bình thường. Ở các bờ mái và trên nóc chùa là những cặp rồng uốn cong, mềm mại đối xứng nổi lên trên những dãy ngói âm dương trông rất cân đối, hài hòa và đẹp mắt. Dưới mái cổ lầu là những bức tượng đắp nổi về sự tích đức Phật, bố cục gọn gàng trên các khung đúc. Dọc theo các cột trụ tiền đường là các bức câu đối dài nét chữ chạm khắc sắc sảo. Hai bên trái và phải sát với tiền đường có hai lầu chuông trống. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm, chính giữa là pho tượng đức Thế tôn Thích ca mâu ni ngồi uy nghi trên tòa sen, hai bên có phù điêu hai vị Bồ tát Văn Thù và Phố Hiền. Chùa Từ Đàm thờ độc tôn nên cách bài trí và thờ tự trong điện có phần đơn giản so với các ngôi chùa khác ở xứ Huế. Phía bên phải chánh điện là nhà khách và phòng Tăng. Trước nhà khách có một vườn hoa nhỏ, ở giữa vườn có tượng bán thân của cư sĩ Tâm Minh, là người có nhiều công lao với chùa và trong phong trào phục hưng và phát triển Phật giáo Việt Nam.
Chùa Từ Đàm thường xuyên đón tiếp các vị Tôn đức lãnh đạo Phật giáo ở các nước, chư vị học giả, trí thức và nhiều đoàn du khách, Phật tử trong nước và ngoài nước đến tham quan, lễ Phật. Đến đây, ngoài tìm hiểu lịch sử ngôi chùa du khách còn được chiêm ngưỡng kiến trúc, cảnh quan tuyệt đẹp trong chùa.
Chùa Từ Đàm
Chùa Từ Đàm
Chùa Thiền Lâm – Chùa “Phật Đứng – Phật Nằm”Chùa Thiền Lâm hay còn gọi chùa “Phật đứng – Phật nằm” lạc trên đồi Quảng Tế, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, vị trí vô cùng đắc địa với phong cảnh thiên nhiên vô cùng tuyệt đẹp và thoáng mát. được Hoà thượng Hộ Nhẫn xây dựng năm 1960 với hình hài ban đầu chỉ là một Cốc nhỏ. Đến hiện tại, chùa là quần thể gồm nhiều công trình kiến trúc như tượng, tháp mộ, tháp Phật, nhà tăng chúng… ở nhiều vị trí khác nhau. Và Chùa Thiền Lâm là ngôi cổ tự duy nhất theo phái Nam Tông được kế thừa từ kiến trúc truyền thống của các quốc gia Phật giáo trên thế giới, rất khác biệt so với những ngôi chùa ở Huế.
Khó có ngôi chùa nào ở Huế có hình tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni phong phú như tại chùa Thiền Lâm. Chùa có tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở khắp nơi. Ngay ngã ba dưới chân đồi Quảng Tế, du khách sẽ trông thấy một pho tượng “Thế Tôn khất thực” cao khoảng 8 mét. Trên đường vào khuôn viên chùa, du khách sẽ nhìn thấy bảo tượng Thế Tôn Niết Bàn nằm dài hơn 7m ở phía bên trái. Chính từ hai tôn tượng này mà chùa Thiền Lâm còn được gọi là “chùa Phật đứng – Phật nằm”. Vào đến chùa, tận cùng khuôn viên ở bên trái là ngôi bảo tháp màu trắng đỉnh vàng cao vút, uy nghi mà thanh thoát giữa nền trời. Bảo tháp có 2 phần: tầng dưới là chánh điện; tầng trên tôn trí Xá lợi Phật Thích Ca và chư Thánh tăng.
Chùa Thiền Lâm – Chùa “Phật Đứng – Phật Nằm”
Chùa Thiền Lâm – Chùa “Phật Đứng – Phật Nằm”
Thiền viện Trúc LâmThiền viện Trúc Lâm – Bạch Mã là địa điểm thiên về du lịch tâm linh tại miền đất Cố Đô bạn nên đến khi muốn tìm kiếm một địa điểm nổi tiếng về du lịch tâm linh. Thiền viện Trúc Lâm là một thiền viện thuộc phái thiền Trúc Lâm Yên Tử được sáng lập bởi Hòa Thượng Tôn Sư Thượng Thanh Hạ Từ, thiền viện tọa lạc dưới chân núi Bạch Mã, giữa lòng hồ Truồi nước trong xanh im lìm thuộc xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc đem đến cho khách ghế đến cảm giác yên bình, thư thái cà sự hòa mình với thiên nhiên trong lành.
Thiền viện Trúc Lâm
Chùa Thánh DuyênChùa Thánh Duyên là địa điểm tiếp theo nằm trong những địa điểm du lịch tâm linh dành cho du khách khi đến với Huế. Chùa Thánh Duyên được xây dựng trên núi Túy Vân – một hòn núi nhỏ gần cửa Tư Hiền, nay thuộc xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc.
Chùa được xây dựng vào nửa sau thế kỷ XVII, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần sau đó được chúa Nguyễn Phúc Chu cho tu sửa lại vào năm Nhâm Thân. Và được vua Minh Mạng cho tu sửa lại vào năm 1825 và đặt tên là Chùa Thánh Duyên vào năm 1836 với sự xây thêm Ðại Từ Các và Tháp Ðiều Ngự.
Chùa Thánh Duyên được xây dựng theo phong cách kiến trúc Nguyễn đặc trưng “trùng thiềm điệp ốc”, với bố cục chùa Thánh Duyên – Các Ðại Từ – Tháp Ðiều Ngự. Chùa Thánh Duyên bao gồm Chùa ba gian hai chái, có la thành. Phía sau chùa là Đại Từ Các, cấu trúc ba gian có nghi môn và la thành bao quanh. Ở đỉnh núi là Tháp Điều Ngự 3 tầng, cao khoảng 12m. Sau tháp có một ngôi đình nhỏ, trước đình có bình phong long mã, xung quanh có la thành.Chùa chính có 3 án thờ và 2 án tòng sự thờ Phật Tam Thế, Quan Âm, 18 vị La Hán…, đặc biệt là tượng 18 vị La Hán đầu bằng đồng.
Chùa Thánh Duyên
Chùa Thánh Duyên
Điện Hòn ChénĐiện Hòn Chén là cái tên cuối cùng nằm trong những địa điểm du lịch tâm linh khi đến với Huế mà Toplist muốn đề xuất với bạn. Điện Hòn Chén, một di tích tôn giáo và danh thắng nổi tiếng thuộc quần thể di tích cố đô Huế, thuộc địa bàn làng Hải Cát, xã Hương Thọ, huyện Hương Trà.
Điện Hòn Chén là một cụm di tích gồm khoảng 10 công trình kiến trúc to nhỏ khác nhau đều nằm lưng chừng sườn núi Ngọc Trản, hướng mặt ra sông Hương, ẩn mình dưới những tàng cây cao bóng cả. Điện Hòn Chén bao gồm Minh Kính Đài tọa lạc ở giữa; bên phải là nhà Quan Cư, Trinh Cát Viện, Chùa Thánh; bên trái là dinh Ngũ Hành, bàn thờ các quan, động thờ ông Hổ, am Ngoại Cảnh. Sát mép bờ sông còn có am Thủy Phủ.
Minh Kính Đài chính là nơi tổ chức tế lễ ở điện Hòn Chén. Minh Kính Đài chia làm 3 cung, theo thứ tự từ cao xuống thấp là: Đệ nhất cung – Đệ nhị cung – Đệ tam cung. Minh Kính Đài là một công trình kiến trúc tiêu biểu lấy hình ảnh con phụng để trang trí. Trên các nóc nhà, hình phụng được thể hiện bằng nghệ thuật khảm sành sứ tinh xảo, khiến du khách có cảm tưởng những con chim phụng như từ núi rừng tụ hội về đây, báo hiệu những điềm lành cho mảnh đất thiêng liêng này.
Điện Hòn Chén không chỉ là một di tích lịch sử và tôn giáo mà còn là một thắng cảnh, một điểm tham quan văn hóa độc đáo. Vì thế, nơi đây thu hút đông đảo du khách đến tham quan nhất là vào dịp lễ hội tháng 3 và tháng 7 Âm lịch hàng năm.
Điện Hòn Chén
Điện Hòn Chén
Đăng bởi: Tú Trần
Từ khoá: 10 địa điểm du lịch tâm linh ở Huế
Khám Phá Dinh Cậu Phú Quốc: Địa Điểm Du Lịch Văn Hóa Nổi Tiếng
Giới thiệu về Dinh Cậu Phú Quốc
Dinh Cậu Phú Quốc ở đâu?Dinh Cậu Phú Quốc tọa lạc tại khu phố 2, thị trấn Dương Đông, thuộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Vì địa điểm này nằm tại vị trí địa lý cực thuận lợi, chỉ cách trung tâm thị trấn Dương Đông khoảng 200m theo hương Tây, nên du khách có thể di chuyển đến đây một cách dễ dàng.
Dinh Cậu Phú Quốc tọa lạc gần bãi biển thơ mộng (Nguồn: Internet)
Lịch sử Dinh Cậu Phú QuốcBề dày lịch sử lâu đời của danh lam thắng cảnh Dinh Cậu Phú Quốc cũng là một trong những yếu tố được rất nhiều du khách quan tâm.
Hiện tại, Dinh Cậu đang thờ Cậu Quý, Cậu Tài và Chúa Ngọc Nương Nương. Với tuổi đời hơn 100 năm, Dinh Cậu trở thành địa điểm tâm linh được nhiều người tìm đến để cầu xin bình an, may mắn cho gia đình cũng như sự thăng tiến trong công việc.
Dinh Cậu có bề dày lịch sử lâu đời với tuổi thọ hơn 100 năm (Nguồn: Internet)
Kiến trúc Dinh Cậu Phú QuốcNgoài nổi tiếng bởi sự linh thiêng, Dinh Cậu Phú Quốc còn gây ấn tượng bởi lối kiến trúc độc đáo trong từng chi tiết xây dựng ở nơi này. Bao trùm lên toàn bộ các khu vực của Dinh Cậu là những thiết kế mang hơi hướng của những ngôi đình ở phía Bắc nước ta. Từ phần mái ngói màu đỏ tươi được uốn cong tinh tế, điểm xuyết bằng những bức tượng sứ nhiều hình thù đến hai trụ lớn có chạm khắc hình ảnh rồng vàng. Tất cả đều được chau chuốt một cách tỉ mỉ để thể hiện được rõ sự linh thiêng của nơi này.
Phần kiến trúc mang âm hưởng của những ngôi đền tại miền Bắc Việt Nam của Dinh Cậu (Nguồn: Internet)
Những điều thú vị Du lịch Dinh Cậu Phú Quốc
Tìm hiểu lịch sử và khía cạnh tâm linh ở Dinh Cậu Khám phá chợ đêm Dinh Cậu Phú QuốcChợ đêm Dinh Cậu Phú Quốc nằm tại ngã 3 đường Bạch Đằng, đường Nguyễn Đình Chiểu, phố Võ Thị Sáu, thị trấn Dương Đông, Phú Quốc. Nơi này được xem như là thiên đường ăn uống và mua sắm khi có rất nhiều gian hàng bày bán nhiều món ăn đa dạng cũng như các món đồ đặc sản làm quà của Phú Quốc. Vì thế, bạn có thể cùng bạn bè và người thân đến đây để hòa mình vào không gian nhộn nhịp và tấp nập vào mỗi đêm của nơi này.
Chợ Đêm Dinh Cậu Phú Quốc luôn tấp nập mỗi đêm (Nguồn: Internet)
Hòa mình vào lễ hội Dinh Cậu tại Phú QuốcLễ hội Dinh Cậu Phú Quốc với nhiều hoạt động thú vị (Nguồn: Internet)
Ngắm cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp bên cạnh Dinh CậuTọa lạc tại vị trí sát bãi biển xinh đẹp của Phú Quốc, cảnh hoàng hôn bên cạnh Dinh Cậu thật khiến cho con người ta cảm thấy thổn thức và nao lòng. Ánh chiều tà chuyển màu nhẹ nhàng sà xuống, hòa quyện cùng với tiếng gió, tiếng sóng biển cùng những tiếng trò chuyện của mọi người đã tạo nên một bức tranh phong cảnh bình yên và không kém phần lãng mạn.
Cảnh hoàng hôn lãng mạn tại Dinh Cậu (Nguồn: Internet)
Kinh nghiệm tham quan Dinh Cậu Phú Quốc
Phương tiện di chuyển đến Dinh Cậu Phú Quốc
Taxi: Nếu bạn đi theo nhóm có từ 4 người trở lên thì taxi chính là lựa chọn hợp lý dành cho bạn. Giá dịch vụ taxi dao động từ 12.000 – 20.000 VNĐ/km. Bạn nên đặt những hãng taxi uy tín tại Phú Quốc, chẳng hạn như taxi Mai Linh, taxi Phú Quốc để tránh tình trạng bị “chặt chém giá”.
Xe máy: Đây là phương tiện “quốc dân”, được nhiều du khách ưa chuộng. Lựa chọn di chuyển bằng xe máy thì bạn sẽ có cơ hội được ngắm nhìn phong cảnh ở hai bên đường cũng như sẽ kiểm soát lịch trình tham quan của mình tốt hơn. Giá thuê xe cho một ngày vui chơi tại Phú Quốc sẽ ở mức từ 180.000 – 200.000 VNĐ tùy thuộc vào loại xe bạn lựa chọn.
Xe máy là phương tiện được ưa chuộng khi khám phá Dinh Cậu Phú Quốc (Nguồn: Internet)
Giờ mở cửa và giá vé tham quan Dinh Cậu Phú QuốcDinh Cậu thường mở cửa đón khách từ 7 giờ sáng cho đến 20 giờ 30 phút mỗi ngày. Do đó, để có thể tham quan hết được mọi ngóc ngách tại Dinh Cậu, bạn nên sắp xếp hành trình sao cho hợp lý. Dinh Cậu Phú Quốc không thu vé vào tham quan của du khách.
Lưu ý các nội quy khi vào Dinh Cậu Phú QuốcVì nơi này là một chốn linh thiêng, do đó, trong quá trình tham quan Dinh Cậu, du khách cần lưu ý một số nội quy như sau:
Ăn mặc gọn gàng, nghiêm chỉnh và lịch sự
Không được phép quay phim và chụp ảnh bên trong khu vực của Dinh.
Không vứt rác bừa bãi.
Câu hỏi thường gặp về du lịch
1. Khoảng thời gian nào đẹp nhất để đến thăm Dinh Cậu tại Phú Quốc?
2. Nên mua gì làm quà tại Dinh Cậu Phú Quốc?
Phú Quốc có rất nhiều đặc sản làm quà phong phú và hấp dẫn. Một số món điển hình được nhiều du khách ưa chuộng lựa chọn phải kể đến như bánh khéo, bánh bò thốt nốt hay những loại hải sản khô,… Nếu bạn có ý định mua những món ngon này làm thức quà tặng những người thân yêu, bạn nên tìm mua tại các nơi bán uy tín trong khu vực hoặc tại chợ đêm Dinh Cậu Phú Quốc để đảm bảo mua đúng được hàng “chất lượng cao”.
3. Có các nội quy nào khi tham quan Dinh Cậu Phú Quốc?
Khi du khách tham quan Dinh Cậu Phú Quốc thì cần tuân thủ theo một số nội quy như sau: không được quay phim hay chụp ảnh bên trong Dinh, không xả rác bừa bãi, phải mặc trang phục lịch sự,…
Đăng bởi: Tác Tử Thái
Từ khoá: Khám phá Dinh Cậu Phú Quốc: Địa điểm du lịch văn hóa nổi tiếng
Chùa Tòa Thánh Tây Ninh – Địa Điểm Du Lịch Tâm Linh Nổi Tiếng Với Kiến Trúc Độc Đáo
Nội dung chính
1. Giới thiệu Chùa Tòa Thánh Tây NinhChùa Tòa Thánh Tây Ninh được biết đến là một công trình tôn giáo vô cùng quan trọng của đạo Cao Đài. Chùa nằm tại xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, cách thành phố Tây Ninh khoảng 4km về hướng Đông Nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100km về phía Tây Bắc. Nơi đây bắt đầu được xây dựng từ năm 1933 và đến năm 1955 mới hoàn thành được do trong quá trình thi công bị gián đoạn.
Tòa Thánh Tây Ninh rộng bao nhiêu?Ảnh: @anhtins_
Trong vòng 14 năm xây dựng, khuôn viên của Chùa Tòa Thánh Tây Ninh có trên dưới 100 công trình kiến trúc lớn nhỏ. Khuôn viên của Tòa Thánh có những con đường rộng đến hơn 1km2 nên tạo cảm giác thênh thang, rộng lớn. Tuy nhiên vẫn có sự liên kết chặt chẽ với các kiến trúc khác.
Chùa Tòa Thánh Tây Ninh có diện tích xây dựng ước tính lên tới 12km2 với rất nhiều công trình nhỏ xung quanh gồm: Tòa Thánh, đền thờ Phật Mẫu, Bửu Tháp…
Nếu lần đầu tới đây, nhiều du khách sẽ rất bối rối không biết không biết Tòa Thánh Tây Ninh có bao nhiêu cửa? Đối với công trình Tòa Thánh có chiều dài lên tới 100m với 12 cổng vào với trung tâm là cửa Chánh Môn. Mỗi cổng vào đều được chạm khắc cực kỳ tinh xảo với hình tứ linh và hoa sen. Biểu tượng chính là Tòa Thánh Tây Ninh đó chính là 2 tòa tháp có độ cao 36m được xây dựng bằng chất liệu cốt tre xi măng.
Di chuyển đến Chùa Tòa Thánh Tây Ninh như thế nào?Vị trí của Chùa Tòa Thánh Tây Ninh rất thuận lợi cho khách du lịch di chuyển, kể cả xuất phát từ Thành phố Tây Ninh hay Sài Gòn. Cách Thành phố Tây Ninh có 5km nên hầu hết mọi người xuất phát từ đây sẽ đều đi xe máy. Còn nếu xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh bạn có thể lựa chọn một trong ba phương tiện là xe máy, xe khách hoặc xe bus. Mỗi phương tiện đều sẽ mang đến những trải nghiệm khác nhau và thời gian di chuyển chỉ mất khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ.
Xe máy
Ảnh: @phanhuu.kang
Nếu bạn muốn chủ động trong quá trình đến với Chùa Tòa Thánh Tây Ninh thì xe máy là lựa chọn phù hợp nhất. Bạn chỉ cần di chuyển theo cung đường quốc lộ 22 đi Tây Ninh để đến huyện Gò Dầu. Đến khúc tách nhánh hai quốc lộ 22A và 22B thì rẽ vào quốc lộ 22B. Sau đó đi thẳng đến thị xã Tây Ninh và chỉ cần đi thêm 5km nữa là đến nơi rồi.
Xe khách
Xe buýt
2. Kiến trúc độc đáo của Chùa Tòa Thánh Tây Ninh Kiến trúc mang đậm triết học Đông TâyĐiểm đặc biệt cũng là điểm thu hút nhiều khách du lịch đến với Chùa Tòa Thánh Tây Ninh nhất chính là kiến trúc rất độc đáo, không hề giống với bất cứ công trình nào hiện nay. Và nơi đây được xây dựng không dựa trên bản vẽ nào cả mà hoàn toàn nhờ vào công sức, bàn tay của người lao động.
Ảnh: @callme_pono
Tòa Thánh là công trình kiến trúc độc đáo, là sự kết hợp hài hòa giữa Đất Trời và con người. Nơi đây hội tụ đầy đủ các nét kiến trúc đặc trưng của triết học Đông – Tây. Chính vì thế, đây không chỉ là một nơi thiêng liêng để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn là điểm du lịch lý tưởng tại địa phương này.
Khám phá khuôn viên bên ngoàiẢnh: @nguyen.duy_95
Chùa Tòa Thánh Tây Ninh được xây dựng cùng hệ thống hàng rào bao quanh với tổng diện tích lên đến 12km2. Tòa Thánh có tổng cộng 12 cửa, chúng đều được chạm khắc rất tinh tế với hình Tứ linh cùng với hoa sen. Và cửa lớn nhất mang tên là Chánh Môn, cửa này cũng đặc biệt hơn là được trang trí hình tượng long tranh châu.
Ảnh: @sinnkypoo
Bên ngoài khuôn viên có 2 tháp cao 36m, đây cũng chính là biểu tượng của địa điểm này. Phần mái của các công trình chính là nét thể hiện sự độc đáo. Nhiều du khách đến đây nhận xét thiết kế mái của công trình này có điểm tương đồng với nhiều chùa truyền thống tại Bắc Bộ. Điểm giống ở đây sẽ là công trình có 4 trụ xây và được phân tách thành 3 lối vào riêng biệt.
Vẻ đẹp bên trong Chùa Tòa ThánhVào đến bên trong Chùa Tòa Thánh Tây Ninh chắc chắn nhiều du khách đã phải ngỡ ngàng vì kiến trúc độc đáo vô cùng. Ở đây bạn có thể được chiêm ngưỡng những nét chạm khắc vô cùng tinh tế và điêu luyện. Chắc chắn phải cảm phục với sự tài hoa của người đã xây dựng nên công trình này. Một số chi tiết khiến du khách không thể rời mắt khi vào trong Chùa Tòa Thánh, đó là:
Hai hàng cột màu xanh ngọc bích: Đây có lẽ là điểm thu hút mọi người đầu tiên. Những cây cột được chạm trổ hình rồng vô cùng tinh xảo và đẹp mắt. Cộng thêm màu xanh ngọc bích giản dị nhưng cũng không kém phần sang trọng.
Quả cầu lớn được đặt ở trung tâm: Du khách đến đây có thể dễ dàng nhìn thấy quả cầu lớn đặt ở giữa công trình này. Chi tiết là biểu tượng cho một vũ trụ bao la rộng lớn bao quanh ta, tạo nên nét đẹp độc đáo cho Tòa Thánh.
Bức hình Thiên Nhãn: Đây là biểu tượng cho sự hào quang và của đạo Cao Đài. Bên cạnh những công trình khác thì đây chính là chi tiết gây cho nhiều khách du lịch sự tò mò về công trình kiến trúc này nhất.
Ảnh: @caodaitv
3. Những lễ hội nổi tiếng tại Chùa Tòa Thánh Tây Ninh Lễ Vía Đức Chí Tôn
Ảnh: @caodaitv
Đây là lễ hội lớn nhất được tổ chức vào mùng 9 tháng Giêng hằng năm tại Chùa Tòa Thánh Tây Ninh. Mọi người đến lễ hội đều có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp độc đáo của rồng nhang. Không chỉ thế mà còn được chứng kiến nhiều điệu múa vui nhộn, độc đáo như ngọc kỳ lân, quy, phụng, long mã… Ngoài ra, du khách còn được trải nghiệm 31 gian hàng với nhiều mô hình lịch sử được trưng bày. Giúp bạn hiểu thêm phần nào về văn hóa, truyền thông của con người và dân tộc Việt Nam
Hội Yến Diêu Trì CungẢnh: @duongthecowboy
Tham gia Hội Yến Diêu Trì Cung, du khách sẽ được hòa mình vào một không gian vô cùng sôi động và nhộn nhịp. Bạn sẽ được tận mắt chứng kiến những hoạt động đặc trưng của đạo như cúng bái, rước cộ bông, múa rồng nhang, ngọc kỳ lân, quy, phụng… Và đặc biệt nhất là phần rước cộ bông Đức Phật, đây là màn biểu diễn được đầu tư vô cùng công phu và cũng là phần biểu diễn được nhiều người mong chờ nhất. Bên cạnh đó bạn còn có thể tham gia vào bữa ăn chay tập thể tại Chùa Tòa Thánh Tây Ninh.
4. Một số lưu ý khi đến tòa thánh Tây Ninh
Bất kỳ thời gian nào bạn đều có thể tham quan chùa nhưng hãy đảm bảo khi vào bên trong không mang giày dép để giữ vệ sinh chung
Ở một địa điểm du lịch tâm linh thì đi nhẹ nói khẽ là điều bắt buộc để đảm bảo được sự tôn nghiêm vốn có
Khi đi vào Đại Điện du khách sẽ nhìn thấy hai bên cửa, hãy lưu ý cửa bên phải dành cho nam giới còn nữ giới đi vào cửa bên trái
Chùa Tòa Thánh Tây Ninh là địa điểm tâm linh, tôn giáo nên khi đến đây bạn cần lựa chọn những trang phục phù hợp, lịch sự, tránh mặc quần đùi, váy ngắn, áo hai dây…
Ảnh đại diện thuộc bản quyền của @sinnkypoo và @phanhuu.kang
Đăng bởi: Quý Ngọc Lê
Từ khoá: Chùa Tòa Thánh Tây Ninh – Địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng với kiến trúc độc đáo
Cập nhật thông tin chi tiết về 12 Điểm Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh Nổi Tiếng Ở Hải Phòng trên website Bvta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!